intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển Trường trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy đến năm 2025

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra chiến lược phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược cho Trường TC KT – CN Cai Lậy đến năm 2025. Phân tích môi trường hoạt động của Trường TC KT – CN Cai Lậy. Từ đó, rút ra những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong, xây dựng ma trận IFE và EFE làm cơ sở xây dựng chiến lược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển Trường trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG NGUYỄN THỊ NGỌC HƯNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ CAI LẬY ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Vĩnh Long, tháng 07 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG NGUYỄN THỊ NGỌC HƯNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ CAI LẬY ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHƯỚC MINH HIỆP Vĩnh Long, tháng 07 năm 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ của Quý thầy cô, các bạn, cán bộ công chức cũng như lãnh đạo của Trường TC KT-CN Cai Lậy. Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Trường đại học Cửu Long đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại nhà trường, đặt biệt là PGS,TS. Phước Minh Hiệp đã hướng dẫn tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ đang công tác tại Phòng Đào tạo sau đại học và tập thể giảng viên khoa Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường đại học Cửu Long đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp sau đại học của Trường đại học Cửu Long. Xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Long, ngày 25 thành 07 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hưng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi về xây dựng chiến lược phát triển Trường Trung cấp Kinh tế - công nghệ Cai Lậy. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực nội dung của luận văn chưa từng công bố bất kỳ hình thức nào. Vĩnh Long, ngày 25 thành 07 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hưng
  5. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCKT- CN Trung cấp Kinh tế - Công nghệ GD – ĐT Giáo dục và đào tạo NXB Nhà xuất bản ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐH Đại học GV Giáo viên NVSP Nghiệp vụ sư phạm TCCN Trung cấp chuyên nghiệp CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa TCN Trung cấp nghề TTDN Trung tâm dạy nghề BGH Ban Giám Hiệu CBCC-VC Cán bộ công chức – viên chức CBGV Cán bộ giáo viên HCQT Hành chính quản trị MTBT Môi trường bên trong MTBN Môi trường bên ngoài NCKH Nghiên cứu khoa học SKKN Sáng kiến kinh nghiệm QTCL Quản trị chiến lược IFE Ma trận các yếu tố môi trường bên trong EFE Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài SWOT Ma trận điểm mạnh – điểm yếu và cơ hội – nguy cơ QSPM Ma trận xây dựng chiến lược có thể định lượng
  6. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp công tác tuyển sinh của nhà trường ở cả ba hệ đào tạo qua các năm........................................................................................................... 35 Bảng 2.2: Thống kê số lượng Giáo viên ở các phòng, khoa ................................... 37 Bảng 2.3: Thống kê trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường ............. 38 Bảng 2.4. Thống kê số lượng đề tài NCKH, SKKN từ 2012-2015 ......................... 42 Bảng 2-5: Ma trận các yếu tố bên trong ................................................................. 44 Bảng 2.6: Lực lượng lao động phân theo tình trạng hoạt động. .............................. 48 Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu lao động trong độ tuổi. (ĐVT: 1000 người) .............. 49 Bảng 2.8: Dự báo dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2020. ............................ 51 Bảng 2-9: Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE).............................................. 58 Bảng 3.1: Ma trận SWOT và các chiến lược.......................................................... 62 Bảng 3.2. Ma trận QSPM cho nhóm S/O ............................................................... 64 Bảng 3.3. Ma trận QSPM cho nhóm S/T................................................................ 65 Bảng 3.4. Ma trận QSPM cho nhóm WO............................................................... 66 Bảng 3.5. Ma trận QSPM cho nhóm W/T .............................................................. 67
  7. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1 – 1. Sơ đồ các cấp chiến lược..................................................................... 10 Hình 1-2. Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược...................................... 11 Hình 1-3. Sơ đồ các giai đoạn và hoạt động trong quản trị chiến lược.................... 11 Hình 1-4. Mô hình quản trị chiến lược................................................................... 12 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Trường TC KT-CN Cai Lậy ............................................ 33
  8. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 5. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 3 6. Phạm vi giới hạn đề tài.................................................................................. 4 7. Cấu trúc của luận văn:................................................................................... 4 8. Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC......................... 8 1.1 Các khái niệm ............................................................................................... 8 1.1.1 Khái niệm chiến lược ........................................................................... 8 1.1.2 Khái niệm xây dựng chiến lược ............................................................ 8 1.2 Vai trò của chiến lược................................................................................... 9 1.3 Phân loại chiến lược.................................................................................... 10 1.4 Quy trình xây dựng chiến lược.................................................................... 10 1.5 Phân tích môi trường kinh doanh ................................................................ 12 1.5.1 Phân tích môi trường bên ngoài .......................................................... 12 1.5.1.1 Môi trường vĩ mô ......................................................................... 12 1.5.1.2 Môi trường vi mô ......................................................................... 18 1.5.2 Phân tích môi trường bên trong .......................................................... 23 1.6 Các ma trận công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược ................................ 25 1.6.1 Ma trận EFE ....................................................................................... 25 1.6.2 Ma trận IFE ........................................................................................ 26 1.6.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................... 26 1.6.4 Ma trận SWOT ................................................................................... 27
  9. v 1.6.5 Ma trận QSPM ................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KT- CN CAI LẬY.......................................................................... 32 2.1 Giới thiệu khái quát về Trường Trung Cấp KT – CN Cai Lậy..................... 32 2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................. 32 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trường TC KT – CN Cai Lậy ......................... 33 2.2.1 Chức năng .......................................................................................... 33 2.2.2 Nhiệm vụ............................................................................................ 34 2.3 Phân tích môi trường bên trong Trường TC KT- CN Cai Lậy ..................... 34 2.3.1 Tuyển sinh – đào tạo........................................................................... 34 2.3.2 Nguồn nhân lực .................................................................................. 36 2.3.3 Công tác tổ chức quản lý .................................................................... 38 2.3.4 Marketing........................................................................................... 39 2.3.5 Cơ sở vật chất trang thiết bị ................................................................ 40 2.3.6 Tài chính – kế toán ............................................................................. 41 2.3.7 Nghiên cứu khoa học.......................................................................... 41 2.3.8 Văn hóa .............................................................................................. 42 2.3.9 Ma trận yếu tố môi trường bên trong .................................................. 43 2.3.9.1 Cơ sở tính mức độ quan trọng....................................................... 43 2.3.9.2 Cơ sở cho điểm phân loại ............................................................. 43 2.3.9.3 Ma trận IFE .................................................................................. 43 2.3.10 Đánh giá chung về môi trường bên trong............................................ 44 2.4 Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài. .......................................... 45 2.4.1 Môi trường vĩ mô ............................................................................... 45 2.4.1.1 Yếu tố kinh tế ............................................................................... 45 2.4.1.2 Yếu tố văn hóa - xã hội................................................................. 46 2.4.1.3 Dân số .......................................................................................... 47 2.4.1.4 Yếu tố chính trị, pháp luật ............................................................ 51 2.4.1.5 Yếu tố tự nhiên............................................................................. 52
  10. vi 2.4.1.6 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật.......................................................... 53 2.4.2 Môi trường vi mô ............................................................................... 53 2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................ 53 2.4.2.2 Người học .................................................................................... 54 2.4.2.3 Nhà cung cấp................................................................................ 56 2.4.2.4 Đối thủ tiềm ẩn............................................................................. 56 2.4.2.5 Dịch vụ tiềm ẩn ............................................................................ 56 2.4.3 Ma trận yếu tố môi trường bên ngoài .................................................. 57 2.4.3.1 Cơ sở cho điểm mức độ quan trọng .............................................. 57 2.4.3.2 Cơ sở cho điểm phân loại ............................................................. 57 2.4.3.3 Ma trận EFE ................................................................................. 57 2.4.4 Đánh giá chung về môi trường bên ngoài ........................................... 58 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............... 61 3.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của trường đến năm 2025................ 61 3.1.1 Sứ mạng ............................................................................................. 61 3.1.2 Tầm nhìn ............................................................................................ 61 3.1.3 Mục tiêu của trường TC KT- CN Cai Lậy đến năm 2025.................... 61 3.3 Xây dựng chiến lược cho trường TC KT - CN Cai Lậy đến năm 2025 ........ 62 3.3.1 Ma trận SWOT ................................................................................... 62 3.3.2 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM................................... 63 3.3.2.1 Nhóm chiến lược SO .................................................................... 64 3.3.2.2 Nhóm chiến lược S/T ................................................................... 65 3.3.2.3 Nhóm chiến lược W/O.................................................................. 66 3.3.2.4 .Nhóm chiến lược W/T ................................................................. 67 3.4 Giải pháp thực hiện các chiến lược đã lựa chọn........................................... 68 3.4.1 Chiến lược thâm nhập thị trường ........................................................ 68 3.4.2 3.4.2. Chiến lược phát triển sản phẩm................................................. 70 3.4.3 Chiến lược liên kết: ............................................................................ 71 3.4.4 Chiến lược tăng trưởng tập trung: ....................................................... 71
  11. vii 3.4.5 Nhóm chiến lược hỗ trợ...................................................................... 72 3.4.5.1 Nhóm giải pháp tuyển sinh đào tạo............................................... 72 3.4.5.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .............................................. 73 3.4.5.3 Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất ................................................. 73 3.4.5.4 Nhóm giải pháp về tài chính ......................................................... 74 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 77 1. Kết luận chung............................................................................................ 77 2. Kiến nghị .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Với yêu cầu trên, nước ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đó là một thuận lợi đồng thời cũng là thách thức to lớn với ngành dạy nghề và đòi hỏi ngành dạy nghề phải có sự chuẩn bị để đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới này. Đào tạo nghề là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Vai trò của công tác đào tạo nghề là cung cấp nguồn lao động trực tiếp sản xuất có chất lượng cao, tạo ra những giá trị vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay đa số học sinh tập trung vào các bậc học cao hơn, chưa quan tâm đến việc theo học tại các trường đào tạo nghề. Do đó, trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, các tổ chức thành công là các tổ chức sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thay đổi và có định hướng chiến lược phát triển phù hợp với sự thay đổi. Chỉ những tổ chức có xây dựng chiến lược đúng đắn thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Chiến lược đúng đắn giúp tổ chức phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Việc quản lý của các trường trung cấp cũng không thể có kết quả nếu chỉ tập trung vào những hoạt động bên trong nhà trường. Để đối phó với những áp lực thay đổi hàng ngày của môi trường bên ngoài, các trường trung cấp cần đầu tư vào lập kế hoạch chiến lược, nhấn mạnh việc duy trì các mục tiêu và chức năng chính của nhà trường trên cơ sở khai thác những cơ hội mới xuất hiện và tìm cách giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài. Các trường trung cấp phải xác định hướng đi, mục tiêu phù hợp với yêu cầu sinh viên, người sử dụng lao động, nhanh chóng thích ứng với những thay đối của đời sống kinh tế xã hội và huy động có hiệu quả các nguồn lực có giới hạn.
  13. 2 Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy, Trường TCKT- CN cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, một kế hoạch chiến lược phù hợp mới có thể tồn tại, phát triển lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đồng bằng sông Cửu Long cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển Trường trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy đến năm 2025” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra chiến lược phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược cho Trường TC KT – CN Cai Lậy đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Thứ nhất: Phân tích môi trường hoạt động của Trường TC KT – CN Cai Lậy. Từ đó, rút ra những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong, xây dựng ma trận IFE và EFE làm cơ sở xây dựng chiến lược. + Thứ hai: Xây dựng chiến lược SWOT, QSPM làm cơ sở cho việc đề xuất và lựa chọn giải pháp phát triển cho trường đến năm 2025. + Thứ 3: Lựa chọn chiến lược và đề xuất giải pháp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Chiến lược phát triển của Trường TC KT- CN Cai Lậy. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Trường TCKT- CN trong công tác xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với tổ chức là trường
  14. 3 trung cấp. - Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một tổ chức là trường trung cấp. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược. 5. Phương pháp thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi được thiết kế theo trình tự sau: - Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược và nguồn thông tin thứ cấp (bên ngoài và nội bộ), bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập. - Bảng câu hỏi sơ bộ được bổ sung, điều chỉnh dựa vào kết quả nghiên cứu định tính mục đích xác định tính phù hợp của nội dung bảng câu hỏi, cách dùng thuật ngữ để có bảng câu hỏi hoàn chỉnh và sử dụng phỏng vấn chính thức. Các số liệu thông tin thứ cấp: - Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài: Kết quả điều tra biến động dân số 1-4- 2006, Số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam: GDP, CPI…, Thời báo kinh tế Việt Nam. - Nguồn thứ cấp nội bộ: Thống kê nhân sự, báo cáo kết quả học tập, báo cáo cơ sở vật chất,… từ năm 2012 đến năm 2015 Các số liệu thông tin sơ cấp Số liệu thông tin sơ cấp là các số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến CBGV trong nhà trường. Sau đó dùng phương pháp thống kê, phân tích kết quả qua các phiếu khảo sát Chọn mẫu nghiên cứu Tác giả chọn mẫu thuận tiện với số mẫu phát ra là 20, số mẫu nhận về là 20, số mẫu có đầy đủ thông tin là 20.
  15. 4 6. Phạm vi giới hạn đề tài 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Phân tích các yếu tố nội bộ và bên ngoài của Trường TCKT- CN nhằm xác định những điểm yếu – điểm mạnh và cơ hội – nguy cơ đối với nhà trường. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng chiến lược hoạt động để phát triển nhà trường và đề xuất một số giải pháp phát triển đến năm 2025. 6.2. Giới hạn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu của đề tài là Trường TCKT- CN. 6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu, thu thập, phân tích số liệu và hoàn chỉnh đề tài từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2016 và số liệu qua các năm 2012-2015 7. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm có 3 phần Phần mở đầu gồm có: Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu, cấu trúc của đề tài và lược khảo tài liệu. Phần nội dung nghiên cứu: phần này gồm 3 phần Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược Trong phần cơ sở lý luận, tác giả trình bày khái niệm về chiến lược, xây dựng chiến lược và phân loại chiến lược, vai trò của chiến lược, các công cụ để xây dựng chiến lược. Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động của Trường TC KT- CN Cai Lậy - Tác giả tiến hành phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Trường Trường TCKT- CN, từ đó rút ra điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và nguy cơ.
  16. 5 - Sử dụng ma trận IEF, EFE Chương 3: Lựa chọn chiến lược và đề xuất giải pháp Tác giả sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, QSPM để lựa chọn chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển Trường TCKT- CN đến năm 2025. 8. Lược khảo tài liệu * Nguyễn Ngọc Hạnh (2007), “Chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (2007-2015)”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp phát triển Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan giai đoạn 2007 – 2015. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung: hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược, phân tích thực trạng trường Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, đưa ra mục tiêu, phương hướng hoạt động cho nhà trường đến năm 2015. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu điển hình và phương pháp chuyên gia. Kết hợp sử dụng các công cụ ma trận IFE, EFE, SWOT, QSPM. Tác giả đã đưa ra các giải pháp về chất lượng nhằm xây dựng thương hiệu, giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về phân phối thu nhập và giữ người tài, giải pháp về cơ sở vật chất và giải pháp về xây dựng văn hoá của trường. Những giải pháp này đã căn bản giải quyết những khó khăn của thực trạng Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan. Tuy nhiên, trong luận văn chưa làm rõ về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà trường. * Võ Phước Hòa (2013) “Chiến lược phát triển Trường Cao Đẳng kinh tế - kỹ thuật Kiên Giang giai đoạn 2011-2020”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường đại học Nha Trang. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm định hướng xây dựng chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thực hiện chiến lược cho Trường Cao Đẳng kinh tế - kỹ
  17. 6 thuật Kiên Giang giai đoạn 2011-2020. Từ đó, giúp Trường thích ứng được với những biến động của môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình và đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo giữ vững vị thế cạnh tranh của mình và ngày càng phát triển ổn định, bền vững. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic, phương pháp chuyên gia để phân tích các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài. Kết hợp sử dụng các công cụ: ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận SWOT, ma trận QSPM. Đóng góp của đề tài: Luận văn trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển một tổ chức phi lợi nhuận và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Trường Cao Đẳng kinh tế - kỹ thuật Kiên Giang. Từ đó, góp phần mang lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển cho các trường cao đẳng.Tác giả đã xây dựng được các chiến lược phát triển cho Trường Cao Đẳng kinh tế - kỹ thuật Kiên Giang đến năm 2020, tuy nhiên, trong chiến lược này chưa đề cập đến các giải pháp cho chiến lược tổng thể của nhà trường. * Hồ Xuân Thanh (2012) “Xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề du lịch-thương mại Nghệ An đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường đại học Nha Trang. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: thông qua phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nhà trường, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với trường để đề xuất giải pháp chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020. Về phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp xây dựng ma trận SWOT. Đóng góp của đề tài: vận dụng những kiến thức, phương pháp luận vào phân tích thực trạng của Trường Cao đẳng nghề du lịch-thương mại Nghệ An từ đó đưa ra phương án xây dựng chiến lược đến năm 2020.
  18. 7 Tuy nhiên, Các chiến lược phát triển của tác giả chỉ nêu lên các chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo, không đề ra các chiến lược phát triển khác như chiến lược về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, dịch vụ khác... * Diệp Hoàng Sơn (2008), Hoạch định chiến lược Marketing mặt hàng gạo xuất khẩu ĐBSCL, Luận Văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá mặt hàng gạo xuất khẩu ĐBSCL. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung: Đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tìm hiểu sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu gạo. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu điển hình và phương pháp chuyên gia. Kết hợp sử dụng các công cụ ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, SWOT, QSPM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ĐBSCL có nhiều tiềm năng sản xuất lúa gạo, đủ cung cấp nhu cầu an ninh lương thực trong nước và có dư để xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn đến năm 2015.Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, phân phối và marketing. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp phối hợp thực hiện đồng bộ các thành phần: nông dân sản xuất lúa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, hệ thống tín dụng và Nhà nước. Tuy nhiên, đề tài này chỉ dừng lại ở hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu gạo.
  19. 8 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm chiến lược Thuật ngữ “Chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau đó được ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Theo Fred R. David, tác giả cuốn sách Concept of Strategic Management thì “chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn”. Hoặc theo quan điểm của phương pháp C3 thì “Chiến lược thực chất là một giải pháp mang tính chất lâu dài nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường” Từ các cách tiếp cận trên chúng ta có thể có khái niệm Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát: xác định các mục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực, để đạt được mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Chiến lược là phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. 1.1.2 Khái niệm xây dựng chiến lược Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về Quản trị chiến lược, tuy nhiên có thể tập hợp các khái niệm ấy theo ba cách tiếp cận phổ biến sau: - Cách tiếp cận về môi trường: “Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài”. Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho công ty định hướng theo môi trường, khai thác cơ hội và tránh né rủi ro. - Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp: “Quản trị chiến lược là một hệ thống những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một công ty” . Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn mục
  20. 9 tiêu của tổ chức, đó là nền tảng của quản trị đồng thời cũng cho phép quản trị sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của tổ chức. - Cách tiếp cận các hành động: “Quản trị chiến lược là tiến hành xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát việc thực hiện quyết định nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai”. 1.2 Vai trò của chiến lược - Giúp cho nhà quản trị biết được những kết quả mong muốn và việc sử dụng tài nguyên hợp lý tối ưu, khuyến khích tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên. - Giúp cho việc ra quyết định thống nhất. Giúp cho nhà quản trị luôn luôn chủ động trước những thay đổi của môi trường - Giúp nhà quản trị sử dụng tốt nguồn tài nguyên (nhân lực, tài lực) - Mất nhiều thời gian và chi phí, đối với một công ty có kinh nghiệm và có một quan điểm quản trị chiến lược thích hợp thì khuyết điểm này có thể hạn chế tối đa được. - Dể rơi vào cứng nhắc thậm chí thụ động, nếu như không nhận thấy đặc điểm của chiến lược là năng động và phát triển phù hợp với môi trường hoạt động. - Khi tiên đoán sai sẽ dẫn tới thất bại nặng nề, đây là khuyết điểm dễ làm cho nhà quản trị e ngại khi thực hiện chiến lược.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2