intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá việc thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng tại địa phương đặc biệt có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN LÊ ĐÀI TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNGCHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ -2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN LÊ ĐÀI TRANG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG KHÁNH LINH HUẾ -2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Lê Đài Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường nông nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế. Xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ việc lựa chọn Đề tài nghiên cứu cho đến hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Vĩnh Linh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Linh, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vĩnh Linh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Linh, UBND các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị và các tổ chức, cá nhân liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./. Huế, ngày ….. tháng …. năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Lê Đài Trang
  5. iii TÓM TẮT Chính sách đất đai giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nội dung quan trọng của Nhà nước về quản lý đất đai, chính sách này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của Đảng, của Chính phủ đối với một bộ phận nhân dân đặc biệt đó là đồng bào dân tộc thiểu số, một phần không thể thiếu của cộng đồng dân cư Việt Nam. Với đề tài “Đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” tôi đã tiến hành nghiên cứu các chính sách, quá trình và hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng đã được thực hiện trên địa bàn huyện, điển hình được tiến hành trên 2 trong 3 xã tập trung chủ yếu là người dân tộc thiểu số và có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là xã Vĩnh Ô và xã Vĩnh Hà. Qua quá trình tìm hiểu, điều tra và nghiên cứu tôi đã thu thập được nhiều kết quả, số liệu đặc biệt cần thiết và quan trọng cho việc hoàn thiện luận văn của mình. Từ những ngày tham gia vào quá trình thực hiện các dự án cho đến khi hoàn thành việc giao đất, giao rừng và hoàn thành luận văn, có thể nhận thấy sự quan tâm không nhỏ của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến địa phương và các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề thiếu đất ở và đất sản xuất của bộ phận đồng bào DTTS, có những phương án, kế hoạch phù hợp với đặc điểm của địa phương để đạt được những kết quả, mục tiêu của dự án đưa ra. Tuy nhiên, còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc mà dự án hay cả cán bộ thực hiện còn chưa thể lường trước và tính toán đến do vậy quá trình thực hiện còn chưa được liên tục cũng như diện tích để giao cho đồng bào chưa đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Từ những nghiên cứu cho thấy còn nhiều hạn chế, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để tiến hành thực hiện các dự án trong thời gian tiếp theo, đồng thời rút kinh nghiệm về dự án đã hoàn thiện nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện chính sách của nhà nước đến đồng bào DTTS miền biên giới, bộ phận quan trọng và mật thiết của quốc gia, dân tộc.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii TÓM TẮT .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm giao đất, phân loại các hình thức giao đất, căn cứ giao đất........... 4 1.1.2. Khái niệm đất ở và phân loại đất ở, đất Lâm nghiệp và phân loại đất Lâm nghiệp ................................................................................................................. 5 1.1.3. Khái niệm về dân tộc đa số, dân tộc thiểu số ............................................... 7 1.1.4. Vai trò của đất ở và đất rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số.................... 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 9 1.2.1. Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Lai Châu ........................................... 12 1.2.2. Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Bình Thuận ....................................... 12 1.2.3. Công tác giao đất, giao rừng ở các tỉnh Tây Nguyên .................................. 13 1.2.4. Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Quảng Trị ......................................... 15
  7. v 1.2.5. Các chính sách quy định việc giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam qua các thời kì .............................................................................. 9 1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................................... 16 CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 18 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................... 18 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 18 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 18 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 2.4.1. Phương pháp chọn điểm ........................................................................... 18 2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: ..................................................... 19 2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ......................................................... 20 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 21 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ....................... 21 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 25 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH ........................................................................ 37 3.2.1. Một số nội dung quản lý nhà nước về đất trên địa bàn nghiên cứu .............. 37 3.2.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất ................................................................. 43 3.2.3. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất ................................................. 46 3.3. ĐẶC THÙ CANH TÁC, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH ........................................... 49 3.3.1. Xã Vĩnh Ô ............................................................................................... 49 3.3.2. Xã Vĩnh Hà.............................................................................................. 50 3.3.3. Một số đặc thù về đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Vĩnh Linh .............. 51 3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH ................................... 56 3.4.1. Thực trạng, tình hình công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............................................... 56
  8. vi 3.4.2. Đánh giá kết quả công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. .................................................... 66 3.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ................................. 70 3.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH ...................................................................................................... 72 3.5.1. Giải pháp về chính sách............................................................................ 72 3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................... 73 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................................. 74 1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 76 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 78
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ tài nguyên môi trường ĐCĐC Định canh định cư DTTS Dân tộc thiểu số GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GĐGR Giao đất giao rừng LTQD Lâm trường quốc doanh RSX Rừng sản xuất UBDT Ủy ban dân tộc UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2014 -2018 ............. 26 Bảng 3.2. Bảng so sánh giá trị khu vực kinh tế nông nghiệp ................................ 27 Bảng 3.3. Bảng so sánh dân số từ năm 2014 - 2018 ............................................. 30 Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả giao đất hộ gia đình, cá nhân từ 2013 - 2018 ..... 41 Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả thu hồi đất từ 2013 - 2018 ................................ 42 Bảng 3.6. Bảng thống kê kết quả chuyển mục đích hộ gia đình, cá nhân từ 2013 - 2018 ................................................................................................................. 43 Bảng 3.7. Bảng so sánh biến động đất đai ........................................................... 47 Bảng 3.8. Thống kê kết quả thực hiện Dự án ĐCĐC vùng Khe Trổ, xã Vĩnh Hà .. 61 Bảng 3.9. Cơ cấu sử dụng đất từ năm 2014- 2018 của xã Vĩnh Hà ....................... 62 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện của công tác giao đất, giao rừng tại xã Vĩnh Ô năm 201864 Bảng 3.11. Độ tuổi chủ yếu được giao đất, giao rừng .......................................... 66 Bảng 3.12. Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng ...................................... 67 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến mức sống nhập của đồng bào DTTS ở huyện Vĩnh Linh.................................................................... 68 Bảng 3.14. Thu nhập của đồng bào DTTS trước và sau khi chính sách giao đất, giao rừng được thực hiện........................................................................................... 68 Bảng 3.15. Mức độ của chính sách giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS......... 69
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đơn vị hành chính các xã của huyện Vĩnh Linh ................................... 21 Hình 3.2. Số hộ được giao đất phân theo diện tích .............................................. 65
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước từ năm 1983 nhằm quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng, góp phần hỗ trợ người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số vùng miền núi đặc biệt khó khăn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định sinh kế và tạo động lực phát triển kinh tế hộ gia đình giúp cộng đồng các nhóm dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo và phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách về giao đất, giao rừng với chủ trương “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ”. Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số tạo cơ sở, tiền đề cho người dân sở tại tham gia vào quản lý và hưởng lợi từ rừng, đây là một trong những đường lối đổi mới trong quản lý Lâm nghiệp nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng, đồng thời giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số những người có cuộc sống gắn bó với rừng từ lâu đời ổn định đời sống, an cư lạc nghiệp. Luật đất đai 2013 ra đời đã quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc áp dụng và thực thi pháp luật trong công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số không những nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất mà còn cho thấy tầm quan trọng của tài nguyên đất và quỹ đất lâm nghiệp đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Vĩnh Ô, Vĩnh Hà là những xã miền núi đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, sát dãy Trường Sơn hùng vĩ, là những xã nghèo nhất huyện, dân cư đa số là hộ nghèo và dân tộc thiểu số. Hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất Nông nghiệp nhưng do trình độ dân trí thấp nên hiệu quả kinh tế là không cao. Do tính chất quần cư truyền thống và điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn nhiều hạn chế, phần lớn hộ gia đình đồng bào dân tộc tập trung tại các thôn bản khu vực gần trung tâm xã với tình trạng thiếu đất ở và đất sản xuất. Để góp phần thực hiện tốt công bảo vệ và phát triển rừng cũng như quỹ đất của địa phương. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Linh đã và đang phối hợp, tham mưu UBND huyện đi sâu vào công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn xã quản lý, sử dụng và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy chính sách này được thực hiện có kết quả cao.
  13. 2 Tuy nhiên, thực trạng giao đất cho hộ gia đình, cá nhân còn nhiều vướng mắc và hạn chế như: chất lượng quy hoạch, kế hoạch làm căn cứ để giao đất chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế, thiếu tính dự báo lâu dài; đặc tính canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số là du canh du cư; công tác thẩm định nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân còn mang tính hình thức, thiếu tính xác thực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi giao đất theo nhu cầu hầu như chưa được thực hiện… Xuất phát từ yêu cầu về lý luận và thực tiễn tôi thực hiện đề tài “Đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá việc thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng tại địa phương đặc biệt có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu đặc thù canh tác, sử dụng đất của đồng bào DTTS trên địa bàn 2 xã Vĩnh Ô và Vĩnh Hà. - Đánh giá được tình hình công tác giao đất, giao rừng và các chính sách giao đất cho đồng bào DTTS trên địa bàn hai xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Đánh giá đượchiệu quả, thuận lợi và khó khăn của công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS sau khi thực hiện. - Đưa ra được các giải pháp hợp lý, chính sách, đề xuất định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng đặc biệt cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng và cải cách hành chính nói chung.
  14. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tìm hiểu, đánh giá công tác giao đất, giao rừng cũng như chính sách giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Nhận diện những tồn tại, bất cập, hạn chế và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
  15. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Khái niệm giao đất, phân loại các hình thức giao đất, căn cứ giao đất 1.1.1.1. Khái niệm giao đất Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” [1]. Giao đất với ý nghĩa là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất. 1.1.1.2. Các hình thức giao đất Theo quy định của Luật đai 2013, giao đất hiện nay có hai hình thức: Giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất. - Giao đất có thu tiền sử dụng đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất và người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - Giao đất không thu tiền sử dụng đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất và người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. 1.1.1.3. Căn cứ giao đất cho hộ gia đình, cá nhân Để thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, việc giao đất căn cứ vào điểm 1, điểm 2 Điều 52 Luật đất đai 2013, cụ thề: - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân. 1.1.1.4. Thẩm quyền giao đất cho hộ gia đình, cá nhân Theo quy định của Luật đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giao đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất không được ủy quyền.
  16. 5 1.1.1.5. Hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân - Hạn mức giao đất là quy định về giới hạn diện tích đất tối đa mà một hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước giao để sử dụng. Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì hạn mức giao đất chỉ áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân và áp dụng đối với hoạt động giao đất của Nhà nước. Tùy thuộc vào loại đất mà hạn mức giao đất được pháp luật quy định khác nhau. Hiện nay pháp luật quy định hai loại hạn mức giao đất là hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức giao đất ở. 1.1.1.6. Thời hạn sử dụng đất được giao Thời hạn sử dùng đất khi được nhà nước giao đất, theo quy định của Luật đất đai 2013 bao gồm: đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. 1.1.2. Khái niệm đất ở và phân loại đất ở, đất Lâm nghiệp và phân loại đất Lâm nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm đất ở và phân loại đất ở Đất ở là đất xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thừa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời xác định diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. [2] Đất ở phân thành 2 loại đất ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị: - Đất ở tại nông thôn (ONT) là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã.[2] - Đất ở tại đô thị (ODT) là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.[2] 1.1.2.2. Khái niệm đất Lâm nghiệp Đất lâm nghiệp (LNP) là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng; đất mới trồng rừng nhưng chưa thành rừng; đất đang trồng rừng hoặc đã giao, cho thuê để trồng rừng và diện tích đất trống trong các khu rừng đặc dụng hoặc diện tích đất trống được bảo vệ trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.[2]
  17. 6 1.1.2.2. Phân loại đất Lâm nghiệp Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. - Đất rừng sản xuất - RSX Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất [2]. + Đất có rừng tự nhiên sản xuất - RSN Đất có rừng tự nhiện sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2]. + Đất có rừng trồng sản xuất - RST Đất có rừng trồng sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2]. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất - RSK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2]. + Đất trồng rừng sản xuất - RSM Đất trồng rừng sản xuất là đất rừng sản xuất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng [2]. - Đất rừng phòng hộ - RPH Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ [2]. + Đất có rừng tự nhiên phòng hộ - RPN Đất có rừng tự nhiên phòng hộ là đất rừng phòng hộ có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2]. + Đất có rừng trồng phòng hộ - RPT Đất có rừng trồng phòng hộ là đất rừng phòng hộ có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2].
  18. 7 + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ - RPK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ là đất rừng phòng hộ đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2]. + Đất trồng rừng phòng hộ - RPM Đất trồng rừng phòng hộ là đất rừng phòng hộ đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất rừng phòng hộ có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng [2]. - Đất rừng đặc dụng - RDD Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiện cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa đạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng [2]. + Đất có rừng tự nhiên đặc dụng - RDN Đất có rừng tự nhiên đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2]. + Đất có rừng trồng đặc dụng - RDT Đất có rừng trồng đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2]. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng - RDK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2]. + Đất trồng rừng đặc dụng - RDM Đất trồng rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất rừng đặc dụng có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng [2]. 1.1.3. Khái niệm về dân tộc đa số, dân tộc thiểu số - Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia [3]. - Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [3].
  19. 8 Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư [3]. 1.1.4. Vai trò của đất ở và đất rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số Là một quốc gia nông nghiệp, đất đai đóng một vai trò nền tảng quan trọng đối với đời sống sản xuất của người nông dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Do đó, thực hiện tốt các chính sách về đất đai một mặt giúp cho đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, hạn chế tình trạng du canh, du cư. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu định canh định cư, tái định cư được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, bố trí đất sản xuất... đã đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Giao đất, giao rừng cho người dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số tại bản làng là chiến lược quan trọng của Nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng, góp phần hỗ trợ cộng đồng các dân tộc thiểu số, miền núi ổn định đời sống, phát triển kinh tế và tạo động lực phát triển bền vững. Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc. + Vai trò cung cấp - Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. - Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản. - Cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. - Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm…phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. + Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
  20. 9 - Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. - Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn…bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển. - Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. - Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất. - Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch. - Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm . + Vai trò xã hội. - Là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. 1.1.5. Các chính sách quy định việc giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam qua các thời kì Giao đất giao rừng cho người dân là một trong những chủ trương được Chính phủ hình thành từ đầu những năm 1980. Năm 1983, Ban Bí thư đã có Chỉ thị 29 ban hành ngày 12 tháng 11 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng. Chỉ thị nhấn mạnh “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ.” Kể từ khi Chỉ thị ra đời, Chính phủ đã thực hiện các cơ chế chính sách nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Chỉ thị. Như đã đề cập ở phần trên, GĐGR cho các hộ bao gồm một số chính sách cơ bản sau: - Nghị định 02 ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Nghị định quy định Nhà nước giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của Nhà nước cho tổ chức, có hộ gia đình cá nhân để bảo vệ, phát triển và ổn định nguồn tài nguyên rừng lâu dài. Nghị định cũng quy định việc giao đất lâm nghiệp chưa có rừng, đi kèm với các chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Thời gian giao đất đối với các nhóm đối tượng nhận đất là 50 năm. Nghị định cũng khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất để trồng rừng, sản xuấtnông lâm ở những nơi đất trống, đồi núi trọc. Nhà nước cũng đảm bảo các chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2