Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực, từ đó đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các kiến nghị về mặt chính sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS, TS Hoàng Văn Châu. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn đều được lấy từ các nguồn chính thống như đã trích dẫn trong bài và trong danh mục tài liệu tham khảo. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Quỳnh Thơ
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến GS,TS Hoàng Văn Châu trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khoá luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương Hà Nội nói chung, các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh thương mại nói riêng đã dạy dỗ cho tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Quỳnh Thơ
- MỤC LỤC
- 5 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết Diễn giải Ý nghĩa tắt Association of South East ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations Vietnam – Eu Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Việt EVFTA Agreement Nam Liên minh Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu EURO Đồng tiền chung Châu Âu Food And Agriculture Tổ chức lương thực và Nông nghiệp FAO Organization of the United Liên hợp quốc Nations FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương mại dịch GATS in Services vụ GI Geographical Indication Chỉ dẫn địa lý MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc Multilateral Trade Policy Dự án hỗ trợ chính sách thương mại MUTRAP Assistance Project đa biên R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển SHTT Sở hữu trí tuệ Sanitary and Phytosanitary Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm SPS Measure và kiểm dịch động, thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TradeRelated Intellectual Hiệp định về khía cạnh thương mại TRIPS Property Rights Agreement của quyền sở hữu trí tuệ UN United Nations Liên hợp quốc USD US DOLLARS Đồng đô la Mỹ
- 7 Chữ viết Diễn giải Ý nghĩa tắt WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- 8 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Có thể nói, ký kết và thực thi các FTA là một bước đi không thể thiếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của bất cứ quốc gia nào. Ký kết và thực thi EVFTA là một bước đệm cho quá trình đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế của Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU. Đối với nền kinh tế lấy Nông nghiệp là gốc rễ, nền tảng, đứng trước cơ hội cần phải biết tận dụng, đứng trước khó khăn cần phải có những nhận định và giải pháp để đưa ngành Nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn nữa, đưa thương hiệu nông sản Việt Nam đến với người tiêu dùng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung cam kết trong Hiệp định EVFTA một cách tổng quát và liệt kê chi tiết các cam kết liên quan trực tiếp đến ngành Nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp ngắn gọn các cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại đối với Việt Nam. Thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng của ngành Nông nghiệp Việt Nam, và mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU hiện nay, từ việc tổng hợp và các phân tích, suy luận, tác giả đã chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp. Các vấn đề được chỉ ra nằm trong bốn hoạt động của thương mại liên quan đến ngành Nông nghiệp, bao gồm: Xuất khẩu, Nhập khẩu, Đầu tư và Sở hữu trí tuệ. Trong từng hoạt động, tác giả chỉ ra các tác động tiêu cực mà EVFTA có thể mang lại cho Nông nghiệp một cách cụ thể đến các khía cạnh như năng lực của doanh nghiệp, tác động của môi trường kinh doanh, tác động của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan theo Hiệp định, cũng như các vấn đề liên quan đến hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ Nông nghiệp của Chính phủ Việt Nam… Thứ ba, từ bối cảnh thực trạng cũng như các vấn đề khó khăn gặp phải được đề cập trong Chương II, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị trên ba
- 9 cấp độ: Nông dân và doanh nghiệp nông sản, Hiệp hội ngành hàng, Bộ nông nghiệp và Chính phủ Việt Nam. Theo đó, bên cạnh nỗ lực cải tổ, hạn chế các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp thì Hiệp hội ngành hàng cần làm tốt vai trò hỗ trợ và đại diện cho doanh nghiệp khi trong bối cảnh hội nhập, các can thiệp về trợ cấp của Chính phủ đã bị hạn chế. Về phía mình, các bộ ngành liên quan và Chính phủ Việt Nam cũng cần có những động thái kiến tạo một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hỗ trợ cho hội nhập, cùng với đó là thực thi các chính sách hỗ trợ Nông nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả.
- 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng phát triển của toàn thế giới và là điều kiện tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Thực tế cho thấy, vai trò của các Hiệp định thương mại tự do ngày càng lớn khi là một công cụ chính sách mà thông qua đó, thực hiện triệt để mục tiêu mở cửa thị trường quốc tế với hàng loạt các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, cũng như các cam kết về hợp tác bền vững, tạo điều kiện cho thương mại các quốc gia phát triển được hết tiềm năng trong môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất. Là một quốc gia đang phát triển và tiến tới hòa nhập vào xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình này thể hiện bằng việc ký kết và thực thi các FTA song phương và đa phương. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 11 FTA, kết thúc đàm phán 1 FTA và đang trong giai đoạn đàm phán 4 FTA khác. 11 FTA đã ký kết gồm có: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Nhật Bản (trong đó Việt Nam ký kết với tư cách thành viên), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Liên minh Châu Âu là FTA đã kết thúc đàm phán, 4 FTA mà Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Khối EFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Israel. Các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hiện đã có những tác động nhất định đến hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, đặc biệt ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư…Bên cạnh các tác động tích cực như đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với
- 11 các tác động tiêu cực khác như sức ép cạnh tranh và các rào cản phi thuế nghiêm ngặt mà các quốc gia khác áp dụng. EVFTA là Hiệp định Việt Nam vừa kết thúc đàm phán, đánh dấu bước thiết lập chặt chẽ mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu khi Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trong khu vực ASEAN ký kết FTA song phương với EU (sau Singapore), đặc biệt trong bối cảnh EU đang trở thành đối tác thương mại lớn đứng thứ hai của Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ năm 1995 Hiệp định khung về hợp tác EC Việt Nam được ký kết, EU đã trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư. Thời gian gần đây, hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU liên tục tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.736 triệu Euro năm 2013 lên tới 2.420 triệu vào năm 2016, trong khi nhập khẩu giai đoạn này tăng hơn gấp hai lần từ 679 triệu lên 1.441 triệu Euro. Thành công trong việc đàm phán EVFTA sẽ là bước đệm để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại hợp tác với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Khi EVFTA được thực thi, có nhiều cơ hội mở ra đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như da giày, dệt may, Nông nghiệp cũng là một ngành kinh tế có nhiều thuận lợi để phát triển. Việc cắt giảm thuế quan ngay lập tức đối với nhiều nông sản cũng như cắt giảm theo lộ trình và áp dụng hạn ngạch các mặt hàng nhạy cảm như gạo là một cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, đưa nông sản Việt Nam đến tay người tiêu dùng EU. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với các sản phẩm xuất xứ EU từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng với mức giá giảm hơn nhiều, nông dân và doanh nghiệp nông sản được tiếp cận với nguồn vồn và công nghệ tiên tiến từ thu hút đầu tư nước ngoài… Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội cũng tồn tại các thách thức mà EVFTA mang lại đối với Việt Nam như các biện pháp phi thuế quan, rào cản kỹ thuật, an
- 12 toàn thực phẩm…Vì vậy, nông dân, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành và Nhà nước cần có những đánh giá, nhận định toàn diện và sâu sắc về các vấn đề mà Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2018 nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng nhằm tận dụng các cơ hội tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mang lại. Bản thân tác giả là một cá nhân tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, là người tiêu dùng các sản phẩm nông sản,cũng cần có những hiểu biết, những nhận định về các yếu tố có thể ảnh hướng đến lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến mình. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả xin được chọn đề tài: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu (EVFTA) và những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam và EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên. Cho đến nay có thể liệt kê một số các nghiên cứu như sau: Nghiên cứu trong nước Công trình nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế Việt Nam Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển vọng” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010) Phân tích “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU đến xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam” của Phạm Ngọc Phong, Đặng Thùy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016). “Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn chính sách Thương mại quốc tế VCCI (2013). Bài viết “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Sử dụng các
- 13 chỉ số thương mại” của Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương trên Tạp chí ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016). Báo cáo “Vietnam EU free trade agreement: Impact and policy implications for Việt Nam” (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Tác động và những kiến nghị về chính sách cho Việt Nam) của tác giả Nguyễn Bình Dương, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Các nghiên cứu ở trên đề cập mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và EU, bên cạnh đó đề cập đến triển vọng phát triển mối quan hệ này ở góc nhìn vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế. Ở một số nghiên cứu đã có đề cập đến xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam EU và tập trung vào một số ngành công nghiệp chủ đạo. Đối với EVFTA, nghiên cứu cũng chỉ ra các động cơ tham gia hiệp định của EU, đề cập đến các điểm cần phải cân nhắc của Việt Nam nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục cũng như đề cập đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, về các kỳ vọng và quan ngại, các tác động đến thương mại, các cơ hội thách thức đặt ra và từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị về mặt chính sách. Chi tiết hơn tại nghiên cứu “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Sử dụng các chỉ số thương mại”, tác giả đã sử dụng các chỉ số thương mại gồm: giá trị, tỷ trọng xuất nhập khẩu, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) để đánh giá các tác động theo các ngành chia theo mã HS gồm có 19 nhóm. Như vậy các nghiên cứu trên đã đưa ra những cái nhìn tổng thể nhất về mối quan hệ thương mại Việt Nam EU và các tác động cơ bản của EVFTA lên nền kinh tế, bên cạnh việc đưa ra nghiên cứu tổng quan, cũng có những nghiên cứu chỉ ra tác động trên một số lĩnh vực nhất định như công nghiệp, các nhóm hàng cụ thể, tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra các nội dung của Hiệp định liên quan đến nông nghiệp, các vấn đề cụ thể Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt và đưa ra được giải pháp. Nghiên cứu nước ngoài
- 14 Báo cáo “The free trade agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and qualitative impact analysis” (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Phân tích tác động về định lượng và định tính ) của Mutrap (2011). Báo cáo “Sustainable impact assessment EU Vietnam FTA”(Đánh giá tác động dài hạn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu) của Mutrap (2014). Các nghiên cứu nước ngoài hiện có về EVFTA chủ yếu là các báo cáo của Mutrap. Trong đó, giới thiệu mối quan hệ Thương mại và Đầu tư Việt Nam EU, đề cập đến Hiệp định EVFTA, đánh giá tác động về định lượng dựa trên mô hình cân bằng tổng thể và đánh giá chi tiết các ảnh hưởng đến từng ngành, đặc biệt phân tích các tác động với một số ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, ô tô, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể để Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Như có thể thấy ở trên, có khá nhiều các nghiên cứu về EVFTA đã được thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn còn ở góc độ tổng quan, nghiên cứu vĩ mô cả nền kinh tế. Một số nghiên cứu chỉ ra tác động trực tiếp của Hiệp định đến các hoạt động thương mại và đầu tư nói chung ở trên tất cả lĩnh vực, ở các nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu các ngành hàng quan trọng như dệt may, da giày, ô tô, điện tử, các ngành công nghiệp khác, chứ chưa có một nghiên cứu sâu sắc toàn diện nào về lĩnh vực Nông nghiệp. Như vậy, bài luận văn được thực hiện trong bối cảnh hiện nay, khi EVFTA đã kết thúc đàm phán và sẽ được thực thi vào năm 2018, được coi như bài nghiên cứu đầu tiên khi chỉ ra các vấn đề cụ thể ngành Nông nghiệp phải đối mặt cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 15 Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, hiệp định EVFTA; thứ hai, các vấn đề thách thức đặt ra liên quan đến ngành Nông nghiệp Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam, trong đó ngành Nông nghiệp được hiểu theo định nghĩa về Nông nghiệp trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO, có nghĩa nông sản bao gồm các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, không bao gồm các ngành thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Về mặt không gian: Nông nghiệp của Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam và ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Về mặt thời gian: từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực, từ đó đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các kiến nghị về mặt chính sách. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: NV1) Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về Hiệp định EVFTA, các vấn đề liên quan đến Nông nghiệp được đề cập trong Hiệp định và khái quát các cơ hội nhận được và thách thức gặp phải của Việt Nam; NV2) Thực trạng của ngành Nông nghiệp Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêu lên các vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA; NV3) Giải pháp cho các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi thực thi EVFTA. 5. Phương pháp nghiên cứu
- 16 Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tác giả sẽ dựa trên cơ sở lý luận, sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, suy luận, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu để tìm ra các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA. Cụ thể, với nhiệm vụ 1, để tổng hợp cơ sở lý luận, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thông tin. Với nhiệm vụ 2, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thống kê ngoài ra áp dụng phân tích, so sánh, suy luận để tìm ra các vấn đề. Với nhiệm vụ 3, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, suy luận, so sánh để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhất. 6. Những tính mới của luận văn Lựa chọn nghiên cứu chi tiết các vấn đề thách thức đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi thực thi EVFTA trong phạm vi ngành Nông nghiệp thuần (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi), từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, áp dụng được vào thực trạng ngành Nông nghiệp Việt Nam là tính mới của luận văn. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu ở góc nhìn vĩ mô của nền kinh tế như tác động đến hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ, tác động đến đầu tư, lao động…các giải pháp đưa ra cũng còn mang tính chung chung ở góc độ vĩ mô khái quát. Ở một số nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế cũng tập trung vào các ngành chủ lực như da giày, dệt may, công nghiệp điện tử… mà không có một nghiên cứu lớn nào về ngành Nông nghiệp Việt Nam ngoài các bài báo, tạp chí, bài phát biểu…; Ở các bài báo và phát biểu bên ngoài có đề cập đến nông nghiệp cũng chưa mang tính toàn diện, bao quát, và chưa hệ thống hóa được một cách đầy đủ các vấn đề mà Nông nghiệp Việt Nam gặp phải và đưa ra được một loạt các giải pháp, kiến nghị một cách hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn
- 17 Luận văn gồm có 90 trang, 06 bảng biểu, 14 biểu đồ, ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia làm 3 chương, chi tiết như sau: CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG HIỆP ĐỊNH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CAC VÂN ĐÊ ĐĂT RA Đ ́ ́ ̀ ̣ ỐI VƠI NGANH NÔNG NGHIÊP VIÊT NAM KHI ́ ̀ ̣ ̣ THAM GIA EVFTA CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC THI EVFTA
- 18 HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG HIỆP ĐỊNH 1. Hiệp định EVFTA 1.1. Khái quát về Hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA là Hiệp định thương mai tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu. Hiệp định đã được các bên ký tuyên bố kết thúc đàm phàn vào ngày 2/12/2015. Bắt đầu đàm phán từ năm 2012, sau 3 năm đàm phán và chỉ sau 4 tháng tuyên bố kết thúc cơ bản, EVFTA sẽ sớm được ký kết, làm thủ tục phê chuẩn hiệp định và đi vào thực thi cam kết. Các bên sẽ nỗ lực hoàn tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2018 (Trung tâm WTO và hội nhập, 2015) EVFTA là Hiệp định toàn diện thế hệ mới, và là FTA đầu tiên mà EU ký kết với quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Các nội dung chính của Hiệp định bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, thuế xuất nhập khẩu, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp phòng vệ thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, lao động, môi trường, phát triển bền vững, các vấn đề về pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực. 1.2. Các đối tác tham gia Hiệp định EVFTA được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu, bao gồm 28 quốc gia ở khu vực Châu Âu. EU hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cho tới hiện tại, Việt Nam ch ưa có FTA nào với các quốc gia trong khu vực này (VCCI, 2015) EU đã từng khởi động đàm phán FTA với khu vực ASEAN từ năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009 đàm phán đã bị dừng lại. Hiện nay, EU đã hoàn tất đàm phán
- 19 FTA với Singapore và Việt Nam, ngoài ra đang đàm phán với Thái Lan và Malaysia (VCCI, 2015) Sau Hoa Kỳ, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, không mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. 1.3. Kết quả đàm phán EVFTA của Việt Nam Qua quá trình đàm phán, EVFTA đã đưa ra một số kết quả, cam kết ở nhiều lĩnh vực khác nhau, được thể hiện thông qua 21 chương và các phụ lục của Hiệp định. Về thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt Nam, vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% (Trung tâm WTO và Hội nhập, 2015) Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU với Viêt Nam nh ̣ ư sau: ́ ̀ ̀ ệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): Cac nganh hang d EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng. ́ ơi xuât khâu g Đôi v ́ ́ ̉ ạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được
- 20 xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong 7 năm. Hang m ̀ ật ong se đ ̃ ược xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan. Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, Việt Nam cam kết đối với các mặt hàng chính là: ̣ Măt hang ô tô, xe máy: Vi ̀ ệt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm; Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà se đ ̃ ược xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm. Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá. Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Hai bên cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp. Vê th ̀ ương mại dịch vụ và đầu tư Về thương mại dịch vụ đầu tư, Viêt Nam va EU cam kêt nh ̣ ̀ ́ ằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. So vơi trong khuôn khô Hiêp đinh WTO, cam k ́ ̉ ̣ ̣ ết của Việt Nam có đi xa hơn ̣ ̣ trong Hiêp đinh EVFTA. Cam k ết của EU cung cao h ̃ ơn cam kết trong WTO và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng)
109 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Eximbank chi nhánh Quảng Nam
99 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Logigear - Chi nhánh Việt Nam
109 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
119 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp trả lương theo mô hình 3P tại Công ty cổ phần Eurowindow
122 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn