intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương" nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương, đồng thời đề ra hàm ý quản trị nhằm thu hút và nâng cao ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THẮT THỊ KIM THOA Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 BÌNH DƯƠNG - 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THẮT THỊ KIM THOA Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO BÌNH DƯƠNG - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày __ tháng __ năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thắt Thị Kim Thoa i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo, các bạn học viên, Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương. Trước hết, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Hà Thị Thiều Dao, người hướng dẫn khoa học của luận văn. Khi mới bắt tay vào việc thực hiện đề tài này tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên Cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong tất cả các bước để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại học Thủ Dầu Một, các giảng viên đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức mới, bổ ích cho tôi trong suốt khóa học. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và những người dân tại Bình Dương trong việc cung cấp số liệu, thảo luận để hoàn thiện bảng câu hỏi và tham gia trả lời phiếu khảo sát. Xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn gia đình tôi đã luôn quan tâm, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Bình Dương, ngày __ tháng __ năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thắt Thị Kim Thoa ii
  5. TÓM TẮT Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệ thống an sinh xã hội bền vững. Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bình Dương mặc dù năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn còn rất hạn chế, kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Tác giả đã chọn đề tài: “Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình để tìm ra những nguyên nhân việc chưa thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương và kiến nghị với cơ quan Bảo hiểm xã hội việc mở rộng và khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Bình Dương. Dựa trên những lý thuyết về bảo hiểm, nhu cầu, hành vi và thái độ, các mô hình nghiên cứu về thuyết hành động có lý do, thuyết hành vi có hoạch định cùng với những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ở trong cũng như ngoài nước. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố: Nhận thức về tính an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thái độ; Ảnh hưởng xã hội; Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Thu nhập, Truyền thông nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại Bình Dương. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các phép xử lý dữ liệu (thiết kế nghiên cứu, tổ chức điều tra thu thập số liệu). Sau đó, tác giả tiến hành các bước xử lý số liệu qua các phần kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích mô hình hồi quy đa biến. Mẫu nghiên cứu gồm 300 người lao động tự do tại Bình Dương. iii
  6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã chỉ ra được mối liên hệ cùng chiều giữa các nhân tố gồm: Nhận thức an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Ảnh hưởng xã hội, Thái độ, Thu nhập và Truyền thông với ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại Bình Dương. Trong đó mạnh nhất là: Thái độ (Hệ số Beta 4 là 0.459), thứ hai là: Ảnh hưởng xã hội (Hệ số Beta 3 là 0.370), thứ ba là: Thu nhập (Hệ số Beta 5 là 0.233), thứ tư là: Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Hệ số Beta 2 là 0.203), thứ năm là: Truyền thông (Hệ số Beta 6 là 0.197), cuối cùng là: Nhận thức an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyện (Hệ số Beta 1 là 0.134). Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn, ngành nghề, biết đến và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại Bình Dương.. Dựa trên kết quả khảo sát, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị cần thiết đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương để phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do dựa trên đánh giá của người lao động tự do và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. iv
  7. ABSTRACT Development of Social Insurance, in particular development of participants joining Social insurance is an indispensable trend to establish a sustainable social security system. Binh Duong is a province located in the southern key economic region, after 11 years of implementing the social insurance policy, the number of employees participating in social insurance in Binh Duong is increasing year by year. However, the number of people voluntarily participating in social insurance is still very limited. The results of voluntary social insurance implementation in Binh Duong are not commensurate with the potential of attracting participants. The author decided to research on "Intention to participate in voluntary social insurance of freelance workers in Binh Duong province" topic to find out the causes that have not attracted freelance workers in this matter, then to propose feasible solutions to develop voluntary social insurance for employees in Binh Duong province and initiate several suggestions to the Social Insurance agency to promote and encourage potential participants to participate in voluntary social insurance in Binh Duong Province. Based on the theories of insurance, demands, behavior and attitudes, models of reasoned action theory, planned behavioral theory, and previous studies related to the subject conducted in Vietnam as well as in other countries, the author proposed a research model consisting of 6 elements: Awareness of social security of voluntary social insurance; Attitude; Social influence; Understanding of voluntary social insurance, Income, and Communication to measure the influence on the intention to participate in the social insurance of freelance workers in Binh Duong. To solve the research objectives, the author used qualitative and quantitative research methods with data processing operations (research design, organizing of data collection). After that, the author conducted the steps of data processing through the reliability tests of Cronbach’s Alpha scale, EFA discovery v
  8. factor analysis, Multivariate regression analysis. The sample consisted of 300 freelance workers in Binh Duong. The results of multivariate regression analysis showed a positive relationship between factors including: Awareness of social security of voluntary social insurance; Attitude; Social influence; Understanding of voluntary social insurance, Income, and Communication, with the intention to participate in voluntary social insurance of freelance workers in Binh Duong. The levels of influence of the factors are in the following others, from most influential to least: Attitude (Beta coefficient 4 is 0.459), Social influence (Beta coefficient 3 is 0.370), Income (Beta coefficient 5 is 0.233), Understanding of voluntary social insurance (Beta coefficient 2 is 0.203), Communications (Beta coefficient 6 is 0.197), and Awareness of social security of voluntary social insurance (Beta coefficient 1 is 0.134). The results also showed that there are differences between education level, industry, knowledge and participating in voluntary social insurance, and the intention of participating in voluntary social insurance of freelance workers in Binh Duong. Based on the survey results, the author proposed some necessary administrative implications for social insurance in Binh Duong province to increase the participation in voluntary social insurance of free workers based on the assessment of freelance workers and the effect level of the influencing elements. In addition, the author has also indicated some limitations of the topic and proposed further research directions in the future. vi
  9. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii TÓM TẮT .......................................................................................................... iii ABSTRACT ....................................................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... xi DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xiii Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu .................................................. 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................... 4 1.8 Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN..... 6 QUAN .................................................................................................................. 6 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 6 2.2.1 Các khái niệm liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện............................. 6 2.2.1.1 Khái niệm bảo hiểm.................................................................................. 6 2.2.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội ....................................................................... 6 2.2.1.3 Khái niệm bảo hiểm tự nguyện ................................................................. 7 2.2.1.4 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ...................................................... 7 2.2.2. Các khái niệm liên quan đến người lao động tự do..................................... 8 2.2 Các lý thuyết nền ............................................................................................ 9 vii
  10. 2.2.1 Cơ sở khoa học của sự phát triển BHXN tự nguyện..................................... 9 2.2.2 Xu hướng thực hiện hành vi mua của người tiêu dùng ............................... 12 2.2.3 Quá trình đi đến một quyết định mua sắm.................................................. 12 2.2.3.1 Những người (chủ thể) tham gia vào một quyết định mua sắm ............... 13 2.2.3.2 Các bước của quá trình quyết định mua hàng ......................................... 13 2.2.4 Các mô hình thái độ ................................................................................... 15 2.2.4.1 Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.......................................... 16 2.2.4.2 Thuyết hành động có lý do (Theory of Reasoned Action – TRA) ........... 16 2.2.4.3 Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) ...... 19 2.2.5 Các nghiên cứu trước về phát triển BHXH TN .......................................... 20 2.2.5.1 Một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước có liên quan ...... 20 2.2.5.1 Một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngoài nước có liên quan ...... 24 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 28 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến BHXH TN và các giả thuyết nghiên cứu ....... 30 2.3.1.1. Nhận thức về tính an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 30 2.3.1.2. Thái độ ................................................................................................... 31 2.3.1.3. Ảnh hưởng xã hội................................................................................... 31 2.3.1.4. Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................ 32 2.3.1.5. Thu nhập ................................................................................................ 33 2.3.1.6. Truyền thông .......................................................................................... 35 2.4 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 35 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 36 3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ............................................................. 36 3.1.1. Nghiên cứu định tính................................................................................. 36 3.1.2. Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 36 3.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 37 3.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo ......................................................................... 38 3.4 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 42 3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 43 3.5.1 Làm sạch và mã hóa dữ liệu ....................................................................... 43 viii
  11. 3.5.2 Thống kê mô tả ...........................................................................................45 3.5.3 Kiểm định độ tin cậy và đánh giá thang đo.................................................45 3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................46 3.5.5 Phân tích hồi quy đa biến ...........................................................................48 3.5.6 Kiểm định ANOVA....................................................................................48 3.6 Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................49 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................50 4.1 Giới thiệu tổng quan về BHXH Bình Dương ................................................50 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển BHXH Bình Dương .............................50 4.1.2 Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện tại Bình Dương .............................50 4.1.2.1 Số người tham gia BHXH Tự nguyện .....................................................50 4.1.2.2 Số thu BHXH Tự nguyện ........................................................................51 4.2 Kết quả nghiên cứu........................................................................................52 4.2.1. Mô tả dữ liệu thu thập được.......................................................................52 4.2.1.1 Cơ cấu giới tính của đối tượng khảo sát ..................................................53 4.2.1.2 Cơ cấu độ tuổi của đối tượng khảo sát .....................................................54 4.2.1.3 Cơ cấu trình độ học vấn của đối tượng khảo sát ......................................55 4.2.1.4 Cơ cấu ngành nghề của đối tượng khảo sát .............................................55 4.2.1.5 Cơ cấu thu nhập của đối tượng khảo sát ..................................................56 4.2.1.6 Cơ cấu biến đến BHXH TN kết hợp với cơ cấu tham gia BHXN TN .....57 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................58 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................................59 4.2.3.1. Phân tích EFA các biến độc lập ..............................................................59 4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ...........................................62 4.2.3.3. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................................63 4.2.4. Kiểm định mô hình ....................................................................................64 4.2.4.1. Phân tích tương quan ..............................................................................64 4.2.4.2. Phân tích hồi quy ....................................................................................65 4.2.4.3. Kiểm định mô hình .................................................................................65 4.2.4.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ....................................................66 ix
  12. 4.2.4.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố ........................................................................................................ 68 4.2.5. Kiểm định sự khác biệt giữa Ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương theo các đặc điểm nhân khẩu học của người dân. .... 69 4.2.5.1. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm yếu tố ........................................ 69 4.2.5.2. Kiểm định sự khác biệt giữa ba nhóm yếu tố trở lên .............................. 70 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 71 4.4. Tóm tắt chương 4 ......................................................................................... 76 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 77 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................... 77 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị .................................................................................. 78 5.2.1. Hàm ý quản trị để người lao động tự do thay đổi Thái độ ......................... 78 5.2.2. Hàm ý quản trị để tăng cường sức ảnh hưởng của xã hội đến người lao động tự do ........................................................................................................... 79 5.2.3. Hàm ý quản trị hỗ trợ để người lao động tự do thu nhập thấp có thể tham gia BHXH TN ..................................................................................................... 80 5.2.4. Hàm ý quản trị để tăng cường hiểu biết của người lao động tự do về BHXH TN........................................................................................................... 81 5.2.5. Hàm ý quản trị tăng cường truyền thông đến người lao động tự do .......... 81 5.2.6. Hàm ý quản trị nâng cao nhận thức ASXH của BHXH TN ...................... 83 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 84 Phụ lục 01: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................... i Phụ lục 02: Thống kê mô tả trung bình các biến .............................................. v Phụ lục 03: Độ tin cậy Cronbach alpha ........................................................... vii Phụ lục 04: Nhân tố khám phá EFA ...............................................................xiii Phụ lục 05: Tuong quan Pearson .................................................................. xxiv Phụ lục 06: Mô hình hồi quy .......................................................................... xxv Phụ lục 07: T-Test và ANOVA ..................................................................... xxix Phụ lục 08: Bảng khảo sát ........................................................................... xxxvi x
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Phạm vi tính lao động tự do theo khu vực ........................................... 8 Hình 2.2: Tỷ lệ lao động chính thức và lao động phi chính thức theo nhóm nghề, năm 2016. .......................................................................................... 9 Hình 2.3 Các cấp bậc của nhu cầu Maslow ...................................................... 11 Hình 2.4 Những yếu tố kìm hãm quyết định mua ............................................. 15 Hình 2.5. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) .......................................... 18 Hình 2.6: Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB ............................... 19 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu Phạm Thị Lan Phương ..................................... 21 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư ....... 22 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu .......................................................................................... 23 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Trinh ................................. 24 Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả .......................................... 30 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 37 xi
  14. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tóm tắt những nghiên cứu trước ...............................................25 Bảng 3.1: Thang đo Nhận thức ASXH của BHXH TN .....................................38 Bảng 3.2: Thang đo Thái độ .............................................................................39 Bảng 3.3: Thang đo Ảnh hưởng xã hội .............................................................39 Bảng 3.4: Thang đo Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ...........................40 Bảng 3.6: Thang đo Truyền thông ....................................................................41 Bảng 3.7: Thang đo Ý định tham gia BHXH TN ..............................................42 Bảng 4.1: Biến động số người tham gia BHXH từ 2016 đến 2018 ....................51 Bảng 4.2: Biến động số thu BHXH từ 2016 đến 2018.......................................51 Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................52 Bảng 4.4: Đặc điểm giới tính và ngành nghề ....................................................54 Bảng 4.5: Đặc điểm trình độ và ngành nghề .....................................................55 Bảng 4.6: Đặc điểm thu nhập và ngành nghề ....................................................57 Bảng 4.7: Đặc điểm trình độ và biết đến; tham gia BHXH TN .........................57 Bảng 4.8: Đặc điểm thu nhập và biết đến; tham gia BHXH TN ........................58 Bảng 4.9: Kết quả phân tích yếu tố cho biến phụ thuộc ....................................62 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập................................................................................64 Bảng 4.11: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương .......................65 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ....................................66 Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..............................................67 Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy đa biến...................................................68 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định t-test của nhóm hai yếu tố .................................69 Bảng 4.16 Kiểm định Levene và ANOVA cho các nhóm từ ba yếu tố trở lên ...70 Bảng 4.17: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................71 xii
  15. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYT Bảo hiểm y tế EFA (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố khám phá OLS (Ordinal Least Squares) Phương pháp bình phương nhỏ nhất TPB (Theory of Planned Behaviour) Thuyết hành vi dự định BHXH BD Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương NLĐ Người lao động KVPCT Khu vực Phi chính thức xiii
  16. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của Nhà nước là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH BB vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng có thể kể đến như: các lao động tự tạo việc làm, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, nông dân… người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB. Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển nhanh và toàn diện về kinh tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng với việc phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sống của những lao động lĩnh vực nông nghiệp và khu vực lao động tự do đã dần được cải thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đó họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Phát triển bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia BHXH TN là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệ thống an sinh xã hội bền vững. Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua 11 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượng người lao động tham gia BHXH TN tại Bình Dương mặc dù năm sau cao hơn năm trước (năm 2014 là 2.223 người, năm 2015 là 2.498 người tham gia). Tuy nhiên số người tham gia BHXH TN vẫn còn rất hạn chế, cụ thể: lực lượng lao động năm 2016 tại Bình Dương là: 1.280.100 người (Tổng Cục Thống kê, 2018), tham gia BHXH bắt buộc 834.448 người (Báo cáo BHXH tỉnh Bình Dương, 2016), số người chưa tham gia bảo hiểm xã hội là 445.652 người, nhưng số người tham gia BHXH TN năm 2016 chỉ là 1.356 người (Báo cáo BHXH tỉnh Bình Dương, 2016), kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. 1
  17. Vấn đề đặt ra là tại sao tiềm năng lớn nhưng số người tham gia BHXH TN lại ít? Phải chăng trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về BHXH tự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào để tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và tìm ra những nguyên nhân việc chưa thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Với những lý do nêu trên, vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, luận văn kiến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội việc mở rộng và khai thác đối tượng tham gia BHXH TN tại tỉnh Bình Dương. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương, đồng thời đề ra hàm ý quản trị nhằm thu hút và nâng cao ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương. Từ kết quả thu được đề ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên những mục tiêu nghiên cứu và để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đề tài tác giả xác định được những câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: Các yếu tố nào tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương? 2
  18. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương là như thế nào? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các thành phần, yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động tự do tại Bình Dương. Khách thể nghiên cứu: Người lao động tại Bình Dương đang tham gia và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện. 1.5 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Không gian: Tại một số địa điểm tập trung nhiều người lao động tự do ở Bình Dương như chợ Bình Mỹ, chợ Tân Bình trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên; Chợ Phú Chánh, Chợ Phú Mỹ trên địa bàn thị xã Tân Uyên; Chợ Phước Hòa, chợ Bàu Bàng trên địa bàn huyện Bàu Bàng; Chợ Phú Giáo, bệnh viện huyện Phú Giáo, bệnh viện thị xã Tân Uyên; Các nhà trọ lân cận các Khu công nghiệp ở Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An… Dữ liệu thứ cấp: được sử dụng trong 4 năm 2016 – 2019. Những số liệu này được lấy từ các báo cáo thống kê và các báo cáo công bố thông tin tài chính của Tổng cục thống kê. Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành khảo sát Người lao động tự do 1 tháng từ tháng 04/2019 đến tháng 05/2019 bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn để thu thập ý kiến của người lao động, sau đó tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Đối thượng khảo sát: Người lao động tự do có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện tại tại Bình Dương. Đề tài không khảo sát các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ 20 năm tham gia BXHH nhằm mục đích hưởng chế độ hưu trí. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua tổng hợp, phân tích, so sánh và phỏng vấn nhằm phát hiện hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp trước khi đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức. 3
  19. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Về mặt khoa học, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài như của Horng và Chang (2007), Hayakawa, Fischbeck và Fischhoff (2000), Goto (2003), Lin và Zhu (2006), Castel (2008), Amin (2012), Shafie và Hassali (2013). Các nghiên cứu này nghiên cứu về bảo hiểm thương mại như bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm cháy nổ...chứ không nói riêng về BHXH đặc biệt là BHXH TN. Ở trong nước cũng có các công trình nghiên cứu về BHXH TN như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014), Phạm Thị Lan Phương (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trinh (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trên một nhóm đối tượng nhỏ là những người buôn bán nhỏ, lẻ, nông dân, người lao động ở các địa phương. Trong đề tài này, tác giả mở rộng đối tượng nghiên cứu là những người lao động tự do được phân loại theo ILO bao gồm cả những tiểu thương, người cung cấp dịch vụ tự do chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước. Nghiên cứu được tác giả thực hiện trên tinh thần kế thừa từ những báo cáo và nghiên cứu trước có liên quan, bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm tại Bình Dương liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH TN của người lao động tự do từ đó xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra các yếu tố tác động mạnh đến ý định tham gia BHXH TN đối với người lao động tự do tại tỉnh Bình Dương, là tiền đề để các cấp quản lý hoạch định chính sách và xây dựng các hàm ý quản trị khả thi trong việc khai thác đối tượng tham gia BHXH TN nhằm đạt hiệu quả cao trong tương lai, giúp các cơ quan, tổ chức nhà nước trên lĩnh vực xã hội, bảo hiểm xã hội có cái nhìn toàn diện hơn, nắm bắt, hiểu rõ nhu cầu và thực tế việc phát triển BHXH TN. Bên cạnh đó, đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tuyên 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2