Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hướng đến việc quyết định lựa chọn học tập tại trường Đại học Việt Đức của sinh viên đang theo học trường Đại học Việt Đức và đề xuất các giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường Đại học Việt Đức cho các năm học sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN ĐÀO THANH TRÚC GIẢI PHÁP GIA TĂNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN ĐÀO THANH TRÚC GIẢI PHÁP GIA TĂNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG BÌNH DƯƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên” là bài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hải Quang. Đề tài luận văn này không có sự sao chép của người khác. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Bình Dương, ngày 12 tháng 7 năm 2022 Người thực hiện luận văn Trần Đào Thanh Trúc i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến đến giảng viên hướng dẫn luận văn của tôi là TS. Nguyễn Hải Quang. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, Thầy đã tận tâm hướng dẫn, cho tôi những góp ý quý báu về cả chuyên môn và định hướng phát triển sự nghiệp. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh, đã tận tâm nhận xét và góp ý điều chỉnh luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng rất cảm kích sự giúp đỡ của Cô Thanh Thúy, Cô Ngọc Thảo cùng các Quý thầy cô đang công tác tại Viện Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này đúng hạn. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân, chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, học viên kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia cùng tất cả những ai quan tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu này ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 4 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 6 7. Dự kiến bố cục luận văn .............................................................................. 7 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 8 1.1 Tổng quan về giáo dục đại học ................................................................. 8 1.1.1 Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam ....................................... 8 1.1.2 Khái niệm về giáo dục đại học ........................................................... 9 1.1.3 Vai trò và lợi ích của giáo dục đại học ............................................... 9 1.2 Tổng quan về quyết định lựa chọn trường đại học .............................. 10 1.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý................................................................. 10 1.2.2 Hành vi lựa chọn .............................................................................. 12 1.2.3 Các giai đoạn ra quyết định lựa chọn trường đại học ....................... 17 1.2.4 Bản chất của việc ra quyết định lựa chọn trường đại học ................ 19 1.3 Nghiên cứu liên quan .............................................................................. 20 1.3.1 Nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 20 1.3.2 Nghiên cứu trong nước ..................................................................... 26 1.4 Điều chỉnh của chuyên gia ...................................................................... 29 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên........................................................................................................ 31 iii
- 1.6 Bài học kinh nghiệm của các trường khác ............................................ 33 1.6.1 Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 33 1.6.2 Trường Đại học Tây Đô ................................................................... 35 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 36 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC CỦA SINH VIÊN ............................ 37 2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Việt Đức ..................................... 37 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 37 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh ........................................................................... 39 2.1.3 Giá trị cốt lõi ..................................................................................... 39 2.1.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 40 2.1.5 Các chương trình đào tạo (CTĐT) ................................................... 41 2.2 Tình hình công tác tuyển sinh của nhà trường..................................... 42 2.3 Thiết kế và kết quả nghiên cứu .............................................................. 44 2.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa thang đo ....................................... 44 2.3.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................... 46 2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................... 49 2.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................... 51 2.4 Đánh giá thực trạng quyết định lựa chọn Trường đại học Việt Đức của sinh viên ............................................................................................................... 53 2.4.1 Đặc điểm trường đại học .................................................................. 53 2.4.2 Hoạt động truyền thông và tuyển sinh.............................................. 59 2.4.3 Định hướng của người xung quanh .................................................. 62 2.4.4 Đặc điểm cá nhân của sinh viên ....................................................... 65 2.4.5 Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ............................................. 68 2.5 Đánh giá chung công tác tuyển sinh của Trường Đại học Việt Đức .. 71 iv
- Tóm tắt Chương 2 .............................................................................................. 74 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC ............................................... 75 3.1 Chiến lược phát triển của nhà trường và tầm nhìn đến năm 2030 .... 75 3.2 Các giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức75 3.2.1 Giải pháp thông qua yếu tố “Đặc điểm trường đại học” .................. 75 3.2.2 Giải pháp thông qua yếu tố “Hoạt động truyền thông và tuyển sinh“ .................................................................................................. 77 3.2.3 Giải pháp thông qua yếu tố “Định hướng của những người xung quanh” ............................................................................................... 79 3.2.4 Giải pháp thông qua yếu tố “Đặc điểm cá nhân của sinh viên” ....... 81 3.2.5 Giải pháp thông qua yếu tố “Cơ hội nghề nghiệp” .......................... 82 3.3 Đánh giá thứ tự ưu tiên của các giải pháp ............................................ 82 3.4 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ....... 85 3.4.1 Hạn chế của đề tài............................................................................. 85 3.4.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................... 86 Tóm tắt Chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 89 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI Ý KIẾN CHUYÊN GIA ................................ 1 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SINH VIÊN ............................... 5 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................. 9 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA (LẦN 1) ............................................................ 10 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA (LẦN 2, SAU KHI LOẠI BIẾN) ................... 11 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .................. 12 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CTĐT Chương trình đào tạo DAAD Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức German Academic Exchange Services ĐH Đại học FUV Trường đại học Fulbright Việt Nam THPT Trung học phổ thông RMIT Trường đại học RMIT Việt Nam TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VGU Trường Đại học Việt Đức vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các giai đoạn lựa chọn trường và nhân tố ảnh hưởng (Caberra và La Nasa, 2000) ......................................................................................... 22 Bảng 1.2 Tổng hợp các nhân tố trong các nghiên cứu trước đây ........................ 29 Bảng 1.3 Thành phần thảo luận nhóm chuyên gia ............................................... 30 Bảng 1.4 Phân bổ địa lý của sinh viên FUV ........................................................ 33 Bảng 2.1 Chương trình đào tạo tại VGU ............................................................. 41 Bảng 2.2. Thang đo và mã hóa thang đo .............................................................. 45 Bảng 2.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 47 Bảng 2.4. Thống kê mô tả khảo sát ...................................................................... 47 Bảng 2.5. Thống kê Tỉnh/Thành phố của sinh viên ............................................. 48 Bảng 2.6 Hệ số tin cậy sau khi loại bỏ biến không đạt yêu cầu........................... 50 Bảng 2.7 Hệ số tương quan biến tổng sau khi loại biến không đạt yêu cầu ........ 50 Bảng 2.8 KMO và Kiểm định Bartlett ................................................................. 51 Bảng 2.9 Tổng Phương sai trích .......................................................................... 52 Bảng 2.10 Các phương thưc tuyển sinh tại VGU ................................................ 54 Bảng 2.11 Các hoạt động tư vấn của bộ phận tuyển sinh trong năm 2021 .......... 64 Bảng 2.12 Tỷ lệ sinh viên có chứng chỉ IELTS khi dự tuyển .............................. 66 Bảng 2.13 Điểm chuẩn đầu vào dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT ............... 67 Bảng 2.14 Tình hình việc làm của sinh viên VGU (2019-2021) ......................... 68 Bảng 3.1 Hiệu quả của các giải pháp ................................................................... 83 Bảng 3.2 Nội dung câu hỏi khảo sát ...................................................................... 6 Biểu đồ 2.1 Số lượng Công bố quốc tế của VGU ................................................ 37 Biểu đồ 2.2 Kết quả tuyền sinh VGU (2017-2021) ............................................. 42 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nhập học / dự tuyển tại VGU (2017-2021) ............................. 43 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nhập học / chỉ tiêu tại VGU (2017-2021) ............................... 44 Biểu đồ 2.5 Mức lương trung bình của sinh viên VGU ....................................... 70 Biểu đồ 3.1 Đánh giá thứ tự ưu tiên của các giải pháp ........................................ 83 vii
- DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 6 Hình 1.1 Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ............................................. 8 Hình 1.2. Mô hình giản đơn của hành vi người tiêu dùng ................................... 12 Hình 1.3. Mô hình chi tiết của hành vi người tiêu dùng ...................................... 13 Hình 1.4. Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng ... 13 Hình 1.5. Tháp nhu cầu của Maslow ................................................................... 16 Hình 1.6 Giai đoạn lựa chọn trường đại học (Hossler & Gallagher, 1987) ......... 18 Hình 1.7 Năm giai đoạn lựa chọn trường đại học ................................................ 18 Hình 1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường (Lê Mỹ Linh và Khúc Văn Quý, 2020) ......................................................................... 29 Hình 1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức ..................................................................................................... 32 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại VGU ........................................................................ 41 Hình 2.2 Lượt thích Facebook Fanpage của VGU trong 1 tháng ........................ 61 viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển giáo dục nói riêng. Với “Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2001, việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục đã mang đến nhiều chuyển biến tích cực và đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT), tính đến hết năm học 2019 - 2020, hệ thống giáo dục nước ta hiện có 237 cơ sở giáo dục đại học, cả công lập và ngoài công lập, với hơn 1.7 triệu sinh viên đại học. Giai đoạn bùng nổ của giáo dục đại học là 2005-2009, cơ sở giáo dục đại học đã tăng từ 35 lên 77, tăng gấp đôi trong 5 năm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy một thị trường giáo dục đa dạng, mang tính cạnh tranh đang hình thành tại Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, số lượng các cơ sở giáo dục đại học đã không ngừng gia tăng. Các chương trình đào tạo (CTĐT) trong nước cũng như chương trình hợp tác quốc tế cũng ngày một đa dạng hơn, đã mang đến nhiều sự lựa chọn cho các sinh viên tương lai. Tuy nhiên, số lượng học sinh trung học phổ thông tiếp tục đại học đã có sự sụt giảm. Theo số liệu thống kê trung học phổ thông (THPT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020 đã có hơn 900 ngàn thí sinh tham dự kỳ thi THPT, nhưng chỉ hơn 440 ngàn sinh viên tuyển mới đại học. Điều này cho thấy gần 500 ngàn thí sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng không vào học ở các trường đại học, cao đẳng với nhiều lý do: du học, chọn học nghề, nghỉ gap-year (thời gian tạm nghỉ ngơi chuyển tiếp từ THPT lên đại học), đi làm…Số lượng trường đại học tăng trong khi số lượng thí sinh tiềm năng của các trường sụt giảm đã khiến cho việc cạnh tranh trong giáo dục càng gay gắt hơn. Để thu hút nhiều thí sinh tiềm năng hơn, các trường đại học đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở vật chất, song song với việc đầu tư nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động sinh viên, và 1
- đặc biệt là hoạt động truyền thông và tuyển sinh. Tuy nhiên, các nỗ lực nêu trên không lập tức mang đến hiệu quả cao như mong muốn, do nhiều nguyên nhân: sinh viên chưa nhìn nhận đúng về tiềm năng, sở thích của mình, chưa được định hướng nghề nghiệp trong tương lai, quá tải với luồng thông tin tuyển sinh từ các trường đại học, và cuối cùng là việc các em có quá nhiều sự lựa chọn vào các trường đại học. Trường Đại học Việt Đức (VGU) là trường đại học công lập được thành lập vào tháng 9 năm 2008 trên cơ sở thỏa thuận liên chính phủ, giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. VGU hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á với nhiều CTĐT từ trình độ cử nhân, cho đến trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Theo chiến lược phát triển, VGU hướng đến mục tiêu năm 2030 gia nhập nhóm trường đại học hàng đầu châu Á, quy mô đào tạo 6.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Cơ sở mới của VGU, với diện tích hơn 50 héc-ta, tọa lạc trên địa bàn Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương sẽ đi vào hoạt động trong năm học mới 2022-2023 có ý nghĩa rất lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững của VGU. Năm học 2008-2009, niên khóa đầu tiên của VGU có 48 sinh viên nhập học vào CTĐT Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông tin. Sau hơn 10 năm hoạt động, tính đến hết năm học 2019-2020, số lượng sinh viên đang theo học 7 CTĐT trình độ đại học tại VGU là 1.236 và số lượng cựu sinh viên là 581. Tình hình tuyển sinh trong các năm gần đây của nhà trường cho thấy số lượng thí sinh dự tuyển hàng năm mặc dù có tăng đáng kể nhưng tỷ lệ nhập học lại giảm dần: năm 2017, tỷ lệ nhập học là 27,5% nhưng đến năm 2021 lại giảm xuống còn 24,1% (Biểu đồ 2.3). Ngoài ra, cơ sở mới của VGU cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hơn 45 ki-lô-mét, trong khi phần lớn sinh viên VGU đến từ TP.HCM cũng phần nào mang đến tâm lý ngại đi xa của đại đa số phụ huynh và sinh viên. Cùng với đó là sự cạnh tranh của mạnh mẽ từ các trường đại học trong nước, cả công lập và ngoài công lập, cũng như với tuổi đời còn rất non trẻ, Trường Đại học Việt Đức còn gặp nhiều khó khăn và thử thách trong công tác tuyển sinh. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh của Trường 2
- Đại học Việt Đức hiện tại và trong tương lai, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn Trường Đại học Việt Đức của sinh viên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hướng đến việc quyết định lựa chọn học tập tại trường Đại học Việt Đức của sinh viên đang theo học trường Đại học Việt Đức và đề xuất các giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường Đại học Việt Đức cho các năm học sắp tới. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Phân tích thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. - Đề xuất các giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên ra sao? - Giải pháp để gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên trong thời gian tới là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. - Đối tượng khảo sát: sinh viên năm nhất đang học tập Trường Đại học Việt Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Khảo sát được thực hiện từ ngày 15/09/2021 đến hết ngày 30/10/2021. 3
- - Về không gian: Khảo sát được thực hiện tại Trường Đại học Việt Đức. 5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu 5.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập từ kết quả khảo sát sinh viên đang học tập tại trường Đại học Việt Đức về những nhân tố tác động lên quyết định lựa chọn học tập tại trường Đại học Việt Đức. - Thiết kế bảng câu hỏi: dựa trên các cơ sở lý thuyết của D.W.Chapman (1981), nghiên cứu của Phan Thị Thanh Thủy và cộng sự (2017), và thảo luận cùng các chuyên gia, học viên sẽ điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp. -Tiến hành khảo sát: Quá trình tiến hành khảo sát, học viên sẽ gửi bảng câu hỏi đến sinh viên đang theo học tại trường đại học Việt Đức thông qua email. Sau đó, dữ liệu sẽ được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để đánh giá thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. 5.1.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Tiếp thị và Tuyển sinh, Phòng Đào tạo - Công tác Sinh viên của Trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Thông qua việc phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu trước, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp khảo sát và thảo luận với các chuyên gia. Từ đó, học viên có cái nhìn tổng quát về tình hình, thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. - Thông qua khảo sát sinh viên trường Đại học Việt Đức bằng bảng câu hỏi để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên. - Kế đến, học viên sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo cho từng biến quan sát. Học viên cũng phân tích nhân tố khám phá EFA để nhận diện các biến 4
- tin cậy trong quá trình nghiên cứu. - Sau đó, học viên sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic để đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng quyết định lựa chọn Trường Đại học Việt Đức của sinh viên. 5.3. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 6 bước như sau: - Bước 1: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu lý do nghiên cứu. - Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu thông qua việc xác định mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu là gì. - Bước 3: Thiết kế nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết nền tảng phục vụ mục tiêu nghiên cứu, xem xét các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước. - Bước 4: Xây dựng thang đo nháp cho các nhân tố và tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Kế đến, học viên tổng hợp và hình thành các nhân tố sơ bộ đầu tiên và phát triển thành các câu hỏi cho từng nhân tố đó. - Bước 5: Phân tích thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Đại Việt Đức của sinh viên; - Bước 6: Đề xuất giải pháp nâng cao quyết định lựa chọn trường Đại học Việt Đức của sinh viên 5
- BƯỚC 1: Lý do nghiên cứu TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu BƯỚC 2: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ Ý nghĩa nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu liên quan BƯỚC 3: Giả thuyết nghiên cứu THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu Bảng câu hỏi nháp BƯỚC 4: THU THẬP & XỬ LÝ DỮ LIỆU Thảo luận cùng chuyên gia Kiểm định Cronbach s Alpha Bảng câu hỏi chính thức Phân tích nhân tố khám phá EFA Dữ liệu nghiên cứu Đánh giá và Phân tích thực trạng Thống kê mô tả BƯỚC 5: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỮ LIỆU Kết quả phân tích (khẳng định giả thuyết) Thảo luận kết quả BƯỚC 6: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Báo cáo kết quả nghiên cứu GIẢI PHÁP Hình 1. Quy trình nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn - Nghiên cứu kinh nghiệm về quyết định lựa chọn trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Việt Đức. - Phân tích, đánh giá thực trạng về sự lựa chọn Trường Đại học Việt Đức của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động tuyển sinh của Trường Đại học Việt Đức trong thời gian tới. 6
- 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng, hình, kết cấu luận văn được chia làm 3 chương, với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích thực trạng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức của sinh viên Chương 3: Một số giải pháp gia tăng quyết định lựa chọn trường đại học Việt Đức 7
- CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN 1.1 Tổng quan về giáo dục đại học 1.1.1 Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam Năm 2016, Quyết định số 1981/QĐ-TTG do Chính phủ ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Khung cơ cấu này bao gồm 4 cấp: a. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; b. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; c. Giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; d. Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tiến sĩ (3-4 năm) Thạc sĩ định hướng nghiên cứu Thạc sĩ định hướng ứng dụng (1-2 năm) (1-2 năm) Đại học định hướng nghiên cứu Đại học định hướng ứng dụng (3-5 năm) (3-5 năm) Giáo dục thường xuyên 18 tuổi Trung học phổ thông (3 năm) Trung cấp (3 năm) 15 tuổi Tuổi bất đầu đi học Trung học cơ sở (4 năm) 11 tuổi Tiểu học (5 năm) 6 tuổi CHÚ THÍCH 3 tuổi Mẫu giáo (3 năm) Chuyển đổi cùng cấp Nhà trẻ Chuyển đổi giữa các cấp Hình 1.1 Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân 8
- Nguồn: Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, bậc học THPT được giảng dạy trong 3 năm, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh sẽ tiếp tục học đại học và tùy theo định hướng nghiên cứu hay ứng dụng mà chương trình học sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm. 1.1.2 Khái niệm về giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được Quốc hội ban hành năm 2012 đề ra mục tiêu của GDĐH là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu chung chung, GDĐH cũng xác định được các mục tiêu cụ thể: Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề thuộc ngành được đào tạo. Theo Khoản 4, Điều 1 của Quyết định Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng. a. Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ. b. Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. 1.1.3 Vai trò và lợi ích của giáo dục đại học Khi nền kinh tế phát triển hơn, các quốc gia cần đầu tư và phát triển nhiều hơn vào giáo dục để nâng cao trình độ học vấn và học tập suốt đời cũng như chuyển 9
- đổi kiến thức và kỹ năng phù hợp hơn với thị trường lao động. GDĐH có vai trò chiến lược trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trong Báo cáo về “Cải thiện năng lực giáo dục đại học tại Việt Nam: Những Ưu tiên chiến lược và Lựa chọn về chính sách” (Ngân hàng Thế giới, 2020), GDĐH được xem là trụ đỡ trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. GDĐH có tác động tích cực đến hộ gia đình đói nghèo và thu nhập dài hạn ở cấp độ cá nhân, trong đó tỷ suất sinh lợi từ GDĐH đối với cá nhân và xã hội là hơn 15%, một trong những mức sinh lời cao nhất trên thế giới. GDĐH có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cá nhân, có yếu tố quyết định nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài báo “Giáo dục và Sự Bất bình đẳng tiền lương” (Santiago và Ana, 2005) đã đưa ra nhiều dẫn chứng và bằng chứng về GDĐH là nhân tố trực tiếp tác động đến thu nhập của người lao động. Người lao động càng được đào tạo chuyên sâu và ở bậc cao hơn, cụ thể là bậc đại học và sau đại học thì mức độ phân hóa tiền lương càng cao. Cụ thể, người lao động với trình độ cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn, chất lượng công việc cũng tốt hơn và trực tiếp tác động tích cực lên sự phát triển thu nhập hộ gia đình, và thông qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. 1.2 Tổng quan về quyết định lựa chọn trường đại học 1.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý hay còn được gọi là Thuyết lựa chọn duy lý (Rational choice theory) có nguồn gốc từ chủ nghĩa vị lợi trong triết học và kinh tế học (Lê Ngọc Hùng, 2002). Nhà triết học Adam Smith được xem là người đặt nền móng cho Thuyết lựa chọn duy lý. Nội dung cơ bản của của chủ nghĩa cho rằng bất kỳ cá nhân nào cũng mong muốn tối đa hóa lợi ích trong một hoàn cảnh nhất định. Với góc nhìn khoa học xã hội học, các nhà xã hội học cho rằng lợi ích và nhu cầu là yếu tố khởi điểm cho mọi hành động của cá nhân. Hành động lựa chọn 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 443 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 280 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 203 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 140 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 101 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn