Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang
lượt xem 7
download
Luận văn phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư vào của các DN vào KCN tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào KCN tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM BỘ --------------------------- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (font 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM (font 13) --------------------------- TRẦN THANH PHƯƠNG “HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN” (font 16) CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH“TÊN NGHIỆP VÀOLUẬN ĐỀ TÀI KHU CÔNG NGHIỆP VĂN” (font 20) TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ (font 20) LUẬN VĂN THẠC Chuyên ngành : .SỸ … .KINH (font 16) TẾ Mã số ngành:…. (font 16) CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015 TRẦN THANH PHƯƠNG CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15 tháng 08 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN Chủ tịch 2 TS. PHẠM THỊ HÀ Phản biện 1 3 TS. LÊ QUANG HÙNG Phản biện 2 4 PGS.TS. NGUYỄN THUẤN Ủy viên 5 TS. LẠI TIẾN DĨNH Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Thanh Phương Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 16/11/1987 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1341820050 I- Tên đề tài: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG II- Nhiệm vụ và nội dung: - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư vào của các DN vào KCN tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào KCN tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/07/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/07/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) TRẦN THANH PHƯƠNG
- ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, xin cảm ơn quí thầy cô Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo học viên trong suốt thời gian ba năm qua (2013 - 2015), đồng thời cùng gia đình đã tạo điều kiện giúp đở học viên hoàn thành chương trình Cao học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Dương, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tịnh giúp đở Tác giả để hoàn thành Luận Văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ban quản lý các KCN Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TRẦN THANH PHƯƠNG
- iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang” được tiến hành ở các KCN năm 2014. Nghiên cứu tập trung phân tích dánh giá thực trạng về môi trường hoạt động đầu tư kinh doanh của các DN trong KCN .Với cách tiếp cận: Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phân tích đánh giá thực trạng đầu tư của DN vào các KCN Tiền Giang từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư của DN vào KCN. Nguồn dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp thu thập của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, UBND các huyện và Ban quản lý các KCN Tiền Giang. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua soạn bảng câu hỏi nghiên cứu, điều tra. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng đầu tư của các DN vào KCN Tiền Giang đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút các DN trong và ngoài nước đầu tư vào KCN Tiền Giang trong thời gian tới như: Giải pháp quy hoạch KCN; Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng trong và hàng rào KCN; Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho KCN; Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Cải tiến hệ thống ngân hàng; Giải pháp về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng; Giải pháp ổn định và phát triển xã hội; Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các KCN và Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN.
- iv ABSTRACT Research topic "Solutions to attract investment by enterprises in Tien Giang Industrial Park" was conducted in the IZ 2014. The study focuses on analyzing evaluating the environmental situation of investment business activities of enterprises in IPs With the approach: Using qualitative research methods and quantitative analyzes in order to assess the status of business investment in Tien Giang Industrial Park then propose some measures to attract investments of businesses in the industrial park. Data Source: Secondary data collected by the Ministry of Planning and Investment and the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam, PPC, Department of Industry, Department of Planning and Investment, Department of Statistics, the DPC and Board Tien Giang Industrial Zone Management. Primary data: data collection through research questionnaires, surveys. Based on the analysis and assessment of the status of the company invested in Tien Giang Industrial Park theme proposed some measures to attract domestic and foreign enterprises to invest in Tien Giang Industrial Park in the near future, such as: Solutions provided IZ plan; Increasing investment in infrastructure construction in industrial zones and fences; Development planning input source for the IP; Solutions to improve the investment environment and business; Solution limit pollution and protect the environment; Improving the banking system; Capital solutions to build infrastructure; Solution stability and social development; Solutions to improve management efficiency and step up industrial parks build mass political system in the industrial zones.
- v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii ABSTRACT ..................................................................................................................... iv MỤC LỤC......................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP ................................................................................................................ 15 1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN................................................................................. 15 1.1.1 Khu công nghiệp .................................................................................................... 15 1.1.2 Doanh nghiệp KCN ............................................................................................... 15 1.1.3 Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. ............................................................... 15 1.1.4 Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố ................................................................... 15 1.2 Vai trò của KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ............... 16 1.2.1 Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế .................................... 16 1.2.2 Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội. ........................................................................................................ 16 1.2.3 Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất nước .............. 17 1.2.4 Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước ...................................................................................................... 17 1.2.5 Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền ................................................................................................... 18 1.2.6 KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. ..................................................... 18 1.2.7 Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước ................................................. 18
- vi 1.2.8. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về KCN.18 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các DN vào KCN ........................... 19 1.3.1 Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN ....................................................................... 19 1.3.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN đầy đủ. ..................................................................... 19 1.3.3 Vị trí, địa điểm thành lập KCN thuận lợi cho SXKD ............................................ 19 1.3.4 Hệ thống điện, viễn thông, nước sản xuất và xử lý nước thải tập trung ............... 20 1.3.5 Nguyên liệu đầu vào ổn định cho SXKD............................................................... 20 1.3.6 Lực lượng lao động có tay nghề dồi dào, giá nhân công hấp dẫn ........................ 20 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC DN VÀO CÁC KCN TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................................................. 21 2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động đầu tư và phát triển KCN Tiền Giang................ 21 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ...................................................................... 21 2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................... 22 2.1.3 Môi trường đầu tư kinh doanh ............................................................................... 23 2.1.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh ....................................... 24 2.2. Lịch sử hình thành và giới thiệu về KCN Tiền Giang ............................................. 26 2.2.1 Lịch sử hình thành KCN Tiền Giang ..................................................................... 26 2.3.Thực trạng thu hút đầu tư của các DN vào các KCN Tiền Giang ........................... 26 2.3.1 Mô tả đặc điểm của các DN trong các KCN theo số liệu điều tra ........................ 27 2.3.1.1 Sơ lược về cuộc điều tra ..................................................................................... 27 2.3.1.2 Loại hình doanh nghiệp ...................................................................................... 28 2.3.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................ 29 2.3.1.4 Vốn hoạt động của doanh nghiệp........................................................................ 30 2.3.1.5 Trình độ văn hoá và trình độ chuyện môn của người điều hành DN.................. 30 2.3.2. Phân tích thực trạng môi trường hoạt động đầu tư kinh doanh của các DN trong KCN Tiền Giang ............................................................................................................. 32 2.3.2.1 Về tình hình lao động và nhà ở công nhân ......................................................... 32 2.3.2.2 Về diện tích mặt bằng và giá cho thuê đất của các DN ...................................... 38 2.3.2.3 Về nguyên liệu đầu vào và mức độ cạnh tranh cho SXKD ................................ 41 2.3.2.4 Về hệ thống điện phục vụ cho SXKD ................................................................. 44 2.3.2.5 Về hệ thống cung cấp nước cho SXKD và xữ lý môi trường ở các KCN .......... 46
- vii 2.3.2.6 Về hệ thống bưu chính viễn thông ...................................................................... 48 2.3.2.7 Về hệ thống ngân hàng ....................................................................................... 49 2.3.2.8 Về hệ thống giao thông nội bộ, cây xanh và đảm bảo an ninh KCN.................. 51 2.3.2.9 Về hệ thống giao thông và hệ thống cảng của tỉnh ............................................. 53 2.3.2.10 Mức độ hài lòng của DN đối với các cơ quan hữu quan và các chính sách đầu tư vào KCN. ........................................................................................................................ 54 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG………………………………………………………...57 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển KCN Việt Nam, ĐBSCL và Tiền Giang đến năm 2020 ................................................................................................................................. 57 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển các KCN, KCX Việt Nam ........................... 57 3.1.1.1 Định hướng phát triển các KCN, KCX Việt Nam ............................................. 57 3.1.1. 2 Mục tiêu phát triển các KCN, KCX Việt Nam ................................................. 57 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển các KCN, KCX ở ĐBSCL ............................. 57 3.1.2.1 Định hướng phát triển các KCN, KCX ở ĐBSCL .............................................. 57 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển các KCN, KCX ở ĐBSCL ................................................... 58 3.1.3 Định hướng và mục tiêu phát triển các KCN Tiền Giang ..................................... 58 3.1.3.1 Định hướng phát triển các KCN Tiền Giang ...................................................... 59 3.1.3.2 Mục tiêu phát triển các KCN Tiền Giang ........................................................... 59 3.2 Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN Tiền Giang đến năm 2020 ................ 60 3.2.1 Giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước ................................................. 60 3.2.2 Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ................................................ 60 3.2.3 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài ........................................................... 63 3.2.4 Giải pháp về công tác quy hoạch KCN .................................................................. 64 3.2.5 Giải pháp liên kết hợp tác quy hoạch KCN gắn với liên kết vùng ........................ 64 3.2.6 Tăng cường đầu tư vốn kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. ............... 65 3.2.7 Quy hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN. .......................................... 67 3.2.8 Giải pháp bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiểm môi trường. ............................. 68 3.2.9 Cải tiến hệ thống ngân hàng................................................................................... 69 3.2.10 Giải pháp ổn định và phát triển xã hội. ................................................................ 69 3.2.11 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các KCN. .................................................. 72 3.2.11 Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chịnh trị đoàn thể trong KCN. ............................. 74
- viii 3.3 Một số kiến nghị ....................................................................................................... 75 3.3.1 Đối với Trung ương ............................................................................................... 75 3.3.2 Đối với địa phương ................................................................................................ 76 Kết luận. .......................................................................................................................... 77
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất CNH- HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Uỷ ban nhân dân DN : Doanh nghiệp HT : Hệ thống SWOT : Strengths, weaknesses, opportunities, threats IFE : Internal factor evaluation Matrix EFE : External factor evaluation Matrix HEPZA : Ban quản lý KCX, KCN TP Hồ Chí Minh XLNT : Xử lý nước thải KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ĐTM : Báo cáo tác động môi trường ANTT : An ninh trật tự PCCC : Phòng cháy chữa cháy TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NN : Nhà nước BQL : Ban quản lý CP : Cổ phần ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐK : Đăng ký FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài KTXH : Kinh tế xã hội SXCN : Sản xuất công nghiệp WTO : Tổ chức Thương mại thới giới
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2014 ............................................ 22 Bảng 2.2: Quy mô GDP và tỷ trọng các ngành giai đoạn 2010-2014 ............................ 22 Bảng 2.3: Chỉ số PCI tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2007-2013 .......................................... 23 Bảng 2.4:Dự án mới được cấp phép. .............................................................................. 25 Bảng 2.5: Bảng phỏng vấn ở các DN trong KCN........................................................... 28 Bảng 2.6: Cơ cấu loại hình DN vào KCN....................................................................... 28 Bảng 2.7: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................... 29 Bảng 2.8: Quy mô về vốn của các DN........................................................................... 30 Bảng 2.9:Trình độ văn hoá.............................................................................................. 30 Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn ................................................................................... 31 Bảng 2.11: Thời gian quản lý.......................................................................................... 31 Bảng 2.12: Số lần tham gia về tập huấn quản lý về điều hành DN ................................ 32 Bảng 2.13: Lực lượng lao động trong DN ..................................................................... 33 Bảng 2.14: Khả năng thuê đủ lao động của DN phân theo trình độ lao động ................ 33 Bảng 2.15: Khả năng hình thành các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học riêng cho KCN. .................................................................................................. 35 Bảng 2.16: Nguyên nhân doanh nghiệp không hưởng chính sách hỗ trợ ....................... 36 Bảng 2.17: Số DN có nhân công ở xa nhà thuê nhà trọ ................................................. 36 Bảng 2.18: Số DN xây dựng nhà trọ cho công nhân ở ................................................... 37 Bảng 2.19: Nguyên nhân DN không xây dựng nhà trọ cho công nhân ......................... 38 Bảng 2.20: Khả năng mở rộng mặt bằng với mặt bằng thuê .......................................... 39 Bảng 2.21: Giá cho thuê đất KCN. ................................................................................. 40 Bảng 2.22. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của DN .......................................................... 41 Bảng 2.23. Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào. ..................................................... 42 Bảng 2.24: Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực SXKD .................................................... 42 Bảng 2.25: Khả năng tăng doanh số trong tương lai và nguyên nhân làm giảm hay tăng doanh thu của DN. ......................................................................................................... 43 Bảng 2.26: Chất lượng điện phục vụ cho KCN .............................................................. 45 Bảng 2.27: Tổn thất do mất điện .................................................................................... 45 Bảng 2.28: Giá điện cho SXKD ..................................................................................... 46
- xi Bảng 2.29. Khả năng cung cấp nước cho KCN. ............................................................. 47 Bảng 2.30: Xữ lý nước thải. ............................................................................................ 47 Bảng 2.31: Mức độ kiểm tra cơ quan quản lý môi trường ............................................. 48 Bảng 2.32: Mức độ đánh giá các dịch vụ viễn thông..................................................... 49 Bảng 2.33: Mức độ đánh giá về giá cả dịch vụ viển thông............................................ 49 Bảng 2.34: Thời gian giải ngân của ngân hàng .............................................................. 50 Bảng 2.35: Khả năng vay đối với loại hình doanh nghiệp.............................................. 51 Bảng 2.36: Đường giao thông nội bộ KCN .................................................................. 52 Bảng 2.37: Hệ thống cây xanh KCN ............................................................................ 52 Bảng 2.38: Mức độ đảm bảo an ninh trong KCN ......................................................... 53 Bảng 2.39: Hệ thống đường giao thông của tỉnh ........................................................... 53 Bảng 2.40: Hệ thống cảng của tỉnh ................................................................................ 54 Bảng 2.41: Đánh giá hiệu quả làm việc của cơ quan Nhà nước .................................... 54 Bảng 2.42: Mức độ hài lòng của chính sách thu hút đầu tư .......................................... 55
- 12 PHẦN MỞ ĐẦU • Sự cần thiết của đề tài Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã chuyển biến sâu sắc và tích cực với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đi đôi với quá trình xây dựng và phát triển các KCN trong cả nước. Chủ trương phát triển các KCN đã được Đảng ta khẳng định tại Văn kiện Đại hội Đảng lần IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 trong đó đã chỉ rõ: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Đây là tiền đề vững chắc để xây dựng và phát triển các KCN góp phần thực hiện chiến lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước và là một phương thức rất quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ vận dụng đúng quan điểm này mà nhiều địa phương trong cả nước chủ động xây dựng các KCN thực sự có sức thu hút nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Các KCN, KCX nước ta đang ngày càng chứng tỏ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế, công nghiệp, là động lực quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, góp phần vào công cuộc CNH, HÐH tại các địa phương, nhất là những nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Tiền Giang là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là cửa ngõ của các tỉnh Miền Tây về TP HCM. Với các điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, giao thông thuỷ bộ và nguồn nhân lực dồi dào. Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất hàng hoá, tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Để đón nhận hội nhập và thực hiện mục tiêu CNH, HĐH phù hợp với xu thế chung của cả nước thì Tiền Giang cần phải quy hoạch xây dựng các KCN tập trung đủ sức mạnh cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX đã có những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương và cả nước đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thương mại gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, biên giới
- 13 và đất liền, mặc dù tỷ lệ lấp đầy các KCN chưa cao nhưng các KCN đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 07 KCN với tổng diện tích 2.083,47ha, trong đó có 03 KCN đã được cấp quyết định thành lập và đi vào hoạt động với diện tích 816,47 ha, chiếm 39,18% diện tích quy hoạch KCN (KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang , có 1 KCN đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án KCN này tại Quyết định số 01/QĐ-BQL ngày 08/01/2014. Tuy nhiên, cho đến nay Tiền Giang chỉ lấp đầy KCN Mỹ Tho, còn các KCN khác chỉ lấp đầy khoảng 40%-90% diện tích. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư kinh doanh của các DN trong KCN Tiền Giang nhằm đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư vào KCN. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN tỉnh Tiền Giang” là cần thiết, nhằm đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư vào KCN trong thời gian tới. • Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung Đề tài phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động đầu tư, kết quả hoạt động SXKD, mức độ thoả mãn của doanh nghiệp khi đã đầu tư vào KCN. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động đầu tư vào KCN Việt Nam và Tiền Giang. Đánh giá thực trạng môi trường hoạt động đầu tư kinh doanh của các DN trong KCN Tiền Giang. Đánh giá mức độ thoả mãn của doanh nghiệp đối với các chính sách của tỉnh khi đã đầu tư vào các KCN. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động đầu tư đề xuất một số giải pháp thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào KCN trong thời gian tới. • Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài: - Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động đầu tư của các DN vào các KCN.Từ đó đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư của DN vào KCN.
- 14 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu của đề tài này được dựa trên nhiều nguồn: - Dữ liệu thứ cấp + Thu thập các báo cáo hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, UBND các huyện và Ban quản lý các KCN Tiền Giang về tình hình đầu tư, tình hình quy hoạch cũng như kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. + Thu thập thông qua số liệu Niên giám Thống kê của Việt Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tiền Giang. Các tài liệu, văn bản có liên quan đến các chính sách của Chính phủ và địa phương về KCN. - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua soạn bảng câu hỏi nghiên cứu, điều tra, kiểm tra chỉnh lý dữ liệu đã thu thập, mã hóa số liệu - nhập số liệu, phân tích số liệu. Các doanh nghiệp đã đi vào SXKD trong các KCN được tác giả phỏng vấn 100% DN nhưng số lượng bảng phỏng vấn điều tra thu về 40 mẩu. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DN đầu tư vào các KCN tại Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài phân tích tình hình đầu tư của các DN vào các KCN tại tỉnh Tiền Giang. - Đề tài không đi sâu phân tích từng hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp mà chỉ lấy số liệu thứ cấp từ các sở, ban ngành để phân tích. - Thời gian, nội dung đánh giá hoạt động của các DN trong KCN chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2014. - Số liệu điều tra phỏng vấn tháng 12-2014. Cấu trúc của đề tài Đề tài được chia thành 3 phần chính và phần phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư. Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư của các DN vào các KCN Tiền Giang. Chương 3: Các giải pháp thu hút đầu tư của DN vào các KCN Tiền Giang
- 15 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP. 1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN 1.1.1 Khu công nghiệp 1.1.1.1 Định nghĩa Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. 1.1.1.2 Đặc điểm - KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân cư sinh sống. - KCN được thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. - KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động. - Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền cho thuê đất, phí điều hành KCN. - Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.2 Doanh nghiệp KCN Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, bao gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. 1.1.3 Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Là DN được thành lập có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Đối với DN kinh doanh hạ tầng CCN thì do UBND tỉnh, thành phố quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ [. 1.1.4 Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố
- 16 Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN, hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và được sử dụng con dấu Quốc huy. 1.2 Vai trò của KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 1.2.1 Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN, KCX (gọi chung KCN) là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước. Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ rất khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN. Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp CNH, HĐH là vốn. Trong những năm qua phát triển KCN đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư. Tác dụng huy động vốn của KCN được thể hiện ở hai mặt: - Trước hết là KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong 7 tháng đầu năm 2014, các KCN đã thu hút được 171 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 20.043 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 61 dự án với tổng vốn tăng thêm 6.622 tỷ đồng. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 26.665 tỷ đồng, tăng 16% số lượt dự án và tăng 52% về tổng vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2013, bằng 83% so với dự kiến kế hoạch 2014.Tính lũy kế đến hết tháng 7/2014, các KCN cả nước đã thu hút được 5.262 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 512.028 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 255.124 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng vốn đăng ký. - Thứ hai, KCN huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài: Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. KCN là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 7 tháng đầu năm 2014, các KCN của cả nước đã thu hút được 289 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3.800 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 221 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 1.859 triệu USD. Tính chung, tổng số
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng)
109 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Eximbank chi nhánh Quảng Nam
99 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
111 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược cạnh tranh hệ thống bán lẻ của Siêu thị Metro Đà Nẵng
125 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng
106 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao tại Tổng công ty Sông Thu
126 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Logigear - Chi nhánh Việt Nam
109 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách truyền thông cổ động cho Festival làng nghề truyền thống Huế
117 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
119 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn