Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: Lý giải những vấn đề về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; lượng hóa những tác động của cấu trúc sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu ban quản trị và sở hữu tư nhân đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; định lượng mức độ ảnh hưởng về các yếu tố nắm giữ tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, ban quản trị, tư nhân sẽ làm thay đổi hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như thế nào.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ XUÂN MAI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ XUÂN MAI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TẤN PHƯỚC (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ..........................................................................Giới tính: ......................... Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................Nơi sinh: ......................... Chuyên ngành: .............................................................................MSHV: ........................... I- Tên đề tài: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. II- Nhiệm vụ và nội dung: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài) IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ....................................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) ................................................. ................................................................................................................................................. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của của các cong ty trên sàn chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Thị Xuân Mai
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi muốn cảm ơn đến Ba Mẹ là những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng để tôi có được ngày hôm nay, đã luôn quan tâm, khích lệ, động viên và luôn bên cạnh để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Và đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu nhất đến người hướng dẫn của tôi : TS. Lê Tấn Phước đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Viện đào tạo Sau Đại Học trường Đại học HUTECH đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt tri thức và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2017 Nguyễn Thị Xuân Mai
- iii TÓM TẮT Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” được thực hiện để nghiên cứu những sự tác động đến yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu hội đồng quản trị (HĐQT), sở hữu tư nhân (Private) để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, bằng cách thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2009 – 2015. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ với mức độ tập trung sở hữu cao, cổ đông nhà nước chiếm đa số, nên việc tái cấu trúc đang là một trong những chiến lược phát triển quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ việc tái cơ cấu thì vấn đề cấu trúc sở hữu các doanh nghiệp sẽ là cấp thiết cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của thị trường, một trong những vấn đề được quan tâm là cấu trúc sở hữu tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không có mối liên hệ nào giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cấu trúc sở hữu ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra một vài kiến nghị để góp phần xác định cấu trúc sở hữu nào là tối ưu cho từng nhóm ngành, và từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô đến việc khuyến khích hay hạn chế các chủ thể khác nhau tham gia vốn đầu tư, và cuối cùng là xác định mức cấu trúc sở hữu hiện tại ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó thay đổi cấu trúc như thế nào để gia tăng hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
- iv ABSTRACT The thesis with the topic of “The factors that affect the performance of the business to the efficiency operation of enterprises listed on Vietnam Stock Exchange” to do for the purpose of investigating the impact factors to the enterprise operation efficiency such as State ownership, foreign ownership, Board of Management ownership, private ownership to verify the relationship between ownership concentration and the efficiency of company operation by collecting the data from the enterprises listed on HCMC Stock Exchange (HOSE) and HN Stock Exchange (HNX) from 2009 to 2015. Most of Vietnam small and medium enterprises have mainly ownership concentration and state-owned shareholder is majority so restructuring is one of important development strategies for Vietnam economy. Starting from the restructuring, the ownership structure of enterprises will be urgently needed to be studied in the current stage. Along with the market development, one of the issues to be considered is the ownership structure affecting the enterprise operation effectiveness. Many researchers argue that there is no relation between ownership structure and enterprise operation effectiveness, while the result of recent studies show that the ownership structure influences negatively and positively the enterprise operation effectiveness. Through studying the thesis, some recommendations have been made to determine which ownership structure is optimal for each sector and thereby influence macroeconomic, microeconomic, encouraging or restricting different entities to invest in capital and finally determining the current level of ownership structure that affects the enterprise operation and hence how to change the structure to improve enterprise operation efficiency listed in Vietnam.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... x CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ........................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.5.1 Mô hình sử dụng dữ liệu bảng ....................................................................... 4 1.5.2 Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS) ................................................ 4 1.5.3 Mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Method (FEM)................................ 4 1.5.4 Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effec Method (REM) ...................... 5 1.5.5 Mô hình GMM ............................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 6 1.7. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ................................................................................... 8 2.1. Tổng quan về cấu trúc sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp............................. 8 2.1.2. Khái quát về hoạt động của doanh nghiệp ...................................................... 8 2.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp ....................................................................... 8 2.1.2.2. Các hình thức doanh nghiệp ...................................................................... 9 2.1.2.3. Hoạt động của doanh nghiệp.................................................................... 11 2.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................................ 11
- vi 2.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 11 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................ 12 2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......... 15 2.3.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp ............................................................. 15 2.3.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 15 2.3.1.2. Các hình thức sở hữu ............................................................................... 16 2.3.1.3. Cấu trúc sở hữu tối ưu .............................................................................. 17 2.3.2. Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......... 18 2.3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...... 18 2.3.2.2. Tác động tích cực ..................................................................................... 22 2.3.2.3. Tác động tiêu cực ..................................................................................... 23 2.4. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................ 24 2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về sở hữu nhà nước ........................................ 24 2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động sở hữu nước ngoài đến doanh nghiệp ........................................................................................................... 27 2.4.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng cấu trúc sở hữu Hội đồng quản trị ................................................................................................ 29 2.4.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................ 32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 38 3.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 38 3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 38 3.2.1 Quy mô doanh nghiệp (Size) ....................................................................... 38 3.2.2 Tỷ lệ nợ (DA) ............................................................................................... 39 3.2.3 Tăng trưởng (GRO) ..................................................................................... 40 3.2.4 Sở hữu nhà nước .......................................................................................... 40 3.2.5 Sở hữu nước ngoài ....................................................................................... 41 3.2.6 Quyền sở hữu và cấu trúc ban quản trị ........................................................ 42 3.2.7 Sở hữu tư nhân ............................................................................................. 43 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 43
- vii 3.4 Mô tả dữ liệu ......................................................................................................... 45 3.5 Trình tự xử lý dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 46 3.5.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu ............................................................ 46 3.5.2 Quy trình lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................ 46 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................... 48 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến ....................................................................... 46 4.3. Tác động tuyến tính của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu hội đồng quản trị, sở hữu tư nhân ..................................................................................... 47 4.3.1. Tác động sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ............... 49 4.3.2. Tác động sở hữu nước ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động .................... 51 4.3.3. Tác động sở hữu Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp . 51 4.3.4. Tác động sở hữu tư nhân đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.................. 52 4.3.5. Kiểm định phần dư ........................................................................................ 54 4.3.6. Kiểm định WALD ......................................................................................... 56 4.3.7. Kiểm định Hausman...................................................................................... 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 61 5.1. Kết Luận .............................................................................................................. 61 5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 63 5.2.1. Lập kế hoạch thoái vốn Nhà nước ................................................................ 63 5.2.2. Cho phép tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài ........................................................ 64 5.2.3. Các biện pháp nhằm hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán ......... 64 5.2.4. Cho phép phát hành các loại cổ phiếu dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài65 5.2.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp ................ 67 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu mới.......................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 69 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình OLS .............................. 54 Hình 2: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình FEM ............................. 55 Hình 3: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình REM ............................. 55 Hình 4: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình GMM ........................... 56
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm lượt kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước ......................... 34 Bảng 3.1 Các biến số trong mô hình nghiên cứu của tác giả .................................... 44 Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề ...................................... 45 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ............................................................................ 43 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................. 46 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của 4 mô hình .................................................................. 48 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy 4 mô hình với ROE ......................................................... 49 Bảng 4.5 Kiểm định Wald cho mô hình FEM với biến ROA ................................... 56 Bảng 4.6 Kiểm định Wald cho mô hình FEM với biến ROE ................................... 57 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy với mô hình FEM với ROA, ROE .................................. 58 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy với mô hình REM với ROE ............................................ 59
- x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HOSE : Sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh HNX : Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội TTCK: Thị trường chứng khoán HĐQT : Hội đồng quản trị BKS : Ban kiểm soát OLS : Phương pháp bình phương bé nhất Tobin Q : Tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình ROA : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROE : Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROS : Lợi nhuận trên doanh thu FEM : Phương pháp ảnh hưởng cố định REM : Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên GMM : General Method Moments là phương pháp hồi quy STATE : Sở hữu cổ đông nhà nước FOREIGN : Sở hữu cổ đông nước ngoài DIRECTOR : Sở hữu hội đồng quản trị CONTROL : Sở hữu ban kiểm soát FRIVATE : Sở hữu tư nhân
- 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU Chương một sẽ giới thiệu về vấn đề và lý do cần nghiên cứu, đưa ra câu hỏi nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nêu lên ý nghĩa nghiên cứu và cuối cùng là nêu rõ kết cấu của luận văn. 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Từ năm 1932, nhiều học giả đã bắt đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phần lớn nghiên cứu này được thực hiện ở các nước phát triển, nơi có thị trường tài chính lâu đời và được coi là thị trường hiệu quả. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu ra đời từ rất sớm và có sức ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó tại các quốc gia đang phát triển, các nhà kinh tế đang ngày một quan tâm đến vấn đề này, do ảnh hưởng của nó không chỉ tác động đến từng doanh nghiệp mà còn tác động đến ngành cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia. Một trong những vấn đề đang được quan tâm từ nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhà đầu tư luôn quan tâm đến cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến những quyết định của doanh nghiệp và tác động đến hiệu quả hoạt động cũng như giá trị doanh nghiệp. Một trong những vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp là việc thoái hóa vốn của sở hữu nhà nước và sự tham gia nhiều hơn của các cổ đông khác như cổ đông nước ngoài,…Bên cạnh đó, có nhiều bài nghiên cứu cho kết quả ít nhất quán với nhau, thậm chí có ý kiến cho rằng hiệu quả hoạt động của công ty chủ yếu ở kinh nghiệm điều hành chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu hay một thành phần nào khác. Vì vậy vấn đề tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần nghiên cứu định lượng để chứng minh cho vấn đề trên.
- 2 Liệu có tồn tại mối tương quan giữa mức độ sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như các mô hình trên thế giới nghiên cứu hay không ? Cấu trúc sở hữu có góp phần giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không ? Một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nên chú trọng xây dựng một cấu trúc sở hữu như thế nào là hợp lý ? Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và hội nhập như hiện nay, nhằm đưa ra các luận cứ khoa học cho việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu lại cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em xin đi sâu nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), các câu hỏi cần nghiên cứu được đặt ra như sau: 1. Có hay không mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp? 2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ như thế nào đến mức độ tập trung của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu ban quản trị và sở hữu tư nhân? 3. Một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động nên chú trọng xây dựng cấu trúc sở hữu như thế nào cho hợp lý? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Lý giải những vấn đề về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- 3 - Lượng hóa những tác động của cấu trúc sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu ban quản trị và sở hữu tư nhân đến hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp. - Định lượng mức độ ảnh hưởng về các yếu tố nắm giữ tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, ban quản trị, tư nhân sẽ làm thay đổi hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như thế nào. - Khuyến nghị các giải pháp nhằm tái cấu trúc sở hữu để gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2009 – 2015. Các công ty niêm yết trên sàn HOSE hầu hết là những công ty cổ phần có quy mô lớn, có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên theo giá trị sổ sách, hoạt động theo chuẩn mực hơn. Việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn HOSE đầy đủ, thường xuyên hơn so với các công ty niêm yết trên sàn HNX. Dựa vào lý thuyết trong quản trị doanh nghiệp và sử dụng các biến phản ánh hiệu quả tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là sử dụng chỉ số Q-Tobin để phản ánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên phương diện sổ sách như ROA, ROE. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là về cấu trúc sở hữu tác động đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể là sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu thành viên HĐQT, sở hữu BKS và sở hữu tư nhân. Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập từ dữ liệu thứ cấp, cụ thể từ báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên hai sàn HOSE, HNX từ năm 2009 – 2015.
- 4 Số liệu báo cáo tài chính được thu thập và các trang web: http://www.hsx.vn; http://www.hnx.vn; http://www.cophieu68.vn/; http://cafef.vn/; http://www.vietstock.vn 1.5 Mô hình nghiên cứu 1.5.1 Mô hình sử dụng dữ liệu bảng Đối với dữ liệu bảng (Panel data) có rất nhiều phương pháp để ước lượng hồi quy cho mô hình nghiên cứu. Các bài nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình từ đơn giản (Pooled OLS) đến phức tạp (FEM, REM, GLS) để tìm ra mô hình thích hợp nhất, phù hợp với dữ liệu nghiên cứu của mình và luận văn này cũng không ngoại lệ. Theo Gujarati (2003), mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian kí hiệu là i, thời gian kí hiệu là t có dạng như sau: Yit = 1it + 2itX2it + 3itX3it ……+ kitXkit + uit (3.1) Việc ước lượng phương trình (3.1) phụ thuộc vào các giả định về tung độ gốc, các hệ số độ dốc và số hạng sai số uit 1.5.2 Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS) Đây là mô hình có các hệ số không biến đổi, những khác biệt về không gian và thời gian của các biến quan sát đều không tác động, do đó tung độ gốc và độ dốc của các hệ số được giả định là không đổi theo thời gian và theo từng cá thể. Vì vậy, cách tiếp cận đơn giản nhất là chạy mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) hay còn được gọi là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS). Đây cũng là phương pháp hồi quy cơ bản nhất nên được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu OLS được trình bày tổng quát như sau: Yit = 1 + 2X2it + 3X3it ……+ kXkit + uit (3.2) 1.5.3 Mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Method (FEM) Mô hình này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu có số lượng đối tượng “firm” nghiên cứu lớn hơn số năm “year” nghiên cứu (Gujarati, 2003). Phương pháp ước
- 5 lượng hồi quy FEM có xét đến các yếu tố cả thời gian “time series” và cross- section (individuals, firm, countries, etc.). FEM được gọi là mô hình các ảnh hưởng cố định vì cho dù tung độ gốc có khác nhau trên từng các thể (ở đây là 567 doanh nghiệp) nhưng chênh lệch tung độ gốc của hàm hồi quy chung và hàm hồi quy riêng cho từng cá thể nghiên cứu là cố định, nghĩa là tung độ gốc của mỗi cá thể là không đổi theo thời gian. 1.5.4 Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effec Method (REM) Tương tự như mô hình FEM, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên phù hợp với dữ liệu nghiên cứu có số lượng đối tượng “firm” nghiên cứu lớn hơn số năm “year” nghiên cứu (Gujarati, 2003). Phương pháp ước lượng hồi quy FEM có xét đến các yếu tố cả thời gian “time series” và cross-section (individuals, firms, countries, etc.). Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM khác với mô hình FEM ở chỗ: chênh lệch của hàm hồi quy chung và hàm hồi quy riêng cho từng cá thể nghiên cứu có sự sai lệch (ngẫu nhiên). Mô hình tác động ngẫu nhiên giúp cho việc nghiên cứu kiểm soát những tác động không quan sát được (đặc thù doanh nghiệp, chính sách,…) mà những đơn vị chéo khác nhau không đổi theo thời gian. Nếu không giữ được giả định tác động cố định không tương quan với biến giải thích thì mô hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp nhất. 1.5.5 Mô hình GMM Phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) lần đầu tiên được xây dựng bởi Lars Peter Hansen năm 1982 – giáo sư kinh tế ĐH Chicago – người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2013. Phương pháp GMM bao hàm rất nhiều phương pháp ước lượng quen thuộc như OLS, 2SLS, ML. Chúng ta lần lượt minh họa các ước lượng thông qua phương pháp GMM. Trong trường hợp này, mục tiêu của phương pháp GMM được xác định theo mục tiêu của từng phương pháp cụ thể, chẳng hạn đó là tối thiểu hóa bình phương sai số trong OLS.
- 6 Phương pháp GMM là một phương pháp thống kê cho phép kết hợp dữ liệu kinh tế quan sát được trong các điều kiện moment tổng thể (population moment condition) để ước lượng các tham số chưa biết của các mô hình kinh tế. Phương pháp GMM được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng vi phạm tính chất HAC (Heteroskedasticity and AutoCorrelation). Khi đó, các ước lượng tuyến tính cổ điển của mô hình dữ liệu bảng như FE (Fixed effects) hoặc RE (Random effects) sẽ không còn kết quả ước lượng tin cậy, hiệu quả. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Về mặt khoa học, đề tài đóng góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp mà các nhà nghiên cứu trên thế giới từng tìm hiểu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và các chủ thể trong nền kinh tế như nhà nước, nước ngoài, thành phần hội đồng ban quản trị và thành phần tư nhân ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và các chủ thể trong nền kinh tế như nhà nước, nước ngoài, thành phần hội đồng ban quản trị và thành phần tư nhân ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp. Bài luận này một phần đóng góp cho kho tàng tài liệu về quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà kinh tế có những bước đi thận trọng hơn trong việc kiểm soát hoặc khuyến khích mức sở hữu của các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn gồm 5 chương và bố cục chặt chẽ như sau: Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động cấu trúc sở hữu đến hoạt động của doanh nghiệp Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn