Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm được thưc trạng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; Tạo lập thêm những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển trang trại, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỒNG VĂN NHIỆM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ, 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỒNG VĂN NHIỆM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ KIỆT HUẾ, 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các bản đồ, số liệu phân tích và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo, trích dẫn đều đã được chỉ rõ tác giả và nguồn gốc. Tác giả luận văn Đồng Văn Nhiệm
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Quý Thầy Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, xin gửi tới Quý Thầy Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo PGS. TS. Hồ Kiệt, là người hướng dẫn khoa học để giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, các Phòng ban huyện Thạch Hà, Lãnh đạo UBND huyện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Đồng Văn Nhiệm
- iii TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018. Đề tài đã vận dụng các phương pháp thu thập số liệu, thống kê xử lý số liệu và phương pháp bản đồ.... để đánh giá những chỉ tiêu đạt được, chưa đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2017.Từ đó, đề xuất được định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Thạch Hà có vị trí khá quan trọng đối với vùng kinh tế phía Nam của tỉnh, với những lợi thế cơ bản là nằm trên trục đường Quốc lộ 1A. Huyện có 31 đơn vị hành chính cấp xã; gồm 01 thị trấn và 30 xã. Các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm cho một số lao động. Mô hình trang trại tổng hợp sử dụng nhiều lao động nhất 216 lao động/năm với hiệu quả sử dụng lao động vào loại trung bình. Trên địa bàn huyện mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản có hiệu quả sử dụng lao động là cao nhất. Trong thời gian tới, huyện nên chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các mô trang trại và cùng với đó huyện cần có các chính sách nhằm khuyến khích các hộ nông dân có điều kiện tham gia vào sản xuất trang trại để tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân trong huyện - Mô hình kinh tế trang trại thực sự đã đi vào cuộc sống và là cơ hội để người dân địa phương phát triển đi lên. Đây được coi là mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân tăng thu nhập, tạo thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và ngành nông - lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên thực trạng phát triển trang trại của vùng số lượng còn ít, còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa khai thác hết mọi tiềm năng và lợi thế của vùng, vì vậy so với tiềm năng của vùng thì hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp vào phát triển kinh tế trang trại là chưa cao.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ................................................................................... ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích chung ......................................................................................................... 2 1.2.2. Mục đích cụ thể ......................................................................................................... 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về đất đai ................................................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm về trang trại ............................................................................................... 4 1.1.3. Lịch sử và điều kiện ra đời của các mô hình sản xuất trang trại ................................ 5 1.1.4. Những đặc trưng của trang trại ................................................................................... 7 1.1.5. Những tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại và phân loại trang trại ...................... 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................... 10 1.2.1. Tác động của phát triển trang trại đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước ......... 10 1.2.2. Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển trang trại ............................................. 11 1.2.3. Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại trên thế giới............................ 11 1.2.4. Tình hình phát triển các mô hình sản xuất trang trại Việt Nam qua các thời kỳ ...... 15
- v 1.2.5. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong thời gian qua.................. 19 1.3. VAI TRÒ SẢN XUẤT TRANG TRẠI ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ......... 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 22 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 22 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 22 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. ............................. 22 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 22 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ..................................................................... 22 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa................................................................................. 22 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu ................................................................. 23 2.4.4. Phương pháp so sánh ................................................................................................ 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC.................................................... 24 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................... 24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 24 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội......................................................................................... 32 3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG – LÂM CỦA HUYỆN THẠCH HÀ ...... 39 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà ........................................................... 39 3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông – lâm của huyện Thạch Hà........................................ 40 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRANG TRẠI Ở HUYỆN THẠCH HÀ ........................................................................................................ 42 3.3.1. Quá trình hình thành và tình hình phát triển trang trại trong thời gian qua trên địa bàn huyện Thạch Hà ........................................................................................................... 42 3.3.2. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trang trại ........................... 45 3.3.3. Phân loại trang trại .................................................................................................... 47 3.3.4. Tình hình lao động trong các loại hình sản xuất trang trại ....................................... 50 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC MÔ HÌNH TRANG TRẠI Ở HUYỆN THẠCH HÀ ........................................................................................................ 52 3.4.1. Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại ..................................................... 52
- vi 3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại ở huyện Thạch Hà.................................................................................................................. 58 3.5. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRANG TRẠI CỦA HUYỆN THẠCH HÀ ....................................................................................................................... 62 3.5.1. Giải pháp về chính sách đất đai ................................................................................ 62 3.5.2. Giải pháp về chính sách đào tạo, khuyến nông ........................................................ 63 3.5.3. Giải pháp về chính sách vốn – tín dụng.................................................................... 63 3.5.4. Giải pháp về chính sách dịch vụ và thị trường ......................................................... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66 1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 66 2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 68
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATTP An toàn thực phẩm BVR-PCCCR Bảo vệ rừng - Phòng cháy chữa cháy rừng BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn CCN Cây công nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NQ - CP Nghị quyết chính phủ NTM Nông thôn mới NTTS Nuôi trồng thủy sản SXNN Sản xuất nông nghiệp TTLB Thông tư liên bộ TW Trung ương XDCSVC Xây dựng sơ sở vật chất
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình phát triển trang trại của Nhật Bản qua các năm ................................ 12 Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm ................................. 13 Bảng 1.3. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm............................... 14 Bảng 1.4. Tình hình phát triển trang trại của Thái Lan qua các năm ................................. 15 Bảng 1.5. Thống kê tổng số trang trại của các vùng qua các năm ..................................... 18 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà năm 2016 .................................... 39 Bảng 3.2. Số lượng trang trại huyện Thạch Hà phân bố theo các đơn vị hành chính giai đoạn 2012 – 2016: .............................................................................................................. 43 Bảng 3.3. Số lượng trang trại huyện Thạch Hà phân bố theo các đơn vị hành chính năm 2016 .................................................................................................................................... 44 Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trang trại năm 2016 từ 12 trang trại điều tra............................................................................................................ 45 Bảng 3.5. Số lượng các trang trại huyện Thạch Hà năm 2016 phân theo loại hình sản xuất và quy mô diện tích..................................................................................................... 47 Bảng 3.6. Tình hình lao động của các mô hình trang trại năm 2016 ................................. 50 Bảng 3.7. Bình quân lao động/trang trại của huyện Thạch Hà năm 2016........................ 52 Bảng 3.8. Giá trị sản xuất và lợi nhuận của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà năm 2016 .................................................................................................................................... 52 Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà năm 201654 Bảng 3.10. Hiệu quả chi phí đầu tư của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà năm 2016 .................................................................................................................................... 55 Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2016............................................................................................................ 56
- ix DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà năm 2016 .................................... 40
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ lâu việc sử dụng đất đai để phát triển kinh tế trang trại đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm chuyển dịch các hình thức sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, cũng còn không ít những hạn chế, vướng mắc trong phát triển mô hình sản xuất trang trại làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của mô hình kinh tế này. Thạch Hà là một huyện duyên hải, nằm về 3 phía của thành phố Hà Tĩnh; Phía Bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía Tây giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Đông Nam giáp Biển Đông. Huyện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 30 xã. Là một huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi với một số cây trồng chính cho giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại và phát triển khá mạnh mẽ với số lượng trang trại khá lớn, mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại quản lý hơn 7000 ha, bình quân diện tích trên 6ha/mô hình, chủ yếu phát triển theo các mô hình trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế trang trại góp phần đem lại lợi ích thiết thực cả kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái và đã trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế quan trọng của huyện. Mặc dù trong những năm gần đây, kinh tế trang trại của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mang lại một nguồn thu nhập khá lớn cho người dân nhưng bên cạnh đó việc sử dụng quỹ đất cho phát triển trang trại chưa thực sự hợp lý, các loại hình sản xuất còn hạn chế, chưa đa dạng, phong phú, chưa tính tới đầy đủ các lợi thế. Vì vậy hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp cho phát triển trang trại, môi trường sinh thái là những nội dung, quan điểm và định hướng sử dụng đất đặc biệt cần quan tâm. Tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện cho phát triển trang trại còn nhiều. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng trang trại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, cũng như quy hoạch của toàn huyện là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đáng chú ý. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu về đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững và đem lại hiệu quả cao.
- 2 Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, với mong muốn góp phần vào việc phát triển kinh tế huyện nhà, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích chung Xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 1.2.2. Mục đích cụ thể - Nắm được thưc trạng sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - Tạo lập thêm những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển trang trại, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài làm rõ lý luận về kinh tế trang trại và định hướng sử dụng đất để phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả cao trên địa bàn huyện. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần giúp cơ quan chuyên môn trong sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả hơn. - Làm tài liệu tham khảo cho các chủ trang trại trong quá trình sử dụng đất trang trại - Góp phần cung cấp luận chứng kinh tế kỹ thuật để lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm về đất đai Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên khá hoàn chỉnh của học giả người Nga Docuchaiep 1879 cho rằng “ Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Tuy vậy khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả người Anh Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như sau “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [10]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [1]. Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” [11] và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”. [20] Theo luật đất đai năm 2013 và Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT [5], [6]: đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. - Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng trồng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới), bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- 4 1.1.2. Khái niệm về trang trại Hiện nay, có rất nhiều khái niệm trang trại được đưa ra, tuy nhiên tùy từng quốc gia, từng vùng và từng quan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học mà người ta đưa ra khái niệm về trang trại khác nhau. Trên thế giới người ta thường dùng thuật ngữ Farm (tiếng Anh) được dịch ra tiếng Việt là trang trại, là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Thuật ngữ trên được hiểu là nông dân, chủ trang trại, người nông dân gắn với ruộng đất và với đất đai nói chung. [12] Ở Việt Nam, khái niệm về trang trại cũng đã được đưa ra dựa trên những quan điểm cụ thể khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa khái quát như sau: "Trang trại là trại lớn sản xuất nông nghiệp". Theo Trần Hữu Quang thì: "Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng cho nhu cầu của xã hội". Từ kết quả hội thảo về kinh tế trang trại trong cả nước được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2000, qua kiểm chứng thực tế và Ban Kinh Tế Trung Ương đã đưa ra khái niệm: "Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của các thành phần khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa ra những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Nghị Quyết 3 đã chỉ rõ: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức hàng hóa nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình". [6], [12] Thời gian qua, có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề trang trại để đưa ra định nghĩa một cách chính xác, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một ý kiến thống nhất về khái niệm trạng trại được đưa ra. Tuy nhiên, quan điểm và nhận thức về bản chất và đặc trưng của kinh tế trang trại về cơ bản là đã gần gũi và thống nhất mặc dù vẫn còn những nhận thức khác nhau về tích lũy ruộng đất hay tích tụ vốn, quy mô hạn điền, các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ các loại hình công ty có phải là trang trại hay không… Từ những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, có thể nhận định thực chất về kinh tế trang trại như sau: "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật... nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [12]
- 5 1.1.3. Lịch sử và điều kiện ra đời của các mô hình sản xuất trang trại 1.1.3.1. Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại ở các nước tư bản phát triển châu Âu và châu Mỹ Khi kinh tế hàng hóa bắt đầu xuất hiện và phát triển ở châu Âu thông qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc cách mạng tư sản diễn ra lần lượt ở các nước. Điển hình nhất, triệt để nhất là cuộc Đại cách mạng Tư sản Pháp 1789 đã kéo theo sự ra đời của hình thức sản xuất trang trại đầu tiên trên thế giới thay thế cho kiểu sản xuất nhỏ của tầng lớp tiểu nông và hình thức điền trang, thái ấp của các thế lực phong kiến quý tộc đương thời. Hình thức sản xuất trang trại này ra đời vào cuối chế độ phong kiến, đầu chế độ tư bản, đã mang lại yếu tố tích cực hơn hẳn hình thức kinh tế điền trang, thái ấp phong kiến. Sự tiến bộ này thể hiện ở số lượng nông sản hàng hóa được tạo ra nhiều hơn, chất lượng nông sản tốt hơn, được xã hội chấp nhận và nhanh chóng được nhà nước tư bản khuyến khích phát triển. Thấy được lợi ích cũng như giá trị mang lại của sản xuất trang trại, các nước tư bản phát triển như Anh, Mĩ, Canada, Úc… đều có xu hướng tích tụ đất đai vào các trang trại lớn để thành lập những đồn điền tư bản và như vậy số lượng các trang trại giảm dần về số lượng nhưng lại tăng về quy mô. Khi nghiên cứu kinh tế - chính trị học Anh, C.Mác đã dự báo trong nông nghiệp và nông thôn nước Anh rồi cũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung như công nghiệp, ông viết: “Ở nước Anh đã hình thành nên một giai cấp fermier tư bản chủ nghĩa… hình thức lĩnh canh đã nhanh chóng nhường chỗ cho các fermier chính cống”. Thực tế ở nước Anh lúc đó đã hình thành hai loại sản xuất trang trại là trang trại tư bản tư nhân và trang trại gia đình. Trang trại tư bản tư nhân là xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn được quản lý tập trung và mọi điều hành hoạt động đều giống như một xí nghiệp công nghiệp, tất cả các khâu từ quản lý điều hành đến trực tiếp sản xuất đều được nhà tư bản tổ chức chặt chẽ. Việc thuê mướn lao động và trả công lao động như một thứ hàng hóa đặc biệt. Tất cả hàng hóa tạo ra từ các trang trại tư bản tư nhân này đều được bán hết ra thị trường. Những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là thành tựu công nghiệp hóa được áp dụng triệt để nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất, tạo ra giá trị thống nhất cho nhà tư bản. Trang trại gia đình là những trang trại được hình thành và phát triển từ những hộ gia đình sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, sở hữu một diện tích đất nhỏ hơn và dùng lao động gia đình là chính. Loại trang trại gia đình tỏ ra thích hợp và hiệu quả hơn những đồn điền tư bản có quy mô lớn vì họ chủ động tận dụng được nguồn lực của gia đình, chỉ thuê mướn nhân công trong những công việc cần thiết, lại quản lý điều hành trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình. Bên cạnh đó, họ có thể chọn lọc và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ theo ý muốn. Do đó, giá trị sản phẩm của trang trại gia đình thấp hơn giá thành sản phẩm cùng loại do đồn điền tư bản tư nhân và nông dân tự do khác tạo ra trong cùng một thời điểm.
- 6 Một số nước như Hà Lan, Anh, Pháp… sau khi làm cách mạng tư sản đã phát hiện ra những khía cạnh văn minh, tiến bộ của sản xuất trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp mà nhanh chóng ban hành một số chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trang trại thời đó cụ thể là: - Cho phép chủ trang trại tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn vật nuôi và có ưu tiên về cung cấp phân bón. - Khuyến khích các chủ trang trại xuất khẩu nông sản đã tái chế, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Phương châm mà nhà nước Pháp áp dụng cho các chủ trang trại Pháp đương thời là tiêu thụ như thế nào thì sản xuất như thế ấy để xuất khẩu. - Ưu đãi thuế cho nông nghiệp, nông thôn, chủ trang trại… chứ không ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ và nhà buôn. - Có chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống ở nông thôn, giúp cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa nông sản được dễ dàng. Ở châu Mỹ, đặc biệt là Bắc Mỹ, kinh tế trang trại phát triển có chậm hơn ở châu Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX thì gia tăng mạnh mẽ và quy luật phát triển cũng như châu Âu. Đó là, từ cuối thế kỷ XIX đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX, số lượng trang trại vẫn phát triển nhanh với quy mô diện tích đất đai nhỏ nhằm tạo ra cơ sở ban đầu cho việc tích tụ đất đai để lập ra các xí nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn. Từ năm 1950 trở lại đây, khi nền công nghiệp phát triển mạnh thì số lượng trang trại giảm nhưng quy mô trang trại lại tăng lên. Bình quân diện tích một trang trại ở Mỹ năm 1940 là 70 ha nhưng đến năm 1985 là 180 ha. Còn số lượng trang trại thì năm 1935 là 6.814.000 nhưng đến năm 1990 chỉ còn 2.140.000. Nếu tính riêng nước Mỹ, kinh tế trang trại đã sản xuất ra một số lượng nông sản chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dự trữ ngô trên thế giới. Loại hình kinh tế mới mẻ này trong nông nghiệp theo thời gian đã nhanh chóng lan sang các nước tư bản và thuộc địa khác để trở thành một hình thức sản xuất tiến bộ có lực lượng lớn mạnh trên thế giới. [6], [ 12]. 1.1.3.2. Lịch sử và điều kiện ra đời của các loại hình sản xuất trang trại ở các nước châu Á Ở các nước châu Á, nơi mà các phương thức sản xuất còn là một vấn đề gây nhiều trang luận thì hầu như không diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp hay cách mạng tư sản nào mà hầu hết là chịu sự tác động từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội phương Tây. Chế độ phong kiến mà điển hình là phong kiến Trung Quốc đã khống chế hầu như toàn bộ phương thức sản xuất của châu Á vào những năm châu Âu đang dồn dập nổ ra các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản, mở đường cho sự phát triển. Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã bành trướng thế lực của mình vào châu Á bằng nhiều con đường, làm thay đổi dần phương thức sản xuất châu Á, nảy sinh nhiều mầm mống kinh tế hàng hóa ở lục địa này.
- 7 Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhiều nước châu Á mới tiến hành cải cách ruộng đất theo những nội dung và mức độ khác nhau để chuyển giao quyền sở hữu đất đai cho nông dân trực tiếp sản xuất. Việc xúc tiến cải cách ruộng đất đã tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa. Song, do điều kiện thực tế ở châu Á đất chật, người đông, bình quân đất canh tác chỉ có 0,15 ha/người (trong khi đó ở Đài Loan chỉ có 0,047 ha; Hàn Quốc 0,053 ha; Nhật Bản 0,035 ha…) nên các trang trại ở châu Á chủ yếu là trang trại gia đình với quy mô đất đai bình quân trên dưới 1 ha. Bên cạnh đó, cũng tồn tại hình thức đồn điền của các chủ tư bản nước ngoài hoặc các quý tộc trong nước quy mô lớn hàng trăm ha. Đến thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, một số nước như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam… tổ chức thêm mô hình nông trại, nông lâm trường quốc doanh, sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch của nhà nước. Có thể nói, lịch sử ra đời của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới châu Âu, châu Mỹ đến châu Á và các châu lục khác là lịch sử tất yếu đi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa ngày càng cao theo quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường. [9], [12] 1.1.4. Những đặc trưng của trang trại Ở nhiều địa phương, quan niệm kinh tế trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế hộ là chủ yếu, ngoài ra còn thu hút một số thành phần khác như công chức, hưu trí đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dù thành phần chủ sở hữu như thế nào thì trang trại vẫn mang bản chất là kinh tế hộ. Xuất phát từ bản chất của trang trại như vậy nên trang trại mang một số đặc trưng sau: - Trang trại là một loại hình kinh tế trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kết quả của bước phát triển mới từ kinh tế hộ nông dân đi lên sản xuất hàng hóa lớn. Kinh tế trang trại hình thành với tư cách là một hình thức thuộc kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Trang trại có quy mô diện tích nhất định (lớn hơn mức hạn điền cho một hộ nông dân), đó là kết quả của sự tích tụ, tập trung ruộng đất qua quyền chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ khác. - Chủ trang trại là người lao động tại chỗ (chủ hộ nông dân) hoặc có thể từ nơi khác đến đầu tư, có đầu óc kinh doanh và có vốn đầu tư ban đầu. - Lực lượng lao động chủ yếu là thành viên trong gia đình và mướn thêm một số lao động (thường xuyên hoặc theo thời vụ) làm theo hợp đồng với tiền công theo thỏa thuận và đúng luật lao động. - Trang trại hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ phát luật, tương tự như một doanh nghiệp, có thể huy động cổ phần và tham gia các hình thức liên kết phù hợp. Chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và tiểu chủ, người lao động, là công nhân nông nghiệp…
- 8 Đó là những đặc trưng của trang trại, quy các đặc trưng đó có thể hình dung trang trại như một doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần trong nông, lâm, ngư nghiệp khi có đầy đủ điều kiện pháp lý. Đây cũng là những đặc trưng để xác định các tiêu chí của trang trại. [2], [3] 1.1.5. Những tiêu chí để nhận dạng kinh tế trang trại và phân loại trang trại 1.1.5.1. Những tiêu chí để nhận dạng trang trại Theo nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/06/2000 liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau: * Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân hàng năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. * Quy mô sản xuất - Đối với trang trại trồng cây hàng năm: + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Đối với trang trại trồng cây lâu năm: + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Đối với trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên. - Đối với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi trâu, bò sinh sản lấy sữa: 10 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2.000 con trở lên. + Nuôi trồng thủy sản từ 2 ha trở lên. - Đối với các trang trại đặc thù thì tiêu chí xác định dựa vào giá trị sản xuất hàng hóa thực hiện. [15] Theo nghị quyết mới của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 13/02/2011 bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 27/2011/TT – BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại như sau. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
- 9 * Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt. - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu. + 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. [21]. 1.1.5.2. Phân loại trang trại * Theo hình thức quản lý - Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác. - Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh. - Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản. - Nông trại ủy thác: là loại trang trại mà chủ trang trại ủy thác cho bà con bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác. * Theo cơ cấu sản xuất - Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác. - Trang trại sản xuất chuyển môn hóa: là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thủy sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 261 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn