intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:100

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hội chợ triển lãm, thực trạng hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hội chợ triển lãm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  HỘI CHỢ TRIỂN LÃM Ở CHDCND LÀO Ngành    : Kinh doanh Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102  Họ và tên: SENGSOUK SYLYVONG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
  2. Hà Nội­ 2017
  3. 3 MỤC LỤC
  4. 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện. Số liệu   được đưa ra trong luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn cụ thể. Kết quả  nghiên cứu trong luận văn là trung thực. ....................Tác giả luận văn SENGSOUK SYLYVONG
  5. 5 LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám  ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã   tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong   suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS.  Vũ Chí Lộc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám  ơn các cán bộ nhân viên của Cục xúc tiến thương mại Lào đã tạo điều kiện hỗ  trợ tôi. Xin chân thành cám ơn!
  6. 6 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hội chợ triển lãm thương mại   của một quốc gia, nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động Hội chợ triển lãm   ở CHDCND Lào, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Hội  chợ triển lãm ở CHDCND Lào. Các giải pháp cụ thể như sau: Về phía nhà nước Lào   Cấp phép có chọn lọc  Trong những năm qua, Chính quyền trung ương và chính quyền cấp tỉnh đã   cấp giấy phép cho không ít Công ty tư  nhân hoạt động với chức năng tổ  chức   các Hội chợ  Triển lãm. Mục tiêu lợi nhuận được hầu hết công ty này đặt lên  hàng đầu thay vì mục tiêu xúc tiến thương mại. Chính vì vậy, cần chọn lọc cấp   phép cho những doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.  Giảm bớt thủ tục Đối với các doanh nghiệp Lào, những khó khăn này đã tạo ra rất nhiều bất   lợi, những bất lợi này càng rõ hơn nếu đó là một công ty của nước ngoài. Hơn  thế nữa, có nhiều đơn vị chỉ muốn tham gia triển lãm để thăm dò, giới thiệu sản   phẩm chứ chưa quyết định thâm nhập và bán sản phẩm trên thị trường, thì việc   xin giấy phép lưu hành trước khi quyết định sẽ lưu hành là điều trái với thông lệ  bình thường và gây ra những  ảnh hưởng không nhỏ  cho hoạt động Hội chợ  Triển lãm.  Do đó cần giảm bớt các thủ tục phiền hà không quan trọng tạo điều kiện  thuận lợi để các công ty được tham gia trưng bày sản phẩm mới của mình.  Xem xét điều chỉnh chính sách thuế Theo quy định quốc tế  và theo quy định của Nhà nước Lào thì hàng hóa   tham gia triển lãm là hàng tạm nhập tái xuất do đó được miễn thuế  xuất nhập   khẩu. Trong trường hợp các đơn vị  tham gia bán hàng của mình tại hội chợ  thì 
  7. 7 họ  phải nộp thuế  nhập khẩu, thuế  giá trị  gia tăng theo đúng biểu thuế  hiện   hành.   Hình thành các Chương trình Xúc tiến Thương mại trọng tâm, trọng điểm Công tác XTTM trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định  nhưng cũng có không ít những hạn hạn chế, tiêu biểu như  việc tiến hành các   Hội chợ Triển lãm xuất khẩu. Mỗi một Hội chợ Triển lãm đều có yêu cầu riêng   nhưng nói chung có thực tế  bức xúc hiện nay cần phải được giải quyết trong  công tác này là việc xây dựng hình ảnh chung cho hàng hóa Lào.  Về phía Ban tổ chức Hội chợ, Triển lãm Thương mại  Xây dựng hình ảnh, thương hiệu hàng hóa Lào theo chiều sâu Việc xây dựng hình ảnh Lào tại nước ngoài sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho   việc tiêu thụ, thâm nhập và phát triển thị trường. Tuy nhiên, hiện nay điều này   chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề tổ  chức cho doanh nghiệp Lào tham dự  các Hội chợ  Triển lãm như  một thể  thống nhất, cùng đoàn kết, hỗ  trợ  là hầu  như không có.  Do vậy, đã đến lúc các bên cần ngồi lại với nhau cùng đề ra biện pháp kết  hợp được sức mạnh tập thể đưa hình  ảnh một Đất nước Lào năng động, hiện   đại ra với bạn bè thế giới.  Coi trọng lợi ích doanh nghiệp Có một sự thật đáng buồn là các đơn vị XTTM, các Công ty Hội chợ Triển   lãm Lào nói chung vẫn chưa thực sự coi trọng lợi ích doanh nghiệp, chưa coi lợi   ích doanh nghiệp cũng chính là lợi ích của mình. Vì vậy, đã xảy ra không ít   chuyện gây bức xúc, phẫn nộ  về  phía doanh nghiệp bởi các nhà tổ  chức chỉ  chạy theo mục tiêu thương mại cho bản thân  làm sao thu được càng nhiều tiền  cho mình càng tốt.   Nâng cao tính hiệu quả Cùng với doanh nghiệp, các nhà tổ  chức Hội chợ  Triển lãm phải không  ngừng học hỏi, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hệ thống cách thức tiến hành  thành công một Hội chợ. Sự  chuyên nghiệp như  đã phân tích  ở  các chương 
  8. 8 trước phải bắt đầu từ  những chi tiết nhỏ  nhất: thẻ  ra vào, quy định giờ  đóng,   mở cửa, catalogue, brochure, giấy mời, cách đón tiếp....  Do vậy, để  đạt được hiệu quả cao nhất, các nhà tổ  chức phải nỗ  lực hết  mình để  nâng cao tính chuyên nghiệp, có như  thế  mới đứng vững được trong  điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.
  9. 9 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Trung tâm Hội chợ triển lãm Lào tại Thủ đô Viêng Chăn Hình 1.2: Các gian hàng Hội chợ triển lãm trong Trung tâm hội chợ triển  lãm Lào Hình 1.3: Logo trung tâm Hội chợ triển lãm PMC tại tỉnh Udomxay Hình 1.4: Gian hàng tại LAO­VIET EXPO 2013 Hình 1.5: Gian hàng tại Hội chợ triển lãm VIÊNG CHĂN EXPO 2015 Hình 1.6: Khai mạc Hội chợ triển lãm VIÊNG CHĂN EXPO MOTOR  2016
  10. 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 ACMECS Ayeyawady – Chaopharaya – Mekong Economic  Coopration Strategy 2 ACME Association for Conxention Marketing Excutives 3 ADB Ngân hàng phát triển châu Á 4 AJC Asean Japan Center 5 AKC Asean Korea Center 6 BTC Ban tổ chức 7 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân 8 CLMV Cambodia, Laos, Myanmar and Vietnam 9 GMS Greater Mekong Subregion 10 HCTLTM Hội chợ Triển lãm Thương mại 11 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 12 Lao – ITECC Laos – International Trade Exhibition and  Convention Center 13 PMC Productivity and Marketing Center 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 WB Ngân hàng thế giới 16 WTO World Trade Organization 17 XTTM Xúc tiến thương mại
  11. 11 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Hội chợ  triển lãm thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại tập  trung trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Hiện nay hoạt động tổ chức hội chợ  và triển lãm thương mại đang rất phát triển, ngày càng phong phú trên toàn thế  giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xúc tiến thương mại  đã và đang được quan tâm nghiên cứu ở các nước.” “Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hoạt động hội chợ triển lãm là hoạt   động được quan tâm nhằm xúc tiến thương mại trong nước và hướng tới thị  trường các nước trong khu vực và thế  giới. Kết quả mà hội chợ triển lãm mang   lại thường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh một quốc gia   nói chung, cũng như các thương hiệu sản phẩm của quốc gia đó. Quá trình diễn   ra hội chợ  triển lãm của Lào còn bộc lộ  nhiều vấn đề  cần giải quyết như: sự  cạnh tranh bất bình đẳng, chạy theo lợi nhuận là chính, chưa thực sự  chú trọng   tới chất lượng, hình ảnh thương hiệu. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu làm thế  nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm tại đất nước triệu voi. ” Xuất phát từ  những vấn đề  đó, tác giả  quyết định lựa chọn đề  tài: “Giải  pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào” làm luận  văn nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu “Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hội chợ triển lãm, thực   trạng hiệu quả hoạt động hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào từ đó đưa ra những  giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hội chợ triển lãm. ” 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về  hiệu quả  của hoạt động   hội chợ triển lãm ở CHDCND Lào. Phạm vi nghiên cứu:
  12. 12 Về  nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về  hiệu quả  của hoạt động   hội chợ  triển lãm  ở  CHDCND Lào trên góc độ  của Cục Xúc tiến thương mại,   trực thuộc Bộ Công thương Lào. Về không gian: Luận văn nghiên cứu hiệu quả của hoạt động hội chợ triển  lãm ở CHDCND Lào, do các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp Lào thực hiện. Về   thời   gian:   Luận   văn   nghiên   cứu   hoạt   động   hội   chợ   triển   lãm   ở  CHDCND Lào trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu “Trong quá trình làm luận văn, tác giả  sử  dụng kết hợp các phương pháp  phân tích thống kê, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương  pháp so sánh,… để  đưa ra những nhận xét đánh giá phù hợp với thực tiễn hoạt  động của hội chợ thương mại đã được diễn ra tại Lào.” “Luận văn sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu hỏi các  doanh nghiệp trong vào ngoài nước Lào tham gia các hoạt động hội chợ triễn lãm  thương mại. Thông qua hội chợ triển lãm, Tác giả cùng với cán bộ  của Cục xúc   tiến thương mại Lào thực hiện khảo sát một số  đối tượng là các doanh nghiệp  và khách hàng đến tham gia hội chợ. Từ đó có những đánh giá liên quan đến hiệu   quả của hoạt động hội chợ triển lãm thương mại. ” “Nguồn số liệu thứ cấp: từ việc thu thập các số liệu từ các bản báo cáo kết  quả  hoạt động của Cục xúc tiến thương mại, trực thuộc Bộ Công thương Lào.   Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề  tài, các niêm  giám thống kê,… ” 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu các vấn  đề  liên quan đến hiệu quả  của hoạt động hội chợ  triển lãm cũng như  xúc tiến   thương mại của một quốc gia. Cụ thể như sau:
  13. 13 Công   trình   “Thực   trạng   và   các   giải   pháp   thức   đẩy   hoạt   động   xúc   tiến  thương mại quốc tế  của Việt Nam” của tiến sĩ Phạm Thu Hương.  “Trong đó,  những vấn đề lý luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế cả ở hai   cấp độ vĩ mô và vi mô cũng như kinh nghiệm của một số nước đã được đề  cập  một cách hệ thống. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt   Nam đã được phân tích và đánh giá một cách sát thực dựa trên cơ sở dữ liệu điều  tra thông qua phiếu khảo sát, làm cơ  sở  cho việc đề  xuất các giải pháp. Công   trình cho thấy được một cái nhìn tổng thể về các hoạt động xúc tiến thương mại   quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt   động xúc tiến xuất khẩu mới chỉ được nghiên cứu như một bộ phận của xúc tiến  thương mại, chưa có sự xem xét với môi trường cụ thể.” Công trình “Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và   nhỏ” của  “tác giả  Nguyễn Thị  Nhiễu (2003) đã góp phần hệ  thống hóa những  vấn đề  lý luận của hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu và qua đó có  những phân tích đánh giá thực tiễn, cuối cùng đưa ra các đề  xuất giải pháp tăng   cường hoạt động xúc tiến hoạt động xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam đối với  các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể  thấy, đây là công trình nghiên cứu khá cụ  thể về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam, mặc dù nội dung  phân tích, đánh giá thực tiễn, các giải pháp đề xuất trong công trình chưa thực sự  cụ thể hóa vấn đề và chưa thể  hiện hết các đặc trung của từng thị  trường xuất   khẩu của Việt Nam nhưng cũng đã có những đóng góp đáng ghi nhận.” “Nhìn   chung   các   đề   tài   vẫn   mới  chỉ   đề   cấp   các   phương   pháp   xúc   tiến  thương mại quá các hình thức chung, chưa cụ thể chuyên sâu vào một hoạt động  nào. Đặc biệt, hoạt động hội chợ  triển lãm là một trong những phương pháp   hiệu quả về xúc tiến thương mại trên thế giới.” 6. Kết cấu đề tài Luận văn gồm có 3 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan về  hiệu quả  hoạt động hội chợ  triển lãm thương  mại
  14. 14 Chương 2: Thực trạng hoạt động hội chợ triển lãm thương mại của các tổ  chức và doanh nghiệp Lào Chương   3:   Giải   pháp   nâng   cao   hiệu   quả   hoạt   động   hội   chợ   triển   lãm  thương mại ở CHDCND Lào CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ  TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và phân loại của hội chợ  triển lãm thương mại và hiệu   quả hoạt động hội chợ triển lãm thương mại 1.1.1. Khái niệm “Hội chợ  là nơi tụ  tập đông người cùng nhiều hoạt động vui chơi hoặc  thương mại khác nhau. Thời gian trung bình của một buổi hội chợ  thường kéo  dài từ một buổi chiều đến nhiều tuần lễ. Hội chợ là việc tổ chức, trưng bày để  giới thiệu hàng hoá của một địa phương, một ngành, một nước hoặc nhiều nước   trong một thời gian nhất định. ” “Triển lãm là việc tổ  chức trưng bày vật phẩm, tranh  ảnh hoặc hàng hoá  tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới   thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng đồng. ” “Theo Từ  điển Bách khoa Việt Nam, Hội chợ  là hình thức sinh hoạt kép   giữa trao đổi hàng hóa và văn hóa của các cộng đồng tộc người, xuất hiện ở Tây   Âu thế kỷ thứ V, nhưng nhộn nhịp và hưng thịnh nhất vào thế  kỷ  XI ­ XV cùng   với sự phát triển của các thành thị Tây Âu thời trung đại từ thế kỉ XI ­ XIII. ”  “Hội chợ đã trở thành trung tâm buôn bán phồn thịnh nhất không chỉ ở Pháp  mà  ở  toàn Châu Âu. Ngày nay còn xuất hiện các hình thức Hội chợ  Triển lãm  nhằm giới thiệu các sản phẩm hàng hóa mới, những thành tựu về  kinh tế, khoa  học kỹ thuật, văn hóa và đời sống của con người. ”
  15. 15 “Hội chợ thương mại hay triển lãm thương mại, thời kỳ Lào đang là thuộc  địa của Pháp còn gọi là hội chợ  đấu xảo hay đấu xảo, là hoạt động xúc tiến  thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm  nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích   thúc đẩy, tìm kiếm cơ  hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch  vụ. ” “Các Hội chợ Triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô, thời  gian, địa điểm tiến hành, danh mục hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, tên và địa chỉ  của các tổ chức, cá nhân tham gia. ” “Hiệu quả  hoạt động hội chợ  triển lãm là việc so sánh những kết quả  đạt  được thông qua hoạt động hội chợ triển lãm được tổ chức với những chi phí để  tạo ra hội chợ triển lãm cũng như những chi phí phát sinh trong quá trình diễn ra   hội chợ triển lãm. Một hội chợ triễn lãm thành công cũng đồng nghĩa với tất cả  các bên tham gia đều cảm thấy thu được những lợi ích nhất định từ việc tham gia  hội chợ triển lãm, chi phí mà họ bỏ ra là xứng đáng. ” “Theo quan điểm của các nhà tổ  chức, Hội chợ  thương mại là một hình  thức xúc tiến thương mại tập hợp các tổ chức, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, các   đơn vị làm dịch vụ tại một địa điểm nhất định (thường từ 7­10 ngày hoặc có thể  kéo dài hơn nữa) nhằm giới thiệu các hoạt động, các sản phẩm, hàng hóa, dịch   vụ cũng như cung cấp các tài liệu liên quan đến việc xúc tiến hoạt động tiêu thụ  hàng hóa tạo cơ hội cho họ cũng như công chúng nhận biết, trao đổi tiếp cận để  đàm phán và ký kết hợp đồng. ” “Trong hội chợ, các doanh nghiệp được phép bán hàng, các khách hàng và  các doanh nghiệp khác có thể  đến để  bàn bạc làm ăn, mở  cửa tự  do đón tiếp  đông đảo quần chúng đến xem và mua hàng. Lượng khách vào tham quan hội chợ  thường đông hơn. Triển lãm thương mại cũng là một hình thức xúc tiến thương  mại có tính chuyên môn sâu hơn, tập hợp các tổ  chức, các hãng, các công ty   chuyên về sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. ” 
  16. 16 “Triển lãm diễn ra tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian xác định  nhằm giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài liệu …., là dịp tốt nhất cho  các doanh nghiệp thu thập thông tin, bàn bạc, trao đổi, đàm phán và ký kết hợp  đồng lớn. Trong triển lãm, các doanh nghiệp tham gia không bán hàng lẻ, khách  tham quan được mời đến để  làm quen, bàn bạc, đàm phán và ký kết hợp đồng   kinh doanh. Triển lãm thường hội tụ  các nhà chuyên môn và thực sự  quan tâm  đến lĩnh vực họ làm việc.” “Ngoài   hai   loại   hình   trên   còn   có   loại   hình   gọi   là   EXPO,   bắt   nguồn   từ  Exposition với hình thức và nội dung đa dạng hơn, với quy mô lớn hơn nhiều.  Thông thường ở mỗi nước, mỗi khu vực cứ một vài năm lại tổ chức một lần trên   diện tích lớn hàng trăm nghìn mét vuông trong thời gian dài từ  1,5 đến 5 tháng  nhưng không quá 6 tháng. Những EXPO muốn thực hiện được phải được Phòng  Triển lãm Quốc tế  công nhận (The International Exhibition Bureau ­BIE), quá  trình thực hiện phải tuân thủ  theo Hiệp định về  Triển lãm thế  giới ký tại Paris   ngày   22/11/1928   được   bổ   sung   các   Nghị   định   vào   ngày   10/05/1948,   ngày  16/11/1960, ngày 30/11/1972 và sửa đổi ngày 24/06/1982, ngày 31/05/1988.” 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản “Là một hình thức xúc tiến thương mại trực tiếp, đem lại hiệu quả cao do   vậy Hội chợ  Triển lãm Thương mại thường đòi hỏi những yêu cầu cao về  nội   dung  của   hoạt   động  maketing.   Qua   các   Hội  chợ   Triển   lãm  Thương  mại  các   doanh nghiệp có thể  thu được lượng thông tin nhanh, chính xác và có điều kiện  thuận lợi để  đưa ra các quyết định trong quá trình thâm nhập thị  trường. Bởi vì   các đặc điểm riêng biệt của Hội chợ Triển lãm Thương mại là:” “+ Đưa ra được nhận xét tổng quát về thị trường, sản phẩm, bạn hàng, dịch  vụ  thậm chí cả  phong tục tập quán và các cách tiếp cận qua khách hàng và sản   phẩm” “+ Cùng một lúc có thể quan tâm được tất cả các yếu tố cần thiết ”
  17. 17 “+ Trao đổi thông tin tiếp thị một cách cụ thể ” “+ Trực tiếp làm việc hay liên lạc với đối tác ” “+ Giới thiệu một lúc cho cả  3 đối tượng: Người bán, người mua, người  sử dụng ” “+ Tận dụng tất cả các hoàn cảnh ” “+ Đạt đến sự hiểu biết tường tận ” “+ Lôi cuốn sự chú ý của các quảng đại quần chúng ” “+ Cơ sở tốt để kiểm chứng thị trường ” “Những   đặc   điểm   khác   biệt   này   tạo   thuận   lợi   cho   Hội   chợ   Triển   lãm  Thương mại có thể  đạt được những kết quả nhanh hơn các kỹ  thuật xuất nhập  khẩu. Hội chợ  Triển lãm Thương mại có thể  được dùng để  tạo ra những thị  trường xuất nhập khẩu lớn khác nhau. ” “­ Tính phức tạp của Hội chợ Triển lãm Thương mại đó là: Sự tham dự bao   hàm ý rằng sẽ có một sự bùng nổ  về  sản phẩm, tổ chức, cán bộ  và ngay cả  về  một quy mô cũng như cả một đất nước. Vì vậy, nó được xem như là một vấn đề  lớn đối với một ngành, nhiều ngành, thậm chí cả  một đất nước đòi hỏi phải   được xem xét và chuẩn bị. ” “­ Nhiều nhà quản lý giỏi trở thành thiếu năng lực khi được giao nhiệm vụ  lập kế hoạch và giám sát hàng trưng bày. Đặc biệt là những người mới vào nghề  có thể sẽ bị choáng váng bởi sự mới lạ của tình huống này. Sự tham dự vào Hội   chợ Triển lãm Thương mại bao gồm những vấn đề phức tạp sau: ” Vấn đề thời hạn cuối cùng và khẩn cấp Coi là công việc bổ trợ  Va chạm đến nhiều người  Phát sinh những vấn đề không dự đoán được 
  18. 18 Đòi hỏi sự ứng biến  ­ Các chủ thể của Hội chợ Triển lãm Thương mại   “Các chủ thể chính của Hội chợ Triển Lãm Thương mại gồm:” “+ Người tổ  chức (Organizer): là đơn vị  được phép hoạt động kinh doanh   lĩnh vực Hội chợ  Triển lãm Thương mại  ở  các cấp khác nhau như  thuộc Bộ,   Ngành, UBND tỉnh,.... Người đứng ra tổ  chức, chịu trách nhiệm trước các cơ  quan quản lý, cơ  quan pháp luật, chính phủ, các đối tác về  nội dung, hình thức   chất lượng, hiệu quả.”  “Một nhà tổ chức lớn và có tiếng tăm phải đảm bảo quy mô, nội dung, hình  thức, chất lượng Hội chợ Triển lãm Thương mại do mình tổ  chức, biết kết hợp   các sức mạnh của các đối tác và có một mạng lưới dịch vụ  phục vụ  Hội chợ  Triển lãm Thương mại hoàn hảo và có chất lượng. Nhà tổ  chức thường tìm các   đơn vị  cùng phối hợp tổ  chức, cùng tổ  chức chung, các nhà  ủng hộ, các nhà tài  trợ…” “+ Người tham dự  (Exhibitor): chủ thể  không thể  thiếu trong các Hội chợ  Triển lãm Thương mại. Số lượng khách tham dự sẽ quyết định quy mô, tính chất  và hiệu quả  của Hội chợ  Triển lãm Thương mại. Khách tham dự   ở  càng nhiều  khu vực, địa phương, trong nước và ngoài nước thì Hội chợ  Triển lãm Thương   mại càng mang tính quốc tế sâu sắc. ”  “Thông   qua   chủ   thể   này  tính   chất   và   nội  dung   của   Hội  chợ   Triển   lãm   Thương mại mới được bộc lộ phản ánh và chính khách tham dự quyết định loại  hình Hội chợ  Triển lãm Thương mại. Khách tham dự  trưng bày giới thiệu sản  phẩm, dịch vụ  dưới các hình thức bằng hình  ảnh, bằng nghe nhìn, hiện vật...  giúp cho Hội chợ Triển lãm Thương mại thêm sôi động và phong phú. ”  “Chính họ  và một phần những công tác vận động tiếp thị  của Người tổ  chức sẽ  thu hút khách tham quan  đến đông hay vắng. Chính họ  tạo nên môi   trường cho các hoạt động trao đổi, gặp gỡ, cam kết và ký hợp đồng , mở  rộng  
  19. 19 tiếp tục các hoạt động trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu giữa người sản  xuất, người kinh doanh và tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp và giữa các vùng, các   nước, các khu vực. ” “+ Người tham quan (Visitor): thường phân ra làm hai loại: Người tham  quan   chuyên   môn   (Business   Visitor)   và   Người   tham   quan   công   chứng   (Public  Visitor). ” “Tuỳ  tính chất và nội dung của từng loại hình Hội chợ  Triển lãm Thương  mại mà Người tổ chức và Khách tham dự có ý định tuyên truyền, quảng cáo, vận   động đối tượng nào tham quan và quy định thời gian, lượng khách tham quan bao  nhiêu để đặt mục đích của Hội chợ Triển lãm Thương mại. ”  “Các chủ thể phụ khác không thể thiếu trong quá trình tổ chức Hội   chợ Triển lãm Thương mại:” “­ Đơn vị cùng tổ  chức (Joint Organizer): có chức năng và nhiệm vụ  giống  người tổ  chức, song tuỳ từng lĩnh vực chuyên sâu và được phân trách nhiệm và   hưởng quyền lợi tương ứng. ” “­ Đơn vị  phối hợp tổ  chức (Co­Organizer): thường thì chỉ  giúp từng phần  việc theo thế khả năng và chuyên môn của mình do người tổ chức quyết định. ” “­ Đơn vị bảo trợ (Sponsor): là các cơ quan chính phủ, các bộ ngành, các tập  đoàn các hãng đang cần khuyếch trương về  các hoạt động và thanh danh của   mình tại một khu vực và thời điểm nhất định, ủng hộ trực tiếp về vật chất và tài  chính, kinh tế nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của Hội chợ Triển lãm  Thương mại. ” “­ Đơn vị ủng hộ (Supporter): các cơ  quan lãnh đạo chuyên ngành, các lãnh   đạo các địa phương, các hãng thông tấn và báo chí... thường là những người ủng   hộ  các Hội chợ  Triển lãm Thương mại về mọi mặt đặc biệt trong việc cố  vấn   các vấn đề  chuyên môn như  tìm đối tác, vận động khách chuẩn bị  các nội dung  hội thảo chuyên đề, ủng hộ và nhiều hoạt động khách. ”
  20. 20 “­   Đơn   vị   thiết   kế   và   dàn   dựng   gian   hàng   (Stand   contractor):   là   đơn   vị  chuyên về tạo cho Hội chợ Triển lãm Thương mại có tính chuyên sâu, khuyếch   trương và tái tạo các gian hàng đặc biệt, gian hàng quốc gia, gian hàng tiêu chuẩn  đồng thời tái tạo toàn cảnh không gian trong và ngoài nhà khu diễn ra Hội chợ  Triển lãm Thương mại. Đây là đơn vị  làm cho bộ  mặt của Hội chợ  Triển lãm   Thương mại thêm hấp dẫn, gây ấn tượng và thu hút sự tò mò hiếu kỳ của khách   tham quan. ” “­ Đơn vị vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước (Freight Forwarder): là  các đơn vị vận chuyển hàng không, đường bộ  hỗ  trợ  đắc lực cho việc chuẩn bị  hàng và người tham dự Hội chợ Triển lãm Thương mại. Các phương tiện thiết bị  hiện đại, quản lý khoa học sẽ  giúp khách tham dự  đảm bảo hàng đúng chất   lượng, thời gian và giảm chi phí. ” “­ Cơ quan Hải quan (custom office): Là đơn vị quản lý nhà nước, thay mặt  chính phủ giám sát hàng hoá trưng bày và theo quy định của từng nước sẽ thu phí,   thu thuế  đảm bảo cho Hội chợ  Triển lãm Thương mại đạt mục đích và thực   hiện đúng chính sách hàng hoá của quốc gia. ” “­ Đơn vị cho thuê diện tích Hội chợ Triển lãm Thương mại (Trade Fair and   Exhibition Centre): là đơn vị có đất và các điều kiện cơ sở hạ tầng, các loại thiết  bị,... để  cho các đơn vị  tổ  chức Hội chợ  Triển lãm Thương mại thuê, thực hiện   các Hội chợ Triển lãm Thương mại của mình. Đơn vị này cũng thường là đơn vị  tổ chức các hoạt động của Hội chợ Triển lãm Thương mại. ” “­ Đơn vị cho thuê các thiết bị phục vụ gian hàng và trang trí them (service  providers): là đơn vị  dịch vụ  chuyên cho thuê các thiết bị  như  tủ, bàn ghế, kệ  bục... những thứ mà góp phần phụ trợ cho việc trang trí và trưng bày gian hàng. ” “­ Đơn vị cho thuê cây cảnh (plant provider): cũng là một đơn vị dịch vụ cho  thuê và bán cây cảnh phục vụ các gian hàng. ” “­ Đơn vị bán hàng ăn uống giải khát (catering) ”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2