intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát sự tác động của QTTT đến động lực làm việc nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội; Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao động lực làm việc thông qua QTTT của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội thông qua QTTT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ------------------------ HOÀNG MINH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ------------------------ HOÀNG MINH NGỌC Đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HÀ NỘI” Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã ngành: 8340404 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VĨNH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. TÁC GIẢ HOÀNG MINH NGỌC
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người và tổ chức. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Vĩnh – Giảng viên trường Đại học Lao động – xã hội đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn bảo vệ thạc sĩ. Xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý nguồn nhân sự, Ban giám hiệu nhà trường Đại học Lao động – xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được học hỏi và đóng góp những công trình nghiên cứu cá nhân tới tập thể nhà trường. Tác giả đồng cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp đã hỗ trợ tham gia khảo sát, đóng góp ý kiến để công trình nghiên cứu luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn. Trân trọng!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. I DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... II DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... III MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ ................... 11 TRI THỨC ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ....................................................... 11 1.1 Khái quát về tri thức và QTTT ...................................................................... 11 1.1.1 Khái niệm tri thức ................................................................................... 11 1.1.2 Phân loại tri thức ..................................................................................... 11 1.1.3 Mô hình SECI Sự vận động của tri thức ................................................. 13 1.1.4 Khái niệm và các thành tố của QTTT ..................................................... 15 1.1.4.1 Khái niệm QTTT............................................................................... 15 1.1.4.2 Thành phần của QTTT ...................................................................... 17 1.1.5 Vai trò của QTTT .................................................................................... 22 1.2 Động lực làm việc của người lao động ......................................................... 23 1.2.1 Khái niệm Động lực làm việc ................................................................. 23 1.2.2 Vai trò của động lực làm việc ................................................................. 25 1.2.3 Các mô hình nghiên cứu về động lực làm việc....................................... 26 1.3 Mối quan hệ giữa Quản trị tri thức và động lực làm việc ............................. 29 1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................ 33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 37 2.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 37 2.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 39 2.3 Chọn mẫu khảo sát ........................................................................................ 44 2.3.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 44 2.3.2 Kích thước mẫu ....................................................................................... 44 2.4 Phương pháp phân tích .................................................................................. 44
  6. 2.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 45 2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 45 2.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ......................................................... 46 2.4.4 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ......................... 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49 3.1 Khái quát về ngành thương mại điện tử tại Hà Nội ...................................... 49 3.1.1 Thực trạng phát triển TMĐT tại Tp. Hà Nội .......................................... 49 3.1.2 Các yếu tố tác động đến chiến lược phát triển thương mại điện tử ........ 55 3.1.3 Thực trạng lao động trong ngành TMĐT tại Hà Nội.............................. 56 3.2 Thông tin về mẫu điều tra ............................................................................. 58 3.2 Các chỉ số phù hợp của mô hình ................................................................... 59 3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 69 3.4 Thống kê mô tả về các biến nghiên cứu ........................................................ 70 3.5 Phân tích liên hệ giữa biến định tính và định lượng ..................................... 76 3.5.1 Sự khác biệt của biến giới tính................................................................ 76 3.5.2 Sự khác biệt của biến độ tuổi .................................................................. 77 3.5.3 Sự khác biệt của biến trình độ................................................................. 78 3.5.4 Sự khác biệt của biến tính chất sở hữu của doanh nghiệp ...................... 79 3.5.5 Sự khác biệt của biến cấp bậc ................................................................. 80 3.5.6 Sự khác biệt của biến kinh nghiệm ......................................................... 81 3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 82 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 84 CHƯƠNG 4: HÀM Ý QUẢN TRỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG QTTT ................................................................................ 85 4.1 Xu hướng phát triển của ngành thương mại điện tử ..................................... 85 4.2 Hàm ý quản trị giải pháp nâng cao ĐLLV của nhân viên ngành TMĐT thông qua hoạt động QTTT ........................................................................................... 85
  7. 4.2.1 Giải pháp tăng cường bảo vệ, gìn giữ tri thức ........................................ 86 4.2.2 Giải pháp tăng cường chuyển giao tri thức ............................................. 87 4.2.3 Giải pháp tăng cường chia sẻ tri thức ..................................................... 88 4.2.4 Giải pháp tăng cường ứng dụng tri thức ................................................. 89 4.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 91 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 92 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 94 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 100
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá ĐLLV Working Motivation Động lực làm việc QTTT Knowledge management (KM) Quản trị tri thức IWB Innovative Work Behavior Hành vi làm việc đổi mới TRU The Promoting of trust Vai trò thúc đẩy của niềm tin REW Organizational reward system Hệ thống phần thưởng của tổ chức MAS Management support Sự hỗ trợ của quản lý TKNO Tacit Knowledge Sharing Chia sẻ tri thức ẩn CFA Comfirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Socialization-Externalization- SECI Mô hình sự vận động tri thức Combination-Internalization SEM Structural Equation Model Mô hình cấu trúc tuyến tính Knowledge-based Nguồn tri thức Tacit knowledge Tri thức ẩn Explicit knowledge Tri thức hiện TMĐT E-Commerce Thương mại điện tử TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tp. Hà Nội Thành phố Hà Nội Tp. Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng CNTT Information Technology Công nghệ thông tin B2B Business to Business Hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Business-to-Consumer Hình thức thương mại điện tử giao dịch giữa công ty và người tiêu dùng VECOM Vietnam E-Commerce Association Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam SME Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài I
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thang đo gốc và thang đo hiệu chỉnh ............................................................ 41 Bảng 3. 1 Phân bổ tên miền quốc gia theo địa phương .................................................53 Bảng 3. 2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................................58 Bảng 3. 3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến ......................................62 Bảng 3. 4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu Trọng số tải PCA-CFA ..................................65 Bảng 3. 5 Kết quả tổng hợp Model fit ...........................................................................67 Bảng 3. 6 Kết quả đánh giá AVE, CR............................................................................67 Bảng 3. 7 Kết quả ước lượng mô hình SEM .................................................................69 Bảng 3. 8 Thống kê mô tả nhóm thang đo Động lực làm việc ......................................71 Bảng 3. 9 Thống kê mô tả nhóm thang đo Chuyển giao tri thức ..................................72 Bảng 3. 10 Thống kê mô tả nhóm thang đo Ứng dụng tri thức .....................................72 Bảng 3. 11 Thống kê mô tả nhóm thang đo Bảo vệ tri thức ..........................................73 Bảng 3. 12 Thống kê mô tả nhóm thang đo Chia sẻ tri thức .........................................75 Bảng 3. 13 Kết quả tổng hợp sự khác biệt về giới tính .................................................76 Bảng 3. 14 Kết quả tổng hợp sự khác biệt độ tuổi ........................................................77 Bảng 3. 15 Kết quả tổng hợp sự khác biệt về trình độ ..................................................78 Bảng 3. 16 Kết quả tổng hợp sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp .......................... 79 Bảng 3. 17 Kết quả tổng hợp sự khác biệt về cấp bậc...................................................80 Bảng 3. 18 Kết quả tổng hợp sự khác biệt về kinh nghiệm...........................................81 II
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình SECI – Sự vận động của tri thức .....................................................13 Hình 1.2 Sơ đồ tháp nhu cầu Maslow ...........................................................................27 Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................36 Hình 2. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................... 39 Hình 3. 1 Chỉ số xếp hạng TMĐT Top 10 Tỉnh/Thành phố tại Việt Nam năm 2022 ....50 Hình 3. 2 So sánh chỉ số xếp hạng phát triển TMĐT của Tp. Hà Nội, Tp. HCM và Tp. Đà Nẵng (2018 – 2022) .................................................................................................50 Hình 3. 3 Biểu đồ chỉ số phát triển TMĐT của 6 địa phương lớn ở Việt Nam năm 2022 .......................................................................................................................................52 Hình 3. 4 Mức độ ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng/được đào tạo về CNTT và TMĐT phân theo quy mô doanh nghiệp ....................................................................................57 Hình 3. 5 Mức độ ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng/được đào tạo về CNTT và TMĐT phân theo lĩnh vực kinh doanh ......................................................................................57 Hình 3. 6 Mô hình biểu diễn mối quan hệ các nhân tố của QTTT đến DLLV ..............68 III
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về mặt lý thuyết Tri thức là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị của tổ chức, đây là nguồn lực vô tận nếu tổ chức biết tận dụng, tích lũy và sử dụng tri thức hiệu quả. Chia sẻ và truyền tải, chuyển giao tri thức sẽ góp phần hình thành một nguồn tri thức liên quan đến năng lực, do đó góp phần tạo ra tài sản và nâng cao hiệu quả của tổ chức (Z. Wang, Wang & Liang, 2014). Trong môi trường cạnh tranh cao, QTTT là nhân tố quan trọng mang đến sự thành công cho doanh nghiệp (Grant, 1996). Một trong những lợi ích của việc thực hiện quản trị tri thức trong tổ chức là những tác động tích cực của nó đối với hiệu quả của tổ chức. Một số nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa các hoạt động quản trị tri thức đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức (Abdel Nasser H. Zaied, 2012); việc QTTT có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và năng lực lãnh đạo này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của tổ chức (Francisco Javier Lara, 2008). Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Đối với ngành thương mại điện tử, đây được coi là một ngành mới và vẫn đang tiếp tục phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số và toàn cầu hóa hiện nay, và việc QTTT được coi là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp mới phát triển được vận dụng các kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước, từ đó cùng nhau chia sẻ những tri thức tích lũy, góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, nhiều tổ chức đã bắt tay vào quản lý tri thức như một chiến lược cốt lõi để nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ (Lawson, 2003). QTTT
  12. 2 đang là một xu hướng tất yếu đối với các nước phát triển trong các lĩnh vực khác nhau. Một số nghiên cứu cho thất có mối quan hệ tích cực giữa các hoạt động QTTT đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức, có tác động đến động lực làm việc của nhân viên, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của tổ chức. Về mặt thực tiễn Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam theo thống kê đạt 11,8 tỷ USD từ báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương. Con số này chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả nước. Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Nếu xét thứ hạng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đứng 2 trong top 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất trong khu vực. Đứng đầu là Indonesia. Tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa do hệ quả của đại dịch. Xu hướng tiêu dùng hiện nay là mua bán trực tuyến nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên tăng nhanh. Theo thống kê, cho đến nay, có đến 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng Internet và có 53% người dân có ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Trong đó, 2 thị trường đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Động lực làm việc của nhân viên trong ngành Thương mại điện tử có tầm quan trọng góp phần tạo sự thành công cho doanh nghiệp nói riêng và ngành thương mại điện tử nói chung, và việc QTTT có tác động tích cực đến động lực ấy nên tác giả nhận thấy nghiên cứu những tác động về nhiều mặt của việc QTTT đến động lực làm việc của nhân viên trong khối ngành này là rất có ý nghĩa. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thành phố trung tâm kinh tế - xã hội, mang tính đại diện cho cả Việt Nam. Do vậy, tác giả hình thành đề tài nghiên
  13. 3 cứu: “Tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên trong Doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu và thảo luận liên quan sự tác động của QTTT đến hiệu quả hoạt động của tổ chức cũng như động lực làm việc của nhân viên. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nghiên cứu của Keo Sa Ráte và Lưu Tiến Thuận (2014) đã nghiên cứu sự tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện quản trị tri thức hiệu quả hơn. Số liệu được thu thập từ 216 doanh nghiệp tại bốn tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cà Mau qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy nhân tố chiến lược và đặc điểm của tổ chức, và nhân tố phong cách lãnh đạo và động viên nhân viên có tác động tích cực đến các hoạt động quản trị tri thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị tri thức có tác động mạnh và thuận chiều đến hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về tác động của quản trị tri thức đến hiệu quả tổ chức giữa các loại hình doanh nghiệp: hoạt động quản trị tri thức của các doanh nghiệp lớn đem lại hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra được sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên. Trần Kim Dung & Lê Thị Thanh Tâm (2019) đã thực hiện nghiên cứu kiểm định mối quan hệ của quản trị tri thức, sự hài lòng và kết quả hoàn thành công việc của nhân viên ngân hàng. nghiên cứu áp dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và dựa trên mẫu khảo sát với 666 nhân viên hiện đang làm việc
  14. 4 ở các bộ phận nghiệp vụ của các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị tri thức tác động dương đến sự hài lòng và kết quả hoàn thành công việc; sự hài lòng giữ vai trò trung gian bán phần giữa quản trị tri thức và kết quả hoàn thành công việc. Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt của các mối quan hệ này giữa ngân hàng nội địa và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ mối quan hệ giữa ba khái niệm trên và các thành phần của quản trị tri thức trong ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng có các chiến lược phù hợp nhằm nâng cao kết quả hoạt động. Mặc dù vậy Nghiên cứu này có những hạn chế cần được xem xét. Cụ thể như sau: Thứ nhất, mô hình nghiên cứu chỉ được kiểm định trong ngành ngân hàng – các nhân viên hiện đang làm việc ở các bộ phận nghiệp vụ của các ngân hàng đóng trên địa bàn TP.HCM. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - tiền tệ, trong khi đó, mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có những đặc thù khác nhau. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên. Đỗ Anh Đức (2020) đã tiến hành nghiên cứu quản trị tri thức đối với quản trị nguồn nhân lực trong nền kinh tế số. Nghiên cứu này hệ thống cơ sở lý luận về tri thức, quản trị tri thức và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, làm rõ vai trò của quản trị tri thức đối với quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã làm rõ được tầm quan trọng của quản trị tri thức đến quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang có những điều kiện tốt cho nền kinh tế số phát triển, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ thực hiện dựa trên các số liệu thứ cấp và cũng chưa chỉ ra được sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu của Đoàn Bảo Sơn (2021) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và hành vi làm việc đổi mới của nhân viên trong ngành
  15. 5 hàng không. Tác giả kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), với số liệu điều tra từ 280 mẫu trả lời của các đáp viên là nhân viên đang làm việc tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả thực nghiệm cho thấy TRU, REW và MAS có ảnh hưởng tích cực đến chia sẻ tri thức hiện (KNO) và chia sẻ tri thức ẩn (TKNO). Đồng thời, IWB được thúc đẩy bởi KNO và TKNO. Nghiên cứu này đề xuất với các nhà lãnh đạo trong ngành hàng không một số hàm ý quản trị khuyến khích nhân viên tăng cường chia sẻ tri thức và làm việc đổi mới. Một số các nghiên cứu khác trước đây thường thực hiện kiểm định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên (Madasu Bhaskara Rao, 2016; Cadez và các cộng sự (2017). Các nghiên cứu này cho thấy Động lực là thái độ sẵn sàng của nhân viên trong hoạt động thực hiện công việc. Ngoài ra, động lực nghiên cứu còn thể hiện ở sự tự giác trong công việc. Mehmet và cộng sự (2008) chỉ ra QTTT đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi khả năng và năng lực cơ bản thành lợi thế cạnh tranh. QTTT được xem như một vũ khí quan trọng để bền vững hóa lợi thế cạnh tranh và nâng cao kết quả (H.Zaied, 2012). Các tổ chức nhận ra rằng tri thức, sự phát triển tri thức và khai thác một cách hiệu quả chúng là nguồn lực căn bản tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức (Schiuma, 2012). Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy sự thiếu hụt các nghiên về sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên trong Doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về QTTT, ĐLLC của nhân viên luận văn xây dựng mô hình đánh giá sự tác động của QTTT đến sự ĐLLV
  16. 6 của nhân viên ngành TMĐT tại Hà Nội nhằm đề xuất giải pháp nâng cao ĐLLV thông qua công tác QTTT. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTTT và ĐLLV, tóm lược mối quan hệ giữa QTTT và ĐLLV từ đó xây dựng mô hình sự tác động của QTTT đến động lực làm việc nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội  Khảo sát sự tác động của QTTT đến động lực làm việc nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội  Đề xuất một số khuyến nghị nâng cao động lực làm việc thông qua QTTT của nhân viên trong doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử tại Hà Nội thông qua QTTT. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng về mặt lý thuyết: Sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên trong ngành thương mại điện tử Tri thức trong nghiên cứu này bao gồm cả tri thức hiện và tri thức ẩn. Tuy nhiên, tri thức ẩn sẽ được chú ý nhiều hơn vì có tầm quan trọng hơn, nó chiếm 80% trong các loại tri thức và là loại tri thức khó hình thức hóa, khó truyền đạt và lưu trữ nhất. - Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đối tượng khảo sát và phỏng vấn: Là các nhân viên đang làm việc trong các Doanh nghiệp thương mại điện tử tại Hà Nội 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về sự tác động của QTTT đến động lực làm việc của nhân viên ngành thương mại điện tử. Trong đó, tập trung làm rõ mức
  17. 7 độ ảnh hưởng của QTTT đến động lực làm việc và các giải pháp thông qua QTTT nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên. Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát nhân viên hiện đang làm việc ở các bộ phận nghiệp vụ của Doanh nghiệp Thương mại điện tử tại Hà Nội. Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp liên quan đến QTTT và động lực làm việc của nhân viên nơi làm việc và động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử tại Hà Nội được thu thập trong giai đoạn 2020 – 2022. Các số liệu điều tra sơ cấp được thực hiện vào 2 tháng cuối năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp tổng quan tài liệu Đối với các hoạt động tiến hành nghiên cứu tổng quan tài liệu bao gồm cac bước: Tìm kiếm dữ liệu thô, thông qua các từ khóa như: Quản trị tri thức, động lực làm việc của nhân viên, Ngành Thương mại điện tử,... Quá trình khảo cứu tông qua sáu hệ thống cơ sở dữ liệu học thuật bao gồm: the Researchgate, Science Direct, IEEE Explore, Scopus, Emerald Insight, Taylor, and Francis tandfonline bên cạnh đó công cụ tìm kiếm Google Scholar cũng được sử dụng. 5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích Phương sai bình phương nhỏ nhất PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Model) để thực hiện phân tích hồi quy các nhân tố. Kỹ thuật phân tích PLS- SEM là kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến thế hệ 2 thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh doanh nhờ vào khả năng kiểm định các mô hình nhân quả cộng tính và tuyến tính được lý thuyết hỗ trợ. Theo Marcoulides và Schumacker (2013), kỹ thuật phân tích PLS-SEM có thể là một lựa chọn hợp lý hơn cho các nhà nghiên cứu.
  18. 8 5.3 Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát với các nhân viên tại các doanh nghiệp thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội. Cách thức chọn mẫu phi xác suất, mẫu khảo sát được chọn từ những nhân viên đang làm việc trực tiếp tại các công ty thương mại điện tử quy mô vừa và lớn trên địa bàn Hà Nội Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần chính. Phần 1 liên quan đến những thông tin nhân khẩu học về mẫu khảo sát, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác, trình độ học vấn, vị trí việc làm và các thông tin có liên quan khác. Phần 2 được thiết kế để thu thập những thông tin về nội dung chính của cuộc khảo sát, đặc biệt nhấn mạnh vào đánh giá của nhân viên đối với các thành phần của quản trị tri thức tác động tới động lực làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp thương mại điện tử. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để lượng hóa sự sự đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng chỉ tiêu cụ thể (với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập/Bình thường; 4: đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý). 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lại bộ biến đo lường các khái niệm nghiên cứu. Bộ thang đo từng khái niệm đã được các nhà nghiên cứu xây dựng và kiểm định trước đó. Tuy nhiên, khi sử dụng lại cho nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, kiểm định với bộ dữ liệu thu được từ 489 phiếu điều tra nhân viên hiện đang làm việc ở các bộ phận nghiệp vụ của các Doanh nghiệp TMĐT đóng trên địa bàn Hà Nội. Bộ thang đo QTTT trong doanh nghiệp TMĐT đã được điều chỉnh, khi đó thang đo QTTT trong doanh nghiệp TMĐT bao gồm 5 thành phần (quá trình thu nhận tri thức bên trong, quá trình thu nhận tri thức bên
  19. 9 ngoài, quá trình chuyển giao tri thức, quá trình ứng dụng tri thức và quá trình bảo vệ/giữ gìn tri thức) nhằm phù hợp hơn với đối tượng là nhân viên làm trong doanh nghiệp. Bộ thang đo sau khi điều chỉnh có thể tiếp tục sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thang đo lường này cho các nghiên cứu của mình trong ngành thương mại điện tử và/hoặc ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau như sản xuất, thương mại; dịch vụ, vận tải ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy một khái niệm được đo lường từ nhiều biến quan sát, khi đó sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của đo lường. Các nhà nghiên cứu không nhất thiết sử dụng đúng số lượng biến quan sát trong nghiên cứu này mà có thể tiếp tục bổ sung, điều chỉnh thang đo cho phù hợp với từng thị trường, ngành. 6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Đề tài góp phần xác định Quản trị tri thức có tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp TMĐT, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra biện pháp nhằm nâng cao động lực làm việc nhân viên. Đồng thời giúp mỗi thành viên trong tổ chức thấy được tầm quan trọng của quản trị tri thức tác động đến động lực làm việc của mình, từ đó luôn trau dồi tri thức, biết cách thu nhận, chuyển giao, ứng dụng tri thức một cách hiệu quả và biết cách giữ gìn/bảo vệ tri thức của cá nhân và tổ chức mình một cách tốt nhất. Các nhà quản trị nên tập trung vào quá trình quản trị tri thức trong tổ chức mình thông qua việc thúc đẩy và cải thiện quá trình thu nhận tri thức, chuyển giao tri thức và ứng dụng tri thức trong tổ chức thật tốt, bên cạnh đó cũng cần duy trì bảo vệ/giữ gìn tri thức sẵn có để các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép/bắt chước nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Đề tài cũng góp phần xác định xem có sự khác biệt đáng kể hay không về mức độ ảnh hưởng của tác động quản trị tri thức đến động lực làm việc của nhân viên ở các nhóm doanh nghiệp TMĐT có tính chất sở hữu khác nhau (Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam – và Doanh nghiệp TMĐT có vốn đầu tư
  20. 10 nước ngoài tại Việt Nam - FDI) và theo đặc điểm cá nhân khác nhau về giới tính nam – nữ, cấp bậc, kinh nghiệm của nhân viên. Từ đó, giúp các nhà quản trị có những định hướng, chiến lược nhất định cho việc thực hiện để nhằm mục tiêu nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong các môi trường làm việc khác nhau, cho từng đối tượng nhân viên nam/nữ; 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm có 4 chương như sau: Chương 1- Cơ sở lý thuyết về tác động của Quản trị tri thức đến động lực làm việc Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu Chương 3 - Kết quả nghiên cứu về sự tác động của QTTT đến ĐLLV của nhân viên trong doanh nghiệp ngành thương mại điện tử tại Hà Nội Chương 4 - Đề xuất giải pháp nâng cao ĐLLV của nhân viên ngành thương mại điện tử thông qua hoạt động QTTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2