Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường hoạt động Quản lý chi Ngân sách trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một
lượt xem 38
download
Dựa trên các cơ sở hệ thống của vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ở TP.Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp cùng với các kiến nghị với Nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại, đồng thời duy trì và phát huy những thế mạnh, những ưu điểm nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường hoạt động Quản lý chi Ngân sách trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một
- BỘ GIÁO DỤiii C VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ...... LỜI CẢM ƠN (TÊN HỌC VIÊN) Đề tài: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.THỦ DẦU MỘT Chuyên ngành: Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn văn A Học viên: Nguyễn văn B TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM….
- iv Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy về những kiến thức quý báu thầy đã truyền đạt và những lời khuyên bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Đại Nam đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Tài chính – Kế hoạch TP.Thủ Dầu Một, anh chi em kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố đã giúp đỡ tôi trong cung cấp thông tin để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh chị em lớp cao học quản lý kinh tế đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong hoàn thành luận văn này. Tác giả
- v DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSH Ngân sách thành phố PCTN Phòng chống tham nhũng SNGD Sự nghiệp giáo dục SNKT Sự nghiệp kinh tế TCKH Tài chính Kế hoạch THTK, CLP Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
- 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN iv Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy về những kiến thức quý báu thầy đã truyền đạt và những lời khuyên bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này. iv Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Đại Nam đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, hoàn thành khóa học. iv Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Tài chính – Kế hoạch TP.Thủ Dầu Một, anh chi em kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố đã giúp đỡ tôi trong cung cấp thông tin để hoàn thành luận văn. iv Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh chị em lớp cao học quản lý kinh tế đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong hoàn thành luận văn này. iv Tác giả iv DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC
- 2 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH 4 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 6 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. ..................................... 7 3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 10 4.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 10 5.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 10 6.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10 7.Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 11 8.Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP THÀNH PHỐ TẠI TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 38 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Thủ Dầu Một ............................... 38
- 3 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một ................................................................................................... 44 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một giai đoạn 20132017 ...................................................................................... 46 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một ...................... 64 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP.Thủ Dầu Một 79 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 79 3.2. Giải pháp .......................................................................................................... 84 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
- 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU Tran g Bảng 2.1: Số liệu chi NS TP.Thủ Dầu Một từ năm 20132017 43 Bảng 2.2: Cơ cấu chi NS TP.Thủ Dầu Một từ năm 20132017 44 Bảng 2.3 :Tỷ lệ % chi ngân sách so sánh năm trước 45 Bảng 2.4 :Số liệu chi đầu tư phát triển từ năm 2013 đến 2017 47 Bảng 2.5 :Số liệu chi thường xuyên từ năm 2013 đến 2017 49 Bảng 2.6 : Cơ cấu chi thường xuyên từ năm 2013 đến 2017 50 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế TP.Thủ Dầu Một giai đoạn 2010 – 2020 71 HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống NSNN Việt Nam 13 Hình 2.1 : Bản đồ hình chính TP.Thủ Dầu Một 36 Hình 2.2: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách thành phố 42 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện chi NS TP.Thủ Dầu Một từ năm 20132017 44 Hnh 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi NS TP.Thủ Dầu Một từ 20132017 50
- 5 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện mức chi ĐTPT của TP.Thủ Dầu Một giai 51 đoạn 20132017
- 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế trong suốt những năm qua, hoạt động của ngân sách Nhà nước có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện qua việc huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, lành mạnh hóa nền tài chính, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ngày càng ổn định và bền vững của nền kinh tế, dần dần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực huy động để phục vụ cho sự phát triển của đất nước là có giới hạn, tình hình quản lý ngân sách trong thời gian qua vẫn còn lãng phí, thất thoát, tham nhũng, sử dụng kém hiệu quả…gây nên nhiều sự bất bình trong dư luận của xã hội và quần chúng nhân dân, vì vậy yêu cầu huy động và sử dụng một cách có hiệu lực, hiệu quả quỹ ngân sách Nhà nước là điều hết sức cần thiết không chỉ ở cấp quốc gia mà còn đòi hỏi sự thực hiện ở các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách thành phố là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách cấp thành phố nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà luật ngân sách đặt ra. Trong suốt thời gian hoạt động, công tác quản lý ngân sách TP.Thủ Dầu Một đã có những chuyển biến tích cực, thu chi ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố . Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục và hoàn thiện. Quản lý ngân sách vừa phải đảm bảo tính tập trung của chính sách tài chính quốc gia, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tính minh bạch và trách nhiệm của địa phương là
- 7 vấn đề được đặt ra rất cấp bách và cần thiết. Từ đó, tôi chọn đề tài “Tăng cường hoạt động Quản lý chi Ngân sách trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một” để thực hiện luận văn thạc sỹ với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình giải quyết những tồn tại và từng bước nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố , góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân ở địa phương. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài. Việc nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, ngân sách nhà nước ở nước ngoài trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và các cá nhân có liên quan đến đề tài như: Urška Arsenjuk (2017), “PHÂN PHỐI NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN” (METHODOLOGICAL EXPLANATION GOVERNMENT BUDGET ALLOCATIONS FOR RESEARCH AND DEVELOPMENT). Nội dung chính của bài luận là trình bày dữ liệu về tài chính nghiên cứu và phát triển ở cấp chính phủ, tùy thuộc vào hoạt động của chính phủ trong phạm vi hỗ trợ và các mục tiêu kinh tế xã hội. [30] Teresa Curristine (2007), “Cải thiện hiệu quả của ngành công chúng : Những thách thức và cơ hội” (Improving Public Sector Efficiency: Challenges and Opportunities). Nội dung bài viết này tóm tắt ngắn gọn các phương pháp điều khiển thể chế chính sách có thể góp phần nâng cao hiệu quả của chi phí, tiêu dùng và tập trung vào một trong những chi tiết cụ thể hơn: thông tin về hiệu quả hoạt động và vai trò của nó và việc sử dụng trong quá trình ngân sách. Mặc dù các yếu tố như dân số già và tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và lương hưu làm tăng áp lực ngân sách, người dân yêu cầu các chính phủ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đạt được với tiền của người đóng thuế. [18]
- 8 Gudrun Maass (2003), “Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công cộng: Xu hướng và Thay đổi” (Funding of Public Research and Development: Trends and Changes). Nghiên cứu này mô tả xu hướng và thực tiễn trong việc tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công cộng (R&D). Nó được dựa trên một nghiên cứu đã được thực hiện bởi OECD của Tổng cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp. Nghiên cứu này đề cập đến một số khía cạnh của việc quản lý nghiên cứu công cộng như các cấu trúc của hệ thống khoa học, các vấn đề ưu tiên, tài trợ và quản lý nguồn nhân lực. Bài viết đưa ra một bức tranh về các cấu trúc và các kế hoạch tài trợ cho R&D, xu hướng phát triển và những thay đổi cũng như những lý do cho những thay đổi như vậy ở các nước thành viên OECD. [9] 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài. Việc nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như: Luận án tiến sĩ “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung” của tác giả Nguyễn Thế Tràm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, năm 1996. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số tỉnh ở Việt Nam và tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung giai đoạn 1993 – 1995, tác giả làm rõ thực trạng hoạt động thu thuế nhằm phân tích ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung. [22] Luận án tiến sĩ “Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập” của tác giả Lê Công Toàn, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2003. Trên cơ sở phân tích và khái quát các vấn đề chung nhất về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc sử dụng các công cụ chính sách tài chính, tác giả đánh giá quá trình hình thành và phát triển của các công cụ chính sách
- 9 tài chính, phân tích đánh giá một cách khách quan những lợi ích mà các công cụ này mang lại, đồng thời chỉ ra các hạn chế của những chính sách tài chính ở Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để sử dụng công cụ chính sách tài chính nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập những năm 2000. [21] Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002. Dựa vào hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp ngân sách, tác giả đã phân tích cơ chế phân cấp các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam đến năm 2011, chỉ ra những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương Việt Nam. [10] Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2001. [5] Luận án thạc sĩ “Các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách các tỉnh duyên hải miền Trung” của tác giả Phan Văn Dũng, năm 2001. [8] Các công trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý thu – chi NSNN ở tất cả các cấp. Để thực hiện đề tài của mình, tôi đã tham khảo, kế thừa một phần các công trình trên, kết hợp với thực tế quản lý NSNN tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một. Riêng đối với quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ có một số bài báo của thành phố, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể nội dung nói trên. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang
- 10 đặt ra, vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của thành phố để quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Dựa trên các cơ sở hệ thống của vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ở TP.Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp cùng với các kiến nghị với Nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại, đồng thời duy trì và phát huy những thế mạnh, những ưu điểm nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho việc quản lý chi ngân sách nhà nước tại TP.Thủ Dầu Một. Thời gian: Nghiên cứu quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một trong những năm gần đây, số liệu thu thập được từ năm 2012 đến 2017. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận duy vật biện chứng: đề tài sử dụng phương pháp này để làm rõ bản chất của công tác quản lý chi NSNN, tức là đi sâu làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các mặt: tăng trưởng về mặt kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Nghiên cứu các lý thuyết, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet về lý thuyết quản lý chi tiêu; Các
- 11 công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Kinh nghiệm các tỉnh, thành phố ; Thu thập các số liệu từ các cơ quan chức năng. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin tại thực tế quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một. Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để thống kê số liệu về tình hình quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý chi NSNN, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng của công tác quản lý chi NSNN TP.Thủ Dầu Một trong mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội thông qua việc so sánh, đối chiếu với các tiêu chí quản lý chi NSNN được đề xuất để xem công tác quản lý đã hoàn thiện hay chưa? những vấn đề tồn tại là gì? Từ đó có giải pháp phù hợp. 7. Những đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về công tác quản lý chi NSNN. Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại TP.Thủ Dầu Một, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của TP.Thủ Dầu Một. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý uận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.
- 12 Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.
- 13 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái luận về quản lý chi ngân sách nhà nước 1.1.1. Ngân sách 1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước; NSNN là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Luật NSNN của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002, định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước [24]. Ngân sách thành phố ; NSH là quỹ tiền tệ tập trung của thành phố được hình thành bằng các nguồn thu, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi của thành phố [24]. 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của NSNN Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN. Theo Điều 5 Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 6/6/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN: (1). NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, bao gồm:
- 14 Ngân sách t ỉnh, thành ph ố tr ực thu ộc trung ươ ng (g ọi chung là ngân sách tỉnh), bao g ồm ngân sách c ấ p t ỉnh và ngân sách củ a các thành phố , qu ậ n, th ị xã, thành ph ố thu ộc t ỉnh ; Ngân sách thành phố , quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách thành phố ), bao gồm ngân sách cấp thành phố và ngân sách các xã, phường, thị trấn; Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã); (2). Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau: Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới; Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này, được ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phương; Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên (đối với địa phương nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên)
- 15 hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên (đối với những địa phương có điều tiết về ngân sách cấp trên); Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ các trường hợp quy định tại điểm g Khoản 2 Điều này. UBND các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp: + Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để bảo đảm ổn định tình hình KTXH; + Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới. Hệ thống NSNN được tổ chức theo mô hình lồng ghép được mô tả dưới hình sau [4], [30]: Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống NSNN Việt Nam NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGÂN NGÂN SÁCH TỈNH SÁCH TRUNG NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ƯƠNG NGÂN SÁCH XÃ 1.1.1.3. Phân cấp quản lý NSNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn