intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:108

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong hệ thống NHTM; Phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả; Tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hiệu quảviệc sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO            TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ  NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG  TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẨM PHẢ Chương trình: Điều hành cao cấp­EMBA PHẠM THỊ THU HIỀN
  2. QUẢNG NINH ­ 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ  NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG  TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẨM PHẢ  Ngành: Quản trị kinh doanh Chương trình: Điều hành cao cấp­ EMBA                                              Mã số: 60340102 PHẠM THỊ THU HIỀN
  3. Người hướng dẫn:  PGS.TS NGUYỄN THU THỦY QUẢNG NINH – 2018
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết  quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được bảo vệ  một học vị nào khác. Mọi giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm   ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Quảng Ninh, ngày 06 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn        Phạm Thị Thu Hiền
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường   Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô trong Ban Giám hiệu và Khoa  Sau đại học đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên trong quá trình học tập  bậc cao học tại Nhà trường. Để  hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm  ơn sự  tận tình hướng  dẫn của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận  văn. Cuối cùng, em cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, cổ  vũ và tạo điều kiện về thời gian cho em trong suốt quá trình viết luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và đánh giá  hoạt động thực tiễn, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất  định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của Quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!.              Quảng Ninh, ngày 06 tháng 9 năm 2018                                                            Tác giả luận văn                                                            Phạm Thị Thu Hiền
  6. iii MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                     .................................................................................................      9  1. Tính cấp thiết của đề tài                                                                              ..........................................................................      9  2.1 Tổng quan về VietinBank Cẩm Phả                                                       ...................................................       39  2.1.1 Khái quátGiới thiệu chung về VietinBank Cẩm Phả                        ....................       39  2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu                                  ..............................       41  2.1.3 Bộ máy tổ chức và hoạt động của VietinBank Cẩm Phả                 .............       41  2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn                                                                    ................................................................       53 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai   đoạn năm 2013­1017.                                                                                        ....................................................................................       53  (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013­  2017)                                                                                                                    ................................................................................................................       54 Nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả có sự tăng trưởng qua  các năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 3.171 tỷ đồng, năm 2014  nguồn vốn huy động đạt 3.490 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với năm  2013, tỷ lệ tăng 10,06%. Năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 3.989 tỷ  đồng, tăng 499 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 12,5%, Năm 2016  nguồn vốn huy động đạt 4.294 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng, tăng 7,6%.  Nguồn vốn huy động năm 2017 đạt 4.793 tỷ đồng, tăng 499 tỷ đồng,  tốc độ tăng 11,6%. Như vậy mặc dù thị trường huy động vốn cạnh  tranh rất gay gắt, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ  phần rất cao, tuy nhiên nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả   vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm, tốc độ tăng trên 10%.                 .............       54  2.2.1.2 Hoạt động ngân quỹ                                                                            ........................................................................       54  2.2.1.3 Hoạt động tín dụng                                                                              ..........................................................................       55
  7. iv  2.2.1.4 Hoạt động đầu tư                                                                                ............................................................................       57  2.2.1.5 Hoạt động khác                                                                                    ................................................................................       58  2.2.1.6 Kết quả kinh doanh                                                                             .........................................................................       59    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng                                           .......................................... 80    Phân tán rủi ro tín dụng                                                                         ........................................................................81   Kiên quyết thu hồi xử lý nợ xấu, nợ Xử lý rủi ro, giảm thiểu việc   phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất                                                   ...............................................       83    Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng sau khi cho vay          .........84    Coi trọng thông tin phòng ngừa rủi ro                                                 ................................................85
  8. v DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                     .................................................................................................      9  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                     .................................................................................................      9  1. Tính cấp thiết của đề tài                                                                              ..........................................................................      9  2.1 Tổng quan về VietinBank Cẩm Phả                                                       ...................................................       39  2.1 Tổng quan về VietinBank Cẩm Phả                                                       ...................................................       39  2.1.1 Khái quátGiới thiệu chung về VietinBank Cẩm Phả                        ....................       39  2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu                                  ..............................       41  2.1.3 Bộ máy tổ chức và hoạt động của VietinBank Cẩm Phả                 .............       41  2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn                                                                    ................................................................       53  2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn                                                                    ................................................................       53 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai   đoạn năm 2013­1017.                                                                                        ....................................................................................       53 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai   đoạn năm 2013­1017.                                                                                        ....................................................................................       53  (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013­  2017)                                                                                                                    ................................................................................................................       54  (Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013­  2017)                                                                                                                    ................................................................................................................       54 Nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả có sự tăng trưởng qua  các năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 3.171 tỷ đồng, năm 2014  nguồn vốn huy động đạt 3.490 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với năm  2013, tỷ lệ tăng 10,06%. Năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 3.989 tỷ  đồng, tăng 499 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 12,5%, Năm 2016  nguồn vốn huy động đạt 4.294 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng, tăng 7,6%. 
  9. vi Nguồn vốn huy động năm 2017 đạt 4.793 tỷ đồng, tăng 499 tỷ đồng,  tốc độ tăng 11,6%. Như vậy mặc dù thị trường huy động vốn cạnh  tranh rất gay gắt, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ  phần rất cao, tuy nhiên nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả   vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm, tốc độ tăng trên 10%.                 .............       54 Nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả có sự tăng trưởng qua  các năm. Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 3.171 tỷ đồng, năm 2014  nguồn vốn huy động đạt 3.490 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với năm  2013, tỷ lệ tăng 10,06%. Năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 3.989 tỷ  đồng, tăng 499 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 12,5%, Năm 2016  nguồn vốn huy động đạt 4.294 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng, tăng 7,6%.  Nguồn vốn huy động năm 2017 đạt 4.793 tỷ đồng, tăng 499 tỷ đồng,  tốc độ tăng 11,6%. Như vậy mặc dù thị trường huy động vốn cạnh  tranh rất gay gắt, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ  phần rất cao, tuy nhiên nguồn vốn huy động của VietinBank Cẩm Phả   vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm, tốc độ tăng trên 10%.                 .............       54  2.2.1.2 Hoạt động ngân quỹ                                                                            ........................................................................       54  2.2.1.2 Hoạt động ngân quỹ                                                                            ........................................................................       54  2.2.1.3 Hoạt động tín dụng                                                                              ..........................................................................       55  2.2.1.3 Hoạt động tín dụng                                                                              ..........................................................................       55  2.2.1.4 Hoạt động đầu tư                                                                                ............................................................................       57  2.2.1.4 Hoạt động đầu tư                                                                                ............................................................................       57  2.2.1.5 Hoạt động khác                                                                                    ................................................................................       58  2.2.1.5 Hoạt động khác                                                                                    ................................................................................       58  2.2.1.6 Kết quả kinh doanh                                                                             .........................................................................       59
  10. vii  2.2.1.6 Kết quả kinh doanh                                                                             .........................................................................       59    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng                                           .......................................... 80    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng                                           .......................................... 80    Phân tán rủi ro tín dụng                                                                         ........................................................................81    Phân tán rủi ro tín dụng                                                                         ........................................................................81   Kiên quyết thu hồi xử lý nợ xấu, nợ Xử lý rủi ro, giảm thiểu việc   phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất                                                   ...............................................       83   Kiên quyết thu hồi xử lý nợ xấu, nợ Xử lý rủi ro, giảm thiểu việc   phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất                                                   ...............................................       83    Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng sau khi cho vay          .........84    Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng sau khi cho vay          .........84    Coi trọng thông tin phòng ngừa rủi ro                                                 ................................................85    Coi trọng thông tin phòng ngừa rủi ro                                                 ................................................85
  11. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển  DSCV Doanh số cho vay KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDNL Khách hàng doanh nghiệp lớn KHDNVVN Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ KKH Không kỳ hạn NHCT Ngân hàng công thương NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NIM Lãi cận biên ròng PGD Phòng giao dịch ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại Cổ phần TSBD Tài sản bảo đảm TSC Trụ sở chính TSCĐ Tài sản cố định VietinBank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi  VietinBank Cẩm Phả nhánh Cẩm Phả
  12. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  và từng bước hội nhập vào nền kinh tế  thế  giới. Việc gia nhập vào Tổ  chức  thương mại thế giới WTO vừa tạo những thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những  thách thức đối với nền kinh tế  Việt Nam. Để  chủ  động tham gia vào hội nhập   kinh tế  cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh   nghiệp. Trong đó vấn đề  nổi lên hàng đầu là năng lực cạnh tranh của hệ thống  tài chính – ngân hàng vì ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là nơi cung   cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, là cầu  nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Cũng do tầm quan trọng đặc biệt này dẫn tới một trong những đòi hỏi quan  trọng là tính hiệu quả  trong hoạt động của các ngân hàng. Mặt khác, do đặc  trưng nổi bật của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ, do vậy việc một   ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới phá sản sẽ có ảnh hưởng mang tính  hệ thống, lan truyền gây tác động xấu tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết đặt ra trong hoạt động  kinh doanh của ngân hàng thương mại là đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Nâng   cao hiệu quả  sử  dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của mọi ngân hàng. Nâng cao   hiệu quả  hoạt động sử dụng vốn không những đảm bảo cho ngân hàng an toàn  mặt tài chính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng   quy mô sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng tăng uy tín,   nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng. Có thể nói rằng hiệu quả  sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn lực tài chính của ngân   hàng, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả (VietinBank   Cẩm   Phả)   là   Chi   nhánh   của   Ngân   hàng   TMCP   Công   thương   Việt   Nam  (VietinBank) hoạt động trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Mặc  
  13. 10 dù trong những năm qua, hoạt động của Chi nhánh vẫn giữ được hiệu quả nhưng   với mong muốn tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện và đánh giá đúng thực trạng   hiệu quả  hoạt động sử  dụng vốn để  tìm ra những tồn tại, hạn chế  và nguyên   nhân, từ  đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị  có tính khả  thi nhằm nâng cao  hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh  Cẩm Phả, tôi đã chọn đề  tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại   Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” làm đề  tài  nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở các trường đại học trong nước đã có một số công trình nghiên cứu, một  số luận án tiến sĩ, thạc sĩ đã nghiên cứu về hoạt động sử dụng vốn tại các ngân  hàng. Dưới đây là một số đề tài đã được nghiên cứu:  Luận văn thạc sĩ:  “Nâng cao hiệu quả  sử  dụng vốn tại Ngân hàng Nông   nghiệp & phát triển  Nnông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Võ Nhai Thái  Nguyên" của Nguyễn Thị Thanh Thủy, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh  doanh – Đại học Thái Nguyên, năm 2015. Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng  TMCP Ngoại thương Việt Nam” của, Trần Thị Kim Hải, trường Học viện Ngân  hàng, năm 2013. Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng  TMCP  Ngoại  thương   Việt  Nam”  của,  Cao  Minh  Hồng,  trường  Học   viện   tài  chính, năm 2010. Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản  có tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của Trịnh   Hồng Hạnh, Học viện Ngân hàng, năm 2016. Luận án tiến sĩ: “Chuyển dịch cơ cấu sSử  dụng vốn tại Ngân hàng TMCP  Công thương Việt Nam”,  của  Trần Thị  Lan,  trường  Học viện tài chính,  năm  2018.
  14. 11 Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương  mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế” ,  của  Đàm Hồng  Phương, Trường Đại học Kkinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2009. Luận án tiến sĩ “Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần  Công thương Việt Nam” của Phan Thị  Hoàng Yến, Học viện Ngân hàng, năm  2016. Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương  Việt Nam” của Nguyễn Đức Tú, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. * Những kết quả  chủ  yếu mà các công trình nghiên cứu trước đây đã làm  được: ­ Về lý luận: Các luận án, luận văn đã làm rõ được các vấn đề  lý luận cơ  bản như:  hHoạt động sử  dụng vốn, hiệu quả  sử  dụng vốn của các ngân hàng  thương mại,; cCác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn... ­ Về  thực trạng và giải pháp:  các công trình nêu trên đĐã đánh giá được  thực trạng hiệu quả  sử  dụng vốn thông qua các chỉ  tiêu đánh giá, những thành  tựu và hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của  đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng  cụ  thể  trong phạm vi  thời gian  nghiên cứu  xác định, từ  đó đưa ra một số  giải  pháp cho hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng đó. * Những vấn đề chưa được làm rõ ởđưa ra của các công trình trước đâyó: Thực trạng cCác ngân hàng thương mại những năm gần đây đã và đang tái   cơ  cấu toàn diện về  nhiều mặt, đặc biệt là cCơ  chế  quản lý, mua bán vốn tập  trung tại các ngân hàng thương mại thông qua cơ  chế định giá điều chuyển vốn  nội bộ. Các cChi nhánh ngân hàng thương mại huy động được bao nhiêu vốn sẽ  bán lại toàn bộ cho tTrụ sở chính và sử dụng bao nhiêu sẽ mua lại cuả của tTrụ  sở chính. Giá mua bán vốn cụ thể của từng loại vốn sẽ do  tTrụ sở chính quy định  trong từng thời kỳ.  Vì vậy  các  giải pháp đưa ra sau nghiên cứu cũng cần phải quan tâm đến  thực tế này.
  15. 12 Hơn nữa, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng   TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” chưa được thực hiện  với  đối tượng là chi nhánh cụ  thể  này với thời gian nghiên cứu cập nhật, chính vì   vậyvà đề tài không bị trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. 3. Mục tiêu nghiên cứu ­ Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử  dụng vốn trong hệ thống NHTM; ­ Phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP  Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả; ­ Tìm   ra   những   tồn   tại,   hạn   chế   và   nguyên   nhân   tác   động   đến  hiệu  quảviệc sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh  Cẩm Phả; ­ Đề  xuất những giải pháp và kiến nghị  để  nâng cao hiệu quả  sử  dụng   vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động sử  dụng vốn tại Ngân hàng  TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. ­ Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề  về  hiệu quả  sử  dụng vốn tại Ngân   hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả từ nămtrong giai đoạn  2013 – 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: tất cả các thông tin, thu thập số  liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là các thông tin, số liệu từ các báo cáo   tài chính, bảng cân đối vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt  Nam và của VietinBank Cẩm Phả… Từ đó, tác giả dùng phương pháp thống kê,  so sánh các năm và so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn, phân tích kết hợp   với sử dụng hệ thống bảng biểu để minh họa.
  16. 13 ­ Phương pháp xử lý dữ  liệu: sau khi thu thập được các thông tin, dữ  liệu  thì cần chọn lọc thu thập các yếu tố  chính, sau đó dùng phương pháp so sánh,  tổng hợp để  nhận định đánh giá… nhằm  cho  mục đích phân tích, đánh giá và  trình bày lại các ý tưởng nghiên cứu phục vụ cho đề tài. 6. Điểm mới của đề tài Về  lý luận: Ngoài các lý luận cơ  bản về  hoạt động sử  dụng vốn, nghiên  cứu đề tài còn đưa thêm các khái niệm, nguyên lý... của cơ chế quản lý vốn tập   trung thông qua cơ  chế định giá điều chuyển vốn nội bộ: mua bán vốn, giá mua  bán vốn, ưu điểm của cơ chế đối với Ngân hàng và Chi nhánh.... Về thực trạng: Với tThực trạng “hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Ngân  hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” giai đoạn từ  2013­ 2017,  luận văn  chỉ  ra những điểm  đã làm  được, những điểm chưa làm được  củacuả Chi nhánh và đề  xuất các giải pháp, kiến nghị  trong thời gian tới để  có  thể  giúp cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả  hoạt động hiệu quả hơn nữa, đặc biệt trong hoạt động sử dụng vốn. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Lời mở  đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ  lục,   luận văn được bố cục thành 3 chương. Cụ thể như sau: ­ Chương 1: Cơ  sở  lý luận về  hiệu quả  hoạt động sử  dụng vốn của   nNgân hàng thương mại. ­ Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại Ngân   hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả ­ Chương 3: Một số gGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng   vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả
  17. 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG  VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái   niệmTổng   quan  về  hiệu   quả  hoạt   động   sử   dụng   vốn   của  nNgân hàng thương mại 1.1.1 Vốn của nNgân hàng thương mại Vốn của NHTM là những giá trị  tiền tệ do bản thân NHTM tạo lập và huy  động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.  Vốn kinh doanh của NHTM hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có,  vốn huy động, vốn đi vay và các nguồn vốn khác. (Tô Ngọc Hưng 2014, tr.26) 1.1.2 Phân loại vốn của nNgân hàng thương mại Theo tác giả  Nguyễn Văn Tiến, (2014, tr.99) nguồn vốn của ngân hàng   thương mại được phân loại căn cứ vào nguồn hình thành vốn, gồm: ­  Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập   và thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thường chiếm một tỷ trọng nhỏ  trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tuy vốn chủ sở hữu không chiếm tỷ trọng   lớn, nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng và là điều kiện pháp lý bắt buộc   khi thành lập một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thường có tính chất thường xuyên và ổn định. Có vai trò  quan trọng trong việc duy trì các hoạt động hàng ngày của ngân hàng và cũng là   nền tảng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được phát triển lâu dài, thể hiện  qua việc vốn chủ sở hữu là phương tiện giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản   đồng thời cung cấp về  mặt tài chính cho các hoạt động sử  dụng dịch vụ  mới   cũng như các hoạt động phát triển khác của ngân hàng. + Vốn điều lệ Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM.   Ngoài ra, NHTM có mức vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo quy định pháp 
  18. 15 luật để  các NHTM đi vào hoạt động. Do yêu cầu an toàn vốn và nâng cao năng  lực tài chính, vốn điều lệ thông thường lớn hơn mức vốn pháp định. + Các quỹ dự trữ  Quỹ dự trữ  bổ sung vốn điều lệ: sau khi quyết toán năm tài chính, nếu   ngân hàng kinh doanh có lãi thì phải trích 5% lợi nhuận ròng để đưa vào quỹ dự  trữ bổ sung vốn điều lệ.   Quỹ dự phòng tài chính: là khoản dự phòng tổn thất tín dụng phải được   xem như  một bộ phận của vốn bởi nó bù đắp sự  thua lỗ. Tỷ  lệ  trích bằng 10%  lãi ròng hàng năm của ngân hàng, số dư của quỹ không được vượt quá 25% vốn  điều lệ của ngân hàng. Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,… các quỹ này cũng được  trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật. + Các nguồn vốn khác: bao gồm là các khoản chênh lệch do đánh giá lại   tài sản, chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ. ­ Nguồn vốn vay Trong quá trình kinh doanh của các tổ  chức tín dụng có tình trạng tạm   thời thừa và thiếu vốn, các ngân hàng sử  dụng quan hệ vãng lai, vay và cho vay  vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả  năng thanh toán, NHTM   có thể vay vốn ở NHTM khác hoặc vay vốn ở NHNN. + Vay vốn ở tổ chức tín dụng Đó là khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thị  trường liên ngân hàng hay thị  trường tiền tệ. Các ngân hàng thường xuyên xây   dựng các mối quan hệ  tốt để  khi thiếu hụt vốn có thể  vay lẫn nhau chứ  không  vay ngân hàng trung ương. + Vay vốn ở ngân hàng nhà nước Khi ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu hụt dự  trữ  bắt buộc hay mất khả  năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể  cầu cứu là NHNN. 
  19. 16 Ngân hàng trung  ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu. Tuy   nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do NHNN chỉ cho NHTM một hạn mức  tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng cho chính sách tài chính   quốc gia. ­ Nguồn vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà các ngân hàng huy động được trên  thị  trường thông qua nghiệp vụ  tiền gửi, tiền vay, và một số  nguồn khác. Nguồn   vốn huy động có ý nghĩa quyết định tới khả  năng hoạt động của mỗi ngân hàng  thương mại.  +  Vốn tiền gửi Tiền gửi thanh toán: là loại tiền mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.  Đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân   hàng nhờ ngân hàng giữ hộ hoặc thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các  nhu cầu chi trả của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các   khoản thu của doanh nghiệp, cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán  theo yêu cầu. Nhìn chung đây là một khoản huy động có lãi suất thấp, có khi bằng  không, thay vào đó chủ tài khoản được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí   thấp. Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời  gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm(3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, …). Tiền gửi có kỳ hạn thường có lãi suất cao, thời hạn dài, và là nguồn tiền tương  đối tương đối. Thông thường tiền gửi có kỳ  hạn không được sử  dụng để  thanh   toán.  Tiền gửi tiết kiệm: là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng  nhằm mục đích hưởng lãi. Khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn  và kiếm lời nhờ hưởng các khoản lãi suất tùy theo đó là tiền gửi tiết kiệm có kỳ  hạn hay không có kỳ hạn.
  20. 17 Tiền gửi khác: ngoài các loại tiền gửi nêu trên, tại các NHTM còn có một   số khoản tiền gửi khác như: tiền gửi các TCTD, tiền gửi của Kho bạc nhà nước,   tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội,… + Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong  đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều   kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua. Ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ  có giá như  kỳ  phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng,.. để  huy độ ng vốn cho thị  trườ ng.   Đối tượ ng mua k ỳ phi ếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ  chức, cá nhân trong n ền kinh t ế, ngoài việc dùng số  vốn nhàn rỗi hay phần  thu nhập tạm thời ch ưa s ử  d ụng đế n để  mua, trên thực tế  đây là mộ t kênh   đầu tư  của ngườ i có vốn trong xã hộ i khi họ  không có khả  năng và cơ  hộ i   đầu tư trực tiếp. ­ Các nguồn vốn khác Ngoài các nguồn vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có tạo vốn kinh doanh   cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay  ủy thác vốn cho các tổ  chức, cá   nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn trong thanh toán như  khoản tiền gửi của  các ngân hàng khác nhờ thanh toán hộ, nguồn tiền gửi ký quỹ của khách hàng để  đảm bảo quá trình thanh toán thư  tín dụng, bảo lãnh...; hoặc các loại vốn khác  như  tiền đặt cọc của khách hàng, nợ  thuế, nợ  lương.... Đây là khoản vốn huy   động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi   hỏi các ngân hàng phải lập ra các dự  án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối   tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay. 1.1.3 Vai trò của vốn trong ngân hàng thương mại Vốn giữ  vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM. Đối với bất kỳ  doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì phải có: Công  nghệ  – Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố  quan trọng, nó phản ánh  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1