Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
lượt xem 23
download
Luận văn phân tích đánh giá thực trạng về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường toàn diện, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
- Oà* IF )c i / ' v -------------------- = - g ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TÉ — 0O0— LÊ ĐĂNG KHÁNH PHÁT TRIÈN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG v - L 0 / m r HÀ NỌI - 2007 a - — ...... — ■ ■ a
- MỤC LỤC MỞ ĐÀU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIẾM PHI NHÂN THỌ.................................................................. 5 1.1. THỊ TRƯỜNG BẢO HIÊM PHI NHÂN THỌ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ................................5 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm:..................................................................................5 1.1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ..............................................................9 1.1.3. Các nhân tố tác động thị trường bảo hiểm phi nhân thọ...........................17 1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỒ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM:..................................................................................................................... 27 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của một số nước:................................................................................................................... 27 1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.....................................................................40 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÀO HIẾM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM:........................................................................................ 41 2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VẺ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM:..................................................................................... 41 2.1.1 Số lượng các doanh nghiệp báo hiểm, quy mô vốn và hình thức sở hữu vốn: 41 2.1.2. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ:.....................................................44 2.1.3. Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam:................................................................................................................... 47 2.1.4. Bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ:.......................................................... 48 2.1.5. Tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:............................... 50 2.1.6. Đầu tư vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp bào hiểm phi nhân thọ:...... 52 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI
- NHÂN THỌ VIỆT NAM.......................................................................................56 2.2.1. Phạm vi, quy mô của thị trường và ổn định kinh tế xã hội:.....................57 2.2.2. Hình thành thị trường bảo hiềm phi nhân thọ với đầy đủ các yếu tố thị trường..................................................................................................61 2.2.3. Chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm được cải thiện một bước:.................................................................................... 64 2.2.4. Mở cừa thị trường bào hiểm:................................................................... 67 2.2.5. Từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế:..................68 2.2.6. Các chính sách pháp luật của Nhà Nước, quàn lý nhà nước về kinh doanh bào hiểm từng bước đựoc hoàn thiện thúc đẩy thị trường phát triển:............... 69 2.3 ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN:...... 71 2.3.1. Thị trường bào hiềm phi nhân thọ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.......................................................................................71 2.3.2. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn hạn chế:....................................................................................... 75 2.3.3. Biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh còn tồn tại:.............................. 78 2.3 .4. Các loại hình sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng:................................... 80 CHƯƠNG III: MỘT SÓ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÀO HIẾM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM............................................82 3.1. QUAN ĐIỂM, MỰC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI...................... 82 3 .1.1. Bối cảnh mới tác động phát triển thị trường bảo hiểm phi nhản thọ Việt Nam..............................................................................................82 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ứong thời gian tới.......................................................................................84 3.2. MỘT SÓ GIẢI PHÁP THÚC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIẾM PHI NHÂN THỌ....................................................................................................85 3.2.1. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm:...........................85 3.2.2. Phát triển mạng lưới, kênh phân phối sản phẩm...................................... 87
- 3.2.3. Nàng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ......................................................................................................................... 90 3.2.4. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bào hiểm phi nhân thọ:...............................................................................................................95 3.2.5. Phát ứiển và sắp xếp cácdoanh nghiệp bảo hiểm:....................................96 3.2.6. Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bào hiểm phi nhân thọ:.....................................................................................................101 3.3. KIẾN N G H Ị..................................................................................................102 3.3.1. Đối với Bộ Tài chính :.......................................................................... 102 3.3.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam:.................................................. 103 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ:................................ 105 KẾT LUẬN............................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 109
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẨP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như huy động nguồn nội lực trong nước, ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về chất và lượng. Thị trường đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ chi có 01 Công ty bào hiểm nhà nước độc quyền đến 01 thị trường bảo hiểm Việt Nam đa thành phần và nhiều loại hình bảo hiểm phong phú, là một trong những thị trường phát triển nhanh và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đã cỏ những đóng góp thiết thực nhầm ổn định đời sống kinh tế xã hội. Các công ty bảo hiểm đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngành bảo hiểm cũng đã thực hiện tốt vai ừò là kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển cùa thị trường bảo hiểm và nhu cầu phát tiển kinh tế - xã hội, thị trường bảo hiểm đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại như: Quy mô thị trường còn nhỏ, năng lực bào hiểm còn thấp, hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế... Trong bối cảnh toàn cầu hoá thị trường đang diễn ra nhanh chóng, việc đưa ngành bảo hiểm hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Quá trình hội nhập đã mở ra những cơ hội mới, song cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm... 1
- Xuất phát từ thực tế nêu trên, vấn đề “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ờ Việt Nam” được tác già chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế-ngành Quản fri kinh doanh. 2. TÌNH HÌNH NGHĨÊN CỬU: Cho đến nay, có rất nhiều học giả Việt Nam cũng như nước ngoài nghiên cứu liên quan đến đề tài này ờ các khía cạnh khác nhau. Trong đó phải kề đến các tác phẩm, bài báo, tạp chí như “ Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm của đồng tác giả GS.TSKH. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (Nhà xuất bản thống kê -2000); “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quà hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam” của tác giả Lê Song Lai (Tạp chí bảo hiểm-tái bảo hiềm Việt Nam số 4 năm 2005); “ Quàn trị kinh doanh bảo hiểm” của tác giả TS. Nguyễn Văn Định (Nhà xuất bản thống kê năm 2003); “Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả TS. Ngô Kim Thanh-Đại học KTQD (Tạp chí Bảo hiểm sổ 4 năm 2003); “Thu thập và xử lý thông tin trong quản lý nghiệp vụ bào hiểm phi nhân thọ Thực trạng và giải pháp” của tác già Nguyễn Thanh Thuỷ (Tạp chí Bào hiềm số 3 năm 2002); “Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004” (Tạp chí Bảo hiểm-Tái bảo hiểm Việt Nam) số 1 năm 2005); “5 năm trưởng thành của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam” của tác giả Phùng Đắc Lộc- Tổng thu ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (tạp chí Bảo hiểm-Tái bảo hiểm số 1 năm 2005); “Bảo hiểm -Nguyên tắc và thực hành” cùa tác già TS. David Bland (Nhà xuất bản Tài chính). Các tác phẩm trên đã tập trung phân tích nhũng vấn đề cơ bản nhất về lý luận bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, những đánh giá cơ bản nhất về thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam, những thành tựu qua các năm, các thời kỳ. Chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất 2
- bao quát, toàn diện những khía cạnh những vấn đề của Thị trường bào hiềm phi nhân thọ Việt Nam, những tồn tại, nguyên nhân của thị trường này. Vì lẽ đó, luận văn “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” sẽ được nghiên cứu hệ thống, toàn diện và cập nhật về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân, tồn tại và giải pháp phát triền thị trường bảo hiểm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ờ Việt Nam. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề sau: Nghiên cứu lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ. Luận văn phân tích về hoạt động kinh doanh và thực trạng phát triển bào hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam từ 2000 đến 2005. Trên cơ sở lý luận và kết quả phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đưa ra những kiến nghị về các giải pháp nhằm phát triển thị trường toàn diện, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ử u Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến 2005. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp lịch sử và logic. Kết hợp phương pháp điều tra, so sánh, phân tích thống kê, tư duy chứng thực. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 3
- Tác già hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản sau: Thứ nhất, khái quát nhất những lý luận về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở một số nước. Thứ 2, đưa ra được nhừng đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường bào hiểm phi nhân thọ Việt Nam Thứ 3, đưa ra những định hướng mang tính chất chiến lược và những giải pháp thực hiện để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu của Việt Nam. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN: Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 4
- CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. THỊ TRƯỜNG BÀO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ CÁC NHÂN TÔ TÁC ĐỌNG • ĐÉN THỊ• TRƯỜNG BẢO HIẺM PHI NHÂN THỌ. • 1.1.1. Khái niêm bảo hiểm: - Khái niệm bảo hiểm: Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sàn của mình trước những bất hạnh của số phận, những biến cố bất ngờ xẩy ra trong quá trình sán xuất, kinh doanh, lao động và học tập...Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xẩy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện nguời tham gia bảo hiểm cho chính anh ta hoặc người thứ ba. Điều này có nghĩa là người tham gia bào hiểm chuyển giao hậu quà của rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỷ dự trữ. Khi người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tồn thất, nguời bảo hiểm dùng quỹ dự trừ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà nguời tham gia đăng ký và thoả thuận với nguời bảo hiểm. Vậy bản chất cùa Bảo hiểm là góp phần ồn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sàn xuất đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những nguời tham gia nhằm đáp ứng lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia và nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xẩy ra gây tổn thất đổi với người tham gia bảo hiểm. Phân 5
- phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, nghĩa là không ai tham gia cũng được phân phối và phân phổi với số tiền như nhau, Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho sổ ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ, bất khả kháng và không lường trước được gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bào hiểm. Điều đó có nghĩa là phân phối trong bảo hiểm không mang tính chất bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm chung nhưng không tồn thất thì không được phân phối. Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro...H oạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, phồn vinh của đất nước, Bào hiểm với nguyên tắc “số đông bù số ít” cũng thế hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc cùa xã hội trước rủi ro của các thành viên. - Bảo hiểm thương mại (hay Kinh doanh bào hiểm): Kinh doanh bào hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mực đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bào hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bào hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Khái niệm này thể hiện một số nội dung cụ thể như sau: Môt là: Mục đích của hoạt động kinh doanh bào hiểm là lợi nhuận, đây là mục đích chính cùa bất kỳ doanh nghiệp bào hiểm nào, chỉ có thu được lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm mới tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chỉ có lợi nhuận mới giúp doanh nghiệp bảo hiểm trang trài được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân góp vốn, cung cấp vốn cho họ. Lợi 6
- nhuận còn giúp cho doanh nghiệp duy trì được nguồn quỹ dự phòng đủ lớn, hạn chế sự chuyển nhượng tái bảo hiểm và có điều kiện để mờ rộng quy mô, phạm vi hoạt động, có điều kiện nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, nhân viên, thu hút được nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao. Bên cạnh việc nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn phải đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định được đời sống và ổn định sản xuất kinh doanh khi không may xẩy ra tồn thất, thiệt hại đối với họ, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng giống như các tổ chức khác trong xã hội rất mong muốn tạo dựng một xã hội an toàn và ổn định góp phần làm cho xã hội thịnh vượng và phồn vinh. Điều đó thể hiện ở việc doanh nghiệp bào hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, dịch vụ tư vấn, giám định, khuyến nghị về công tác quản lý rủi ro, bồi thường nhân đạo. Hai là: Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hậu quả của rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trà tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bào hiểm xẩy ra. Đồi lại doanh nghiệp bào hiểm sẽ thu được phí bảo hiểm để hình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các chi phí liên quan và có lãi. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp bảo hiểm nhận bất cứ rủi ro nào mà chỉ nhận các rủi ro có một số đặc điểm như sau: * Rủi ro phải chưa xảy ra, * Rủi ro có tính chất bất ngờ, bất khả kháng và không lường trước được, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người tham gia bảo hiểm. * Rủi ro phải mang tính chất số đông (nhiều rủi ro cùng loại). * Rủi ro không thuộc phạm vi pháp luật cấm, không trái với thuần phong mỹ tục của xã hội. 7
- tìa là: Kinh doanh bảo hiểm thường gắn liền với hoạt động kinh doanh tái bào hiềm, kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động cùa doanh nghiệp báo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bào hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đẵ nhận từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Trong hoạt động kinh doanh bào hiềm là chủ yếu nhưng hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm nhất thiết phải đặt ra. Ngoài mục đích sinh lời kinh doanh tái bảo hiểm còn giúp doanh nghiệp mờ rộng quan hệ với bạn hàng, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, nắm thêm thông tin...H ơn thế nữa, bảo hiểm còn thực hiện tái bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh doanh, tránh phá sản trong nhừng trường hợp mà đối tượng bảo hiểm tham gia với số tiền bảo hiểm lớn, hoạt động ở địa bàn quá xa, doanh nghiệp không có khả năng tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro. Hoạt động kinh doanh bào hiểm còn bao gồm hoạt động trung gian bảo hiểm như hoạt động đại lý mà môi giới bảo hiểm. - Bào hiếm phi nhân thọ: Bảo hiềm là khái niệm rất rộng, khó có được một định nghĩa áp dụng chung đối với cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ vì bản chất của hai loại hình bảo hiểm này là rất khác nhau. Riêng về bảo hiềm phi nhân thọ cũng có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau. Ờ đây, theo tác già có thể định nghĩa bảo hiểm phi nhân thọ như sau: Bảo hiểm phi nhân thọ là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong một cộng đồng góp một sổ tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho những thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do nhừng rủi ro đó gây ra. Đối tượng cùa bào hiềm phi nhân thọ là các tài sản của các tổ chức, cá nhân, con người, và các trách nhiệm theo hợp đồng, trách nhiệm pháp lý phát 8
- sinh của cá nhân, tồ chức trong quá trình hoạt động của mình. Bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất vật chất, thiệt hại về tài chính cho tổ chức cá nhân gặp rủi ro bất ngờ thuộc phạm vi bảo hiểm, nhằm khôi phục tình hình tài chính của người tham gia bảo hiểm, giúp người tham gia ổn định tình hình tài chính. 1.1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. - Thị trường: Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Có rất nhiều quan điểm về thị trường và cũng đã có nhiều tài liệu bàn về thị trường. Có thể nói quan điểm chung nhất về thị trường là “thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định” . Hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua và bán. Thông qua hoạt động mua và bán hàng hoá (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ), người mua tìm được cái đang cần mua và người bán bán được cái mình đang có với giá cà có thể thoả thuận được. Hành vi đó được diễn ra trong một thời gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế- quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh... Theo đặc trưng của sàn phẩm, sàn phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ, thị trường cũng hình thành các loại thị trường khác nhau như: Thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường bảo hiểm .... - Thị trường bảo hiêm phi nhân thọ: Khái niệm thị trường bảo hiểm rất phức tạp, có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Theo quan điểm cổ điển và theo thuật ngữ bảo hiểm thi thị trường 9
- bảo hiểm trong đó có thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. Trong hoạt động marketing, các doanh nghiệp bào hiểm ít quan tâm đến thị trường nói chung, mà hoạt động của họ gắn liền với một sản phẩm cụ thể. Theo quan điềm của Ph. Kotler thì thị trường báo hiểm thì bao gồm toàn bộ khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai của một loại sản phẩm bào hiểm. Quan điểm thị trường là khách hàng mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp bào hiểm. Hoạt động của họ không chỉ diễn ra ờ những địa điểm cố định mà có thề mở rộng ở bất kỳ nơi nào có khách hàng bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phấm vô hình không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, mầu sắc...sàn phẩm bảo hiểm phi nhân thọ không được bảo hộ bản quyền, là sản phẩm bảo hiểm người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm xẩy ra đối với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được mua bán trên thị trường nếu xét về khía cạnh đối tượng khách hàng tiêu dùng thì có thể được phân chia như sau: * Đối với sàn phẩm dùng cho cá nhân và các hộ gia đình: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 Bảo hiểm tài sản (xe cộ, nhà cửa) Bào hiểm du lịch Bào hiềm trách nhiệm dân sự xe cơ giới. v.v.v * Đối với sản phẩm bảo hiểm dùng doanh nghiệp, tổ chức: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bào hiêm hàng hoá vận chuyển. Bảo hiểm thân tầu, thân máy bay. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phuơng tiện 10
- Bảo hiểm tai nạn cho công nhân viên, Bảo hiểm trách nhiệm chù sử dụng lao động. Bảo hiềm hoà hoạn Bảo hiểm xây đựng lắp đặt, trang thiết bị chủ thầu. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. v.v.v. Ngoài ra ta có thể chia sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ra thành các nhóm sản phẩm bảo hiểm chủ yếu gồm: * Nhóm sản phẩm bào hiểm tài sàn. * Nhóm sản phẩm bào hiểm trách nhiệm. * Nhóm sản phẩm bảo hiểm hoạt động trao đối hàng hoá và con người. Tham gia thị trường bảo hiềm có người mua bảo hiểm, người bán bảo hiểm và các tổ chức trung gian bảo hiểm, Người mua bảo hiểm là những cá nhân hay tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể có thể gặp rủi ro cần bảo hiểm thì mua các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm bằng cách trực tiếp hay thông qua các tổ chức trung gian bảo hiểm. Người bán bào hiểm là các doanh nghiệp bào hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm có thể bán trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức trung gian bảo hiểm là câù nối giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm, các tổ chức trung gian bảo hiểm là các công ty môi giới bảo hiểm, các đại lý bán bảo hiểm. Những đăc trưng cơ bản của thỉ trường bảo hiểm phi nhần tho: - Cung và cầu về bào hiểm luôn biến động-. Cung về sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ do các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện. Các doanh nghiệp này ngày càng được tăng cường theo quy mô phát triển của nền kinh tế và họ luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới thích ứng với thị trường. Sản phẩm bảo hiểm ngày một nhiều lên 11
- và nó gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Sản phẩm bào hiểm không dừng lại như ban đầu mà nó luôn được cải tiến, hoàn thiện và sáng chế, phát minh ra các sản phẩm mới. Cầu về sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội cũng không ngừng tăng lên. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển, nền kinh tế tăng trưởng càng cao, thì tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất của dân cư, hộ gia đình cũng được cải thiện... do đó nhu cầu về dịch vụ cũng tăng thêm, các nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại các sàn phẩm dịch vụ bảo hiểm cũng theo đó mà tăng theo. Cung và cầu sản phẩm bảo hiểm phát triển song hành, c ầ u tăng thì cung tăng và ngược lại. - Giá của sàn phâm bào hiểm (phỉ bào hiểm) luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phỉ bảo hiểm là sổ tiền mà người mua bảo hiểm phải nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở thoà thuận giữa người mua và người bán về một dịch vụ bào hiểm nào đó. Phí bào hiểm được thoả thuận giữa người mua và người bán cũng có thề xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ (hay sản phẩm) bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở số tiền bảo hiềm (số tiền tối đa mà doanh nghiệp phải bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi có tồn thất xẩy ra) với tỷ lệ phí bảo hiểm. Phí bào hiểm ngoài việc thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố cung, cầu, cạnh tranh như các loại hàng hoá thông thường khác, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: • Thời gian mua sản phẩm bảo hiểm, đổi với loại hình bảo hiểm con người, nhừng người tham gia bào hiểm tai nạn thì độ tuổi khác nhau có mức phí khác nhau, đối sàn phẩm bảo hiểm liên quan đến thiên tai thì các mùa khác nhau có mức phí khác nhau. 12
- • Địa điểm đối tượng được bảo hiểm. • Tính chất, ngành nghề khác nhau có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau. • Chi phí quản lý, chính sách kinh tế cùa nhà nước, chính sách đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. - Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng như các thị trường khác sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng cũng diễn ra liên tục, gay go, quyết liệt. Cạnh tranh diễn ra trên nhiều khía cạnh, thù thuật. Hơn thế nữa do sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là dễ bắt chước không bảo hộ bản quyền nên các doanh nghiệp bảo hiểm đổ xô vào những sản phẩm bào hiểm đã được thị trường chấp nhận, hoặc những sản phẩm bảo hiểm mang tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật từng quốc gia bằng cách cải tiến để hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bàng cách tuyên truyền quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để quảng cáo, lôi kéo khách bằng nhiều cách kể cả việc dùng sức ép phi kinh tế và đặc biệt là giảm phí phi kỹ thuật, tăng hoa hồng cho đại lý để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Cùng với cạnh tranh là liên kết, cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới, còn yếu về tiềm lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh, liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh để hoà hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau. Liên kết còn diễn ra giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế mạnh tạo thế độc quyền cung cấp sản phẩm dịch vụ bào hiểm. Liên kết còn là nhu cầu của thị trường bảo hiểm mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định, có tiềm lực. Liên kết cũng là xu thế của hội nhập và toàn cầu hoá. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài dưới hình thức liên doanh để tăng cường tiềm 13
- lực kinh tế và kinh nghiệm kinh doanh để mờ rộng thị trường, tăng cường khả năng nhận bào hiểm. Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn thay đổi: Thị phần bảo hiểm là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chiếm trong thị trường bào hiểm. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế doanh nghiệp càng cao, kết quả kinh doanh cùa doanh nghiệp càng phát triển. Nói đến thị phần ỉà nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. Ở đây các doanh nghiệp có cơ hội như nhau, song doanh nghiệp nào dành được thị phần nhiều hơn là do doanh nghiệp đó làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị... do chất iượng sản phẩm hàng hoá tốt, chăm sóc khách hàng tốt, giá cả cạnh tranh. Thị phần của các doanh nghiệp bào hiểm luôn luôn thay đổi do số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến ỉược giá cả... của các doanh nghiệp thay đổi. Ngoài việc cạnh tranh để giành giật thị trưởng của nhau, các doanh nghiệp còn phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để thu hút khách hàng chưa tiêu dùng sàn phẩm đó. Đây là bộ phận khách hàng có nhu cầu bào hiểm nhưng chưa có thông tin, chưa biết đến sàn phẩm bào hiểm trên thị trường. Doanh nghiệp bào hiểm nào có chiến lược tuyên truyền quảng cáo, phục vụ tốt, tiếp thị tốt sẽ thu hút thêm lượng khách hàng ở bộ phận này góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải tung ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới để thu thu hút khách hàng đã tham gia loại sàn phẩm bào hiểm đã tiêu dùng. Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính, do đó chịu sự kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ của nhà nước, nhà nước có thể can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt đối với một số sản phẩm bảo hiềm phi nhân thọ, nhà nước không nhừng xét duyệt phí bảo hiểm, xác định giới hạn trách nhiệm bào hiềm mà còn quyết định hình thức triển 14
- khai, bắt buộc nguời mua phải mua bào hiểm và bắt buộc người bán phải bán báo hiểm (bảo hiểm bắt buộc), quy định doanh nghiệp bào hiểm nhất định mới được bán sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Chi có trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới có hình thức bắt buộc với người tham gia. Mỏt số quv luẳt chung của thi trường bảo hiếm: Cũng như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm cũng bị chi phối bởi các quy luật chung của thị trường và quy luật riêng của thị trường bào hiểm. Đó là quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh và liên kết, quy luật số đông bù số ít... Quy luật cung - cầu về bảo hiểm luôn tồn tại song hành. Cung phát triển trên cơ sở cầu, cầu dựa vào khả năng của cung đề thoả mãn. Cung - cầu phát triển trên cơ sờ nền kinh tế xã hội phát triển. Do đó cung-cầu phát triển nhịp nhàng, cân đối. Quy luật cung - cầu có ảnh hưởng đến quy luật giá cả, tức phí bảo hiểm của các dịch vụ bào hiểm. Phí bảo hiểm được điều tiết theo quan hệ cung-cầu của thị trường, theo mức độ rủi ro của thời gian quá khứ, theo chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, như chính sách thuế, chính sách đầu tư, tỷ giá, lãi suất... Thị trường bảo hiềm với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì sự cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần... giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, càng quyết liệt. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác...cạnh tranh và liên kết là quy luật vốn có của thị trường, do đó thị trường bảo hiểm cũng không 15
- vượt ra ngoài quy luật ấy. v ấn đề là biết tận dụng quy luật để điều tiết, tổ chức hợp lý nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Quy luật sổ đông bù sổ ít là quy luật đặc thù của thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Các doanh nghiệp bảo hiểm vận dụng quy luật này một cách nhuần nhuyễn vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm phải có chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quàng cáo...thật sinh động để thu hút số đông khách hàng tham gia mua sản phẩm bảo hiểm của mình với giá cả chấp nhận được đối với cà bên mua và bên bán. Nhiều khách hàng tham gia mua bảo hiểm có nghĩa là doanh nghiệp thu được nhiều phí bảo hiểm. Phí bào hiểm là số tiền người tham gia mua bào hiểm phải gánh chịu. Phí bảo hiểm phải phù hợp với khả năng thanh toán của người tham gia, phài tương đương với quyền lợi kinh tế mà họ có thể được nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường về vật chất, tài chính cho nhừng tổn thất xảy ra do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, số tiền bồi thường bảo hiềm bằng tổn thất thực tế nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm thường lớn hơn rất nhiều lần số phí họ phải nộp. Do vậy doanh nghiệp bảo hiểm phải lấy số phí của nhiều người tham gia vào dịch vụ bào hiểm ấy để chi trả cho một hoặc một số ít người không may gặp phải rủi ro. Quy luật số đông bù số ít được tận dụng triệt để trong hoạt động bào hiểm. Nếu quy luật này không phát huy tác dụng thì hoạt động bào hiểm không tồn tại. Nói cách khác doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phá sản. Quy luật này mang tính tương trợ, cùng san sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia. Có thể nói nhiều người tham gia bảo hiểm và mỗi người phải chịu một tồn thất nhò, chấp nhận được và biết trước được để bù đẳp cho một hoặc một 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn