intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một" nhằm đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đề xuất các hàm ý quản trị thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM CHÍ TRỌNG NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA NGƯỜI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – Năm 2023
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM CHÍ TRỌNG NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA NGƯỜI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN CHIẾN -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chiến. Các dữ liệu thu thập và xử lý hoàn toàn trung thực. Các thông tin sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả nội dung của luận văn. Bình Dương, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Phạm Chí Trọng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tôi đã tiếp thu, học hỏi và trau dồi nhiều kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, nhiều kiến thức, giải pháp, cải tiến gắn liền với nội dung nghiên cứu được tôi tiếp thu và áp dụng hỗ trợ rất nhiều cho nhu cầu công việc của bản thân. Với tất cả lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Sau đại học, Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Quý Thầy Cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Văn Chiến – người đã luôn hỗ trợ và hướng dẫn tôi, để tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia và các đáp viên đã dành thời gian tham gia phỏng vấn, khảo sát, đóng góp tích cực trong việc tham gia thực nghiệm và đánh giá nghiêm túc phiếu khảo sát, để luận văn này có thể hoàn thành. Bình Dương, tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Phạm Chí Trọng
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .............................................................................. vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... viii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 1.6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 6 1.7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 9 2.1. Các khái niệm .................................................................................................. 9 2.1.1. Khái niệm về người học ........................................................................... 9 2.1.2. Khái niệm về khởi sự kinh doanh ............................................................. 9 2.1.3. Khái niệm người khởi sự kinh doanh ..................................................... 10 2.1.4. Tiềm năng khởi sự kinh doanh ............................................................... 11 2.2. Các mô hình nghiên cứu về khởi sự kinh doanh ........................................... 11 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh ............................................................................................... 14 2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 14 2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 16 2.4. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 19 2.5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 24 i
  6. 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 24 3.2. Nghiên cứu sơ bộ và xây dựng thang đo ....................................................... 25 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính .................................................................... 25 3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng ................................................................. 26 3.2.3. Xây dựng thang đo ................................................................................. 27 3.3. Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 29 3.4. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................. 29 3.5. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................... 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35 4.1. Tổng quan về tình hình tự tạo việc làm của người học khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................................................. 35 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 36 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................... 38 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Thái độ về khởi sự kinh doanh ............. 38 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Quy chuẩn chủ quan ............................. 39 4.3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Giáo dục kinh doanh ............................. 40 4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Kinh nghiệm kinh doanh ...................... 41 4.3.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo Đặc điểm tính cách ............................... 41 4.3.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn vốn ............................................ 42 4.3.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo Tiềm năng khởi sự kinh doanh ............. 43 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 44 4.4.1. Phân tích nhân tố EFA – Các biến độc lập ............................................. 44 4.4.2. Phân tích nhân tố EFA – Biến phụ thuộc ............................................... 46 4.5. Phân tích tương quan..................................................................................... 47 4.6. Phân tích hồi quy........................................................................................... 48 4.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 51 4.8. Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy ......................................................... 53 4.8.1. Giả định phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 53 4.8.2. Giả định liên hệ tuyến tính ..................................................................... 56 ii
  7. 4.9. Kiểm định One-Way ANOVA với các biến nhân khẩu học ......................... 56 4.9.1. Kiểm định One-Way ANOVA với biến giới tính .................................. 56 4.9.2. Kiểm định One-Way ANOVA với biến bậc đào tạo.............................. 57 4.9.3. Kiểm định One-Way ANOVA với biến ngành đào tạo ......................... 58 4.9.4. Kiểm định One-Way ANOVA với biến truyền thống kinh doanh gia đình ................................................................................................................... 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 62 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................... 63 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 63 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 65 5.2.1. Nhóm yếu tố “Thái độ về khởi sự kinh doanh”...................................... 65 5.2.2. Nhóm yếu tố “Nguồn vốn” ..................................................................... 66 5.2.3. Nhóm yếu tố “Đặc điểm tính cách”........................................................ 66 5.2.4. Nhóm yếu tố “Giáo dục kinh doanh” ..................................................... 66 5.2.5. Nhóm yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” ...................................................... 67 5.2.6. Nhóm yếu tố “Kinh nghiệm kinh doanh” ............................................... 68 5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 69 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 71 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ ............................................................ 75 PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU ......................... 76 PHỤ LỤC 2a. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỎNG VẤN ..... 78 PHỤ LỤC 2b. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TÓM TẮT ......................................... 79 PHỤ LỤC 3. BẢNG HỎI CHÍNH THỨC .......................................................... 81 PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS .. 84 iii
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ANOVA Analysis Of Variance (phân tích phương sai) Df Degrees of Freedom (Bậc tự do) EFA Explorary Factor Analysis (Nhân tố khám phá) SEE Shapero's Entrepreneurial Event Sig. Significance Level (Mức ý nghĩa) Statistical Package for the Social Sciences (phầm mềm SPSS SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering STEM (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) TPB Theory of Planned Behavior VIF Variance Inflation Factor iv
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước ...................................... 18 Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố và mã hóa ......................................................... 27 Bảng 3.2. Phân bố phiếu khảo sát dự kiến ........................................................... 31 Bảng 4.1. Thống kê tình hình tự tạo việc làm của người học khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ........................................................................ 35 Bảng 4.2. Thông tin nhân khẩu học ..................................................................... 36 Bảng 4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Thái độ về khởi sự kinh doanh .......... 39 Bảng 4.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Quy chuẩn chủ quan .......................... 40 Bảng 4.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo Giáo dục kinh doanh .......................... 40 Bảng 4.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo Kinh nghiệm kinh doanh .................... 41 Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo Đặc điểm tính cách ............................ 42 Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn vốn .......................................... 42 Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy thang đo Tiềm năng khởi sự kinh doanh .......... 43 Bảng 4.10, Kết quả kiểm định KMO và Bartlet các biến độc lập........................ 44 Bảng 4.11. Tổng phương sai trích các biến độc lập ............................................. 44 Bảng 4.12. Ma trân xoay nhân tố các biến độc lập .............................................. 45 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlet của biến phụ thuộc ................... 46 Bảng 4.14. Tổng phương sai trích biến phụ thuộc ............................................... 46 Bảng 4.15. Ma trân xoay nhân tố biến phụ thuộc ................................................ 47 Bảng 4.16. Ma trận hệ số tương quan .................................................................. 48 Bảng 4.17. Kiểm định ANOVA ........................................................................... 49 Bảng 4.18. Tóm tắt mô hình................................................................................. 49 Bảng 4.19. Hệ số hồi quy tuyến tính .................................................................... 50 Bảng 4.20, Mức độ tác động của các nhân tố đến tiềm năng khởi sự kinh doanh .............................................................................................................................. 51 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định các giả thuyết ..................................................... 51 Bảng 4.22. Kiểm định Levene biến giới tính ....................................................... 56 Bảng 4.23. Kiểm định ANOVA biến giới tính .................................................... 57 Bảng 4.24. Thông số mô tả biến giới tính ............................................................ 57 v
  10. Bảng 4.25. Kiểm định Levene biến bậc đào tạo .................................................. 57 Bảng 4.26. Kiểm định Welch biến bậc đào tạo .................................................... 58 Bảng 4.27. Thông số mô tả biến bậc đào tạo ....................................................... 58 Bảng 4.28. Kiểm định Levene biến ngành đào tạo .............................................. 58 Bảng 4.29. Kiểm định ANOVA biến ngành đào tạo ........................................... 59 Bảng 4.30, Thông số mô tả biến ngành đào tạo ................................................... 59 Bảng 4.31. Kiểm định Levene biến truyền thống kinh doanh gia đình ............... 60 Bảng 4.32. Kiểm định ANOVA biến truyền thống kinh doanh gia đình............. 60 Bảng 4.33. Thông số mô tả biến truyền thống kinh doanh gia đình .................... 60 vi
  11. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB ................................................ 12 Hình 2.2. Lý thuyết sự kiện kinh doanh SEE ....................................................... 13 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 19 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 24 Hình 4.1. Thống kế tỷ lệ người học có truyền thống kinh doanh gia đình .......... 38 Hình 4.2. Mô hình kết quả nghiên cứu................................................................. 53 Hình 4.3. Biểu đồ Histogram phần dư chuẩn hóa ................................................ 54 Hình 4.4. Đồ thị P-P Plot phần dư chuẩn hóa ...................................................... 55 Hình 4.5. Biểu đồ phân tán................................................................................... 56 vii
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một” được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học bao gồm sinh viên năm cuối và học viên cao học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Dựa trên cơ sở lý thuyết về tiềm năng khởi sự kinh doanh, kết hợp với nghiên cứu định tính tác giả đã xác định gồm 06 biến độc lập: (1) Thái độ về khởi sự kinh doanh, (2) Quy chuẩn chủ quan, (3) Giáo dục kinh doanh, (4) Kinh nghiệm kinh doanh, (5) Đặc điểm tính cách, (6) Nguồn vốn và biến phụ thuộc là Tiềm năng khởi sự kinh doanh. Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ ý nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu gồm 220 người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua phiếu khảo sát ý kiến để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy thấy 06 biến độc lập có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc Tiềm năng khởi sự kinh doanh theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến Thái độ về khởi sự kinh doanh có tác động mạnh nhất (β1= 0,394), tiếp theo là biến Nguồn vốn (β2 = 0,389), tiếp đến là biến Đặc điểm tính cách (β3 = 0,317), tiếp đến là biến Giáo dục kinh doanh (β4 = 0,23), kế đến là biến Quy chuẩn chủ quan (β5 = 0,165), và tác động thấp nhất là biến Kinh nghiệm kinh doanh (β6 = 0,141). Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế theo giới tính, bậc đào tạo, ngành đào tạo và truyền thông kinh doanh gia đình bằng phương pháp phân tích ANOVA. Trong đó, có sự khác biệt trung bình tiềm năng khởi sự kinh doanh giữa bậc đào tạo của người học ở mức độ tin cậy 95%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị để tăng tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ viii
  13. Dầu Một thông qua 06 yếu tố tác động đã nêu trên. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. ix
  14. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên và vốn sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi sự kinh doanh qua việc hình thành các doanh nghiệp mới đóng vai trò đòn bẩy cho năng lực sáng tạo, cạnh tranh, động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng phát triển kinh tế, góp phần tạo ra nhiều việc làm, thậm chí giúp đối phó hiệu quả với những thách thức về xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cao nhất thế giới, nhưng khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng. Báo cáo "Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Australia (Austrade) công bố cũng cho biết, hiện Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó. hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã phát triển qua 3 giai đoạn: làn sóng đầu tiên (2004-2007); làn sóng thứ hai (2007-2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay). Trong đó, riêng làn sóng thứ ba, Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ về sô lượng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nếu như năm 2012, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chỉ là 400 doanh nghiệp, thì đến năm 2015, con sô' này đã lên tới gần 1.800 và 3.000 trong năm 2017. Cùng với đó, các không gian làm việc chung (co-working space), vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) cùng các chương trình cho cộng đồng khởi nghiệp cũng bùng nổ từ năm 2016. Do vậy, trong vòng một vài năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, học viên, nhằm mục đích khuyến khích tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế. Sau một thời gian thực hiện Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) của 1
  15. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT, ngày 30/3/2018 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục với mục tiêu: (1) Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thúc, kỹ nàng về khởi nghiệp cho học sihh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; (2) Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Hiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực tham khảo các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, các nhà trường trong khu vực và tham vấn ý kiến chuyên gia, ý kiến doanh nghiệp đưa vấn đề khỏi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo bắt buộc hoặc tự chọn hoặc lồng ghép các chuyên đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào các chương trình ngoại khóa, các cuệc thi dưới dạng trò chơi để thu hút sinh viên tham gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên, học viên chưa có đủ kiến thức, kỹ năng và nguồn lực để khởi sự kinh doanh ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Nhưng theo các cơ sở lý thuyết về khởi sự kinh doanh thì một cá nhân trước khi đi đến hành vi khởi sự cần phải có tiềm năng về khởi sự kinh doanh. Chính vì vậy, muốn khuyến khích sinh viên, học viên khởi sự kinh doanh sau khi tốt nghiệp, cần phải tác động đến tiềm năng khởi sự của sinh viên, học viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường đại học công lập, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước. Sinh viên, học viên theo học tại trường đã và đang được đào tạo trở thành người phát triển toàn diện về năng lực và tố chất thông qua quá trình học tập trải nghiệm, kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cộng đồng. Vì vậy, cần có sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong sinh viên, học viên vì thực tiễn cho thấy, những sinh viên, học viên được đào tạo tốt sẽ trở thành những doanh nhân tương lai tạo ra các doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Qua đó, góp phần phát triển nền 2
  16. kinh tế tỉnh nhà và tạo dựng nên thương hiệu nguồn nhân lực chất lượng cao do Trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo nên. Tất cả những điều này đã đặt ra sự cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về các nhân tố tác động mang tính trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên, học viên và xem xét mức độ tác động của các nhân tố tới tiềm năng khởi sự kinh doanh thay đổi ra sao đối với nhóm sinh viên và học viên. Việc nghiên cứu vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn sẽ cho biết nhóm nhân tố trải nghiệm cá nhân gây dựng nên “gen cơ bản” của tiềm năng khởi sự kinh doanh ở sinh viên, học viên trong mối quan hệ với một số nhân tố môi trường trong bối cảnh nghiên cứu tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh trong sinh viên, học viên. Do đó, luận văn về “Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một” là hoàn toàn cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây: - Xác định các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Đề xuất các hàm ý quản trị thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu này, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: 3
  17. - Các nhân tố nào tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một như thế nào? - Những hàm ý quản trị nào nhằm thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một Phạm vi nghiên cứu, khảo sát - Không gian nghiên cứu: Tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07/2023 đến tháng 9/2023. - Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Khách thể nghiên cứu: + Xét về các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên và học viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, đề tài lựa chọn hướng tiếp cận từ phía bản thân người khởi sự tiềm năng. + Để nghiên cứu nhóm đối tượng này, đề tài tiến hành khảo sát chọn mẫu là sinh viên chính quy và học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong đó, đối tượng sinh viên được lựa chọn là sinh viên năm cuối, bởi đây là giai đoạn sinh viên chú ý nhiều hơn tới vấn đề định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Do vậy, tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên ở giai đoạn này được coi là rõ ràng nhất. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu * Đối với số liệu thứ cấp - Phần số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của Nhà trường, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp. 4
  18. - Phần thông tin thu thập là các công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí khoa học;… và các kế hoạch, đề án, quy định, văn bản, tài liệu tham khảo có liên quan đến hoạt động hỗ trợ sinh viên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. * Đối với số liệu sơ cấp - Bảng câu hỏi khảo người học khối ngành kinh tế về các nhân tố tác động đến tiềm năng khởi sự kinh doanh tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Bảng câu hỏi thảo luận chuyên gia về ưu điểm, hạn chế và đề xuất hàm ý quản trị nâng cao hoạt động đào tạo và khởi sự kinh doanh của sinh viên và học viên khối ngành kinh tế trường Đại học Thủ Dầu Một. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra các luận điểm được trình bày cụ thể như: mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết, công trình nghiên cứu và bài học kinh nghiệm,… - Thang đo được nghiên cứu định lượng để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng với các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là principle components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. - Phân tích hồi quy và ANOVA. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các nguồn dữ liệu thu thập được tiến hành đánh giá để đề xuất các hàm ý quản trị, nhận định khách quan về vấn đề nghiên cứu. 5
  19. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đưa ra những ưu điểm và hạn chế về hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên. Từ đó, làm cơ sở điều chỉnh các hàm ý quản trị được đề xuất mang tính thực tiễn hơn trong quá trình áp dụng thực tế, đưa hoạt động khởi nghiệp đi sâu và gần gũi với sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.6. Đóng góp của đề tài Trên phương diện học thuật nghiên cứu xác định được các nhân tố ảnh hưởng tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học để đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của người học tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Cơ sở các lý thuyết nền và khái niệm làm nền tảng để hệ thống được các lý thuyết thống nhất giải thích cho tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên và học viên. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở khoa học để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh. Các bài học kinh nghiệm được dùng để điều chỉnh hàm ý quản trị phù hợp hơn với thực tiễn. Trên phương diện thực tiễn, từ các kết quả thu thập và phân tích thực trạng thu thập được trong nghiên cứu làm cơ sở để Nhà trường định hướng và xây dựng các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động khởi sự kinh doanh trong sinh viên và học viên. Xây dựng các nội dung phù hợp với tính chất của trường. Các hàm ý quản trị được đề xuất là cơ sở xây dựng chương trình hoạt động, đào tạo và phát triển mang tính thực tiễn nhằm thúc đẩy và phát triển phong trào khởi sự kinh doanh trong sinh viên và học viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các phụ lục, cấu trúc của đề tài nghiên cứu tiềm năng khởi sự kinh doanh của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một bao gồm 05 chương: Chương 1. Mở đầu. Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Nêu khái niệm, lý thuyết có liên quan đến bài nghiên cứu. Đồng thời, nêu các kết quả thực nghiệm 6
  20. từ các bài nghiên cứu trong và ngoài nước về tiềm năng khởi sự kinh doanh. Từ đó, đưa ra các nhận xét, so sánh, đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trình bày phương pháp luận, bao gồm các bước, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Trình bày tổng quan về hoạt động khởi sự kinh doanh, thực trạng việc làm của người học khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5. Thảo luận kết quả và hàm ý quản trị. Tóm tắt kết quả nghiên cứu, các đóng góp, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1