Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và đề xuất ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Ngành: Quản trị kinh doanh PHÙNG THỊ NGA Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 Học viên: Phùng Thị Nga Giảng viên hướng dẫn: TS. Vương Thị Thảo Bình Hà Nội - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu hoạt động kinh doanh. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2020 Tác giả Phùng Thị Nga
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ kinh tế vời đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” là sự tổng hợp các kiến thức tác giả đúc kết được trong thời gian học tập nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại thương. Trong thời gian thực hiện luận văn tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong trường đặc biệt là các thầy cô khoa sau Đại học. Trước tiên tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vương Thị Thảo Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, đề tài được hoàn thiện không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót và sơ suất, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2020 Tác giả Phùng Thị Nga
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... V DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VI TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ VII LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về cạnh tranh ............................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ........................................................................... 5 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh .............................................................................. 8 1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh ............................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................ 9 1.2.2. Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael Forter về 5 lực lượng cạnh tranh .................................................................................................................. 12 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................. 15 1.3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ................................................... 15 1.3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp bảo hiểm .................................................... 21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........ 23 1.4.1. Các yếu tố bên ngoài (vĩ mô) .................................................................. 23 1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành ........................................................ 28 1.4.3. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ........................... 31 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ................................... 34 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ......... 34 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ....................................................................................................... 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp37
- iv 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp từ năm 2015 – 2019 ...................................................................... 40 2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ..................................................................... 45 2.2.1. Vị thế cạnh tranh của Công ty ................................................................ 45 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực .................. 46 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ thị trường.................. 54 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp .......................................................................................................... 59 2.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ ............................................................................................................. 59 2.3.2. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.................................................................................... 61 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP .......... 67 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ........................... 67 3.2. Cơ hội và thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh .................... 68 3.2.1. Cơ hội ...................................................................................................... 68 3.2.2. Thách thức ............................................................................................... 69 3.3. Giải pháp ....................................................................................................... 71 3.3.1. Về nguồn nhân lực .................................................................................. 71 3.3.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm ............................................................. 76 3.3.4. Đầu tư và xây dựng các giải pháp về Công nghệ thông tin .................... 79 3.4. Kiến nghị ....................................................................................................... 82 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 86
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABIC Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BACT Bảo an chủ thẻ BATD Bảo an tín dụng CNTT Công nghệ thông tin GCNBH Giấy chứng nhận bảo hiểm HĐQT Hội đồng quản trị KDBH Kinh doanh bảo hiểm QLGSBH - BTC Quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính ADB The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Insurance Regulators’ Diễn đàn Các nhà quản lý bảo AIRM meeting hiểm ASEAN Association of Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Southeast Asian Nations Nam Á GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Association of Insurance Hiệp hội các nhà quản lý bảo IAIS Supervisors hiểm quốc tế Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển OECD Cooperation and Development kinh tế Bảo hiểm P&I bảo vệ cho chủ P&I Protection and Indemnity tàu và bên khai thác tàu trước các trách nhiệm dân sự Switzerland’s economic development Tổ chức Hợp tác kinh tế Thụy SECO cooperation Sỹ Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy SWISSRE Swiss Reinsurance Company Ltd Sỹ Vietnam National Reinsurance Tổng công ty cổ phần tái bảo VINARE corporation hiểm Quốc gia Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 2.1.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA ABIC GIAI ĐOẠN 2015-2019 40 BẢNG 2.2.2. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH ABIC GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 ......... 52 BẢNG 2.2.3A: DOANH THU PHI BẢO HIỂM THEO SẢN PHẨM ABIC..... 55 GIAI DOẠN 2015 – 2019 ........................................................................................ 55 BẢNG 2.2.3B: BẢNG LỢI ÍCH BANCA CÁC NĂM 2016 ĐẾN 2019 .............. 58 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. ........................... 12 Hình 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ABIC .............................................................. 39 DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1: Tổng doanh thu từ năm 2015 - 2019 ................................................... 42 Biểu đồ 2: Doanh thu lợi nhuận ABIC giai đoạn 2015 – 2019 ............................ 43 Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động phân loại theo hợp đồng ABIC ............................... 48 Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi ABIC .................................................... 49 Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo trình độ ABIC .................................................. 49 Biểu đồ 6: Cơ cấu lao động theo giới tính ABIC .................................................. 50 Biểu đồ 7: Cơ cấu lao động theo phụ cấp chức vụ ABIC .................................... 50 Biểu đồ 8: Cơ cấu lao động theo các mảng nghiệp vụ ABIC .............................. 51
- vii TÓM TẮT LUẬN VĂN Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp là một trong ba Công ty con của Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty chứng khoán Agribank và Công ty dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp. Luận văn nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp. Dựa vào bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu hướng phát triển nhanh và sự kết nối giữa các nền kinh tế ngày càng tăng bởi xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mà các doanh nghiệp buộc phải nhìn nhận thật kỹ cả về các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp để nâng cao khả năng của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng và tồn tại, phát triển trong nền kinh tế. Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ra đời trong giai đoạn mà bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra gay gắt đặc biệt là trong ngành kinh doanh bảo hiểm, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu đồng thời còn thường xuyên biến động. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển theo định hướng hiệu quả ABIC cần nhận định thật rõ các mặt tồn tại khó khăn hạn chế cũng như các ưu thế, thuận lợi của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đạt được mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra. Tác giả đã lựa chọn đề tài dựa trên những nhận định về vấn đề này, với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, tác giả mong muốn luận văn đem đến những ý nghĩa thực tiễn làm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập của các bạn học viên sau này, đồng thời là nguồn tài liệu có giá trị đối với Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ABIC. Luận văn nghiên cứu bao gồm ba phần, chia làm 3 chương và đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Về lý luận, được nêu tại chương I, luận đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- viii Về thực tiễn, luận văn đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và đưa ra được các ưu thế và hạn chế ở các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như: Về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, sản phẩm, kênh phân phối và ứng dụng công nghệ thông tin, thương hiệu. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp bằng cách khắc phục các mặt hạn chế, khó khăn về nguồn nhân lực còn mỏng và yếu kém về trình độ cán bộ, tổ chức bộ máy cần tiến hành các giải pháp hoàn thiện hơn, đồng thời sử dụng nguồn vốn hiệu quả và tăng vốn để tạo ưu thế, ngoài ra còn có các giải pháp về sản phẩm, về ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác để hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của ABIC.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa hiện nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một vấn đề quan trọng và thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường càng phát triển nhanh, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu rộng và mãnh liệt hơn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước phải tham gia cạnh tranh quyết liệt hơn. Thực trạng đối với bối cảnh của ngành kinh doanh bảo hiểm lại mang một đặc thù riêng. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam: Ban hành mới về Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh các nội dung về hợp đồng bảo hiểm của các Luật khác như: Luật Dân sự, Luật Hàng hải, Luật Thương mại…Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về kinh doanh bảo hiểm như: ban hành các tiêu chuẩn chức danh, ban hành một số chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, bảo hiểm xuyên biên giới, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe và hưu trí…Nghị định 165/2019/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động kinh doanh Tài chính, Bảo hiểm đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong lộ trình chuyển đổi số các quy trình kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt các quy định về chứng từ điện tử, đây là cơ hội cho các Doanh nghiệp bảo hiểm tập trung đẩy nhanh, đẩy mạnh lộ trình số hóa các quy trình kinh doanh quy trình quản lý doanh nghiệp. Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) là một Công ty cổ phần bảo hiểm có hơn 50% vốn Nhà nước, từ số vốn góp của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), là một Công ty cổ phần của Ngân hàng Nông nghiệp do vậy còn chịu ảnh hưởng từ hoạt động của Ngân hàng. Bối cảnh về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: Bước vào giai đoạn bản lề về chuyển đổi mô hình sở hữu từ 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần, giảm dần sự chi phối của Nhà nước về sở hữu, cơ chế bao cấp…Do vậy các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển giai đoạn mới phải gắn kết và điều chỉnh phù hợp với quá trình cổ phần hóa Agribank. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Với việc mở của ngành bảo hiểm
- 2 theo lộ trình WTO, thị trường bảo hiểm sẽ phát triển mạnh, có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với việc gia tăng mạnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua, nhất là kể từ khi các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước được kinh doanh bình đẳng trên hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm theo lộ trình WTO từ đầu 2009 đến nay, thị trường bảo hiểm đang được các doanh nghiệp vẽ lại bản đồ về thị phần. Khi mà số lượng công ty bảo hiểm ngày càng tăng cao, bao gồm các công ty bảo hiểm nước ngoài mở rộng hoạt động và được phép triển khai các sản phẩm trước đây là thế mạnh của các công ty trong nước thì làm sao để phát triển bền vững trong thị trường này thực sự là một thách thức lớn mà doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải đối mặt. Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp đang mất đi lợi thế và buộc phải chia sẻ với các doanh nghiệp khác. Hiện Việt Nam có 66 doanh nghiệp bảo hiểm (trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, do đó tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp là cơ sở, căn cứ để Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục tìm ra các giải pháp mới nâng cao hơn năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh và thấu hiểu các khó khăn mà Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt trong điều kiện hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa đối với Công ty nói riêng và còn là tài liệu mang ý nghĩa cho thị trường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm trong ngành và đối với chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và
- 3 đề xuất ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. - Nghiên cứu về tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. - Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Với quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả, cùng với các kiến thức trau dồi và thông tin thu thập được Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay. - Về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn mang ý nghĩa. Luận văn nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp tại thị trường trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; với đặc trưng riêng của ngành kinh doanh bảo hiểm thì là về các yếu tố sau: về kênh phân phối, tổ chức bộ máy, nhân sự, nghiên cứu phát triển sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và giải pháp về công nghệ thông tin là một số các đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp từ năm 2015-2019. 5. Phương pháp nghiên cứu - Để nghiên cứu và đưa ra được các nội dung Luận văn sử dụng phương pháp định tính theo hướng nghiên cứu tài liệu dựa trên các số liệu thống kê qua các năm của Công ty, so sánh số liệu và phân tích, khái quát hóa. Trên cơ sở phân tích các nguồn thông tin tác giả sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp. 6. Kết cấu luận văn
- 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn được xây dựng dựa trên 3 chương: Chương I là phần tổng quan nghiên cứu về cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Chương II trình bày về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp, đánh giá được ưu điểm, nhược điểm hạn chế; Chương III đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp trong thời gian tiếp theo.
- 5 Chương I. Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh chính là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội, khái niệm về cạnh tranh được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có một số quan điểm về khái niệm cạnh tranh như sau: Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh là trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”. Theo Từ điển Cornu của Pháp, thì cạnh tranh được hiểu là: “Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau, với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên” Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Theo nhà kinh tế học Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
- 6 Từ các quan điểm về cạnh tranh nêu trên, có thể nhận định khái niệm về cạnh tranh theo một khía cạnh như sau: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng,…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thị hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích kinh tế để thu được nhiều lợi ích cho mình. Cạnh tranh chính là hành vi ganh đua của hai hoặc nhiều chủ thể với mục đích giành cho mình vị trí nổi bật và ưu thế cao nhất trên thị trường nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận; đạt được sự tăng trưởng trong kinh doanh theo kỳ vọng của chủ thể. Để có hành vi cạnh tranh xảy ra cần có các điều kiện tiên quyết như sau: - Phải có ít nhất hai chủ thể cạnh tranh, các chủ thể cạnh tranh phải có cùng một mục tiêu cần hướng tới, ví dụ như lợi nhuận tối đa có thể đạt được, sự tăng trưởng kỳ vọng hay các ưu thế trong thị trường. Khi có cùng mục tiêu thì các chủ thể sẽ có sự ganh đua và cạnh tranh cần thiết để có thể giành được ưu thế và đạt được mục tiêu của mình. - Đồng thời với việc có nhiều chủ thể và có cùng mục tiêu thì sự giành được lợi thế cạnh tranh của người này dẫn đến bất lợi tương ứng đối với người kia và ngược lại. Thật vậy, khi một chủ thể này giành được ưu thế để đạt được mục tiêu thì chủ thể khác sẽ có bất lợi trong quá trình đạt được mục tiêu, đây là điều tất yếu của cạnh tranh ngoại trừ trừng hợp một số chủ thể có liên kết, thỏa thuận để cùng chia sẻ lợi ích, lợi thế. - Điều kiện cuối cùng để có hành vi cạnh tranh là cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể. Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian cố định hoặc ngắn (khi cạnh tranh diễn ra theo từng vụ việc một), hoặc có thể diễn ra trong một thời gian dài trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động phát triển của các chủ thể tham gia cạnh tranh). Bên cạnh đó cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng không gian nhất định, hoặc một không gian hẹp như một tổ chức, một địa phương, một ngành kinh tế; diễn ra trong một không gian rộng trong một quốc gia, hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Một môi trường cạnh tranh cụ thể chính là ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ.
- 7 Ngoài ra, để thực hiện cạnh tranh cần có các phương tiện cạnh tranh như giá cả, chất lượng, dịch vụ, marketing quảng cáo. Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh: cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước; cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền; cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. - Cạnh tranh tự do: là khi thị trường tự do tồn tại, không có sự can thiệp của chỉnh phủ và tại đó các tác nhân cung cầu được phép hoạt động tự do; - Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước: Nhà nước bằng các Chính sách, Pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh; - Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất kỳ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường; - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó, các doanh nghiệp phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả sản phẩm của mình trên thị trường; - Độc quyền: xảy ra khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm khác hoặc các chủ thể kinh doanh khác; - Cạnh tranh lành mạnh: là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh; - Cạnh tranh không lành mạnh: là các hành vi cạnh tranh trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực;
- 8 - Hạn chế cạnh tranh: là hành vi luôn hướng đến việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến động. Phân loại cạnh tranh dựa trên hai phương diện: - Phân loại cạnh tranh dựa trên chủ thể tham gia: cạnh tranh giữa người bán và người mua; cạnh tranh giữa người bán và người bán; cạnh tranh giữa người mua và người mua. - Phân loại cạnh tranh dựa trên phạm vi cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh chính là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung nguồn lực, vốn….; động lực thúc đẩy doanh nghiệp tự cải tổ, đổi mới. Cạnh tranh là một biểu hiện tất yếu, đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực cho nền kinh tế. Vì vậy cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế biểu hiện ở các mặt khác nhau. - Cạnh tranh đối với nền kinh tế xã hội: Cạnh tranh giúp phân bổ các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý, hiệu quả. Các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hay một số loại hàng hóa sẽ cạnh tranh nhau về giá bán, về hình thức – chất lượng sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh thì lợi thế và ưu đãi cạnh tranh đạt được sẽ thuộc về các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt hơn, có năng suất lao động tốt hơn. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn nguyên vật liệu của xã hội cao hơn, lợi ích mang lại nhiều hơn. Cạnh tranh còn điều tiết lượng cung, cầu hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường. Khi lượng cung hàng hóa tăng lên vượt qua nhu cầu của thị trường
- 9 sẽ làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đặc biệt khi giá cả giảm xuống bằng hoặc dưới chi phí sản xuất thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải giảm chi phí sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như nâng cao năng suất lao động, tích cực mở rộng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và quá trình sản xuất. - Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng chính là đích đến để doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận mong muốn, do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng mang lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng. Từ hệ quả của các cuộc cạnh tranh mà người tiêu dùng sẽ được chọn lựa trong một nguồn hàng hóa lớn hơn, đa dạng hơn và chất lượng sẽ tốt hơn, giá thành sản phẩm phù hợp hơn. - Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh giúp thể hiện được bản lĩnh của doanh nghiệp, tạo môi trường phát triển tốt hơn để doanh nghiệp có thể hoàn thiện hơn, làm cho doanh nghiệp vững mạnh và phát triển hơn từ hệ quả của việc luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc tạo ra được các dòng sản phẩm mới khác biệt, chất lượng cao hơn và mẫu mã tốt hơn. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nhiều mặt trái chiều như: làm lãng phí, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tăng khoảng cách giàu nghèo; các doanh nghiệp tiêu diệt nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, yếu. 1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Hiện nay, thuật ngữ về “năng lực cạnh tranh: hay “sức cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên chưa có định nghĩa cụ thể và chính xác về năng lực cạnh tranh được thừa nhận và phổ biến rộng rãi. Có một số cách hiểu và định nghĩa về Năng lực cạnh tranh được phổ biến như sau:
- 10 Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam: Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Theo Michael Porter – 1980 trong “Chiến lược cạnh tranh”, Nhà xuất bản thống kê: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh được tạo nên từ chính doanh nghiệp, từ thực lực của doanh nghiệp đây là yếu tố nội hàm không chỉ được tạo nên từ các yếu tố định lượng như tài chính, công nghệ mà cả các yếu tố định tính như uy tín, trình độ nguồn nhân lực,… Chính nhờ những nhân tố này mà doanh nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng thu được lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp không có ưu thế toàn diện các mặt mà thường có ưu thế về điểm này lại có hạn chế về điểm khác. Điều này khiến cho các doanh nghiệp cần phải phô trương các thế mạnh mà hạn chế, thu lại các mặt hạn chế để thu được lợi thế cáo nhất trong khía cạnh, lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn. Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành 3 cấp độ: Thứ nhất là năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia; hai là năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ sản phẩm; ba là năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 439 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 371 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 270 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 308 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 259 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 275 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 168 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 208 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 163 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 157 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn