Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai
lượt xem 6
download
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai" với mục tiêu xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH CHÂU PHI PHỤNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8340101 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH CHÂU PHI PHỤNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM KHU VỰC TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ ÁNH TUYẾT Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai” là bài nghiên cứu của chính tôi thực hiện. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này. Cuối cùng Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã luôn tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập. ii
- TÓM TẮT Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai” luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai; Kiểm định sự khác biệt về nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai; Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị giúp Ban giám đốc BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai tham khảo đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức giữa các nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng đến HVCSTT gồm 07 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng như sau: (1) Sự ủng hộ của quản lý cấp cao; (2) Làm việc nhóm; (3) Sự gắn kết; (4) Giao tiếp với đồng nghiệp; (5) Hệ thống khen thưởng; (6) Niềm tin và (7) Công nghệ thông tin. Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có thể giải thích được 52,4% sự biến thiên về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai, một tỷ lệ tương đối cao cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thực tế là khá tốt. Các kiểm định hồi quy là đảm bảo. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức; Hành vi chia sẻ tri thức; Chia sẻ tri thức; Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam; Khu vực tỉnh Đồng Nai. iii
- ABSTRACT With the topic “Factors affecting knowledge sharing behavior of employees at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam in Dong Nai province” the thesis has identified the factors affecting the sharing behavior of employees. knowledge sharing of employees at BIDV in Dong Nai province; Measuring the influence of factors on knowledge sharing behavior of employees at BIDV in Dong Nai province; Testing the difference in demographics affecting knowledge sharing behavior of employees at BIDV in Dong Nai province; Based on the research results, the author proposes managerial implications to help BIDV's Board of Directors in Dong Nai province refer to promoting knowledge sharing among employees to improve working efficiency. The results of the study show that the factors affecting the academic performance include 07 factors arranged in order of influence level as follows: (1) The support of senior management; (2) Team work; (3) Cohesion; (4) Communicating with colleagues; (5) Reward system; (6) Trust and (7) Information Technology. The results of the regression analysis have shown that the factors in the research model can explain 52.4% of the variation in knowledge sharing behavior of employees at BIDV in Dong Nai province, a billion Relatively high ratio indicates that the fit of the theoretical model with the actual data is quite good. Regression tests are warranted. Keywords: Factors affecting knowledge sharing behavior; Knowledge sharing behavior; Knowledge sharing; Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; Dong Nai province area. iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CBNV : Cán bộ nhân viên CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp KV : Khu vực NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHVN : Ngân hàng Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................. 4 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 6 2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 6 2.1.1 Tri thức và thông tin ................................................................................... 6 2.1.2 Quản lý tri thức........................................................................................... 7 2.1.3 Chia sẻ tri thức ........................................................................................... 8 2.1.3.1 Khái niệm chia sẻ tri thức........................................................................ 8 2.1.3.2 Tầm quan trọng của chia sẻ tri thức ........................................................ 9 2.2 Các lý thuyết liên quan đến hành vi chia sẻ tri thức ....................................... 10 vi
- 2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội .......................................................................... 10 2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội ....................................................................... 11 2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan .............................................................. 12 2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 12 2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 15 2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 16 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................... 17 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 25 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 25 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 25 3.2 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 25 3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính ................................................................. 25 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 26 3.2.3 Mã hoá thang đo ....................................................................................... 27 3.3 Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 28 3.3.1 Cỡ mẫu ..................................................................................................... 28 3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha ............ 29 3.3.3 Phương pháp nhân tố EFA ....................................................................... 29 3.3.4 Phân tích tương quan ................................................................................ 31 3.3.5 Phương pháp phân tích hồi quy ................................................................ 31 3.3.6 Phương pháp kiểm định Anova ................................................................ 32 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33 4.1 Thực trạng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai......................................................................................................................... 33 4.1.1 Thực trạng về niềm tin ............................................................................. 33 4.1.2 Thực trạng về làm việc nhóm ................................................................... 33 4.1.3 Thực trạng về hệ thống công nghệ thông tin ............................................ 34 4.1.4 Thực trạng về hệ thống khen thưởng........................................................ 35 4.1.5 Thực trạng về sự quan tâm của quản lý cấp cao....................................... 35 4.1.6 Thực trạng về giao tiếp với đồng nghiệp.................................................. 36 vii
- 4.1.7 Thực trạng về sự gắn kết ................................................................................. 36 4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................... 37 4.3 Kiểm định CA ................................................................................................. 39 4.3.1 Kiểm định yếu tố độc lập ......................................................................... 39 4.3.2 Kiểm định yếu tố phụ thuộc ..................................................................... 40 4.3.3 Phân tích EFA .......................................................................................... 41 4.3.3.1. EFA của yếu tố độc lập ........................................................................ 41 4.3.3.2 EFA của yếu tố phụ thuộc ..................................................................... 42 4.3.4 Phân tích hồi quy ...................................................................................... 42 4.3.4.1 Phân tích tương quan qua Pearson ........................................................ 42 4.3.4.2 Phân tích hồi quy ................................................................................... 43 4.3.5 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ...................................................... 45 4.4. Kiểm định sự khác biệt theo biến nhân khẩu học .......................................... 47 4.4.1. Theo giới tính .......................................................................................... 47 4.4.2 Theo độ tuổi.............................................................................................. 48 4.4.3 Theo kinh nghiệm làm việc ...................................................................... 48 4.4.4 Theo thu nhập ........................................................................................... 49 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 49 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 54 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................... 54 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 54 5.2 Hàm ý quản trị ................................................................................................ 55 5.2.1 Yếu tố niềm tin ......................................................................................... 55 5.2.2 Yếu tố sự quan tâm của quản lý cấp cao .................................................. 56 5.2.3 Yếu tố sự gắn kết ...................................................................................... 58 5.2.4 Yếu tố hệ thống khen thưởng ................................................................... 59 5.2.5 Yếu tố hệ thống công nghệ thông tin ....................................................... 60 5.2.6 Yếu tố làm việc nhóm .............................................................................. 61 5.2.7 Yếu tố giao tiếp với đồng nghiệp ............................................................. 63 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và gợi mở hướng tiếp theo ...................................... 64 viii
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu liên quan ................................................. 17 Bảng 3.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức.................. 27 Bảng 4.1 Ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, lãnh đạo BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai được ghi nhân qua các năm 2020 – 2022 ............................................................... 33 Bảng 4.2 Số lượng họp nhóm định kỳ và hoàn thành mục tiêu nhóm của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai qua các năm 2020 – 2022 ........................................................ 33 Bảng 4.3 Số lần nâng cấp phần mềm, mạng nội bộ, đào tạo CNTT của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai các năm 2020-2022 ................................................................. 34 Bảng 4.4 Số lần khen thưởng về chia sẻ tri thức của nhân viên của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai các năm 2020-2022 ........................................................................ 35 Bảng 4.5 Số lần hỗ trợ của quản lý cấp cao đối với nhân viên BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai các năm 2020-2022................................................................................ 35 Bảng 4.6 Xung đột giữa đồng nghiệp trong BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai qua các năm 2020 – 2022 .................................................................................................... 36 Bảng 4.7 Hoạt động thể thao, du lịch được tổ chức tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai qua các năm 2020 – 2022 ....................................................................................... 37 Bảng 4.8 Yếu tố độc lập trong mô hình nghiên cứu .............................................. 39 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định CA biến phụ thuộc .................................................. 40 Bảng 4.10: EFA của yếu tố độc lập........................................................................ 41 Bảng 4.11 EFA của yếu tố phụ thuộc .................................................................... 42 Bảng 4.12 Kiểm định Pearson’s giữa yếu tố độc lập và phụ thuộc ....................... 43 Bảng 4.13 Hệ số R2 hiệu chỉnh .............................................................................. 44 Bảng 4.14. Kiểm định ANOVA ............................................................................. 44 Bảng 4.15: Hồi quy đa biến.................................................................................... 45 Bảng 4.16: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 47 Bảng 4.17: Sự khác biệt về giới tính ...................................................................... 47 Bảng 4.18 Sự khác biệt về độ tuổi ......................................................................... 48 Bảng 4.19: Sự khác biệt theo kinh nghiệm làm việc.............................................. 48 Bảng 4.20: Sự khác biệt theo thu nhập .................................................................. 49 Bảng 4.21: Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 50 x
- Bảng 5.1 Yếu tố niềm tin ....................................................................................... 55 Bảng 5.2 Yếu tố sự quan tâm của quản lý cấp cao ................................................ 56 Bảng 5.3 Yếu tố sự gắn kết .................................................................................... 58 Bảng 5.4 Yếu tố hệ thống khen thưởng ................................................................. 59 Bảng 5.5 Yếu tố hệ thống công nghệ thông tin ...................................................... 60 Bảng 5.6 Yếu tố làm việc nhóm ............................................................................. 62 Bảng 5.7 Yếu tố giao tiếp với đồng nghiệp............................................................ 63 xi
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 19 Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu luận văn ................................................ 25 Sơ đồ 4.1 Giới tính của người khảo sát .................................................................. 37 Sơ đồ 4.2 Độ tuổi của người khảo sát .................................................................... 37 Sơ đồ 4.3 Kinh nghiệm làm việc của người khảo sát............................................. 38 Sơ đồ 4.4 Thu nhập của người khảo sát ................................................................. 38 Sơ đồ 4.5 Histogram............................................................................................... 45 Sơ đồ 4.6: P-P plot ................................................................................................. 46 Sơ đồ 4.7: Phân tán của dữ liệu .............................................................................. 46 xii
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Với việc nhân viên sẵn sàng chia sẻ tri thức với nhau trong DN được xem là một lợi thế, một sự đổi mới giúp cho DN gia tăng được sự cạnh tranh của DN. Thông qua việc chia sẻ tri thức sẽ giúp cho nhân viên và các bộ phận, các đội, các nhóm với nhau trong DN làm việc hiệu quả hơn và năng suất làm việc tăng cao. Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng, quá trình chia sẻ tri thức đạt hiệu quả tốt dẫn tới việc hầu hết các hoạt động SXKD đều phát triển theo, điều này thể hiện thông qua mức doanh số bán hàng, giá thành sản phẩm được giảm, năng suất làm việc của người lao động cũng được cải thiện hơn. BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai hiện nay gồm 4 chi nhánh đó là: Đồng Nai, Nam Đồng Nai, Đông Đồng Nai và Biên Hòa. Mọi hoạt động của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đều tuân thủ theo quy định của chung của BIDV và NHNN. Thời gian qua, BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đang dần hình thành nên giá trị riêng của mình phải kể tới như: Chiếm được niềm tin từ phía khách hàng, không ngừng đổi mới chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực và trách nhiệm đối với tài sản của khách hàng, mục tiêu nhằm trở thành ngân hàng có mức bán lẻ nhiều nhất trong nước cũng như khu vực. Muốn đạt được mong muốn như trên thì trước hết BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai cần tích cực đẩy mạnh mọi hoạt động, không ngừng nâng cao năng lực cho CBNV để phục vụ khách hàng tốt hơn, nhân viên hỗ trợ lẫn nhau giúp làm tốt nhiệm vụ được giao, thay đổi cách thức làm việc đơn lẻ và chuyển sang làm việc nhóm nhằm tăng năng suất cũng như hiệu quả công việc được nâng cao. Chính vì thế mà việc chia sẻ tri thức mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình thực hiện mục tiêu phát triển BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Trong những năm vừa qua, mặc dù BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đã có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ cho CBNV, nhưng các khóa học đào tạo vẫn chưa được tổ chức thường xuyên, cần xây dựng thêm những buổi hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa mọi người với nhau, tạo môi trường cho các nhân viên mới và nhân viên yếu kém có thể học hỏi từ người có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng giỏi. Có thể thấy, việc trao đổi tri thức giữa CBNV trong 1
- BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đã được thực hiện nhưng quá trình làm việc nhóm vẫn chưa triển khai tốt, phía ngân hàng chưa đưa ra các quy định hay yêu cầu cụ thể và bắt buộc nào, hầu hết các nhân viên sẽ tự học hỏi lẫn nhau trên tinh thần tự phát. Yếu tố công việc cũng như môi trường làm việc của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai luôn đòi hỏi mọi người cần phối hợp tốt với nhau mới có thể đạt được hiệu quả cao, từ đó cho thấy việc chia sẻ tri thức là hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp chất lượng công việc được tốt hơn. Bên cạnh mặt hạn chế kể trên, thì việc chia sẻ kiến thức giữa nhân viên giỏi với đồng nghiệp vẫn chưa được phổ biến. Hầu hết những nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm và tay nghề cao vẫn chưa được khuyến khích nhiều trong việc chia sẻ cho đồng nghiệp xung quanh. Có thể thấy, thời gian gần đây có nhiều nhân viên giỏi đã xin nghỉ việc và mang theo cả những kinh nghiệm làm việc hiệu quả, điều này khiến năng suất làm việc tại một số bộ phận trong BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng này tiếp diễn, lãnh đạo BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai cần biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, từ đó có chính sách cụ thể cũng như triển khai thường xuyên hơn nữa việc chia sẻ tri thức giữa các nhân viên của ngân hàng. Để tri thức của mỗi nhân viên trở thành tài sản tri thức của ngân hàng, để mọi nhân viên có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung, đòi hỏi phải có một cơ chế về qui trình lưu giữ, chia sẻ và phát triển tri thức tại ngân hàng một cách thông suốt và đồng bộ. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của tác giả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên trong tương lai. 2
- 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Luận văn cần giải quyết được 3 mục tiêu cụ thể sau: (i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai; (ii) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai; (iii) Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị giúp Ban giám đốc BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai tham khảo đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức giữa các nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: (i) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai? (ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai? (iii) Hàm ý quản trị nào giúp Ban giám đốc BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai. Đối tượng khảo sát: nhân viên hiện đang làm việc tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai. Không gian nghiên cứu: tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai, cụ thể tại 4 Chi nhánh: Đồng Nai, Nam Đồng Nai, Đông Đồng Nai và Biên Hòa. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tháng 06/2022-12/2022. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Năm 2020-2022. 3
- 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên và hiệu chỉnh các thang đo của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Tác giả nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, đồng thời dùng kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia về lĩnh vực NH để hiệu chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Kết quả nghiên cứu định tính làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, thu thập thông tin để thực hiện nghiên cứu định lượng. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai. Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 23.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F và Sig. Tiếp theo, thực hiện kiểm định T-Test và ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai giữa các nhóm nhân viên. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này sẽ bổ sung vào hệ thống thang đo hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức, thông qua việc xây dựng một mô hình nghiên cứu giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai nói riêng và hệ thống NHVN nói chung. Kết quả có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên áp dụng cho một NH cụ thể hoặc mở rộng kiểm định tại các NH khác nhau trên cả nước. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng các yếu tố này đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên của BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số hàm ý quản trị giúp cho các nhà quản lý của 4
- BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai tham khảo đẩy mạnh việc chia sẻ tri viên thức giữa các nhân viên trong nội bộ BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai để tăng hiệu quả làm việc. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 5 chương có nội dung như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này tác giả nêu lý do tác giả thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể cho luận văn, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và cuối cùng kết cấu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này tác giả trình bày khái niệm, lý thuyết nền liên quan tới hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên, đồng thời lược khảo nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này tác giả trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu luận văn, các bước nghiên cứu định tính, định lượng và phương pháp xử lý dữ liệu cho nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV khu vực tỉnh Đồng Nai thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Chương này tác giả đưa ra kết luận, hàm ý quản trị cho nghiên cứu và đưa ra những hạn chế của nghiên cứu, đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho các tác giả nghiên cứu về sau. 5
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Tri thức và thông tin Theo Davenport và Prusak (1998) định nghĩa tri thức là một tập hợp bao “ gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin, và sự hiểu biết thông thái mà có thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông tin mới. Tri thức được tạo ra và ứng dụng trong đầu óc của những người có nó. Trong một tổ chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quy trình, thông lệ và nguyên tắc của tổ chức đó. Tri thức được đúc kết từ thực tế, tri thức là tầm hiểu biết và kiến thức của con người. Những dữ liệu thô được con người đúc kết và trở thành tri thức và tri thức sử dụng cụ thể cho một mục đích nào đó nhằm tạo ra giá trị cho con người. Định nghĩa tri thức của Von Krogh, G., Ichijo, K. and Nonaka, I (2000) có phạm vi rộng hơn và được cho là một quá trình thường xuyên của con người trong việc biện minh cho niềm tin cá nhân đối với chân lý. Theo các tác giả này thì thông tin là một dòng chảy các thông điệp, và tri thức được tạo ra khi dòng chảy các thông điệp này tương tác với niềm tin và sự cam kết của chủ nhân những thông điệp trên. Thông tin chính là những thông báo, giải thích, hay trao đổi về một đối tượng cụ thể nào đó mà được thể hiện qua các tín hiệu nhận được dưới hình thức chữ số, chữ viết hay âm thanh…nhằm cung cấp thông tin một cách cụ thể về sự hiểu biết cho người nhận tin. Ngoài ra, thông tin còn phản ánh tất cả các ý tưởng, sự kiện cũng như sự việc, vấn đề phán đoán làm gia tăng them sự hiểu biết cho người nhận tin trong quá trình giao tiếp với nhau hoặc có thể thông qua các phương tiện truyền thông, từ các nguồn dữ liệu quan sát được trong môi trường xung quanh. Khái niệm về thông tin chính là việc xem xét, đánh giá tới các sự vật và hiện tượng có ở xung quanh chúng ta. Ví dụ cụ thể như: Những thông tin liên quan tới thời tiết, thời sự, giá cả,… Hầu hết những thông tin này có được nhờ vào việc học hỏi, rèn luyện, trao đổi, cảm nhận,… Mọi thông tin sẽ được lưu giữ bằng hình thức 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 312 | 61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 175 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn