Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
lượt xem 7
download
Đề tài nhằm đánh giá mức độ nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dựa trên cơ sở các hoạt động thực tiễn của Ngân hàng từ quan điểm của cán bộ nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng. Từ đó, luận văn đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt góp phần xây dựng, nâng cao hình ảnh và uy tín của Ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CAO ANH TRUNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN PHƯƠNG MAI HÀ NỘI – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Cao Anh Trung, tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và website theo danh mục tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Cao Anh Trung
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn “Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn trong lớp K26QTKD1 và tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nơi tôi đang làm việc. Tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Phương Mai – cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Cô đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo Viện quản trị kinh doanh- trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã hỗ trợ tôi trong việc đưa ra những câu trả lời khách quan nhất cho bảng khảo sát trong đề tài nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và các bạn lớp K26QTKD1 đã luôn cổ vũ, động viên và khích lệ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ I DANH MỤC B ẢNG BIỂU ............................................................................................. II DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. III MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ............................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước:..................................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.................................. 11 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................ 11 1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện CSR ....................................................................... 16 1.3. Các bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội............................................ 18 1.3.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI .................................................................................... 19 1.3.2. Bộ nguyên tắc CERES........................................................................................ 23 1.3.3. Bộ tiêu chuẩn ISO14000 .................................................................................... 24 1.3.4. Bộ tiêu chuẩn SA8000 ........................................................................................ 26 1.3.5. Bộ tiêu chuẩn ISO26000 .................................................................................... 26 1.3.6. Thỏa ước toàn cầu ............................................................................................... 28 1.3.7. Bộ tiêu chuẩn CSI ............................................................................................... 29 1.4. Đặc trưng của vấn đề trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng ........... 31 1.4.1. Trách nhiệm với nhân viên ................................................................................ 33 1.4.2. Trách nhiệm với môi trường .............................................................................. 34 1.4.3. Trách nhiệm với khách hàng ............................................................................. 35 1.4.4. Trách nhiệm với cộng đồng ............................................................................... 35 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN . 38 2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 39 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 39 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 40 2.3. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................ 40 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI NG ÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ...................................................... 47 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt .................................... 47 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................ 47 3.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ............................ 48 3.1.3. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................... 48 3.1.4. Một số kết quả đã đạt được ................................................................................ 52 3.2. Phân tích thực trạng nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt .................................................................................... 55 3.2.1. Đặc điểm chung của các mẫu khảo sát ............................................................. 55
- 3.2.2. Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ....................................................................... 58 3.2.3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ............................................................................................................................... 61 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI 71 NG ÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ...................................................... 71 4.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đến năm 2024: ..................................................................................................................... 71 4.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển ................................................................ 71 4.1.2. Các mục tiêu kinh doanh cụ thể ........................................................................ 71 4.2. Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt........................................................................................................................ 74 4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về CSR ............................................................. 74 4.2.2. Các giải pháp CSR theo chủ đề ......................................................................... 77 4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 81 4.3.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 81 4.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................ 81 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 83 PHỤ LỤC ............................................................................................................................1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Sáng kiến đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội 1 BSCI trong kinh doanh 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên Liên minh vì nền kinh tế có trách nhiệm với môi 3 CERES trường 4 CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 5 CSI Chỉ số hài lòng của khách hàng 6 EMS Hệ thống quản lý môi trường 7 ILO Tổ chức lao động quốc tế Ngân hàng Bưu điện 8 Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt Liên Việt 9 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 10 UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2018 54 2 Bảng 3.2 Nhận thức của đối tượng khảo sát về CSR 58 3 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát thực hiện CSR đối với người lao động 62 4 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát thực hiện CSR đối với khách hàng 64 5 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát thực hiện CSR về môi trường 66 6 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát thực hiện CSR đối với cộng đồng 67 Đánh giá chung thực hiện CSR của Ngân hàng Bưu điện 7 Bảng 3.7 70 Liên Việt Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng tại ngân 8 Bảng 3.8 69 hàng Bưu điện Liên Việt Mạng lưới hoạt động của Lienvietpostbank trong 05 năm 9 Bảng 4.1 72 tới 10 Bảng 4.2 Quy mô hoạt động của Lienvietpostbank trong 05 năm tới 72 Hiệu quả kinh doanh của Lienvietpostbank trong 05 năm 11 Bảng 4.3 73 tới 12 Bảng 4.4 Cơ cấu cho vay Lienvietpostbank trong 05 năm tới 74 ii
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp về CSR 14 2 Hình 1.2 Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO14000 26 3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 39 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Bưu điện Liên 4 Hình 3.1 49 Việt 5 Hình 3.2 Quy mô hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2018 52 6 Hình 3.3 Cơ cấu mẫu khảo sát theo vị trí công việc 55 7 Hình 3.4 Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính 56 8 Hình 3.5 Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi 57 9 Hình 3.6 Cơ cấu mẫu khảo sát trình độ chuyên môn 58 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nến kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vận động mạnh mẽ theo các xu hướng chung của thế giới. Tham gia vào sân chơi quốc tế, ngoài các yếu tố chính yếu là nhân sự, tài chính, trình độ công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất thì việc tuân thủ các luật lệ, các quy định và quy tắc ứng xử về cạnh tranh quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết và phải được tuân thủ nghiêm túc. Doanh nghiệp muốn có được sức cạnh tranh mạnh mẽ, khả năng phát triển bền vững thì ngoài các yếu tố sản xuất kinh doanh như sản phẩm, giá cả, dịch vụ thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, chăm lo đời sống cán bộ nhân viên, bảo vệ môi trường hay những hoạt động đóng góp cho xã hội là việc làm rất cần thiết. Các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển bền vững đều phải hướng đến các mục tiêu hoạt động toàn diện, chứ không chỉ giới hạn ở giá trị thặng dư hay lợi nhuận kinh tế đơn thuận. Thước đo doanh nghiệp đã không còn giới hạn bởi doanh thu, lợi nhuận hay tài sản mà còn bởi những ảnh hưởng tác động mà doanh nghiệp đó tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp muốn lớn mạnh toàn diện cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, các doanh nghiệp sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của trách nhiệm xã hội là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, trách nhiệm xã hội còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã là chủ đề đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chính phủ, các tổ chức xã hội, và cả những doanh nghiệp, người tiêu dùng và dần trở thành xu hướng mạnh mẽ trong hoạt động của doanh nghiệp. Ở nước ta CSR cũng đã được biết đến từ những năm đầu của 1
- thế kỷ 21, bằng chứng là giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may từ năm 2005. Tuy vậy, việc thực hiện CSR vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy cách vận dụng của các doanh nghiệp rất khác nhau, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do doanh nghiệp chưa có được nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học về thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhiều doanh nghiệp không tôn trọng, thậm chí vi phạm pháp luật, trong đó đáng kể nhất là những vi phạm về Luật Doanh nghiệp, Luật Tài nguyên môi trường, Luật Lao động, Thuế và các nghĩa vụ tài chính. Ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng với chức năng chính là kênh dẫn vốn đóng vai trò xương sống, bao trùm toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Sự phát triển bền vững của ngành tài chính ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Và không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, việc nhận thức và thực hiện CSR cũng đã được quan tâm, nghiên cứu và triển khai. Với sự lớn mạnh không ngừng về quy mô hoạt động, các nội dung của CSR được các ngân hàng xác định là một trong những yếu tố chủ yếu liên quan đến việc theo đuổi mục tiêu xã hội của mình. Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam những năm qua đã bắt kịp các xu thế vận động chung của thế giới. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng đang ngày càng thể hiện mức độ quan tâm, nghiên cứu đánh giá và triển khai các hoạt động CSR cụ thể. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu cụ thể về việc nhận thức sâu rộng và tổ chức triển khai các hoạt động CSR cụ thể trong ngành ngân hàng, với những góc nhìn khác nhau, những đánh giá chi tiết về khả năng mức độ ảnh hưởng, cũng như lợi ích, kết quả thu được. Xuất phát từ thực trạng đó, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay với nhiều đặc thù hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, tác giả chọn đề tài: “Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” nhằm đánh giá mức độ nhận thức và việc thực hiện CSR tại ngân hàng này. 2. Câu hỏi nghiên cứu 2
- Trong khuôn khổ luận văn này, có hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Câu hỏi 1: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang thực hiện các hoạt động CSR như thế nào? Câu hỏi 2: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cần làm gì để nâng cao hiệu quả các hoạt động CSR trong thời gian tới? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm đánh giá mức độ nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dựa trên cơ sở các hoạt động thực tiễn của Ngân hàng từ quan điểm của cán bộ nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng. Từ đó, luận văn đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt góp phần xây dựng, nâng cao hình ảnh và uy tín của Ngân hàng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSR - Đánh giá thực tiễn thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động CSR của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. b. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn ở việc xem xét nhận thức về CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt theo mô hình kim tự tháp CSR của A.B. Carroll và đánh giá thực tiễn các hoạt động thực hiện CSR bằng việc sử dụng kết hợp đồng thời các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn ISO26000 và bộ chỉ số CSI. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các hoạt động CSR ở Hội sở, Chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong phạm vi cả nước. Phạm vi về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2019. Các dữ liệu sơ cấp được khảo sát thu thập trong 3
- giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2019. 5. Những đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp chủ yếu như sau: Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dựa vào việc phân tích thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Là nội dung tham khảo quan trọng cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có những định hướng về hoạt động kinh doanh song song với thực hiện CSR hướng tới sự phát triển bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chương 4: Các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về CSR đã được ghi nhận từ những năm 60 thế kỷ trước, với hai quan điểm khác biệt về mục đích là nhằm để tối đa hóa giá trị cổ đông hay là để tạo ra giá trị cho xã hội. Quan điểm về CSR đã có sự dịch chuyển dần vào khoảng những năm 1990, từ việc đáp ứng nghĩa vụ với xã hội sang cấp độ cao hơn là chiến lược. Khi đó các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa các hoạt động xã hội vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Xuyên suốt quá trình phát triển, có nhiều nghiên cứu về CSR nói chung và mối quan hệ giữa CSR với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay giá trị thương hiệu và sự trung thành tín nhiệm của khách hàng. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Steven Brammer và cộng sự (2007) trong công trình “The Contribution of Corporate Social Responsibility to Organisational Commitment” đã chỉ ra rằng CSR gồm các thành phần: CSR đối với xã hội, CSR đối với môi trường, CSR đối với khách hàng, CSR đối với các bên liên quan, CSR đối với pháp luật, CSR về công bằng trong chính sách, CSR về đào tạo nhân viên. Đồng thời cũng chỉ ra mối tương quan giữa các thành phần đến nhân viên, và CSR công bằng trong chính sách có tác động mạnh nhất đến sự gắn bó với tổ chức; tiếp đến là CSR môi trường và cuối cùng là CSR về đào tạo nhân viên. Nghiên cứu cho thấy sự tương quan tỷ lệ thuận giữa độ tuổi; vị trí công việc trong công ty; hay thời gian làm việc và sự gắn bó đối với doanh nghiệp. Duygu Turker (2008) với công trình “How Corporate Social Responsibility Influences Organizational Commitment” đã cho rằng CSR gồm các thành phần: CSR đối với các bên liên quan về xã hội và phi xã hội, CSR đối với nhân viên, CSR đối với khách hàng và CSR đối với chính phủ. Theo Duygu Turker, hoạt động liên 5
- quan đến các thành phần này của doanh nghiệp sẽ tác động đến mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp thông qua lý thuyết bản sắc xã hội. Nghiên cứu cùng chỉ ra mức độ ảnh hưởng lớn nhất của thành phần CSR đối với nhân viên đến mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp bởi nó trực tiếp liên quan đến các yếu tố nghề nghiệp, cơ hội đào tạo phát triển, quyền bình đẳng và môi trường làm việc. CSR đối với khách hàng là thành phần ảnh hưởng thứ hai bởi nó liên quan đến hình ảnh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến niềm tự hào của nhân viên khi làm việc trong doanh nghiệp. Các thành phần là CSR đối với các bên liên quan (xã hội và phi xã hội) và CSR đối với chính phủ có mức độ ảnh hưởng sau cùng đến sự gắn bó của nhân viên. Imran Ali và cộng sự (2010) với nghiên cứu “Corporate social responsibility influences, employee commitment and organizational performance”. Đã xem xét ảnh hưởng của CSR đến sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp, đồng thời cũng nghiên cứu CSR và sự trung thành của nhân viên tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với số lượng mẫu điều tra hơn 350 người làm việc trong nhiều công ty, ngành nghề khác nhau tại Pakistan. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, bởi lẽ nó bao gồm những hoạt động có lợi cho nhân viên hay gia đình họ. Ali và cộng sự cũng chỉ ra sự tương quan giữa CSR và sự gắn bó của nhân viên với công ty, những hoạt động CSR góp phần khiến nhân viên tự hào hơn về công ty, do đó thúc đẩy họ làm việc, lao động hiệu quả hơn. Ngoài ra CSR cũng góp phần cải thiện uy tín của công ty với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư hay chính quyền, thúc đẩy các đối tượng này đưa ra những quyết định có lợi cho chính công ty. CSR còn góp phần mang tạo lợi thế cạnh tranh, cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2012, Imran Ali và cộng sự tiếp tục có nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR nội bộ và sự gắn bó của nhân viên. Kết quả chỉ ra rằng, sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp bao gồm hai thành phần quan trọng là sự gắn bó với công việc và sự gắn bó với tổ chức. Khảo sát điều tra số lượng mẫu hơn 300 người là nhân viên các ngân hàng ở Jordan đã chỉ ra rằng các yếu tố CSR nội bộ có tương 6
- quan tỷ lệ thuận với sự gắn bó của nhân viên. Điều đáng nói là CSR nội bộ có tác động mạnh hơn đến sự gắn bó với doanh nghiệp so với sự gắn bó với công việc của nhân viên. Mirvis (2012) khi nghiên cứu tác động của CSR đến động lực làm việc, đặc tính và ý nghĩa của mục đích làm việc của các nhân viên đã chỉ ra ba phương pháp, quan điểm tiếp cận mà thông qua hoạt động CSR các doanh nghiệp có thể có được sự gắn bó của cán bộ nhân viên. - Một là quan điểm tiếp cận trao đổi: doanh nghiệp thiết kế các chương trình CSR để đáp ứng nhu cầu của nhân viên muốn tham gia vào những nỗ lực thực hiện CSR của doanh nghiệp. Quan điểm này cũng đi liền với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty. - Hai là quan điểm tiếp cận quan hệ dựa trên tâm lý rằng doanh nghiệp và cán bộ nhân viên cùng thực hiện CSR, quan điểm này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội tốt. - Ba là quan điểm tiếp cận phát triển hướng đến mục tiêu thúc đẩy người lao động tạo ra giá trị lớn hơn cho cả doanh nghiệp và xã hội. Quan điểm này đòi hỏi việc mở rộng các hoạt động CSR để lôi kéo tham gia của tất cả người lao độngvà các bên liên quan. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy ngày càng có nhiều nhân viên tham gia vào các hoạt động CSR của tổ chức. Đây là thực tế đáng mừng vì nó không chỉ xuất hiện ở những nước phát triển mà đã hình thành ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc. Iqbal và cộng sự (2012) với công trình “Testing the Arbitrage Pricing Theory on Karachi Stock Exchange”, đã đánh giá mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại hơn 150 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Và kết quả cho thấy các doanh nghiệp có CSR tiêu cực thường có ảnh hưởng đến thị giá (hay giá trị thị trường) của doanh nghiệp nhưng không có mối quan hệ tác động giữa CSR với việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp. Mujahid và Abdullah (2014) với công trình “Impact of Corporate Social 7
- Responsibility on Firms Financial Performance and Shareholders Wealth” đã điều tra tác động của CSR đến hiệu quả hoạt động về tài chính của các doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của các chủ sở hữu doanh nghiệp này. Kết quả thu được cho thấy ảnh hưởng tích cực và mức độ tác động đáng kể đến các vấn đề này của doanh nghiệp. Adamu và Yusoff (2016) với công trình “The Relationship between Corporate Social Responsibility and Financial Performance: Evidence from Malaysia”. Trong nghiên cứu này, các học giả đã thực hiện đánh giá tác động của CSR đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Malaysia. Với bốn biến nghiên cứu độc lập: môi trường; cộng đồng; nơi làm việc; thị trường cùng hai biến phụ thuộc: Thu nhập mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hai tác giả này cũng đồng tình với các nghiên cứu trên khi khẳng định ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp của CSR. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước: Ở nước ta, vấn đề trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề mới mẻ bởi đã được nghiên cứu từ đầu những năm 90. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các công trình, bài viết nghiên cứu về CSR cũng được các tác giả thực hiện với qui mô, thời gian và không gian nghiên cứu khác nhau. Tuy vậy, các công trình này lại mang tính độc lập, thiếu hệ thống nên ít có tính kế thừa, hoàn thiện tạo thành những tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp thực hiện. Nội dung của các công trình vẫn chủ yếu làm rõ lý luận cơ bản và đánh giá những lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về CSR nội bộ và sự hài lòng của nhân viên còn tương đối ít. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) trong bài viết “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam – nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội” cho thấy việc thực hiện CSR trong kinh doanh khách tại Việt Nam đem lại các lợi ích như: - Nâng cao năng lực nguồn nhân lực - Nâng cao hiệu quả quản lý và quá trình cung ứng 8
- - Nâng cao chất lượng và giá cả phụ vụ - Đảm bảo tốt hiệu suất các quá trình cốt lõi - Giảm chi phí chung trên cùng đơn vị sản phẩm phục vụ - Gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thương hiệu - Mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cao hiệu suất truyền thông - Mở rộng thị trường và gia tăng mức tăng trưởng thị phần - Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận - Nâng cao vị thế tài chính Tác giả Nguyễn Phương Mai với rất nhiều nghiên cứu về quan điểm, lý luận và thực tiễn thực hiện CSR tại Việt Nam - Năm 2011 tác giả nghiên cứu việc triển khai CSR tại Công ty Cổ phần may Đáp Cầu. Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt về nhận thức giữa người lao động và cấp quản trị đồng thời khẳng định những kết quả tốt của doanh nghiệp này trong việc thực hiện CSR. - Năm 2014 tác giả thực hiện nghiên cứu về tương quan thuận giữa việc thực hiện CSR nội bộ với sự hài lòng trong công việc của người lao động. Tác giả Nguyễn Thị Phương Mai (2015, 2016) chỉ ra CSR của mỗi người ở địa vị khác nhau trong xã hội, thông qua việc nghiên cứu quan điểm của các nhân vật lịch sử (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông), cho thấy quan điểm về trách nhiệm xã hội đã xuất hiện từ xa xưa, nhưng đến ngày nay nó mới được củng cố hoàn thiện về mặt lý luận: - Vua Lê Thánh Tông cho rằng quan phải có trách nhiệm với đất nước; người dân phải có trách nhiệm với xã hội. Trong đó trách nhiệm lớn nhất và quan trọng nhất mà mọi người đều phải thực hiện là bảo vệ Tổ quốc, để thiên hạ được thái bình và thịnh vượng. - Nguyễn Trãi cho rằng, mỗi người ở các vị thế khác nhau đối với đất nước đều phải có trách nhiệm, cũng như đều được hưởng lợi từ thành quả của đất nước, nghĩa là quyền lợi phải gắn với trách nhiệm. Con người trong các mối quan hệ xã hội được ông đề cập đến là quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụ giữa người với người từ 9
- trong gia đình đến ngoài xã hội. Tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng, người dân không chỉ là đối tượng hưởng quyền lợi mà người dân cũng phải có trách nhiệm nhất định đối với xã hội Tác giả Trần Thị Hoàng Yến (2016) khi nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực tại các ngân hàng có hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tốt. Nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định, các giám đốc điều hành ngân hàng trong quá trình xây dựng, hoạch định và thực thi chiến lược và trách nhiệm xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành ngân hàng. Tác giả Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận (2017) trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu”. Bài viết tổng kết các nghiên cứu trước đây (135 bài khoa học) liên quan đến các chủ đề về CSR, cụ thể là thảo luận nguồn dữ liệu, các khung lý thuyết, đánh giá kết quả nghiên cứu, đo lường CSR theo các bên liên quan và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. Trong nước, CSR được quan tâm nhiều để hoàn thiện về mặt thể chế chung chưa đi sâu vào từng ngành nghề. Trong khi các nghiên cứu nước ngoài phân tích theo từng khía cạnh công dân, nhân viên, thương hiệu nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý theo từng ngành. Nghiên cứu đề xuất tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung các biến trung gian, cũng như tập trung vào đôi tượng công dân nhằm tối đa hóa lợi ích từ các hoạt động CSR. Nhóm tác giả nghiên cứu với đề tài “Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng” đã chỉ ra ý thức về trách nhiệm xã hội và tính khoa học, hợp lý trong hoạch định chính sách công tại thành phố Đà Nẵng là rất tốt. Với việc đánh giá tổng thể quá trình thực hiện các chính sách công, đánh giá những ưu nhược điểm trong thực thi chính sách, nghiên cứu đã cho thấy vai trò rõ nét của CSR trong việc tạo được tính đồng thuận chung, từ đó tạo môi trường thuận lợi để thực thi các chính sách đi vào đời sống. Có thể thấy rằng, ở nước ta nhận thức và lý luận về trách nhiệm xã hội đã có 10
- từ lâu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu thường mang tính độc lập, giải quyết các vấn đề riêng lẻ ở các ngành nghề, lĩnh vực. Thực tế cho thấy các nghiên cứu về CSR trong ngành ngân hàng tài chính còn khá ít, chính vì vậy việc nghiên cứu CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng là góp phần sáng tỏ lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu CSR trong ngành ngân hàng ở nước ta. 1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm “Trách nhiệm” theo từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”, hay “ được hiểu là sự rằng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hay là “là phần việc được giao cho, và trách nhiệm là phải bảo đảm làm tròn những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả” Một số tác giả nghiên cứu đánh giá trách nhiệm trên phạm trù đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức – pháp luật của cá nhân đối với xã hội; thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật. Phạm trù trách nhiệm bao quát vấn đề triết học – xã hội học về mức độ năng lực và khả năng của cong người thể hiện ra với tư cách chủ thể của những hành động của mình, cũng như những vấn đề cụ thể hơn. Lý luận của C. Mác cho rằng trách nhiệm là vấn đề trách nhiệm mang tính lịch sử - cụ thể và được giải quyết trên cơ sở phân tích mức độ tự do hiện thực của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định. Và với cách tiếp cận đó, trách nhiệm xã hội bao gồm 3 nội cơ bản: - Một là, quan hệ giữa người với người cùng chung sống, hợp tác khoan dung với nhau trong xã hội. - Hai là, sự gắn bó (đoàn kết, cố kết) giữa cá nhân với cộng đồng xã hội. - Ba là, trách nhiệm phải đóng góp vào sự bảo vệ và phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội. Sự đóng góp này được thể hiện ở ba mức độ: tự nhiên, tự nguyện và nghĩa vụ. 11
- Với các quan niệm cách tiếp cận như trên, mỗi người trong xã hội đều có trách nhiệm riêng bởi họ đều có vị trí và các mối quan hệ xã hội như gia đình, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại... Đặc biệt đối với các cơ quan, tổ chức thì trách nhiệm càng phải được hiểu rõ, thực hiện nhất quán và liên tục. Trách nhiệm xã hội (CSR) CSR là một phạm trù, một hệ tư tưởng trong đó nhấn mạnh đến việc một cá nhân hay tổ chức có nghĩa vụ thực hiện các hành động vì lợi ích chung của cộng đồng. Dưới góc độ cá nhân, ý thức về CSR không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức mà còn là yếu tố quan trọng cấu thành nhân cách con người; thực hiện CSR là thực hiện đạo đức của con người. Dưới góc độ xã hội, CSR là một trong những nền tảng quan trọng gắn kết các mối quan hệ xã hội, là giá trị đảm bảo cho quyền sống của tất cả mọi người. Ý thức trách nhiệm đối với người khác, quan điểm về bổn phận với dân tộc, đất nước, nghĩa vụ đối với xã hội, lòng tốt, tính vị tha, tinh thần bao dung... là những biểu hiện cụ thể của CSR. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội (CSR) đã được đề cập từ khoảng giữa thế kỷ 20, trong đó tác giả Bowen là người đầu tiên đưa ra khái niệm “nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách ra các quyết định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi xét về mục tiêu và giá trị”.Với luận điểm tuyên truyền và kêu gọi những người có tài sản không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác, đồng thời kêu gọi sự bồi hoàn khi các tỏ chức, doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Suốt từ đó đến nay, thuật ngữ CSR của doanh nghiệp được nhìn nhận theo nhiều quan điểm khác nhau: - Thời kỳ những năm 60 nhiều tác giả cho rằng “CSR liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội” (Davis, 1960, Eells, Walton, 1961). - Đến những năm 1970 xuất hiện những quan niệm mới về CSR: 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp trả lương theo mô hình 3P tại Công ty cổ phần Eurowindow
122 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn