intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu, Luận văn đƣợc chia thành 4 chương: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận về nguồn vốn và đầu tư; phương pháp nghiên cứu; thực trạng hiệu quả đầu tư đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ HỒNG MAI HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ NGUỒN VỐN NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ HỒNG MAI HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ NGUỒN VỐN NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị các tổ chức tài chính Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN LONG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội –Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hồng Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị Quản trị các Tổ chức tài chính (QH-2017-E) với đề tài “Hiệu quả đầu tƣ nguồn vốnnhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.Vũ Văn Long – Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Namđã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Giám đốc Chƣơng trìnhQuản trị các Tổ chức tài chính (QH-2017- E),đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, các phòng ban liên quan tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Hà Nội, tháng 9 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Hồng Mai
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................i DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................4 VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ ĐẦU TƢ .......................................4 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................4 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc.............................................................................6 1.2.1. Một số thông tin cơ bản liên quan đến bảo hiểm tiền gửi ..............................7 1.2.2. Đặc điểm, vai trò và các nghiệp vụ chính của bảo hiểm tiền gửi ...................8 1.2.3. Các loại hình tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ................9 1.3. Tổng quan về nguồn vốn, đầu tƣ và vai trò của bảo hiểm tiền gửi ............................ 10 1.3.1. Các vấn đề đặc thù về vốn, cơ chế cấp vốn của bảo hiểm tiền gửi ..............10 1.3.2. Hoạt động đầu tƣ nguồn vốn và vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi........16 1.4. Hiệu quả đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn .......................................... 22 1.4.1. Một số vấn đề về hiệu quả đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ ...................22 1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ................27 1.4.4. Nguyên tắc đầu tƣ vốn nhàn rỗi trong giai đoạn khó khăn ..........................33 1.5. Thông lệ, khuyến nghị quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi về nguồn vốn và đầu tƣ ........................................................................................ 36 1.5.1. Thông lệ và khuyến nghị của quốc tế về nguồn vốn và đầu tƣ ....................36 1.5.2. Kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức BHTG về nguồn vốn, đầu tƣ .........38 1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................49 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................51 2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................... 51 2.1.1. Nguồn thu thập số liệu ..................................................................................51 2.1.2. Cách thức thu thập số liệu ............................................................................51 2.1.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu ......................................51 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 53 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ NGUỒN VỐN ..................54 NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM........................................54 3.1. Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ............................................................... 54
  6. 3.1.1. Bối cảnh thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .........................................54 3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .................56 3.2. Thực trạng đầu tƣ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .................................................. 57 3.2.1. Thực tiễn triển khai quy định về nguồn vốn BHTG .....................................57 3.2.2. Thực tiễn triển khai quy định về đầu tƣ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ..65 3.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ .............................................................90 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ NGUỒN VỐN NHÀN RỖI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM......................................110 4.1. Định hƣớng phát triển BHTGVN đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 ..................... 110 4.2. Định hƣớng hoạt động đầu tƣ của BHTGVN .......................................................... 110 4.2.1. Về việc đảm bảo các nguyên tắc trong đầu tƣ ............................................111 4.2.2. Về việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ mới đƣợc giao ..........................111 4.2.3. Về việc bán TPCP khi Luật cho phép ........................................................111 4.3. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ của BHTGVN ................................ 112 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý và văn bản quản trị điều hành ............112 4.3.2. Giải pháp về tăng cƣờng nguồn vốn ...........................................................114 4.3.4. Giải pháp cải thiện chất lƣợng đầu tƣ và quản trị rủi ro .............................117 4.3.5. Giải pháp nâng cao hệ thống hạ tầng CNTT phục vụ đầu tƣ .....................118 4.3.6. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng nhân sự cho đầu tƣ ...............................119 4.3.7. Giải pháp mở rộng hợp tác và đa dạng hóa quan hệ đối tác.......................120 4.4. Đề xuất và kiến nghị ................................................................................................ 121 4.4.1. Kiến nghị đối với cơ quan liên quan ..........................................................121 4.4.1.2. Giải pháp về danh mục đầu tƣ .................................................................121 4.4.2. Kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .........................................124 KẾT LUẬN ..........................................................................................................127 Danh mục tài liệu tham khảo ...........................................................................................129 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 APRC Ủy ban châu Á – Thái bình dƣơng trực thuộc IADI 2 BHTG Bảo hiểm tiền gửi 3 CDIC Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Đài Loan 4 DICJ Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản 5 DIV, BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 6 EC Ủy ban châu Âu 7 ECAI Các tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng độc lập 8 EDIS Cơ chế bảo hiểm tiền gửi chung châu Âu 9 EFDI Diễn đàn các tổ chức bảo hiểm tiền gửi châu Âu 10 EU Liên minh châu Âu 11 FSB Ủy ban ổn định tài chính toàn cầu 12 HĐQT Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 13 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 14 IADI Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế 15 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam 16 KDIC Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc 17 LCR Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản 18 M&A Sáp nhập và mua lại 19 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 20 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 21 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 22 NVTTNR Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi 23 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 24 P&A Hình thức mua lại và tiếp nhận 25 PIDM Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Malaysia 26 RCC Công ty xử lý nợ 27 TCTD Tổ chức tín dụng 28 TCTC Tổ chức tài chính 29 TIPS Trái phiếu đƣợc điều chỉnh theo lạm phát 30 TPCP Trái phiếu Chính phủ 31 WB Ngân hàng thế giới i
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Nguồn vốn bảo đảm thanh khoản ở một số nƣớc 13 có cơ chế cấp vốn trƣớc 2 Bảng 1.2 Hƣớng dẫn của IADI về nguồn vốn của tổ chức 15 bảo hiểm tiền gửi 3 Bảng 1.3 Chức năng chính của hoạt động đầu tƣ 18 4 Bảng 1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động đầu tƣ của tổ 29 chức BHTG 5 Bảng 1.5 Tƣ duy về rủi ro 34 6 Bảng 1.6 Mục đích, hình thức sử dụng quỹ BHTG ở một 38 số tổ chức thành viên APRC 7 Bảng 1.7 Vốn ban đầu và bổ sung của một số tổ chức 39 BHTG thành viên APRC 8 Bảng 1.8 Thiết lập và quản trị quỹ mục tiêu tại một tổ 39 chức BHTG thành viên APRC 9 Bảng 1.9 Công cụ đầu tƣ quỹ BHTG của một số tổ chức 40 BHTG thành viên APRC 10 Bảng 1.10 Thu phí BHTG của Quỹ hoàn trả trái phiếu Quỹ 41 BHTG (Tỷ won) 11 Bảng 1.11 Các nguồn quỹ BHTG 42 12 Bảng 1.12 Cổ phần của KDIC tại các TCTC tính đến 42 31/12/2016 (Tỷ Won) 13 Bảng 1.13 Đầu tƣ nguồn vốn của KDIC 2013-2016 (Tỷ 43 Won) 14 Bảng 1.14 Dƣ nợ vốn huy động của DICJ (Tỷ Yên) 45 15 Bảng 1.15 Cơ cấu đầu tƣ công cụ tài chính của 16 tổ chức 46 BHTG châu Âu 16 Bảng 2.1 Quy định và thực tế cấp vốn điều lệ cho Bảo 58 hiểm tiền gửi Việt Nam 17 Bảng 2.2 Danh mục đầu tƣ của BHTGVN theo quy định 59 pháp luật ở từng thời kỳ 18 Bảng 2.3 Kết quả thu phí hằng năm giai đoạn 2000-2018 62 19 Bảng 2.4 Kết quả thu lãi hằng năm giai đoạn 2000 - 2018 63 20 Bảng 2.5 Phân loại danh mục đầu tƣ theo từng thời kỳ 82 trong giai đoạn 2000-Nay 21 Bảng 2.6 Tổng nguồn vốn đầu tƣ của BHTGVN thời kỳ 91 2013-2017 (tỷ đồng, %) ii
  9. STT Bảng Nội dung Trang 22 Bảng 2.7 Cơ cầu đầu tƣ giai đoạn 2013-2018 92 (30/6/2018), tỷ đồng, % 23 Bảng 2.8 Giá trị thực hiện của các chỉ số về lợi nhuận và 97 năng suất (tỷ đồng) 24 Bảng 2.9 Số liệu tổng hợp đầu tƣ vốn của BHTGVN giai 100 đoạn 2010-2017 (tỷ đồng, %) iii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Hình khối ba triển vọng về đầu tƣ 33 2 Hình 1.2 Đầu tƣ TPCP khi khủng hoảng ngân hàng - trƣờng 35 hợp Tây Ban Nha 3 Hình 1.3 Cơ cấu đầu tƣ chứng khoán của16 tổ chức BHTG 47 châu Âu 4 Hình 1.4 Cơ cấu đầu tƣ theo loại tiền tệ của 16 tổ chức 47 BHTG châu Âu 5 Hình 1.5 Rủi ro thanh khoản trong cơ cấu đầu tư của LDGS 48 6 Hình 1.6 Cơ cấu đầu tƣ của LDGS theo kỳ hạn 48 7 Hình 2.1 Diễn biến chính sách BHTG giai đoạn 1999-Nay 56 8 Hình 2.2 Kết quả thu phí hằng năm 2000-2012 (Tỷ đồng) 66 9 Hình 2.3 Kết quả thu phí hằng năm giai đoạn 2000-2018 78 (30/6/2018), tỷ đồng 10 Hình 2.4 Kết quả thu lãi hằng năm giai đoạn 2000-2018 88 (30/6/208), tỷ đồng 11 Hình 2.5 Quy trình thực hiện đầu tƣ của Bảo hiểm tiền gửi 89 Việt Nam 12 Hình 2.6 Tỷ lệ nguồn vốn đầu tƣ trên tổng nguồn vốn (tỷ 93 đồng) 13 Hình 2.7 Khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tƣ (tỷ đồng) 95 14 Hình 2.8 Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động đầu tƣ so với tổng 95 doanh thu iv
  11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đƣợc hình thành từ vốn đƣợc cấp trƣớc, vốn cấp sau hoặc kết hợp hai phƣơng thức này.Đối với tổ chức BHTG, việc quản lý nguồn vốn an toàn, hiệu quả theo hƣớng bảo toàn và phát triển là cơ sở quan trọng để bảo đảm thanh khoản dự phòng chi trả cho ngƣời gửi tiền. Trên thế giới, hoạt động đầu tƣ NVTTNR đƣợc phần lớn các tổ chức BHTG thực hiện. Ngoài việc đảm bảo an toàn nguồn vốn (theo khung khổ pháp lý đặc thù riêngcủa mỗi nƣớc), hoạt động đầu tƣ NVTTNR còn góp phần nâng cao năng lực tài chính để tổ chức BHTG thực hiện thành công mục tiêu chính sách công. Nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đƣợc hình thành từ vốn đƣợc cấp trƣớc, vốn đƣợc cấp sau hoặc kết hợp hai hình thức này. Đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, việc quản lý nguồn vốn an toàn, hiệu quả theo hƣớng bảo toàn và phát triển là cơ sở quan trọng để bảo đảm thanh khoản dự phòng chi trả cho ngƣời gửi tiền, góp phần vào sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Hoạt động đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đƣợc phần lớn các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới quan tâm. Ngoài việc đảm bảo đầu tƣ nguồn vốn an toàn, hiệu quả, hoạt động đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi còn góp phần bảo toàn vốn, nâng cao năng lực tài chính để tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện các mục tiêu chính sách công. Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ vốn nhàn rỗi của BHTGVN hiện nay còn gặp một số khó khăn, thách thức nhƣ: diễn biến thị trƣờng, sản phẩm và công cụ đầu tƣ, đầu tƣ TPCP trên thứ cấp, điều kiện tham gia dự thầu và lƣu ký, cơ chế, chính sách, thanh khoản khi xẩy ra đỗ vỡ ngân hàng, cân đối nguồn vốn đầu tƣ, mô hình tổ chức và tích lũy vốn, …Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế hiệu quả đầu tƣ vốn nhàn rỗi của BHTGVN là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”nếu đƣợc áp dụng góp phần tăng cƣờng năng lực tài chính để tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Bài nghiên cứu này sẽ giải quyết đƣợc hai mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Áp dụng kết quả nghiên cứu vào hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi để nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 1
  12. Các mục tiêu cụ thể:Góp phần nâng cao kiến thức, kinh nghiệm hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi cho cán bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng của bài nghiên cứu này tập trung vào tình hình và thực trạng hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018, trong đó chú trọng chủ yếu vào thời kỳ 2013-2018 khi Luật bảo hiểm tiền gửi chính thức có hiệu lực thi hành. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài nghiên cứu trên toàn hệ thống BHTGVN. Thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2000-2018 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu đƣợc sử dụng chủ yếu bao gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả tổng hợp, phân tích và đánh giá để đƣa ra kết luận về thực tiễn nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp do tác giả trực tiếp thu thập thông qua quan sát và nghiên cứu tài liệu về hiệu quảđầu tƣ vốn tạm thời nhàn rỗi tại đơn vị. - Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài BHTGVN, nhƣ các báo cáo thƣờng niên, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về lĩnh vực BHTG, tài liệu của các tổ chức BHTG trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích, đồng thời trình bày sơ đồ bảng biểu để hệ thống hóa lý luận về hiệu quảđầu tƣ vốn tạm thời nhàn rỗi trong hoạt động BHTG và mô tả thực trạng hiệu quảđầu tƣ vốn tạm thời nhàn rỗi tại BHTGVN. 6. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn đi sâu tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi. Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của BHTGVN thông qua khảo sát các yếu tố: Triển khai quy định về vốn BHTG; quy định về đầu tƣ của BHTGVN. Từ đó đƣa ra các đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ, khó khăn, thách thức và nguyên nhân; đề xuất những giải pháp hoàn thiện hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của BHTGVN. 2
  13. 7. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu, Luận văn đƣợc chia thành bốn (04) chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận về nguồn vốn và đầu tƣ Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả đầu tƣ đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ nguồn vốn nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 3
  14. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ ĐẦU TƢ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu BHTGVN thuộc hệ thống các ngân hàng trong nƣớc. Do vậy, phần này tôi sẽ đƣa ra các nghiên cứu trƣớc đây về việc đầu tƣ và hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam cũng nhƣ các tổ chức bảo hiểm trên thế giới. 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Raimundas Zilinska và Lionius Gaizauskas (2015) đã nghiên cứu về chính sách đầu tƣ nguồn vốn của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong điều kiện thị trƣờng chứng khoán còn nhiều hạn chế. Bài nghiên cứu đánh giá xu hƣớng chung và chất lƣợng đầu tƣ của 16 tổ chức thành viên thuộc diễn đàn bảo hiểm tiền gửi Châu Âu (EFDI), những tổ chức này đều tuân thủ cơ chế cấp vốn trƣớc, có thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc còn hạn chế. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù các tổ chức bảo hiểm tiền gửi này đều có quyền đầu tƣ nguồn vốn vào các công cụ tài chính nƣớc ngoài, 85% các công cụ đầu tƣ của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi tập trung vào các công cụ tài chính trong nƣớc, trong đó 78% là chứng khoán và 22% là tiền gửi ngân hàng nhà nƣớc. Các tổ chức bảo hiểm tiền gửi này chủ yếu đầu tƣ vào các công cụ chứng khoán của chính phủ trong nƣớc, thiếu sự đa dạng trong danh mục đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào các công ty chứng khoán khác nhau và các đồng tiền đầu tƣ khác nhau. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp, bế tắc khi phải chi trả cho số lƣợng lớn ngƣời gửi tiền. Do đó, tác giả khuyến nghị các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên nên đa dạng danh mục đầu tƣ với các công cụ tài chính ở các nƣớc khác nhau, của các công ty chứng khoán khác nhau, đa dạng về kì hạn, lợi tức và các đồng tiền đầu tƣ khác nhau trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo tính an toàn, thanh khoản, lợi nhuận. Để giảm rủi ro đầu tƣ, các nhà quản lý của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi các nƣớc cần xây dựng các tiêu chuẩn so sánh các loại hình đầu tƣ nguồn vốn, phù hợp với chính sách đã lựa chọn nhằm đạt đƣợc các giá trị đề ra. 4
  15. Cosman, Phó chủ tịch của tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Canada năm 2013 đã có bài nghiên cứu về mục tiêu đầu tƣ và hoạt động đầu tƣ nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi của Canada. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, danh mục đầu tƣ của tổng công ty BHTG Canada phục vụ 02 mục tiêu là cấp vốn cho các hoạt động can thiệp để chi trả ngƣời gửi tiền và trang trải chi phí hoạt động. Do đó, để hoàn thành nghĩa vụ của mình, các danh mục đầu tƣ cần phải có tính thanh khoản để trang trải kịp thời. Tổng công ty BHTG Canada đã đƣa ra những chính sách đầu tƣ với bộ nguyên tắc hƣớng dẫn nhằm bảo toàn vốn bằng cách hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro về thị trƣờng. Về cơ chế quản lý, Tổng công ty BHTG Canada đã quản lý nguồn vốn đầu tƣ thông qua việc ban hành chính sách rủi ro tài chính nhƣ rủ ro tín dụng, thị trƣờng và rủi ro thanh khoản, rà soát định hàng năm và đánh giá chuyên sâu 3 năm 1 lần, thƣờng kỳ báo cáo việc tuân thủ chính sách, hiệu quả đầu tƣ vốn. Về cơ cấu đầu tƣ vốn, công ty tập trung đầu tƣ vào các công cụ tài chính có kì hạn cao nhất 5 năm, cụ thể (kì hạn dƣới 3 năm có mức xếp hạng tín nhiệm tín nhiệm tối thiểu là A, kỳ hạn 3-5 năm có mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu là AA-). Phƣơng pháp quản lý đầu tƣ tập trung vào quản lý nội bộ. Bài nghiên cứu đề xuất để quản lý tốt nguồn vốn BHTG, cần phải có lộ trình rõ ràng và chính sách đầu tƣ hợp lý để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Djurfjica Ognjenovic (2015) có bài nghiên cứu về thực trạng đầu tƣ nguồn vốn BHTG. Cụ thể, bài nghiên cứu đƣa ra các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tƣ nguồn vốn của các tổ chức BHTG bao gồm: Khung pháp lý trong nƣớc cứng nhắc, không tồn tại hoặc tồn tại thị trƣờng thứ cấp thiếu tính thanh khoản, quy mô danh mục đầu tƣ nhỏ, thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc hạn chế, thiếu kế hoạch đầu tƣ cũng nhƣ phƣơng án quản trị tài chính, quản lý rủi ro yếu kém cũng nhƣ thiếu tính minh bạch. Do vậy, bài nghiên cứu đã đƣa ra các phƣơng pháp đầu tƣ cho các tổ chức BHTG trong đó nêu rõ: Các tổ chức BHTG cần cần liệt kê danh sách các công cụ đầu tƣ hợp lý, các nguyên tắc đầu tƣ quan trọng bao gồm đảm bảo tính thanh khoản, tính an toàn và tính đa dạng các khoản đầu tƣ, cần có tổ chức kiểm soát nội bộ cũng nhƣ công cụ đo lƣờng về hiệu quả hoạt động đầu tƣ 5
  16. vốn và nâng cao trách nhiệm giải trình của các tổ chức BHTG. Các tổ chức này cũng cần có kế hoạch đầu tƣ đúng đắn, thông qua việc lập kế hoạch về cơ cấu danh mục đầu tƣ gồm loại tiền đầu tƣ và thời gian đáo hạn của các khoản đầu tƣ, kế hoạch về nguồn tiền và dự phòng đảm bảo tính thanh khoản cũng nhƣ thƣờng xuyên báo cáo với ban lãnh đạo. Tác giả đã đƣa ra thực tiễn công cụ đầu tƣ của Croatia, trong đó tập trung chủ yếu vào các công cụ có rủi ro thấp nhƣ các công cụ tài chính của chính phủ, các quỹ do chính phủ thành lập, ngân hàng trung ƣơng. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trƣớc đây về thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại gần đây đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, cụ thể nhƣ sau: Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) đƣa ra bài phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. Thông qua việc sử dụng mô hình Stochastic Friontier Analyst (SFA) và phƣơng pháp hồi quy 2 Stage Least Square (2SLS) và hồi quy Tobit để chạy mô hình. Qua đó, bài nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ hội nhập, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại bị tác động mạnh bởi những nhân tố chủ quan (thị phần, rủi ro thanh khoản, quy mô ngân hàng) và những nhân tố khách quan (lạm phát và tổngthu nhập quốc nội). Đồng thời bài nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị để giúp hệ thống ngân hàng thƣơng mại hội nhập tốt hơn nhƣ hợp tác, xây dựng đối tác chiến lƣợc và khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau để giảm chi phí. Trong bài nghiên cứu của Đàm Hồng Phƣơng (2009), hiệu quả sử dụng vốn cụ thể là hiệu quả tài chính (khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh) của 8 ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội đã đƣợc nghiên cứu. Các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc đề cập. Nghiên cứu của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền về “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần MB” sử dụng báo cáo tài chính của ngân thƣơng mại cổ phần Quân đội qua các năm 2008-2010 để phân 6
  17. tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn dƣới các góc độ về tài sản, nguồn vốn, chi phí và góc độ sử dụng vốn theo các lĩnh vực hoạt động để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng MB. Bài viết đã đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng Quân đội. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Thái (2007) cũng đánh giá về thực trạng sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2003-2003 từ đó đề xuất những phƣơng pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; trong đó có những đề xuất kiến nghị với ngân hàng Vietcombank và ngân hàng nhà nƣớc. Tác giả Bùi Quang Hƣng (2008) trong bài nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Seabank. Một số tồn tại trong việc sử dụng vốn nhƣ chƣa đa dạng các nguồn cho vay, chƣa tập trung vào các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do vậy, đề xuất đƣa ra cần nâng cao trình độ của cán bộ tính dụng, công tác kiểm tra giám sát cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa. Nhƣ vậy, có thể thấy trên thế giới có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động đầu tƣ vốn của các tổ chức BHTG quốc tế, trong khi đó tại Việt Nam, các tác giả chủ yếu tập trung vào hoạt động này tại các ngân hàng thƣơng mại, chƣa có đề tài nghiên cứu nào về đề tài hoạt động nguồn vốn đầu tƣ tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG tại Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu độc lập, không trùng tên và nội dung với các nghiên cứu đã công bố trong và ngƣời nƣớc. 1.2. Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi 1.2.1. Một số thông tin cơ bản liên quan đến bảo hiểm tiền gửi - BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG về trách nhiệm chi trả cho ngƣời gửi tiền thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm khi tổ chức thành viên (những ngân hàng và tổ chức tài chính (TCTC) phi ngân hàng huy động tiền gửi)bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. - Tổ chức BHTG là đối tác nhận đóng góp tài chính từ tổ chức tham gia BHTG, có trách nhiệm chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. 7
  18. - Tổ chức tham gia BHTG/tổ chức thành viên(là các ngân hàng và tổ TCTC phi ngân hàng có huy động tiền gửi) có trách nhiệm đóng phí BHTG và yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp xảy ra đổ vỡ. - Ngƣời gửi tiền thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm là khách hàng có tiền gửiđƣợc bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Ngƣời gửi tiền không phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG nhƣng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán (toàn bộ hoặc một phần tùy chính sách mỗi nƣớc)tiền gửikể cả tiền lãi tích lũy. - Phí BHTG là khoản tiề n tổ chƣ́c tham gia BHTG nô ̣p cho tổ chƣ́c BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của ngƣời gửi tiền ta ̣i tổ chƣ́c tham gia BHTG (căn cứ Khoản 5, Điều 4, Luật BHTG 2012, trang 1). -Thông thƣờng, tổ chức BHTG là thành viên của mạng an toàn tài chính, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Kể từ khi hệ thống BHTG đầu tiên đƣợc thành lập tại Mỹ năm 1933 - Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC), đến nay có hơn 100 nƣớc thiết lập cơ chế BHTG.Sự ra đời tổ chức BHTG thƣờng gắn với (nhƣng không giới hạn bởi) khủng hoảng tài chính.Tại châu Á, tổ chức BHTG Hàn Quốc và Malaysia đƣợc hình thành trƣớc và sau khủng hoảng tài chính - ngân hàng khu vực 1997-1998; trong khi BHTGVN ra đời sau sự đỗ vỡ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). 1.2.2. Đặc điểm, vai trò và các nghiệp vụ chính của bảo hiểm tiền gửi 1.2.2.1. Đặc điểm, vai trò và mục đích của bảo hiểm tiền gửi BHTG mang bản chất loại hình bảo hiểm nói chung là “lấy đông bù ít”. Dù mỗi nƣớc thiết kế mô hình khác nhau, BHTG vẫn là công cụ thực hiện mục tiêu chính sách công: (i) bảo vệ số đông ngƣời gửi tiền; (ii) đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toànvà ngăn chặn đổ vỡ; (iii) góp phần xây dựng thị trƣờng lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng; và iv) giảm gánh nặng xử lý tổ chức tín dụng (TCTD)cho chính phủ và ngƣời đóng thuế, đƣa ngân hàng hoạt động theo quy luật thị trƣờng, phân tán và chia sẻ rủi ro để tạo ổn định xã hội. Tổ chứcBHTG hoạt 8
  19. động không vì mục tiêu lợi nhuận. Do bản chất hoạt động tài chính luôn gắnliền với yếu tố niềm tin, sự nhạy cảm và tính lan truyền, việc sử dụng công cụ BHTG nhằm thay mặt chính phủ bảo vệ ngƣời gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàngcả khi kinh tế ổn định và khủng hoảng. 1.2.2.2 Các nghiệp vụ cơ bản của tổ chức bảo hiểm tiền gửi - Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát Theo thông lệ quốc tế,nghiệp vụ kiểm tra, giám sát là một trong những nghiệp vụ quan trọng của cơ chế BHTG, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng. Hầu hết các hệ thống BHTG trên thế giới đều có chức năng kiểm tra, giám sát TCTD. - Nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý Xu hƣớng chung là giao nghiệp vụ này (thực hiện qua hỗ trợ tài chính, thành lập ngân hàng bắc cầu, chi trả và thanh lý TCTD đổ vỡ) cho tổ chức BHTG để đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả, giảm chi phí. Nhiều tổ chức BHTG làm tốt nghiệp vụ này nhƣ BHTG Hàn Quốc đã tái cấu trúc hiệu quả các ngân hàng sau khủng hoảng, BHTG Nhật Bản phối hợp với Tòa án xử lý đổ vỡ. - Các nghiệp vụ BHTG khác Cơ chế BHTG còn có một số nghiệp vụ cơ bản khác nhƣ Cấp, thu hồi chứng nhận BHTG, Thu phí BHTG, Quản lý và sử dụng nguồn vốn, v.v… 1.2.3. Các loại hình tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi - Mô hình chuyên/thuần chi trả:Thƣờng có ở các nƣớc đang phát triển với tổ chức BHTG mới thành lập, cóquy mô và năng lực tài chính nhỏ so với hệ thống ngân hàng, thực hiện duy nhấtnhiệm vụ chi trả bảo hiểm khi xảy ra đổ vỡ ngân hàng. - Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng:Tổ chức BHTG đƣợc trao thêm một số quyền hạn mở rộng ngoài các quyền hạn của mô hình thuần chi trả bao 9
  20. gồm hỗ trợ tài chính cho TCTD gặp khó khăn; theo dõi, khuyến nghị phòng tránh rủi ro; tham gia xử lý và thu hồi nợ. - Mô hình giảm thiểu rủi ro: Ngoài nhiệm vụ cơ bản, tổ chức BHTG và ngân hàng trung ƣơng (NHTW) giám sát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính; tính phí BHTGtheo định mức tín nhiệm; tiếp nhận, xử lý nợ của TCTCbị phá sản. 1.3. Tổng quan về nguồn vốn, đầu tƣ và vai trò của bảo hiểm tiền gửi Cơ cấu, quy mô vốn và đầu tƣ hiệu quả là những yếu tố giúp nâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010 khẳng định hệ thống BHTG thiếu các yếu tố cơ bản về nguồn vốn, cấp vốn sẽ gặp thách thức trong duy trì niềm tin công chúng.Đầu tƣ hiệu quả giúp bảo toàn vốn, cải thiện năng lực tài chính để bảo đảm thanh khoản cho chi trả và xử lý đổ vỡ. 1.3.1. Các vấn đề đặc thù về vốn, cơ chế cấp vốn của bảo hiểm tiền gửi 1.3.1.1. Cơ sở lý luận về vốn, nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi a. Khái niệm chung về vốn, nguồn vốn và nguồn vốn đầu tƣ Có nhiều định nghĩa cơ bản và mở rộng về vốn, nguồn vốn. Theo Cuốn kinh tế học của D. Begg định nghĩa vốn gồm vốn hiện vật và tài chính, trong đó vốn tài chính là tiền và giấy tờ có giá. Business dictionary định nghĩa vốn là giá trị tiền tệ hoặc tài sản biểu thị năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức hay quốc gia và đƣợc giả định có sẵn để phát triển, đầu tƣ hoặc kinh doanh. Định nghĩa khái quát nhất là: Vốn hay nguồn vốn là điều kiệnkhông thể thiếu để thành lập một tổ chức hay doanh nghiệp và tiến hành sản xuất, đầu tƣ và kinh doanh.Vốn là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng (vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ kỹ thuật), đóng vai trò đảm bảo hoạt động đƣợc thực hiện thuận lợi theo mục tiêu đề ra. b. Khái niệm về vốn, nguồn vốn và nguồn vốn đầu tƣ của tổ chức BHTG - Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, nguồn vốn đầu tƣ của công ty bảo hiểm bao gồm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2