Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về công tác đấu thầu trong xây dựng; cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn thầu xây lắp; phân tích thực trạng và xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ VĂN LÂM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THẦU XÂY LẮP THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ VĂN LÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THẦU XÂY LẮP THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 16822049 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LÊ TRUNG THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là đúng với thực tế và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê văn Lâm 1
- LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án n â n g c ấ p đ ô t h ị tại thành phố Bến Tre” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến P G S . TS. Lê Trung Thành đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, Lãnh đạo và Cán bộ viên chức thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Bến Tre đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 0 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 10 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................12 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 12 4. Phạm vi nghiên cứu .......................... ................................................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................12 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn ................................................................................... 12 7. Kết quả đạt được....................................................................................................12 8. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 1 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.1. Khái quát về dự án xây dựng và công trình……………………..…………..…13 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý dự án. ........................................ 1 3 1.1.2. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre................. 1 3 1.1.2.1. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. ............ 1 3 1.1.2.2. Tổng quan dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre……14 1.2. Mục tiêu và sự cần thiết phải quản lý chọn thầu xây lắp…………………… 15 1.2.1. Mục tiêu việc quản lý chọn thầu xây lắp. . .................................................... 1 5 1.2.1.1. Với nhà nước. ................................................................................................ 1 5 1.2.1.2. Với chủ đầu tư. ........................................................................................... 1 5 1.2.1.3. Đối với nhà thầu: . ...................................................................................... 1 6 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý chọn thầu xây lắp. . ............................................... 1 6 1.3.Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. ....................................................... 1 7 1.3.1. Khái quát về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. . ............................................... 1 7 1.3.2. Nguyên tắc quản lý đấu chọn thầu. . ............................................................... 1 9 1.4. Thực trạng công tác đấu thầu xây dựng trong và ngoài nước………..…….. 20 1.4.1. Công tác đấu thầu xây dựng trong nước. . . ................................................... 2 0 1.4.1.1. Phạm vi điều chỉnh. . . ............................................................................... 2 0 1.4.1.2. Đối tượng áp dụng. . . ................................................................................. 2 1 1.4.1.3. Kiểm tra, giám sát trong hoạt động đấu thầu. . . ....................................... 2 1 1.4.1.4. Công tác quản lý dự án xây dựng và hoạt động đấu thầu xây dựng tại tỉnh Bến Tre. . . .......................................................................................................... 2 2 1.4.2. Công tác đấu thầu xây dựng ngoài nước. . . .................................................... 2 3 1.4.2.1. Quản lý đấu thầu của các tổ chức quốc tế. . . ............................... .............. 2 3 3
- 1.4.2.2. Quản lý đấu thầu xây dựng tại Liên Bang Nga: . . ........................................2 5 1.4.2.3. Quản lý đấu thầu xây dựng tại Mỹ: . . ...........................................................2 5 1.4.2.4. Quản lý đấu thầu xây dựng tại Pháp: . . ....................................................... 2 5 1.4.2.5. Quản lý đấu thầu xây dựng tại Nhật Bản: . . ............................................... 2 5 1.4.2.6. Quản lý đấu thầu xây dựng tại Singapore. . ................................................ 2 6 Kết luận chương 1 ……………………………………………………………..…… 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG LỰA CHỌN THẦU XÂY LẮP 2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước trong đấu thầu. ................. 2 7 2.2. Nội dung - quy trình đấu thầu xây lắp. . ........................................................ 2 8 2.2.1. Quy trình đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ. . . ......................................................................... 2 8 2.2.2. Quy trình đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. .............................................................................. 2 9 2.2.3. Quy trình đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp theo phương thức hai giai đoạn, một túi hồ sơ. .............................................................................. 3 0 2.2.4. Quy trình đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp theo phương thức hai giai đoạn, hai túi hồ sơ. ................................................................................ 3 1 2.2.5. Quy trình chỉ định thầu gói thầu xây lắp. ...................................................... 3 2 2.2.5.1. Quy trình chỉ định thầu thông thường được thực hiện như sau: .................. 3 2 2.2.5.2. Quy trình, các bước chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau: .............32 2.2.6. Quy trình chào hàng cạnh tranh gói thầu xây lắp. ........................................ 3 3 2.2.6.1. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện như sau: ......33 2.2.6.2. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện như sau: Thông thường áp dụng cho gói thầu xây lắp có giá trị không quá 01 tỷ đồng. ......................33 2.2.7. Quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) gói thầu xây lắp các dự án ODA vốn WB. ....................................................................................................... ......34 2.2.8. Quy trình đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) gói thầu xây lắp các dự án ODA vốn WB..................................................................................................................34 2.3. Nội dung đánh giá trong lựa chọn thầu xây lắp và quản lý hợp đồng xây lắp… 35 2.3.1. Nội dung kiểm tra, đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ. .....................................35 2.3.1.1. Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. ..........................................35 2.3.1.2. Nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: .........................................35 2.3.2. Nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. ..............................................36 2.3.3. Nội dung đánh giá về kỹ thuật. ..........................................................................36 2.3.4. Nội dung đánh giá về đề xuất tài chính và phương pháp đánh giá. …..............37 2.3.4.1. Phương pháp giá thấp nhất: ...........................................................................37 4
- 2.3.4.2. Phương pháp giá đánh giá: .............................................................................37 2.3.4.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: ...................................................37 2.3.5. Xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng. ...................................................37 2.3.6. Phê duyệt kết quả chọn thầu, hoàn thiện ký kết hợp đồng xây lắp. .................38 2.3.7. Kiểm tra, làm rõ và xác minh hồ sơ trong quá trình đánh giá. .........................39 2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lựa chọn thầu xây lắp.........39 2.5. Một số kinh nghiệm và xử lý tình huống về quản lý chọn thầu xây lắp…......54 Kết luận chương 2 .......................................................................................................56 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐO THỊ VIỆT NAM – TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ BẾN TRE. 3.1. Nội dung của dự án những hạn chế trong lựa chọn thầu xây lắp và yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí chọn thầu xây lắp các dự án. ....................................................57 3.1.1. Giới thiệu nội dung của dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. ..........................................................................................................................57 3.1.2 Mô tả Dự án..........................................................................................................57 3.1.3 Mối liên hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ và giải quyết các vấn đề có liên quan...........................................................................................................59 3.1.4 Sự cần thiết phải đầu tư.........................................................................................60 3.1.5 Tổ chức thực hiện Dự án.......................................................................................61 3.1.6 Những tồn tại, hạn chế trong lựa chọn thầu xây lắp các dự án. .........................65 3.2. Thực trạng công tác quản lý chọn thầu xây lắp một số dự án đã thực hiện các năm gần đây ..................................................................................................................66 3.2.1. Thực trạng việc quản lý đấu chọn thầu xây lắp các năm gần đây. ....................66 3.2.2. Những kết quả đạt được, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân. ...................67 3.2.2.1. Những kết quả đạt được. ..................................................................................67 3.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong đấu thầu. ............................................................68 3.2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí chọn thầu xây lắp các dự án.................69 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chọn thầu xây lắp của dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre trong thời gian tới .........................71 3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng trong thời gian tới ..71 3.3.2. Kế hoạch, mục tiêu kiểm soát và quản lý chọn thầu xây lắp trong thời gian tới………………………………………………………………………………………73 3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chọn thầu xây lắp trong thời gian tới…........................................................................................................................... 74 3.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án tại Thành phố Bến Tre trong thời gian tới ................................................................ 76 5
- 3.4.1. Quy trình chỉ định thầu xây lắp cho dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre: ............................................................................................... 76 3.4.2. Quy trình chào hàng cạnh tranh xây lắp cho dự án: ....................................... 79 3.4.3. Quy trình đấu thầu rộng rãi xây lắp một giai đoạn, một túi hồ sơ cho dự án. 83 3.4.4. Quy trình đấu thầu rộng rãi xây lắp (hoặc đấu thầu hạn chế) một giai đoạn, hai túi hồ sơ cho dự án chống ngập. ................................................................................ 84 3.4.5. Quy trình đấu thầu rộng rãi xây lắp hai giai đoạn, một túi hồ sơ cho dự án .. 87 3.4.6. Quy trình đấu thầu rộng rãi xây lắp (hoặc đấu thầu hạn chế) hai giai đoạn, hai túi hồ sơ cho dự án. ................................................................................................... 90 3.4.7. Quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) gói thầu xây lắp dự án ODA vốn WB cho dự án. ........................................................................................................... 93 3.4.8. Quy trình đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) gói thầu xây lắp dự án ODA vốn WB cho dự án. .................................................................................................... 95 3.5. Đề xuất tiêu chí chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án tại Thành phố Bến Tre trong thời gian tới ........................................................................................... 96 3.5.1. Tiêu chí kiểm tra, đánh giá về tính hợp lệ của HSDT. ................................... 96 3.5.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT. ................................................................... 96 3.5.1.2. Đánh giá tính hợp lệ của HSDT. .................................................................. 97 3.5.2. Tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. .............................................. 97 3.5.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm. ......................... 99 3.5.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật: ................................................. 102 3.5.2.3. Nhà thầu phụ đặc biệt: ................................................................................ 105 3.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. .................................................................. 105 3.5.3.1. Đánh giá theo phương pháp chấm điểm: .................................................... 105 3.5.3.2. Đánh giá theo phương pháp đạt, không đạt: ............................................... 111 3.5.4. Tiêu chí về đề xuất tài chính và phương pháp đánh giá. .............................. 115 3.5.4.1. Kiểm tra tính hợp lệ HSĐXTC ................................................................... 115 3.5.4.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXTC .................................................................. 116 3.5.4.3. Đánh giá chi tiết về tài chính ...................................................................... 116 3.5.5. Kết quả đánh giá về tài chính, xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng.119 3.5.5.1. Kết quả đánh giá về tài chính ..................................................................... 119 3.5.5.2. Xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng. ............................................ 120 3.5.6. Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. ...................................... 121 6
- 3.6. Ký kết, quản lý hợp đồng, giám sát thi công, nghiệm thu, hoàn công và thanh quyết toán công trình ........................................................................................... 121 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................123 1. Kết luận ...................................................................................................................123 2. Kiến nghị ………………………………………………………………………..… 123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 125 7
- DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC Bảng 3.1. Quy trình chỉ định thầu xây lắp cho dự án ……………............................ 77 Bảng 3.2. Quy trình chào hàng cạnh tranh xây lắp dự án ……………....................... 80 Bảng 3.3. Quy trình đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp 01 giai đoạn, 01 túi hồ sơ dự án ……………............................................................................................................... 83 Bảng 3.4. Quy trình đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp 01 giai đoạn, 02 túi hồ sơ dự án ………………............................................................................................................. 85 Bảng 3.5. Quy trình đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp 02 giai đoạn, 01 túi hồ sơ dự án ………….……............................................................................................................ 87 Bảng 3.6. Quy trình đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp 02 giai đoạn, 02 túi hồ sơ dự án ………………............................................................................................................. 90 Bảng 3.7. Quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) gói thầu xây lắp dự án ODA vốn WB/ADB cho dự án………………………………................................................ 94 Bảng 3.8. Quy trình đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) gói thầu xây lắp dự án ODA vốn WB/ADB cho dự án……………………………......................................... 95 Bảng 3.9. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm ....................... 99 Bảng 3.10. Tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự đảm nhận vị trí chủ chốt ...................... 102 Bảng 3.11. Thiết bị thi công chủ yếu huy động cho gói thầu ................................... 104 Bảng 3.12. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm ............. 106 Bảng 3.13. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo phương pháp đạt, không đạt ........ 111 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về tài chính ................................................................. 119 Bảng 3.15. Xếp hạng nhà thầu ................................................................................ 120 Phụ lục 1.1. Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu ............................. 127 Phụ lục 1.2. Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu ............................ 131 Phụ lục 1.3. Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu ........................ 136 8
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ BDL Bảng dữ liệu đấu thầu HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSĐX Hồ sơ đề xuất HSĐX KT Hồ sơ đề xuất kỹ thuật HSĐX TC Hồ sơ đề xuất tài chính TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu WB Ngân hàng Thế giới ADB Ngân hàng Phát triển châu Á JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ĐKC Điều kiện chung của hợp đồng ĐKCT Điều kiện cụ thể của hợp đồng UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế NCB Đấu thầu cạnh tranh trong nước RFQ Hồ sơ chào giá SRFQ Hồ sơ chào giá mẫu Luật Đấu thầu Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội Nghị định số 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. 9
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thành phố Bến Tre đang trên đường phát triển xây dựng độ thị loại 2, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu của tỉnh, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chính trị quan trọng của cả tỉnh và có diện tích tự nhiên là 71,11km2, chia thành 17 xã – phường (10 phường, 07 xã), dân số khoảng trên 152.078 triệu người. Điều kiện tư nhiên Thành phố Bến Tre nằm phía Đông Bắc Tỉnh Bến Tre trên bờ Nam sông Tiền - là một trung tâm kinh tế thuộc tiểu vùng phía Đông Bắc vùng ĐBSCL. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre. Có tọa độ địa lý: 10o14’25” vĩ độ Bắc và 106o22’44” kinh độ Đông. Thành phố Bến Tre có ranh giới như sau: Phía Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành. Phía Nam giáp huyện Giồng Trôm. Phía Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc. Địa điểm thực hiện Dự án: Thành phố Bến tre, tỉnh Bến Tre Tp. Bến Tre Tỉnh Bến Tre Hình H-1: Vị trí tỉnh Bến Tre Hình H-2: Vị trí Thành phố Bến Tre trên bản đồ Việt Nam trong vùng ĐBSCL Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87km theo QL1A và QL60, cách Thành phố Mỹ Tho khoảng 15km, cách Thành phố Cần Thơ khoảng 110km theo QL1A và QL57. Quốc lộ 60 đi qua nối với các Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch ven biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, có vai trò quan trọng trong việc kết nối chuỗi các đô thị từ Thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Bến Tre đến Trà Vinh - Sóc Trăng. Hệ thống giao thông đường thủy của Thành phố Bến Tre phát triển mạnh và là một đặc thù của miền sông nước ĐBSCL. Sông Hàm Luông ở phía Tây thành phố, sông Bến Tre là trục cảnh quan chính nằm giữa Thành phố nối kết với kênh Chẹt Sậy ở phía Đông. Với hệ thống sông rạch phủ khắp như vậy, có thể đi tới hầu hết các huyện, xã, thị trấn và các cụm dân cư bằng đường thủy. Trong những năm qua, thành phố Bến Tre đã và đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng 10
- kỹ thuật hoàn chỉnh, nhằm cải thiện điều kiện giao thông nội thị cũng như thúc đẩy phát triển thành phố Bến Tre trở thành đô thị loại II trong năm 2020. Với cơ sở là Đại Lộ Đồng Khởi và định hướng phát triển vùng trung tâm thành phố Bến Tre về phía Đông và phía Tây thành phố, các vị trí nút giao từ Đại Lộ Đồng Khởi đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thành phố chưa thể hoàn thiện được cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị, phát triển quỹ đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với những mục tiêu đã được đề ra của thành phố Bến Tre, làm chậm quá trình phát triển của thành phố. Đồng thời, thành phố Bến Tre cũng rất quan tâm tới điều kiện thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu dân cư. Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các kênh thoát nước chính nội thị được cải thiện thông qua vận động người dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh vớt rác, gắn lưới chặn rác để giữ cho dòng kênh luôn xanh sạch, mọi người có không khí trong lành, lập lại mỹ quan đô thị. Thế nhưng, bây giờ trên một số đoạn kênh, sự ô nhiễm đã xuất hiện trở lại. Rất nhiều chất thải, nước thải từ các hộ ven kênh xả trực tiếp vào kênh, thêm vào đó là việc vô tư ném rác, hay những thứ bỏ đi xuống kênh khiến dòng nước trở nên đen kịn, bập bềnh chất thải và bốc mùi hôi thối,… làm xấu bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nước kênh và làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thoát nước… Từ những thực trạng và hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường của thành phố Bến Tre: các hệ thống hạ tầng không đồng bộ do được đầu tư từ lâu, thiếu sự kết nối của các tuyến đường trục chính, các khu vực dân cư nghèo có hạ tầng kỹ thuật yếu kém và đặc biệt là những tác động nặng nề về ngập lụt, hạn hán do tình trạng BĐKH. Bên cạnh đó, hệ thống kè các kênh, rạch xuống cấp về chất lượng và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới điều kiện sống của người dân đô thị, hệ thống thoát nước chưa giải quyết được vấn đề ngập úng, lũ lụt… Để góp phần xây dựng và phát triển thành phố Bến Tre trở thành một trong những trung tâm cấp vùng, việc đầu tư “Dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu dự án thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển đô thị Việt Nam nói chung và của toàn vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng. Dự án sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của thành phố và giúp thành phố đạt được các mục tiêu phát triển trong tương lai. Mục tiêu của Dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu Dự án thành phố Bến Tre là nhằm giúp xoá bỏ tình trạng nghèo tại các khu đô thị thông qua việc cải thiện hạ tầng cơ sở và điều kiện vệ sinh môi trường, cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, công bằng và có sự tham gia của xã hội. Chính bởi vậy, dự án hoàn toàn phù hợp với các định hướng, chỉ tiêu về kinh tế-xã hội của thành phố Bến Tre trong giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu vực đầu tư cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu về phát triển ngành đã được nêu ra Báo cáo phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Bến Tre giai đoạn 2016-2020 như sau: “Hoàn thành qui hoạch đô thị loại II để làm cơ sở đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh công tác đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng của Thành phố. Hoàn thành các qui hoạch kinh tế- xã hội, qui hoạch - kế hoạch sử dụng đất; qui hoạch phân khu đô thị các phường, xã để bảo đảm yêu cầu phát triển Thành phố. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng nông thôn, đô thị. Triển khai thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình. Hiện quy định của Nhà nước về đấu thầu hướng dẫn chung và giao đơn vị thực 11
- hiện cụ thể hóa để phù hợp với từng loại công trình, do đó việc nghiên cứu xây dựng quy trình và tiêu chí chọn thầu nhằm chi tiết, cụ thể cho phù hợp với quy mô, đặc điểm loại công trình trong dự án để kiểm soát quá trình đấu thầu, nâng cao hiệu quả việc chọn thầu xây lắp nhằm chọn được nhà thầu tốt thi công hoàn thành công trình đạt mục tiêu dự án đề ra, góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố là cần thiết. Với nội dung trên, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre” 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng tiêu chí nhằm lựa chọn được nhà thầu tốt và vận dụng vào thực tế cho các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình, tiêu chí để quản lý đấu chọn thầu thi công xây lắp trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý đấu thầu và chọn thi công xây lắp, xây dựng quy trình, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, kiểm soát quá trình đấu thầu và vận dụng vào thực tế nhằm chọn được nhà thầu tốt thực hiện các dự án phục vụ dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp kế thừa: Kế thừa và ứng dựng cơ sở dữ liệu, những kiến thức khoa học. - Phương pháp tích hợp hệ thống các văn bản pháp luật về đấu thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý hợp đồng. - Phương pháp thống kê, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, thống kê thực trạng tồn tại việc quản lý chọn thầu. - Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: Tham khảo các tài liệu, ý kiến của các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn: - Cơ sở khoa học: Lý thuyết về quản lý đấu thầu công trình. - Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý đấu thầu các dự án đầu tư xây lắp thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre và một số đơn vị khác, các quy định pháp luật có liên quan. 7. Kết quả đạt được. - Phân tích thực trạng việc quản lý đấu chọn thầu xây lắp, những kết quả đạt được và hạn chế của một số dự án đã thực hiện. - Xây dựng quy trình đấu thầu, đề xuất tiêu chí trong lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre trong thời gian tới nhằm phục vụ cho công tác quản lý của Bên mời thầu, Chủ đầu tư và Cơ quan quản lý nhà nước. 8. Kết cấu của luận văn: Kết cấu dự kiến của đề tài luận văn bao gồm ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo có nội dung chính gồm 3 Chương: Chương 1: Tổng quan về công tác đấu thầu trong xây dựng Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn thầu xây lắp Chương 3: Phân tích thực trạng và xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án nâng cấp đô thị việt nam – tiểu dự án thành phố bến tre. 12
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.1. Khái quát về dự án xây dựng và công trình 1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý dự án. Công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện đang thực hiện theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn. Một số thuật ngữ chính trong đầu tư xây dựng và quản lý dự án xây dựng như sau: 1) Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 2) Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác. 3) Quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khác nhau tham gia vào dự án, nhằm tổ chức thực hiện hoàn thành dự án đó đạt chất lượng, thời gian, chi phí. 4) Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). 5) Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện. 1.1.2. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre 1.1.2.1. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre là loại dự án đầu tư xây dựng có mục tiêu là là nhằm giúp xoá bỏ tình trạng nghèo tại các khu đô thị thông qua việc cải thiện hạ tầng cơ sở và điều kiện vệ sinh môi trường, cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, công bằng và có sự tham gia của xã hội. Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre xây dựng như: Xây dựng mới các tuyến đường giao thông nội ô thành phố theo quy hoạch, nạo vét, kè bờ kênh, xây dựng công trình hạ tầng ven kênh, nâng các tuyến giao thông và hệ thống cống trong các khu dân cư… nhằm điều tiết, xử lý chống ô nhiễm môi trường. 13
- 1.1.2.2. Tổng quan dự án nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Bến Tre. Hình 1.2: Định hướng phát triển không gian đô thị Trong những năm qua, thành phố Bến Tre đã và đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, nhằm cải thiện điều kiện giao thông nội thị cũng như thúc đẩy phát triển thành phố Bến Tre trở thành đô thị loại II trong năm 2020. Với cơ sở là Đại Lộ Đồng Khởi và định hướng phát triển vùng trung tâm thành phố Bến Tre về phía Đông và phía Tây thành phố, các vị trí nút giao từ Đại Lộ Đồng Khởi đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thành phố chưa thể hoàn thiện được cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị, phát triển quỹ đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với những mục tiêu đã được đề ra của thành phố Bến Tre, làm chậm quá trình phát triển của thành phố. Đồng thời, thành phố Bến Tre cũng rất quan tâm tới điều kiện thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu dân cư. Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các kênh thoát nước chính nội thị được cải thiện thông qua vận động người dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh vớt rác, gắn lưới chặn rác để giữ cho dòng kênh luôn xanh sạch, mọi người có không khí trong lành, lập lại mỹ quan đô thị. Thế nhưng, bây giờ trên một số đoạn kênh, sự ô nhiễm đã xuất hiện trở lại. Rất nhiều chất thải, nước thải từ các hộ ven kênh xả trực tiếp vào kênh, thêm vào đó là việc vô tư ném rác, hay những thứ bỏ đi xuống kênh khiến dòng nước trở nên đen kịn, bập bềnh chất thải và bốc mùi hôi thối,… làm xấu bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nước kênh và làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thoát nước… Từ những thực trạng và hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường của thành phố Bến Tre: các hệ thống hạ tầng không đồng bộ do được đầu tư từ lâu, thiếu sự kết nối của các tuyến đường trục chính, các khu vực dân cư nghèo có hạ tầng kỹ thuật yếu kém và đặc biệt là những tác động nặng nề về ngập lụt, hạn hán do tình trạng BĐKH. Bên cạnh đó, hệ thống kè các kênh, rạch xuống cấp về chất lượng và bị ô 14
- nhiễm gây ảnh hưởng tới điều kiện sống của người dân đô thị, hệ thống thoát nước chưa giải quyết được vấn đề ngập úng, lũ lụt… Hình 1.3: Một số hình ảnh hiện trạng trong khu dân cư thu nhập thấp Để góp phần xây dựng và phát triển thành phố Bến Tre trở thành một trong những trung tâm cấp vùng, việc đầu tư “Dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu dự án thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển đô thị Việt Nam nói chung và của toàn vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng. Dự án sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của thành phố và giúp thành phố đạt được các mục tiêu phát triển trong tương lai. 1.2. Mục tiêu và sự cần thiết phải quản lý chọn thầu xây lắp: 1.2.1. Mục tiêu việc quản lý chọn thầu xây lắp. 1.2.1.1. Với nhà nước: - Thông qua hoạt động đấu thầu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung (vốn do ngân sách nhà nước cấp) tránh lãng phí không đáng có trong quá trình thực hiện dự án do sự móc ngoặc giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Đấu thầu góp phần đổi mới quản lý hành chính nhà nước với hoạt động đầu tư xây dựng. 1.2.1.2. Với chủ đầu tư: - Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu nào có năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, trình độ thi công và giá cả hợp lý của công trình. - Chống độc quyền giá cả của nhà thầu do đó có thể quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng. - Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, do đó có thể thúc đẩy quá trình hoàn thiện lực lượng sản xuất, năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu. 15
- 1.2.1.3. Đối với nhà thầu: - Với hình thức công khai và bình đẳng, tổ chức đấu thầu đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các Nhà thầu. - Do phải cạnh tranh nên tất yếu các Nhà thầu đều phải tìm mọi biện pháp để ngày càng đổi mới kỹ thuật công nghệ cũng như cách thức thực hiện để có thể hy vọng nhận được thầu trong tương lai. Hơn nữa các Nhà thầu sẽ có trách nhiệm cao đối với công việc nhận thầu nhằm giữ uy tín đối với khách hàng, do vậy chất lượng công trình được nâng cao, giá thành xây dựng được chú trọng. - Để thắng thầu, các nhà thầu cần phải nâng cao trình độ quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc chuẩn bị HSDT cũng như toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý chọn thầu xây lắp. - Hàng năm Nhà nước phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho đất nước. Đó là sự đánh giá của một đất nước về phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai. Việc xây dựng công trình là một trong những khâu quan trọng của một dự án, để xây dựng được một công trình đáp ứng tốt các đòi hỏi về kỹ thuật, chất lượng, thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc về uy tín của các bên hữu quan. - Đối với các dự án lớn, phức tạp và đặc biệt là các dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án có sự tài trợ của Quốc tế thì việc xây dựng công trình qua đấu thầu là cách duy nhất để tránh những sơ hở, sai lầm có thể gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho các bên có liên quan. Mặt khác, trên thế giới việc xây dựng công trình không chỉ eo hẹp trong một quốc gia mà nó còn phải được sự giúp đỡ về khảo sát thiết kế, thi công xây dựng..., của các nước khác tiên tiến hơn. Do vậy nếu không có phương thức đấu thầu thì không thể tìm kiếm được các Nhà thầu phù hợp cho bất kỳ một nước nào khi mà dự án đó vượt ra khỏi tầm kiểm soát cũng như xây dựng của quốc gia. - Đối với Việt Nam chúng ta, vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB đang là vấn đề nan giải bao lâu nay. Trong xây dựng đôi khi gây ra sự lãng phí vốn cho Nhà nước, nhiều công trình xây dựng số vốn thực bỏ ra hơn số vốn dự toán đã phê duyệt tới 20- 25% mà vẫn không được đưa vào bàn giao sử dụng đúng tiến độ, gần như phải điều chỉnh tăng dự toán ban đầu. Nếu tính toán toàn bộ các khoản chi thêm đó trong cả nước thì số tiền vốn lãng phí thuộc sở hữu Nhà nước là rất lớn. Quá trình thất thoát này cứ diễn ra liên tục và ngày càng có quy mô, số lượng lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của công trình, chất lượng của công trình bị giảm xuống và lúc đó hiệu quả của nó cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó là sự nảy sinh những phức tạp trong việc giao thầu, nhận thầu của các đơn vị kinh tế về giá cả, thời gian thi công, chất lượng công trình gây ra sự ảnh hưởng đến công trình (nhiều Chủ đầu tư tự lựa chọn tổ chức nhận thầu để giao thầu và tự thoả thuận về giá cả xây dựng công trình kể cả nguồn vốn Ngân sách và các nguồn khác). Từ thực tế đó, các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ giao nhận thầu trở nên đa dạng và phức tạp thêm. - Trước tình hình quản lý trong đầu tư XDCB có nhiều yếu kém, thất thoát lãng phí như vậy, nền kinh tế nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới tác động của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu..., muốn cho các công trình xây dựng trở thành hàng hoá trên thị trường và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về XDCB, cải tiến công tác đơn giá dự toán, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực thì việc thực hiện phương thức đấu thầu xây lắp công trình là một đòi hỏi cấp thiết, là một hướng tích cực có nhiều ưu thế hơn hẳn phương thức giao thầu theo kế hoạch trước đây của chúng ta. 16
- - Cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng đấu thầu là một phương pháp hình thành từ sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế giữa các yếu tố pháp lý, kỹ thuật và tài chính với các nguyên lý của khoa học quản lý tổ chức, với tính chất là một phương pháp phổ biến có hiệu quả cao, đấu thầu ngày càng được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các Nhà đầu tư dù họ thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân, dù họ đầu tư ở trong nước hay nước ngoài. - Từ thực tiễn nêu trên việc Nhà nước phải quản lý chọn thầu xây lắp là hết sức cần thiết … và Luật Đấu thầu ra đời tạo cơ sở pháp lý quan trọng đưa các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước dần đi vào nề nếp; góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của nhà nước. Luật Đấu thầu đã cơ bản tiến dần theo chuẩn mực quốc tế nhưng không thể tách rời thực tiễn để siết chặt hơn nữa những quy định trong đấu thầu, ngăn chặn tình trạng thông thầu và khi đã phát hiện sai phạm thì cần có chế tài xử phạt. 1.3. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu 1.3.1. Khái quát về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Việc quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước quan tâm đã ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn để phù hợp với từng thời kỳ xây dựng phát triển đất nước. Hiện nay công tác đấu thầu được thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội để quản lý việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập … và một số thuật ngữ trong công tác đấu chọn thầu như sau: 1) Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất. 2) Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác. 3) Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 4) Đấu thầu xây lắp là đấu thầu các công việc có liên quan đến xây dựng công trình và lắp đặt các hạng mục công trình nhằm lựa chọn ra nhà thầu xây lắp đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu để thực hiện việc xây lắp công trình với mức chi 17
- phí hợp lý nhất. Là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được công trình xây dựng theo quy định đấu thầu của Nhà nước. 5) Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu. 6) Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu. 7) Giá gói thầu là giá trị gói thầu được duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 8) Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 9) Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. 10) Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. 11) Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). 12) Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung. 13) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. 14) Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. 15) Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. 16) Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. 17) Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. 18) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 19) Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn