Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Bình Dương
lượt xem 9
download
Luận văn "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định sử dụng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương; đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khuyến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như người sử dụng dịch vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH NGUYỆT THẢO NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2023
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH NGUYỆT THẢO NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHIẾN BÌNH DƯƠNG – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: HUỲNH NGUYỆT THẢO, hiện là học viên khóa 21, ngành Quản trị kinh doanh, lớp CH21QT01 của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Chiến. Các số liệu, thống kê và kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Bình Dương, ngày ..... tháng ….. năm 2023 Tác giả Huỳnh Nguyệt Thảo i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Thủ Dầu Một, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian Tôi học tập và nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Chiến, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, góp ý và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong quá trình Tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin kính chúc quý Thầy, Cô nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành tựu trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và luôn tràn đầy nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3. Khoảng trống nghiên cứu....................................................................................... 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4 1.7. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................ 4 TÓM TẮT CHƯƠNG I ................................................................................................ 6 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ... 7 2.1. Khái quát hình thức TTKDTM .............................................................................. 7 2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7 2.1.2. Tính tất yếu khách quan và vai trò TTKDTM .............................................. 7 2.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của TTKDTM ................................................. 7 2.1.2.2. Vai trò của TTKDTM ............................................................................. 7 2.1.3. Các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay ................................................. 9 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................................... 10 2.2.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 10 2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 10 2.2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ...................... 12 TÓM TẮT CHƯƠNG II ............................................................................................ 14 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 15 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 15 3.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 15 3.3. Phương pháp chọn mẫu........................................................................................ 17 iii
- 3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 17 3.5. Xây dựng thang đo ............................................................................................... 18 3.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19 3.6.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 19 3.6.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................ 19 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 20 3.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính........................................................................ 20 TÓM TẮT CHƯƠNG III ........................................................................................... 21 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TTKDTM KHẢO SÁT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................................... 22 4.1. Thực trạng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương ......................................................... 22 4.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 24 4.2.1. Mô tả mẫu chọn ........................................................................................... 24 4.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha .................. 30 4.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho Biến độc lập ........................... 30 4.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho Biến phụ thuộc - quyết định Sử dụng TTKDTM .................................................................................................. 35 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 36 4.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập ...................................... 36 4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc .................................. 41 4.2.4. Phân tích tương quan ................................................................................... 43 4.2.5. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 43 4.2.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 46 4.2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu ....................................................................... 48 TÓM TẮT CHƯƠNG IV ........................................................................................... 51 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 52 5.1. Đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 52 5.2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 53 5.2.1. Đối với Cơ quan Nhà nước và Ngân hàng nhà nước .................................. 53 5.2.2. Đối với người sử dụng dịch vụ TTKDTM .................................................. 54 iv
- 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 55 TÓM TẮT CHƯƠNG V ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 60 PHỤ LỤC 01 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS ............ 64 PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN .......................................................... 74 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt Nội dung diễn giải NHNN Ngân hàng Nhà Nước (Việt Nam) TCTC Tổ chức tài chính TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt UNC Ủy nhiệm chi Tiếng Anh Từ viết tắt Nội dung diễn giải ANOVA Analysis Of Variance (phân tích phương sai) APP Application (ứng dụng) ATM Automated Teller Machine (máy rút tiền tự động) CDM Cash Deposit Machine (máy nộp tiền mặt) EFA Explorary Factor Analysis (nhân tố khám phá) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem KMO xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Ordinary Least Square (phương pháp hồi quy bình phương OLS nhỏ nhất) Point of Sale (là ứng dụng để quản lý bán hàng được hiểu là POS máy cà thẻ) QR Code Quick response code (mã phản hồi nhanh) Sig. Significance Level (Mức ý nghĩa) Statistical Package for the Social Sciences (phầm mềm SPSS SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering STEM (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) TPB Theory of Planned Behavior (Lý thuyết hành vi hoạch định) VIF Variance Inflation Factor vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các giả thuyết đã được nghiên cứu trước đây .............................................13 Bảng 4.1. Thống kê phân tích theo nhân khẩu học .....................................................25 Bảng 4.2. Mã hóa dữ liệu qua các biến .......................................................................26 Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả giá trị trung bình ........................................................29 Bảng 4.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho yếu tố Hiệu quả của TTKDTM ...........31 Bảng 4.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho yếu tố Công nghệ của TTKDTM.........32 Bảng 4.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho yếu tố Thuận tiện của TTKDTM .........33 Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho yếu tố Dịch vụ của TTKDTM .............34 Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho yếu tố Rủi ro trong TTKDTM .............35 Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho quyết định Sử dụng TTKDTM ............36 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ...............................36 Bảng 4.11. Tổng phương sai trích các biến độc lập .....................................................37 Bảng 4.12. Bảng ma trận xoay của các biến độc lập....................................................38 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập – kiểm định lần 2 ..39 Bảng 4.14. Tổng phương sai trích các biến độc lập – kiểm định lần 2 ........................40 Bảng 4.15. Bảng ma trận xoay của các biến độc lập – kiểm định lần 2 .......................41 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ..........................42 Bảng 4.17. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc.................................................42 Bảng 4.18. Bảng ma trận xoay của biến phụ thuộc......................................................42 Bảng 4.19. Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................43 Bảng 4.20. Kiểm định ANOVA...................................................................................44 Bảng 4.21. Tóm tắt mô hình ........................................................................................44 Bảng 4.22. Kết quả hồi quy .........................................................................................45 Bảng 4.23. Bảng mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng TTKDTM .. 46 Bảng 4.24. Phân tích kiểm định các giả thuyết ............................................................47 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..........................................................................16 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu giả định .......................................................................18 Hình 4.1. Mô hình kết quả nghiên cứu ........................................................................48 viii
- CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế cùng với những thay đổi mạnh mẽ về công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông, việc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước cũng như mang lại những lợi ích cho người dân là điều hết sức cần thiết. Một trong những nhu cầu đặc biệt đó là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. TTKDTM là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các tổ chức, cá nhân về phương thức giao dịch dựa trên công nghệ mới. Nhằm tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động TTKDTM, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Với những chủ trương, chính sách kể trên và sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành, hoạt động TTKDTM đã có sự phát triển nhanh chóng với những kết quả rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2020-2021, đại dịch Covid đã làm đảo lộn cuộc sống của hầu hết người dân, từ sức khỏe, công việc, học hành, giao tiếp cho đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, trong đó có nhu cầu giao dịch trực tuyến, mua sắm trực tuyến và TTKDTM. Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu TTKDTM một cách thuận tiện, ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. 1
- Căn cứ Đề án trên, ngày 03/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 3959/KH-UBND về kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, TTKDTM trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Để đưa TTKDTM vào đời sống, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình và giải pháp; không chỉ riêng tại thành phố Thủ Dầu Một và các thành phố, thị xã mà các huyện trong tỉnh đều đồng loạt triển khai hoạt động TTKDTM ở từng địa phương như thí điểm đoạn đường TTKDTM, ngày TTKDTM... mục đích để truyền thông rộng rãi đến mọi người nắm được hình thức thanh toán mới này, cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho người dân trong tỉnh để thấy rõ những tiện ích, hiệu quả thiết thực mà TTKDTM mang lại. Theo nguồn Báo điện tử VnExpress.net, Bình Dương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 01/8/2023: “NHNN Chi nhánh Bình Dương cho biết đến tháng 4/2023, toàn tỉnh Bình Dương đã có hơn 3 triệu thẻ thanh toán nội địa và quốc tế. Theo ông Võ Đình Phong - Giám đốc NHNN chi nhánh Bình Dương, địa phương hiện nay có 805 máy giao dịch tự động (gồm CDM và ATM), 43 đơn vị ngân hàng cung ứng dịch vụ TTKDTM qua QR Code. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển, từ các ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhằm khuyến khích khách hàng cũng là người dân tỉnh Bình Dương sử dụng TTKDTM, các ngân hàng đều áp dụng tặng 100% phí giao dịch, phí mở thẻ, phí chuyển khoản.” Tuy nhiên, theo nguồn Tạp chí Công thương, Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt, bài đăng ngày 15/3/2023 cho thấy mặc dù đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc, góp phần thay đổi thới quen của người dân nhưng hoạt động TTKDTM vẫn còn một số hạn chế như: tâm lý e ngại khi sử dụng công nghệ mới; lo lắng về vấn đề an toàn, an ninh khi sử dụng TTKDTM; mạng lưới và hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ đa phần tập trung ở đô thị, còn khu vực nông thôn mặc dù đã hình thành nhưng chưa đạt như kỳ vọng của người dân; một số dịch vụ TTKDTM chưa được thiết kế để hướng đến khách hàng, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, khách hàng có kiến thức công nghệ còn hạn chế; vấn đề tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều và tinh vi... Với thực trạng TTKDTM của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,các ngành từ trung ương đến địa phương. Tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại tỉnh Bình Dương. 2
- 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Một là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTKDTM của người dùng tại tỉnh Bình Dương. Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định sử dụng TTKDTM tại tỉnh Bình Dương. Ba là, đề xuất một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khuyến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như người sử dụng dịch vụ. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của người dùng khi thực hiện TTKDTM tại địa bàn tỉnh Bình Dương? Thứ hai: Mối quan hệ giữa các yếu tố này như thế nào? Thứ ba: Cần có những giải pháp gì để tăng cường TTKDTM tại tỉnh Bình Dương? 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Qua tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu, đề tài này chưa được nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bình Dương, Tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM tại Bình Dương. Ngoài việc đóng góp cho học thuật, Tác giả kỳ vọng đề tài sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong sự đẩy mạnh triển khai hoạt động TTKDTM của địa phương. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM tại Bình Dương. Khách thể nghiên cứu: người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những tác động của các nhân tố (tính hiệu quả, khoa học công nghệ, sự thuận tiện, sản phẩm dịch vụ cung cấp, yếu tố rủi ro) đến việc sử dụng TTKDTM của người dùng. Qua đó, kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ góp phần bổ sung thêm về mặt học thuật cũng như thực tiễn quản trị về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM của người dân tại địa bàn tỉnh Bình Dương. 3
- Từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức tài chính, ngân hàng, cơ quan ban ngành có liên quan có sự can thiệp, chỉ đạo phù hợp, kịp thời nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ số, kinh tế số từ TTKDTM tại địa phương. Về không gian: nghiên cứu được khảo sát tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Về thời gian: năm 2023 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được sử dụng các phương pháp định tính và định lượng, trong đó: Phương pháp định tính: tìm hiểu các thực trạng, xu hướng xã hội từ quan điểm của đối tượng tham gia. Phương pháp này thường liên quan đến việc thu thập tài liệu, xây dựng bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát, tổng hợp dữ liệu,… Phương pháp định lượng: tiếp cận nghiên cứu tập trung vào đo lường, phân tích số liệu và kết hợp phương pháp thống kê. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để đưa dữ liệu khảo sát vào phân tích, kiểm định thang đo và rút ra phương trình hồi quy nhằm có một đúc kết tổng thể về nội dung nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM tại một địa phương. Phân tích kết quả dựa trên khảo sát thống kê mang tính khoa học, có cơ sở thuyết phục. Từ đó làm tiền đề nghiên cứu sâu rộng hơn ở những dự án công nghệ số, dịch vụ tài chính tại địa phương hay tại các tỉnh thành khác. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu mang lại một bức tranh thực trạng đã và đang thực hiện phương thức TTKDTM được triển khai trong tỉnh Bình Dương. Đề tài phân tích một số ý kiến phản hồi từ người dùng, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, đưa Bình Dương trở thành một trong các tỉnh, thành đạt hiệu quả số hóa trong công tác triển khai và thực hiện TTKDTM. 1.7. Cấu trúc đề tài Ngoài Phần Kết luận, luận văn gồm có 5 chương, cụ thể như sau: 4
- Chương 1: Mở đầu - trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu để thực hiện luận văn, cuối cùng là cấu trúc của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu, chương này trình bày giới thiệu về tỉnh Bình Dương, khái quát về TTKDTM bao gồm khái niệm, vai trò và các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay. Ngoài ra chương 1 còn dẫn chiếu tổng quan các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, tại đây trình bày các phương pháp nghiên cứu đề xuất, quy trình nghiên cứu, cách chọn mẫu và xây dựng thang đo, phương pháp xử lý thông tin và cách phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, từ phương pháp nghiên cứu ở chương 3, Tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm và trình bày kết quả liên quan. Đồng thời tác giả kiểm định, đánh giá kết quả để đưa ra các kết luận tổng quát. Chương 5: Giải pháp và khuyến nghị, căn cứ kết quả thống kê đã có, chương này trình bày một số giải pháp để tăng số lượng người sử dụng TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đề xuất khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng TTKDTM. Kết luận: Đúc kết nội dung luận văn và lời kết. 5
- TÓM TẮT CHƯƠNG I Chương I trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, các chủ trương và định hướng sắp tới trong việc đưa TTKDTM vào đời sống; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; các phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của kết quả nghiên cứu trên phương diện học thuật và thực tiễn; kết cấu của luận văn. 6
- CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát hình thức TTKDTM 2.1.1. Khái niệm TTKDTM là hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức, công cụ thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản và hạn mức tiền từ người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng qua việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking,… hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay, theo TS. Nguyễn Đại Lai (2020). Nôm na đây là hình thức thanh toán bằng các phương tiện khác, không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ TTKDTM mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt. 2.1.2. Tính tất yếu khách quan và vai trò TTKDTM 2.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của TTKDTM TTKDTM là sự vận động một cách độc lập của tiền tệ với sự vận động của hàng hóa, điều này thường không có sự ăn khớp với nhau cả về không gian lẫn thời gian. TTKDTM không xuất hiện vật trung gian trao đổi mà chỉ xuất hiện ở dạng tiền ghi sổ hoặc tiền kế toán, được ghi chép trên sổ sách, chứng từ để thuận tiện cho người dùng đối chiếu. Tổ chức tài chính vừa là đơn vị tổ chức, vừa là đơn vị thực hiện các khoản thanh toán trong TTKDTM. TTKDTM thể hiện tính khách quan tất yếu trong quá trình phát triển của thời đại hiện nay khi con người luôn mong muốn có hình thức thanh toán nhanh chóng, chuẩn xác hơn. 2.1.2.2. Vai trò của TTKDTM TTKDTM hiện nay có một vai trò to lớn, quan trọng đối với người dùng từ khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp trong kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Chính phủ cũng nhờ đó mà quản lý các cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong mọi lĩnh vực đầu tư công, thu phí, thu thuế, nộp ngân sách nhà nước,... Việc sử dụng hình thức TTKDTM luôn mang lại nhiều lợi ích hơn so với hình thức dùng tiền mặt, cụ thể: 7
- Lợi ích đối với chính phủ (i) Giảm chi phí quốc gia và nhân sự trong in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền, giảm chi phí, thời gian xử lý tiền rách, tiền không đủ chuẩn lưu thông; (ii) Ngăn chặn việc phát hành và lưu thông tiền giả; (iii) Giảm tham nhũng, hối lộ và rửa tiền khi công khai trong thu chi, dễ quản lý các dòng tiền trong dân và cơ quan nhà nước; (iv) Giảm tình trạng trốn thuế khi tất cả doanh thu được kê khai và hạch toán qua hệ thống tài chính đầy đủ; (v) An ninh xã hội: giảm rủi ro trộm cướp tiền mặt và các chi phí liên quan; (vi) An toàn vệ sinh: giảm rủi ro vi khuẩn lây lan mầm bệnh trong cộng đồng từ nguồn tiền bẩn (tiền giấy, tiền xu) khi lưu thông. Lợi ích đối với các bộ, ngành (i) Minh bạch trong thu chi, dễ quản lý các dòng tiền khi sao kê, đối chiếu; (ii) Tiết kiệm nhân sự, thời gian và không gian cho công tác kiểm đếm, quản lý, bàn giao tiền tại các điểm thu tiền mặt; (iii) Tiết kiệm chi phí in ấn biên lai, hóa đơn chứng từ; (iv) Tiết kiệm thời gian và không gian để lưu trữ chứng từ khi thu chi bằng tiền mặt. Lợi ích đối với người dùng (i) Thuận lợi, chủ động trong thanh toán qua các kênh chuyển khoản trực tuyến, QR code, quẹt thẻ qua máy POS, sử dụng séc, ủy nhiệm chi,... Phù hợp với xu thế hiện nay khi phát triển thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia có thể thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng như visa card, master card,... (ii) Giảm thời gian và chi phí di chuyển so với giao dịch bằng tiền mặt truyền thống; (iii) Dễ quản lý nguồn tiền của cá nhân khi sao kê tài khoản, kiểm lịch sử giao dịch trên các phần mềm hỗ trợ; (iv) Giảm rủi ro bị trộm cướp, rơi rớt khi sử dụng và bảo quản tiền mặt; (v) Không cần lưu trữ quá nhiều chứng từ gốc. (vi) TTKDTM còn mang đến cho người tiêu dùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích cầu để mở rộng mạng lưới thanh toán. 8
- 2.1.3. Các hình thức TTKDTM phổ biến hiện nay Theo Cổng thông tin điện tử viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đã có bài đăng ngày 26/6/2020 về Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, trong đó nêu những hình thức TTKDTM phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm có: Thanh toán bằng Séc: Séc là một loại chứng từ thanh toán để ghi nhận lệnh trả tiền của chủ tài khoản hoặc người đại diện chủ tài khoản. Séc được lập trên mẫu in sẵn theo quy định của pháp luật. Dựa vào thông tin ghi trên Séc, tổ chức quản lý tài khoản trích khoản tiền theo yêu cầu từ tài khoản tiền gửi thanh toán vô điều kiện để chi trả cho người thụ hưởng. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC): UNC là phương thức thanh toán mà người trả tiền tạo lệnh thanh toán theo mẫu của ngân hàng. Người trả tiền gửi UNC cho ngân hàng nơi họ mở tài khoản, để yêu cầu trích một số tiền nhất định trong tài khoản trả cho người thụ hưởng Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng: đây là công cụ TTKDTM quen thuộc, được sử dụng từ lâu. Thẻ ngân hàng được tích hợp nhiều tính năng tài chính như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào hay nạp tiền điện thoại,… Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử: Tuy chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nhưng các ứng dụng điện tử đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều công ty đóng vai trò trung gian thanh toán xây dựng ví điện tử để tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Nổi bật có thể kể đến như Napas, MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay, VNPT Epay, ShopeePay,… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số hình thức TTKDTM khác trong lĩnh vực kinh doanh như phương thức bù trừ. Tức là, người mua hàng có thể sử dụng phương thức bù trử giữa hàng hóa mua vào và bán ra, phương thức bù trừ công nợ qua bên thứ ba, hoặc thanh toán ủy thác qua ngân hàng của bên thứ ba,… Mỗi một phương thức TTKDTM đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Người dùng dựa trên nhu cầu sử dụng, nền tảng công nghệ, cũng như tính ưu việt của từng phương thức mà chọn lựa phương thức thanh toán phù hợp cho loại giao dịch tương ứng. 9
- 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước 2.2.1. Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu nổi bật và gần đây tại Việt Nam của ThS. Bùi Thị Kim Hoàng và cộng sự (2022) về Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng TTKDTM của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu về tính hiệu quả và yếu tố rủi ro có tác động đến quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dùng. Yếu tố rủi ro, cụ thể “rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất. Khi khách hàng sử dụng TTKDTM sẽ phải gặp nhiều trường hợp rủi ro về thông tin, về hệ thống, về dịch vụ và sản phẩm từ đó mất uy tín và lòng tin người tiêu dùng.” Ngoài ra, ThS. Hồ Hữu Phương Chi và cộng sự (2022) cũng đã phân tích yếu tố dịch vụ trong việc sử dụng TTKDTM, bao gồm các dịch vụ đi kèm khi sử dụng các loại hình thanh toán qua ngân hàng điện tử, thẻ, ví,... Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam có nêu “Đối với các giao dịch mua hàng như mua sắm trực tuyến, thanh toán khách sạn hoặc xem phim, hầu hết người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn bởi vì có nhiều khuyến mãi hơn trong việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt”. Theo TS. Nguyễn Thị Thùy Hương (2021) cho rằng “hạ tầng thanh toán phục vụ TTKDTM cũng ngày càng được cải thiện. Các ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ, giải pháp mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán. Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng và phát huy hiệu quả. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử được vận hành ổn định, thông suốt và an toàn.” 2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước Một nghiên cứu tại Mỹ, Roubini ThoughtLab (2018) về Thành phố không dùng tiền mặt: Hiện thực hóa lợi ích của thanh toán kỹ thuật, đã phân tích yếu tố công nghệ có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM, cụ thể: “Công nghệ thanh toán kỹ thuật số là một yếu tố quan trọng người tạo ra các thành phố thông minh và có thể đóng góp đáng kể lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ và nền kinh tế”. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 204 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 175 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn