intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp quận - huyện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN NAM NHO VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN ” LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN NAM NHO VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. ĐỖ MINH CƯƠNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà nội, ngày 20 tháng 03 năm 2020 Học viên Nguyễn Nam Nho
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học Thạc sĩ, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Viện Quản trị kinh doanh và Khoa Sau đại học ở Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, phƣơng pháp làm việc quý báu cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng, các bạn học viên lớp QTKD3-K25 đã đồng hành cùng tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cƣơng, Hội đồng chấm luận văn đã góp ý, truyền đạt các kiến thức bổ ích để tôi nhận ra những thiếu sót, hạn chế và khắc phục để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn Chi bộ - Ban giám đốc, cán bộ Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, cộng đồng dân cƣ xã Phù Linh cùng những du khách đã đồng hành, giúp đỡ và cung cấp những ý kiến quý giá trong suốt quá trình nhằm giúp tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng nhƣng cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu. Kính mong nhận đƣợc sự nhận xét, góp ý của Quý thầy cô giáo và bạn đọc để tôi tiếp tục khắc phục những thiếu sót của mình. Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2020 Học viên Nguyễn Nam Nho
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4 5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................5 6. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC .............. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .........................................................7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc ...................................................11 1.2. Cơ sở lý luận của luận văn ........................................................................13 1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................13 1.2.2. Mô hình nghiên cứu của văn hóa tổ chức và VHDN .........................24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 38 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................. 40 2.1. Thiết kế qui trình nghiên cứu ....................................................................40 2.2. Xác định vấn đề ........................................................................................40 2.3. Lý thuyết áp dụng .....................................................................................41 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................41 2.4.1. Nghiên cứu định tính ..........................................................................41
  6. 2.4.2. Nghiên cứu định lƣợng .......................................................................42 2.5. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................42 2.5.1. Các nguồn dữ liệu ...............................................................................42 2.5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu.............................................................42 2.6. Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu ..................................45 2.6.1. Thiết kế bảng hỏi và thang đo ............................................................45 2.6.2. Phƣơng pháp chọn và lấy mẫu ...........................................................49 2.6.3. Thu thập xử lý và phân tích dữ liệu ....................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN .................................................................. 51 3.1. Tổng quan khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ..........................................51 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - chính trị - xã hội tác động đến khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ...................................................................51 3.1.2. Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn .......................52 3.1.3. Quá trình hoạt động của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ...............................................................................................56 3.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn .57 3.2.1. Thực trạng thực thể hữu hình của Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ............................................................................................................57 3.2.2. Thực trạng niềm tin và các giá trị đƣợc tuyên bố của Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ............................................................................60 3.2.3. Thực trạng các ngầm định nền tảng của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ......................................................................................................61
  7. 3.3. Kết quả nghiên cứu văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ............................................................................................................66 3.2.1. Mô tả khảo sát ....................................................................................66 3.2.2. Mô tả mẫu ...........................................................................................67 3.2.3. Kết quả khảo sát về cảm nhận, đánh giá văn hóa kinh doanh của khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ............................................................68 3.4. Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh của tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hiện nay ......................................................................................72 3.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc .............................................................72 3.4.2. Một số tồn tại ......................................................................................78 3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại .....................................................................78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 80 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................................. 81 4.1. Định hƣớng chung phát triển Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...................................................................................81 4.1.1. Định hƣớng phát triển văn hóa tổ chức của Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ...............................................................................................81 4.1.2. Định hƣớng phát triển thƣơng hiệu Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ............................................................................................................82 4.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Khu du lịch – Di tích đền Sóc Sơn .....................................................................................................87 4.2.1. Tăng cƣờng đầu tƣ vật chất để xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại Khu du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ................................................87
  8. 4.3.2. Hoàn thiện xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của Ban Quản lý và Khu du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ................................................88 4.3.3. Hoàn thiện công tác tập trung phục vụ du khách , phát triển văn hóa kinh doanh trong và khu vực phụ cận của Khu Di tích ......................88 4.2.4. Tăng cƣờng nhận thức, thái độ và tình cảm về văn hóa tổ chức, VHKD cho cán bộ, công nhân viên của Khu du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ......................................................................................................86 4.3.5. Duy trì tinh thần thƣợng tôn pháp luật, đạo đức kinh doanh và văn hóa ứng xử tốt trong Khu du lịch – Di tích đền Sóc Sơn ...................90 4.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công nhân viên, lan tỏa VHKD tới mọi ngƣời tại Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn ...............................................................................................91 4.3. Một số kiến nghị ....................................................................................96 4.3.1. Kiến nghị lãnh đạo UBND, Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch thành phố Hà Nội........................................................................................ 96 4.3.2. Kiến nghị với lãnh đạo huyện Sóc Sơn............................................. 98 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................ 99 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng 2 EU Liên minh Châu Âu 3 NXB Nhà xuất bản 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 6 VHDN Văn hóa doanh nghiệp 7 VHKD Văn hóa kinh doanh 8 VHTC Văn hóa tổ chức 9 WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Câu hỏi đƣợc sử dụng để khảo sát về văn 48 hóa tổ chức tại Khu DL-DT đền Sóc Sơn 2 Bảng 3.1 Bảng mô tả mẫu 67 3 Bảng 3.2 Đánh giá về thực thể hữu hình của cán bộ, 68 công nhân viên tại Khu DL-DT đền Sóc Sơn 4 Bảng 3.3 Đánh giá về niềm tin và các giá trị tuyên bố 69 tại khu DL-DT đền Sóc Sơn 5 Bảng 3.4 Đánh giá về các ngầm định nền tảng tại khu 69 DL-DT đền Sóc Sơn 6 Bảng 3.5 Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh tại 74 khu DL-DT đền Sóc Sơn
  11. DANH MỤC HÌNH STT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình ba cấp độ VHTC 25 2 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 41 3 Hình 2.2 Quy trình điều tra bảng hỏi 44 4 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 54 5 Hình 3.2 Logo của khu di tích đền Sóc Sơn 5857
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng từ năm 1986 và đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, từ sau năm 1993 sau khi bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 185 nƣớc và vùng lãnh thổ, quan hệ thƣơng mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tham gia với hầu hết các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, có quan hệ thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng với nhiều khu vực, tổ chức lớn trên thế giới nhƣ gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO năm 2007, CPTPP năm 2017, là đối tác chiến lƣợc với Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Á – Thái Bình Dƣơng... Sự hội nhập sâu rộng đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ lắm thách thức cam go trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn với các đối thủ lớn trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp và địa phƣơng nƣớc ta cần khẳng định đƣợc vị thế trên thƣơng trƣờng bằng sản phẩm chất lƣợng tốt, có sự khác biệt, có bản sắc, điểm nhấn nổi bật để thu hút, phục vụ khách hàng. Trong khi các nguồn lực hữu hình có hạn thì việc có đƣợc bản sắc riêng và khai thác các nguồn lực vô hình nhƣ văn hóa của doanh nghiệp, của cộng đồng địa phƣơng, của dân tộc… sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Để khẳng định vị thế, mỗi doanh nghiệp hay tổ chức tham gia kinh doanh cần xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa kinh doanh riêng. Văn hóa kinh doanh (VHKD) đƣợc coi là yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh, thƣơng hiệu và các giá trị thành công của mỗi đơn vị, địa phƣơng trong môi trƣờng kinh doanh đa quốc gia, đa văn hóa.
  13. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên kết mạnh mẽ và mang định hƣớng rõ nét trong nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta hiện nay. Mục tiêu của du khách khi đến những địa điểm, vùng đất mới để đƣợc khám phá, tìm hiểu, thụ hƣởng các giá trị khác biệt, đặc trƣng cả về vật chất và tinh thần. Việc phát huy các giá trị vật thể (cảnh quan, thiên nhiên, môi trƣờng...) hay phi vật thể (phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật...) trở thành tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hấp dẫn du khách. Trong đó, các giá trị văn hóa bản địa có vai trò đặc biệt, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại đƣợc xây dựng và đƣa vào phục vụ đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, là thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trƣng, khác biệt mang dấu ấn của quốc gia, vùng miền, địa phƣơng. Các giá trị văn hóa càng phong phú độc đáo thì sản phẩm du lịch càng có tính hấp dẫn cao. Bên cạnh đó, chất lƣợng của sản phẩm du lịch văn hóa không chỉ phụ thuộc vào sự độc đáo của các giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể đƣợc chứa đựng trong đó, mà còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức quản lý, chất lƣợng và số lƣợng dịch vụ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ những ngƣời phục vụ… hay còn gọi là văn hóa kinh doanh du lịch của từng địa phƣơng, doanh nghiệp.. Xu thế chung của hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong việc khai thác các giá trị văn hóa là một đòi hỏi cơ bản và lâu dài cùng với sự phát triển của du lịch, kinh tế - xã hội nƣớc ta. Điều đó có nghĩa là sự phát triển các loại hình du lịch văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa cũng nhƣ thiết lập các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh và quản lí địa điểm và sản phẩm du lịch cần đƣợc thực hiện trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển chung của toàn ngành cũng nhƣ đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thuộc quần thể du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần Sóc Sơn, trong thung lũng Vệ Linh có rừng thông khép tán trên dãy
  14. núi Sóc, dƣới là các hồ nƣớc Đồng Sóc, Đồng Đẽn, Đồng Quan..., tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình, có khí hậu trong lành hấp dẫn du khách. Trong đó, hạt nhân là khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc có Lễ hội Gióng - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nằm trong quần thể khu du lịch Sóc Sơn còn có là Học viện Phật giáo, Sân golf Legend Hill và Khu vui chơi giải trí Sóc Sơn thuộc tập đoàn BRG - Tập đoàn giải trí, du lịch, khách sạn hàng đầu Việt Nam,... Gần bên có các điểm du lịch nhƣ đỉnh Hàm Lợn - Mái nhà Thủ đô, sân golf Hà Nội, Phủ Thành Chƣơng, các khu du lịch cuối tuần Phú Lâm Viên, Rừng thông xanh, … Cách sân bay Nội Bài 10 phút chạy xe, thuận tiện về giao thông kết nối với trung tâm thành phố Hà Nội, là cửa ngõ giao thông các tỉnh phía Bắc là những điểm lý tƣởng thuận lợi phát triển du lịch. Với lƣợng khách ổn định hàng năm ~ 500 nghìn lƣợt và lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất cả nƣớc, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc nâng cấp, sản phẩm du lịch đa dạng, đƣợc quản lý bởi Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập có thu đang làm tốt công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích, di sản để phát triển du lịch địa phƣơng. Có ý kiến cho rằng, khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đạt đƣợc những thành quả nhƣ vậy bởi các giá trị sẵn có về tâm linh, về cảnh quan thiên nhiên hay do xu thế chung của sự đầu tƣ phát triển của các ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội. Đây là một nhận định có phần đúng nhƣng chƣa đầy đủ. Bởi lẽ, các giá trị có sẵn chỉ là điều kiện cần để thu hút du khách, còn việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và thị hiếu thƣờng xuyên thay đổi của du khách ... từ đó tạo ra các giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận thì đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ để khai thác và phát huy nguồn lực đó. Việc đổi mới, sáng tạo, xây dựng các sản phẩm hàng hóa đặc trƣng, có bản sắc, dấu
  15. ấn riêng luôn là thách thức, là câu hỏi mà mỗi đơn vị, doanh nghiệp du lịch thƣờng xuyên phải trả lời. Trong đó, VHKD là một phần quan trọng trong việc quản trị, phát triển các sản phẩm du lịch cũng nhƣ xây dựng các giá trị thành công của mỗi đơn vị. Chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài “Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1- Đặc trƣng Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hiện nay là gì? 2- Làm thế nào để xây dựng và quản trị Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chiến lƣợc phát triển của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về Văn hoá kinh doanh và Văn hóa tổ chức/Văn hóa doanh nghiệp có thể áp dụng vào công tác quản trị của một tổ chức sự nghiệp có thu tại địa phƣơng, cấp huyện - quận ở nƣớc ta. Hai là, phân tích thực trạng Văn hóa kinh doanh và Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, TP. Hà Nội; từ đó đƣa ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu đề tài:
  16. Là Văn hóa kinh doanh qua phƣơng diện Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. b) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Tập trung vào thực tế VHKD trong phạm vi nghiên cứu VHDN/VHTC của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và công tác quản trị VHTC, VHKD của đơn vị quản lý nó. Phạm vi không gian và thời gian: Tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, TP. Hà Nội từ năm 2010 - 2018. 5. Đóng góp của luận văn - Đóng góp về lý thuyết: Luận văn cung cấp thêm cơ sở lý luận của Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức; phân tích thực trạng Văn hóa tổ chức và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn Văn hóa kinh doanh của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội. - Đóng góp về thực tiễn: Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp quận - huyện. - Các giải pháp của Luận văn cũng sẽ giúp cho Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội nhận thức sâu sắc hơn và kiến tạo đƣợc những giải pháp mang tính tác động tích cực, hiệu quả thực tế; từ đó giúp đơn vị vận dụng vào công tác quản trị kinh doanh và văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội trong thời gian tới. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh và Văn hóa tổ chức Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
  17. Chƣơng 3: Thực trạng văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
  18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. nh h nh n hi n c u tron n c Heghen đã khẳng định: “lợi ích thúc đẩy lịch sử các dân tộc và các cá nhân”. Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận cho các cá nhân nên việc tìm mọi cách để nâng cao thu nhập, tối đa hóa lợi nhuận là việc của các chủ thể kinh doanh hƣớng tới. Tuy nhiên, kinh doanh lại có hai phƣơng thức cơ bản là kinh doanh có văn hóa và kinh doanh phi thiếu văn hóa. Đối với các quốc gia mới bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng thì kiểu kinh doanh thiếu văn hóa thƣờng là phổ biến ở các chủ thể kinh doanh. Có nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bất chấp các thủ đoạn, làm ăn gian dối, cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo, trốn thuế,... Vì vậy mà nhu cầu về nghiên cứu, truyền thông và đào tạo về văn hóa kinh doanh đƣợc nhiều nhà khoa học chú ý và ngày càng đƣợc xã hội quan tâm. Văn hóa kinh doanh Việt Nam đã đƣợc các nhà các nhà nghiên cứu, các nho s yêu nƣớc bàn đến ngay từ đầu Thế k XX. Chịu ảnh hƣởng từ nhà tƣ tƣởng Fukuzawa Yukichi và phong trào Duy tân từ Nhật Bản, các trí thức yêu nƣớc sáng lập Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội nhƣ Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu đã phê phán phƣơng thức giáo dục Nho giáo giáo điều học để làm quan và thay thế bằng một triết lý giáo dục mới, đề cao thực học, thực nghiệp, học để làm công dân tốt, học để làm kinh tế, kinh doanh giỏi, đƣa đất nƣớc thoát nỗi nhục ngh o h n, bị ngoại bang đô hộ. Trong tác phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi (1876) đã thể hiện rõ tƣ tƣởng hƣớng ngoại, học để giỏi nghề, có nỗ lực học tập thì mới đƣa dân tộc phát triển thịnh vƣợng: “Liệu mà sớm bảo nhau đi
  19. Giàu thì giúp của, nghèo thì gắng công Khăng khăng ghi lấy một lòng Sang Âu, sang Mỹ học tòng nghề hay Bao nhiêu nghề khéo nước ngoài Học sao cho được hơn người mới nghe Bấy giờ rồi liệu trở về Mở trường trong nước lấy nghề dạy nhau”. Văn hóa kinh doanh trƣớc thời kỳ Đổi mới đã đƣợc các tác giả trong nƣớc nghiên cứu nhƣ Dƣơng Trung Quốc (2006) với “Đạo làm giàu”. Phạm Xanh cũng từ góc độ sử học đã nghiên cứu về tấm gƣơng gia đình doanh nhân yêu nƣớc nổi tiếng Trịnh Văn Bô đã góp công lớn trong thời kỳ Chính quyền cách mang non tr …Công trình nghiên cứu “Văn hóa và kinh doanh”, do Phạm Xuân Nam (1996) chủ biên, không chỉ dừng lại ở các tấm gƣơng doanh nhân Việt Nam xuất sắc những năm 1940 -1950 mà còn có sự tổng kết về một số đặc điểm của văn hóa kinh doanh của dân tộc và truyền thống tốt đ p của ngƣời Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, kinh doanh. Giai đoạn đầu của Thời kỳ Đổi mới, các công trình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Việt Nam xuất hiện nhiều hơn, tính khoa học và hệ thống đƣợc nâng cao hơn. Ví dụ, Đỗ Minh Cƣơng (2000) với tham luận “ Văn hóa kinh tế và kinh doanh Việt Nam”, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam trong thế k XX”. Nguyễn Thị Doan - Đỗ Minh Cƣơng (1999) trong sách “Triết lý kinh doanh với Quản lý doanh nghiệp” (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đã luận chứng và tổng kết triết lý kinh doanh là một nội dung, bộ phận cốt lõi của văn hóa kinh doanh và việc quản lý doanh nghiệp của thế giới và Việt Nam. Tiếp đó cuốn sách chuyên khảo “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” của Đỗ Minh Cƣơng (2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã nghiên cứu về văn hóa kinh doanh một cách có hệ thống. ng đã
  20. định nghĩa “Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ” (tr.69-70). Công trình này cũng chỉ ra các cấu phần VHKD Việt Nam là đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, văn hóa của chủ thể kinh doanh (doanh nhân), văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong quá trình sản xuất, dịch vụ, văn hóa kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong marketing…Trong đó, VHDN là bộ phận của VHKD của quốc gia hay địa phƣơng. Tiếp theo và phát triển hƣớng nghiên cứu này, Dƣơng Thị Liễu, năm 2006, đã công bố công trình Bài giảng về Văn hóa kinh doanh (NXB Đại học KTQD), lần tái bản gần đây đã nâng lên thành giáo trình. Giáo trình VHDN đã đƣa ra một cấu trúc về VHKD gồm: Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nhân. Chúng tôi nhất trí với quan điểm này về một hệ thống VHKD và áp dụng vào trong nghiên cứu Luận văn này. Giai đoạn gần đây, nghiên cứu về VHKD đƣợc tập trung vào đối tƣợng VHDN, Đạo đức kinh doanh nhƣ trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân (2012)..; về văn hóa doanh nhân nhƣ các công trình của Phùng Xuân Nhạ (2011), Đỗ Minh Cƣơng (2010), Nguyễn Viết Lộc (2015). Ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến s , luận văn thạc s kinh tế đề cập và giải quyết các vấn đề VHKD, VHTC nhƣ: "Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty" của Nguyễn Mạnh Quân, "Văn hoá kinh doanh" của Dƣơng Thị Liễu, "Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế" của Phùng Xuân Nhạ, “Vấn đề văn hoá kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay” của Nguyễn Thị Ngọc Anh...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2