Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chƣơng trình Điều hành cao cấp – EMBA BÙI TẤN ĐẠT TP. Hồ Chí Minh - năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chƣơng trình Điều hành cao cấp – EMBA Mã số: 8340101 Học viên: BÙI TẤN ĐẠT Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS NGUYỄN XUÂN MINH TP. Hồ Chí Minh - năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “ Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Xuân Minh. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Luận văn Bùi Tấn Đạt
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS, Tiến sĩ. Nguyễn Xuân Minh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả Luận văn Bùi Tấn Đạt
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1 GIỚI THIỆU...........................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................3 2.1 Tổng quát: ........................................................................................................3 2.2 Mục tiêu cụ thể: ...............................................................................................3 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................4 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………4 3.2.1 Phạm vi nội dung .......................................................................................4 3.2.2 Phạm vi không gian ....................................................................................4 3.2.3 Phạm vi thời gian .......................................................................................4 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................4 5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ..........................................................................5 5.1 Về mặt lý luận .................................................................................................5 5.2 Về mặt thực tiễn .............................................................................................5 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................5 CHƢƠNG I ................................................................................................................6 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI. ......................................6 1.1 Khái quát chung về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. ..............................................................................6 1.1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro. ...........................................6 1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro, tổn thất. ...........................................................6 1.1.1.2 Phân loại rủi ro…………………………………………………….7 1.1.2 Quản trị rủi ro. ..............................................................................................8
- 1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro. .................................................................8 1.1.2.2 Các yếu tố cơ bản quản trị rủi ro. .....................................................8 1.2 Các rủi ro thƣờng gặp trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. ...................................................................................................10 1.2.1 Rủi ro bên trong. ........................................................................................10 1.2.2 Rủi ro bên ngoài ........................................................................................ 14 1.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong việc quản trị rủi ro nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. .....................................................24 CHƢƠNG II ............................................................................................................26 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS. ...........................................26 2.1 Giới thiệu chung về công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. .....................................26 2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. ........................................28 2.2.1 Nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. ..................................................................................................................28 2.2.1.1 Rủi ro bên trong. ............................................................................28 2.2.1.2 Rủi ro bên ngoài .............................................................................32 2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty Ngũ Cốc Long Vân……43 2.3 Đánh giá những ƣu điểm, khó khăn, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. ...............................................................47 2.3.1 Ưu điểm. .....................................................................................................47 2.3.2 Khó khăn, hạn chế. .....................................................................................47 CHƢƠNG III ...........................................................................................................49 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI CÔNG TY NGŨ CỐC LONG VÂN KS. ...........................................49
- 3.1 Dự báo tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2025. ............................................................................49 3.2 Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. .....................................................54 3.2.1 Đề xuất đối với Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. .......................................54 3.2.1.1 Rủi ro bên trong. .............................................................................54 3.2.1.2 Rủi ro bên ngoài. .............................................................................55 3.2.2 Đề xuất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi…………………………………………………………………………..59 3.2.3 Đề xuất và kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan…………………………………………………………………………………70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa CBOT The Chicargo Board of Trade Sàn giao dịch Chicago FDI Foreign Direct Investment Đầu tư nước ngoài MT Metric Ton Tấn (1.000 kg) St Short ton Tấn ngắn (tấn/1,1023) USD US Dollar Đô la Mỹ USDA U.S Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp Mỹ
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG Sơ đồ 2.1: Tổ chức Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. Trang 26 Biểu đồ 2.1: Số liệu nhập khẩu tại thị trường Việt Nam mặt hàng Ngô, Trang 27 Bã đậu nành, lúa mì dùng cho chăn nuôi từ năm 2013-2018. Bảng 2.1: Số liệu nhập khẩu tại thị trường Việt Nam mặt hàng Ngô, Bã Trang 27 đậu nành, lúa mì dùng cho chăn nuôi từ năm 2013-2018. Bảng 2.2: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lượng Ngô tại một số Trang 29 quốc gia. Bảng 2.3: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lượng Đậu tương tại Trang 30 một số quốc gia. Bảng 2.4: Thời gian theo trồng, thu hoạch và sản lượng Lúa mì tại một Trang 30 số quốc gia. Bảng 2.5: Tỷ lệ tổng quát các nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi Trang 31 công nghiệp. Bảng 2.6: Thị phần của các đối thủ cạnh tranh trong 2 năm vừa qua cho Trang 33-34 các mặt hàng được vận chuyển bằng tàu rời. Bảng 2.7: Công suất của một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Trang 37 Việt Nam. Bảng 2.8: Số lượng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Trang 37 Nam. Bảng 3.1: Tóm tắt một số qui định giao dịch mặt hàng Ngô trên thị Trang 69 trường CBOT. Bảng 3.2: Tóm tắt một số qui định giao dịch mặt hàng Bã đậu nành trên Trang 70 thị trường CBOT.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp song có một nghịch lý đã và đang tồn tại, đó là nước ta lại là một trong những nước phải nhập rất nhiều nguyên liệu nông sản cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và cả thực phẩm gia súc, gia cầm chưa qua chế biến. Trong khi đó, rất nhiều sản phẩm gia súc, gia cầm của bà con nông dân không có đầu ra hoặc bán ra với giá thấp. Chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành chăn nuôi hiện nay. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Với gần 65% dân số sống ở khu vực nông thôn, gần 52% số lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, hàng năm Việt Nam đã và đang sản xuất ra một khối lượng nông sản rất lớn. Cụ thể, năm tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt trung bình khoảng 7 triệu tấn/năm; sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn/năm, ngô khoảng 5 triệu tấn/năm, sắn khoảng 10 triệu tấn/năm, đậu tương khoảng 160 nghìn tấn/năm, khoai lang khoảng 14 triệu tấn/năm… Tuy nhiên, lượng nông sản này cũng gặp khá nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngoài sản lượng xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, các nông sản này vẫn chưa được tận dụng hết một cách triệt để, chỉ có một phần rất nhỏ được chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi. Mặc dầu vậy, có một thực tế đáng buồn là Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các quốc gia khác. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong năm 2017 Việt Nam đã chi gần 3,2 tỉ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm 6,97% so với năm trước đó. Trong năm 2017, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 64 triệu USD, tăng 524,37% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 68 triệu USD, tăng 466,13% so với cùng kỳ; Ấn Độ với hơn 144 triệu USD, tăng 75,57% so với cùng kỳ, sau cùng là Bỉ với gần 18 triệu USD, tăng 66,03% so với cùng kỳ. Các thị trường chính cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam là Argentina, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,.. Trong đó, Argentina là thị trường chủ yếu 1
- Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này nâng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước này trong năm 2017 lên gần 1,5 tỉ USD, chiếm 46,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, giảm 4,44% so với năm trước. Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch trong năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đạt hơn 264 triệu USD, giảm 35,15% so với năm trước đó. Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là Trung Quốc, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2017 lên hơn 163 triệu USD, giảm 37,93% so với năm trước đó. Ngoài ba thị trường trên còn kể đến thị trường Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan với kim ngạch đạt 144 triệu USD, 140 triệu USD, 104 triệu USD; 82 triệu USD; và 76 triệu USD. Đối với một nước luôn coi nông nghiệp là thế mạnh thì tình trạng liên tục nhập khẩu nông sản là một sự phụ thuộc khá nguy hiểm vì phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ cao không chỉ làm gia tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến tính chủ động của ngành. Chỉ cần thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới biến động về cung sẽ khiến cho việc duy trì sự tăng trưởng của vật nuôi gặp nhiều khó khăn. Ngoài sự phụ thuộc, người chăn nuôi còn phải gánh thêm nhiều chi phí trung gian như: vận chuyển, kiểm định, thuế. Nhưng rủi ro lớn nhất chính là hàng hóa không được đảm bảo vì vận chuyển xa, khi nguyên liệu không đạt chuẩn khó có thể xử lý kịp thời trong khâu “trao đi, đổi lại”. Đó còn chưa kể tới tình trạng bắt tay làm giá của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta luôn cao hơn khoảng 15 - 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh, bởi yếu tố thức ăn chăn nuôi chiếm đến 60 - 70% giá thành sản phẩm. Ở rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, có những thời điểm người chăn nuôi đã buộc phải dừng chăn nuôi do thua lỗ. Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ 21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể kể đến những nguyên nhân sau: Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản của hai nước đông dân nhất thế giới này. Thứ hai, trong vòng một thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng 2
- xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông sản. Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol. Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản. Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá. Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực. Tuy nhiên, trong năm 2018, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất cộng với dịch bệnh tai heo xanh, dịch tả Châu Phi, cúm gia cầm, v.v… đã làm cho nông dân, nhà máy và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rơi vào tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Việc nhận diện và xử lý kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình nhập nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ giúp cho các doanh nghiệp và người nông dân giảm thiểu những thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh doanh, và đó cũng là động lực để người viết nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Khái quát về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. 3
- - Thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. - Giải pháp thực hiện công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi nội dung Trong khuôn khổ về thời gian và khả năng của người viết, chỉ phân tích các khía cạnh nội dung sau: (1) Khái quát công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; (2) Nhận diện thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS; (3) Đề xuất một số giải pháp kiểm soát rủi ro giúp công ty Ngũ Cốc Long Vân KS tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. 3.2.2 Phạm vi không gian Nghiên cứu dựa trên các dữ kiện sản xuất kinh doanh tại công ty Ngũ Cốc Long Vân KS, một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Nghiên cứu có tham khảo các chỉ tiêu và số liệu sản xuất và nhập khẩu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam để có tương quan đối chiếu để có tầm nhìn tổng thể hơn. 3.2.3 Phạm vi thời gian Số liệu và thực trạng được khảo sát từ năm 2013 đến hết năm 2018 và các đề xuất, giải pháp áp dụng cho năm 2019-2025. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phân tích và tổng hợp. 4
- 5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 5.1 Về mặt lý luận Hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. 5.2 Về mặt thực tiễn Thông qua việc phân tích công tác quản trị rủi ro, đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả kinh doanh. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, và các phụ lục như danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo,...thì luận văn có bố cục gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chƣơng II: Thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty Ngũ cốc Long Vân KS. Bản luận văn được thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh, cùng với hỗ trợ quý báu từ những Thầy Cô giảng dạy tại trường Đại học Ngoại thương, cán bộ và nhân viên công ty Ngũ Cốc Long Vân KS. Vì còn nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu, và tài liệu nghiên cứu, nên chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế và sai sót. Mong quý Thầy Cô và người đọc góp ý điều chỉnh và bổ sung thêm để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. 5
- CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI. 1.1 Khái quát chung về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. 1.1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro. 1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro, tổn thất. Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, có thể kế đến như: AllanWillett cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi" (Willet, Alan H, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 1951). Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và được nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là: “khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Pfeffer, Irving, Insurance and Economic Theory, Homewood, Iilinois: Richard D. Irwin, Inc., 1956). Tuy nhiên, quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình cao là của Frank H. Knight khi ông cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được” (Frank H. Knight, Risk, Uncertainty and Profit, Boston and New York, tr. 233). Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này. Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.” a. Trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm… - Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. 6
- - Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may. - Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại… - Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tóm lại, theo cách suy nghĩ truyền thống thì “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.” b. Trường phái trung hòa: - Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. - Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi. - Rủi ro là giá trị và kết quả hiện thời chưa biết đến. 1.1.1.2 Phân loại rủi ro. a. Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính. - Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm. - Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó bằng biện pháp phòng vệ. b. Rủi ro có thể tính được và không tính được. - Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định. Ví dụ, hao hụt số lượng hàng nông sản khi lưu kho lâu ngày. 7
- - Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và rất khó dự đoán được. Ví dụ, động đất, sóng thần. Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn. c. Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh. - Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh. - Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết. 1.1.2 Quản trị rủi ro. 1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. 1.1.2.2 Các yếu tố cơ bản quản trị rủi ro. - Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro. Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. 8
- - Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro. Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro được chia thành các nhóm: + Các biện pháp né tránh rủi ro: đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro. + Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: đây là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý thay vì trực tiếp bán hàng. + Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Một khi không thể né tránh rủi ro nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để nắm rõ về đối tác. + Các biện pháp chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Với những hợp đồng như vậy rủi ro sẽ được chia sẻ với cả bên mua và bên bán. - Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện. Rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, rủi ro có thể đến với bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. Do đó dù phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất. Vậy một khi tổn thất xảy ra thì phải giải quyết bằng cách nào ? Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn lực, về giá trị pháp lý. Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia thành hai nhóm: + Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra. 9
- + Chuyển giao rủi ro: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác; chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người khác, tổ chức khác trong đó có quy định chỉ chuyển giao rủi ro. 1.2 Các rủi ro thƣờng gặp trong chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Phần lớn việc nhập các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng hàng xá, chở bằng tàu rời với số lượng lớn nhằm tiết kiệm chi phí nhờ qui mô. Do phải vận chuyển bằng đường biển, cần nhiều thời gian và phải thông qua nhiều bên trung gian đảm nhận cho các khâu nên sẽ xảy ra một số rủi ro thường gặp trong quá trình nhập khẩu như sau: 1.2.1 Rủi ro bên trong. a. Yếu tố nguồn lực. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản, năng lực, những quy trình của tổ chức, những thuộc tính của doanh nghiệp, thông tin, tri thức…, mà doanh nghiệp kiểm soát nó cho phép doanh nghiệp hình thành và thực hiện các chiến lược giúp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của mình (Daft,1983). Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Trong quá trình tồn tại cũng như sự phát triển của nguồn nhân lực, nó không chỉ chịu sự tác động của biến động tự nhiên và biến động cơ học mà còn chịu sự ảnh hưởng của hệ thống các qui luật: qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh… Mặc dù là quốc gia có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao tuy nhiên thị trường lao động trong ngành đang thiếu hụt nguồn nhân lực lành nghề và chức danh quản lý. Tình trạng thiếu hụt sẽ gây làm cho thị trường nguồn nhân lực giành giật lẫn nhau ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 10
- - Tài chính. Bên cạnh những hiệu quả về kinh doanh thì doanh nghiệp cũng có khả năng gặp phải bất kì rủi ro nào. Quản lý rủi ro tốt là một khía cạnh quan trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp thành công. Một số rủi ro có thể được quản lý trực tiếp còn một số lại nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Có nhiều cách để phân loại rủi ro tài chính, doanh nghiệp hoạt động ngành nông sản có năm loại chủ yếu: rủi ro về cân đối dòng tiền, rủi ro thị trường, rủi ro khả năng tái đầu tư, rủi ro khả năng thanh khoản và rủi ro lãi xuất tiền vay. + Rủi ro về cân đối dòng tiền. Quản trị dòng tiền, nói một cách có phần đơn giản, là hoạt động làm cho dòng tiền (ra, vào) của doanh nghiệp luôn luôn được cân đối trong thực tiễn và đáp ứng được sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, hợp đồng mua nguyên vật liệu sản xuất có thể bị giãn thời gian hoặc không thực hiện, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v... + Rủi ro thị trường. Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận. Chẳng hạn như trong thời gian gần đây, dịch tả Châu Phi đang lan rộng ở phía Bắc, chính phủ phải yêu cầu tiêu hủy heo bị nhiễm bệnh, người dân lo lắng lên giảm phần tiêu thụ thịt heo làm giá thịt heo đang có xu hướng giảm xuống, và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bắt đầu giảm công suất sản xuất do nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang giảm. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 204 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 174 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn