Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số và đề xuất một số giải pháp
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số. Phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay về số lượng doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực, và khả năng gọi vốn. Đánh giá được những thành tựu, hạn chế của của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số và đề xuất một số giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Ngành: Quản trị kinh doanh LÊ VƯƠNG THÙY LINH Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Lê Vương Thùy Linh Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Số liệu tại các bảng biểu và nội dung phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn tài liệu tin cậy khác nhau có ghi rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Nếu không đúng như nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Học viên thực hiện Lê Vương Thùy Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ TS Nguyễn Thị Hồng Vân - người đã trược tiếp hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn cô với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, giảng viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường để tôi có một nền tảng kiến thức cơ bản phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG, HÌNH .......................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ ................................................... 11 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................... 11 1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 11 1.1.2. Sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp .................................................. 15 1.1.3. Tầm quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với nền kinh tế ........ 16 1.1.4. Mục tiêu và các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp ....... 19 1.2. Tổng quan về bối cảnh “nền kinh tế số” ............................................................ 21 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm “nền kinh tế số” .................................................. 21 1.2.2. Tác động của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp ................................................................................................................. 22 1.3. Sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm của một số quốc gia ................................................................................................................. 26 1.3.1. Sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới ....................... 26 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thuỵ Sĩ ............... 30 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Hàn Quốc ........... 32 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Isarel ................... 33 1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................... 35 Tóm tắt chương 1 .......................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ.................................................................................................. 37
- iv 2.1. Điều kiện khởi nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số ................................................................................................................... 37 2.2. Thực trạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ............................. 43 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam .................... 43 2.2.2. Quy mô, lĩnh vực khởi nghiệp.................................................................. 45 2.2.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp .......................................................................... 47 2.3.4. Khả năng gọi vốn ..................................................................................... 51 2.2. Phân tích một số doanh nghiệp khởi nghiệp điển hình tại Việt Nam ................ 53 2.2.1. Luxstay ..................................................................................................... 53 2.2.2. VNPay ...................................................................................................... 57 2.3. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số .................................................................................................... 61 2.3.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................ 61 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 63 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ ....... 72 3.1. Định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số ........................................................................ 72 3.2. Giải pháp cho các các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ........................ 75 3.2.1. Cân nhắc kỹ lưỡng mô hình kinh doanh và ý tưởng khởi nghiệp ............ 75 3.2.2. Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về pháp lý .................................................. 79 3.2.3. Lựa chọn công nghệ phù hợp để khởi nghiệp nhanh hơn ........................ 80 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp ....................... 81 3.2.5. Kêu gọi vốn đầu tư và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài........................... 84 3.2.6. Một số giải pháp khác .............................................................................. 85 3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
- v PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ................................ 96 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN .................................................................. 97
- vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: So sánh thứ hạng các trụ cột chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam qua các năm từ 2013 - 2020 ................................................................................................... 40 Bảng 2.2: Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam 2013-2017 ......................................................................................................... 47 Bảng 2.3: Các nước tham gia GEM 2017 phân theo khu vực và trình độ phát triển 49 Hình 1.1: Top 20 Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII 2020 .................................. 27 Hình 2.1: Thương vụ đầu tư tư nhân theo năm ......................................................... 44 Hình 2.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam so với các nước trên thế giới năm 2017 ................................................................................................................... 48 Hình 2.3: Trang chủ website Luxstay ....................................................................... 53 Hình 2.4: Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính tại Việt Nam ................... 60 Hình 2.4: Tình đăng kí doanh nghiệp quý I năm 2021 ............................................. 64
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Ministry of Agriculture and Bộ Nông nghiệp và Phát triển Bộ NN - PTNT Rural Development Nông thôn Công ty TNHH Limited Liability Company Công ty Trách nhiệm hữu hạn ĐMST Innovative Đổi mới sáng tạo GII Global Innovation Index Chỉ số đổi mới toàn cầu QR Code Quick Response Code Mã phản hổi nhanh Startup Start up Doanh nghiệp khởi nghiệp TTXVN Vietnam News Agency Thông tấn xã Việt Nam TP. HCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số. Doanh nghiệp khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng và xã hội. Nhiều năm trở lại đây, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển đã và đang trở thành một ưu tiên quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam nổi lên như một nền kinh tế với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Đây là kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng, tạo ra cơ hội kinh doanh cho cả doanh nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có tỷ lệ khởi nghiệp cao. Một phần lý do, xu hướng khởi nghiệp trên toàn cầu trong những năm vừa qua với sự xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, cho đến y học, sức khoẻ, du lịch, fintech, vận tải logictics... Nhiều quốc gia xem khởi nghiệp sáng tạo như một động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế, thay vì sử dụng đầu tư nước ngoài hoặc thương mại quốc tế hoặc cầu nội địa. Khởi nghiệp sáng tạo có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như những đổi mới trong quy trình sản xuất, cung ứng hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Những nhà khởi nghiệp hàng đầu như Bill Gates, Michael Dell, Henry Ford, Andrew Carngie hay Thomas Edison... tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, đột phá trong nhiều ngành công nghiệp. Các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo còn giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động thông qua lợi thế cạnh tranh. Họ có thể sử dụng kiến thức mới, công nghệ mới đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thay thế trên thị trường mà người tiêu dùng ưa thích hơn. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sáng tạo, việc nắm bắt xu hướng và đón đầu những xu hướng phát triển kinh doanh của thế giới là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới thành công. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp truyền thống cho tới những đối thủ tiềm năng. Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng
- 2 sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng và xã hội. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp thành công chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các doanh nghiệp chết yểu. Vậy, việc phải làm thế nào để các startup phát huy hết tiềm năng về con người, công nghệ, vươn tới vị trí thống lĩnh thị trường, đang là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế số Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế… Đến nay, Việt Nam có khoảng 64 triệu người dùng internet, trung bình 1 ngày người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh và theo tỷ lệ trung bình trong khu vực, việc sử dụng tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc. Sự phát triển của nền kinh tế số mang đến nhiều lợi ích và mở ra các cơ hội lớn hơn cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mức độ chủ động tham gia phát triển nền kinh tế số nước ta còn không ít hạn chế, có phần tự phát. Thể chế, chính sách còn nhiều bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Trong các mô hình phát triển trước đây, chủ yếu dựa vào năng lực, lao động của con người để phát triển một doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu cứ mãi phụ thuộc vào sức người thì tình hình khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam khó mà phát triển mạnh được. Chính vì thế, chúng ta cần thay đổi, cần sử dụng sự sáng tạo của con
- 3 người và sức mạnh của máy móc hay nói cụ thể hơn là áp dụng khoa học công nghệ vào việc vận hành và phát triển doanh nghiệp nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của xu thế này. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số, cá doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời kì này cũng đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Cần phải có cái hình thực tế về tình hình hiện tại của khởi nghiệp doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn này, học viên đã chọn đề tài: “ Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số và đề xuất một số giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh tế, mà còn làm các nền kinh tế thay đổi trên 2 bình diện: Phương thức sản xuất (nguồn lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh); Cấu trúc kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là bên cạnh các nguồn lực truyền thống xuất hiện nguồn lực phát triển mới là tài nguyên số, của cải số. Thực tế cho thấy, kinh tế số giúp tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ mang lại những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường… Nhận thức được xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số gắn với tăng trưởng kinh tế. Mỹ - nơi khởi nguồn cho sự bùng nổ của công nghệ tin học với nhiều công ty nổi tiếng như: Google, Amazon, Facebook, Apple… đã xác định được tầm quan trọng của kinh tế số. Còn ở châu Âu có kế hoạch “Single Digital Market”, Australia có “Digital Australia”… Theo báo cáo của Google và Temasek, vào năm 2018, quy mô thị trường kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt giá trị 72 tỷ USD; Việt Nam xếp vị trí thứ 6 sau Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chỉ chiếm 1/8 tổng giá trị (tương ứng khoảng 11%). Đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường kinh tế số khu vực Đông Nam Á đã tăng
- 4 lên 240 tỷ USD và Việt Nam chiếm khoảng 18% giá trị thị trường kinh tế số Đông Nam Á. Doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế số cũng là vấn đề nóng hổi tại nhiều quốc gia trên thế giới, được rất nhiều chuyên gia, học giả và báo chí nghiên cứu, phân tích. . Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Nhờ có nền kinh tế số mà các ngành nghề kinh doanh sôi động hẳn lên, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee)... Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD. Các hướng nghiên cứu chính về doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số được đề cập đến đó là: Các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh kinh tế số: Các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số trong giai đoạn đầu phát triển của họ thường xuyên phải đổi mới kiến trúc giá trị và mô hình kinh doanh của họ. Một tập hợp các phương pháp thực dụng dựa trên các nguyên tắc tinh gọn và linh hoạt gần đây đã được đề xuất để hỗ trợ các doanh nhân kỹ thuật số đối mặt với đổi mới mô hình kinh doanh (BMI), được gọi là Phương pháp tiếp cận khởi nghiệp tinh gọn (LSA) (Ghezzi và Cavallo, 2019) Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các dự án và công ty khởi nghiệp mới thường xuyên trải qua sự thay đổi và đổi mới (McDougall & Oviatt, 1996), vì nhu cầu của họ để giải quyết sự khan hiếm tài nguyên và sắp xếp nội bộ của họ có được tài nguyên với các điều kiện bên ngoài (Hanlon & Saunders, Năm 2007; Katila & Shane, 2005). Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty khởi nghiệp hoạt động trong bối cảnh kỹ thuật số năng động và không chắc chắn, nơi tác động của công nghệ kỹ thuật số phổ biến và đa năng làm tăng tốc độ thay đổi, dẫn đến những chuyển đổi đáng kể trong một số ngành (Bharadwaj và cộng sự, 2013; Ghezzi và cộng sự, 2015). Các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh nền kinh tế số phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài chính bên ngoài
- 5 để thúc đẩy tăng trưởng. Những phát hiện quan trọng đã được chỉ ra rằng các quỹ đầu tư mạo hiểm ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các dự án mới kỹ thuật số (Cavallo A. và cộng sự, 2019). Sự phổ biến của công nghệ kỹ thuật số đang còn phát triển và chưa có 1 ranh giới nào được dự đoán trong tương lai. Các cách thức và hình thức kinh doanh khởi nghiệp truyền thống để sẽ được định hình lại. Một chân trời mới của các cơ hội kinh doanh cần được các doanh nghiệp khai phá và phát triển (Thomas A. và cộng sự, 2019). Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp: mạnh tinh thần khởi nghiệp của một quốc được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia đó. Việc theo đuổi các chính sách khuyến khích của nhà nước đối với những người có tinh thần kinh doanh, dám mạo hiểm làm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn (Örneka S. và Danyal, 2015). Tóm lại, đề tài này sẽ tập trung thống kê lại thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp và đi vào nghiên cứu để có hướng giải quyết thích hợp cho những vấn đề còn tồn đọng hoặc chưa được đào sâu trong các nghiên cứu hiện giờ. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, tình hình khởi nghiệp đang diễn ra vô cùng sôi động, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp càng làm cho quá trình này phát triển nhanh chóng. Nước ta cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35 tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần tạo nền tảng để phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, cùng với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn công nghệ thông tin, chuyên gia tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và có kết quả cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Cụ thể như: 1- Trục liên
- 6 thông văn bản quốc gia được khai trương từ ngày 12/3/2019, đến ngày hết tháng 12/2020 đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và địa phương; hơn 3,6 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua Trục, giúp tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng/năm. 2- Với Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), chi phí tiết kiệm được khi sử dụng Hệ thống là khoảng 169 tỷ đồng/năm. 3- Sau một năm vận hành chính thức Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 2.650 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng là hơn 6.700 tỷ đồng/năm. 4- Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối với 14 bộ, cơ quan, 37 địa phương và 106/200 chỉ tiêu kinh tế-xã hội. Chi phí tiết kiệm khi vận hành Hệ thống này khoảng 460 tỷ đồng/năm. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến nay đã có hơn 23 triệu người dân đã dùng ứng dụng công nghệ để chống dịch COVID-19. Trong lĩnh vực giáo dục, có 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19, cao hơn mức trung bình của các nước là 67,15%. Các nghiên cứu trong nước về lĩnh vực khởi nghiệp tập trung vào các chủ đề sau đây: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng song song với tiềm lực, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế (Dương Ngọc Hồng, 2019). Bước vào nền kinh tế số, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực, chủ động, chớp lấy thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức để vươn lên (Hoàng Thị Kim Khánh và cộng sự, 2020). Các nhân tố ảnh hưởng tới khởi nghiệp thành công: các doanh nghiệp nói chung không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ số để tăng tốc phát triển. Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Doanh nghiệp cần hướng tới sự phát triển bền vững và tự chủ, không để phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài hay chỉ một nhân tố duy nhất là công nghệ số. Trong
- 7 tương lai, với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, rất có thể xuất hiện thêm những mô hình mới tiên tiến hơn. Trước những cơ hội và thách thức do nền kinh tế số mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng cách thức mới để phát triển nhanh hơn (Xuân Hoà, 2020). Đồng thời, nghiên cứu một cách bài bản, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Khi đã có phương pháp chủ động tiếp cận nền kinh tế số, các doanh nghiệp với nhiều tiềm lực và lợi thế sẽ trở thành đi đầu dẫn dắt công cuộc số hóa trong nền kinh tế quốc gia (Hoàng Văn Phai, 2020). Các nghiên cứu về thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam: Các nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng, đưa ra những nhìn nhận khách quan về những mặt được và chưa được của khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trở thành động lực phát triển của các doanh nghiệp. Tuy đã đưa ra được những chỉ số đánh giá về thực trạng khởi nghiệp để cho thấy cơ hội và tiềm năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, trên thế giới, để từ đó có những góc nhìn đa chiều phục vụ việc định vị và đánh giá về khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay cũng như những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam nói chung nhưng nghiên cứu trước đây chưa phân tích sâu và đầy đủ những khó khăn và thách thức về cơ chế thành lập, hoạt động vận hành mà những doanh nghiệp khởi nghiệp của từng lĩnh vực đang phải đối mặt hiện nay. Đây chính là khoảng trống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số. - Mục tiêu cụ thể: . Phân tích tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số
- 8 . Phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay về số lượng doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực, và khả năng gọi vốn. . Đánh giá được những thành tựu, hạn chế của của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay . Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành với một số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc có chú trọng nghiên cứu sự phát triển trong bối cảnh nền kinh tế số của 2 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công ở Việt Nam là VNPay và Luxstay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu luận văn là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Đây là một trong các yếu tố quyết định thành công của quá trình nghiên cứu khoa học trong luận văn. Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn thạc sĩ chính là việc bạn dùng nó một cách có ý thức theo các quy luật vận động của đối tượng đang nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm ra các phát hiện mới về đối tượng đó. Theo đó, phương pháp nghiên cứu chính là cách thức dẫn người nghiên cứu đạt đến mục đích sáng tạo Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính: tiếp cận, phỏng vấn, khảo sát một cách rất tự nhiên để đảm bảo rằng những ý kiến, hành vi, quan điểm mà đối tượng đang được nghiên cứu là 1 số doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đưa ra một cách chính xác và khách quan nhất có thể.
- 9 Phương pháp điều tra, khảo sát: phỏng vấn một số chuyên gia đến từ doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về thực trạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay. Tuy nhiên thực tế do quá trình tiếp cận trực tiếp các chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế nên học viên chưa tận dụng được hết ưu điểm của phương pháp này. Phương pháp phân tích và tổng hợp: dựa trên sự phân tích từ các tài liệu thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện tại để tổng hợp lại xu hướng hoạt động và phát triển trên thị trường. Cụ thể, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp như sau: Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu từ các sách giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo công bố công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các báo cáo của các tổ chức, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh tế số như Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018 (VCCI, 2018), Báo cáo Môi trường kinh doanh 2020 (World bank, 2020), Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020 (GII, 2020), báo cáo tổng hợp và đánh giá về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của hãng tư vấn, các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín trên thế giới và tại Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021. Đối tượng phỏng vấn bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại một số cơ quan quản lý nhà nước, và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Phương pháp phỏng vấn bao gồm gặp mặt trực tiếp, gọi điện và email. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và phân tích trong luận văn; câu hỏi và câu trả lời của các chuyên gia, danh sách phỏng vấn sẽ được tổng hợp trong các phụ lục. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia về thực trạng hoạt động, khó khăn, thách thức và chiến lược trong thời gian tới các doanh nghiệp khởi nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của Đề tài gồm 3 chương như sau:
- 10 Chương 1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số Chương 2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số. Chương 3. Một số giải pháp cho các các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số.
- 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm Khái niệm khởi nghiệp: Khởi nghiệp theo từ điển tiếng Việt được giải nghĩa là bắt đầu sự nghiệp. Định nghĩa khởi nghiệp cũng thay đổi qua thời gian với các nhà nghiên cứu khác nhau. Đến đầu thế kỷ 20, định nghĩa khởi nghiệp đã được hoàn thiện và được diễn đạt là quá trình tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó. Để phân biệt “khởi nghiệp” với hoạt động “lập nghiệp thông thường”, khái niệm khởi nghiệp được gắn với đặc thù là dựa trên sáng tạo, vì vậy thường dùng khái niệm “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được mô tả là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”. Theo các tài liệu học thuật quốc tế, Startup là doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời, được thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng (Blank, 2010). Ở Việt Nam, thường dùng thuật ngữ “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” (Startup) để phân biệt với lập nghiệp thông thường như mở quán phở hay cửa hàng bán quần áo. “Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi nghiệp”, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh doanh và theo đuổi con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp (Trần Văn Trang, 2017). Thông thường, Startup - khởi nghiệp được hiểu là thuật ngữ chỉ những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nghĩa là những công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập để phát triển sản phẩm và dịch vụ của họ. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong khoảng thời gian dài nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư. “Khởi nghiệp” là giai đoạn đầu một cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng kinh doanh và tìm cách gây dựng một tổ chức hay doanh nghiệp để triển khai ý tưởng kinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn