Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti (Linnaeus, 1762) của một số loài cá được sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội
lượt xem 5
download
Đề tài đánh giá tỷ lệ nhiễm bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước tại Hà Nội; đánh giá khả năng ăn bọ gậy của 4 loài cá (Cá bảy màu, Cá đuôi kiếm, Cá chọi, Cá cờ đỏ) trong điều kiện thí nghiệm và tiềm năng sử dụng chúng để diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti (Linnaeus, 1762) của một số loài cá được sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĂN BỌ GẬY AEDES AEGYPTI (LINNAEUS, 1762) CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĂN BỌ GẬY AEDES AEGYPTI (LINNAEUS, 1762) CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Hƣớng dẫn 1: TS. Phạm Quỳnh Mai Hƣớng dẫn 2: TS. Trần Vũ phong HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là nghiên cứu của bản thân tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Phạm Anh Tuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học và Công nghệ, Phòng Đào tạo, Khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Phạm Quỳnh Mai và TS. Trần Vũ Phong là những ngƣời thầy, cô đã hƣớng dẫn tôi rất tận tình và chu đáo trong quá trình thực hiện cũng nhƣ hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng – Côn trùng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội) nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn và hỗ trợ kinh phí để tôi hoàn thành công tác học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tôi xin bày tỏ sự chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp trong Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội) nói chung cũng nhƣ đồng nghiệp trong nhóm Côn trùng của Khoa nói riêng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu hoàn thiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn vợ, các con yêu quý của tôi và bạn bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Trân trọng Tác giả Phạm Anh Tuấn
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BG Bọ gậy CS Cộng sự NXB Nhà xuất bản PGS.TS. Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ TB Trung bình TS Tiến sĩ TT Thứ tự Ae. Aedes
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2 1.2.1. Mục đích............................................................................................ 2 1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................. 2 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ......................................... 2 Chƣơng I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ................................................... 5 1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới ................................. 5 1.2.2.Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương ......................................................................................................... 8 1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam. ................................ 9 1.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng cá diệt bọ gậy .................................. 11 1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soát bọ gậy bằng thiên địch ................................................................................................................... 11 1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 14 1.3.3. Một số đặc điểm sinh học sinh thái của các loài cá tiến hành thử nghiệm ....................................................................................................... 15 Chƣơng II.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 21 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 21 2.2. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu ............................................................. 21 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 21
- v 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 21 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 22 2.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 23 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................. 28 2.3.4. Một số tình huống bất lợi xảy ra và cách xử lý .............................. 30 Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31 3.1. Tỉ lệ nhiễm bọ gậy Ae. albopictus và Ae. aegypti trong các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018 ................................. 31 3.1.1. Sự đa dạng các loại dụng cụ chứa nước tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018 ............................................................................................ 31 3.1.2. Tỉ lệ phát hiện BG Aedes trong các loại dụng cụ chứa nước tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018 ................................................................ 35 3.2. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo loài của 4 loài cá trong phòng thí nghiệm .......................................................................................................... 38 3.2.1. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti của 4 loài cá được thử nghiệm... 39 3.2.2. Đánh giá sự chênh lệch trong khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti của mỗi loài cá qua các thí nghiệm khác nhau ............................................... 40 3.2.3. Đánh giá sự chênh lệch trong khả năng ăn bọ gậyAe. aegypti của các loài cá qua các ngày trong thời gian thí nghiệm ............................... 42 3.3. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo thể trọng cơ thể (trọng lƣợng và chiều dài cơ thể) của các loài cá trong phòng thí nghiệm............................ 44 3.3.1. Khả năng ăn bọ gậyAe. aegypti theo trọng lượng cơ thể của 4 loài cá ............................................................................................................... 44 3.3.2. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo chiều dài cơ thể của 4 loài cá ................................................................................................................... 46 3.4. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo giới tính của 4 loài cá trong phòng thí nghiệm ......................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số tình huống bất lợi xảy ra và cách xử lý .............................. 30 Bảng 3.1. Sự đa dạng và tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội............ 32 từ năm 2016 - 2018 ......................................................................................... 32 Bảng 3.2. Tỉ lệ phát hiện BG Aedes trong các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội từ năm 2016 - 2018 .................................................................. 35 Bảng 3.3. Khả năng ăn bọ gậy của 4 loài cá đƣợc thử nghiệm....................... 39 Bảng 3.4. Số lƣợng BG Ae. aegypti bị ăn trong mỗi thử nghiệm ................... 41 Bảng 3.5. Số lƣợng BG Ae. Aegypti bị các loài cá tiêu thụ trong 7 ngày thử nghiệm đầu tiên ............................................................................... 42 Bảng 3.6. Khả năng ăn BG Ae. aegypti theo 1 gram trọng lƣợng cơ thể của 4 loài cá .............................................................................................. 44 Bảng 3.7. Khả năng ăn BG Ae. aegypti theo trọng lƣợng cơ thể của cá qua các thí nghiệm ....................................................................................... 45 Bảng 3.8. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo 1 mm chiều dài cơ thể của các loài cá đƣợc thử nghiệm.................................................................. 46 Bảng 3.9. Khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti của các loài cátheo chiều dài cơ thể qua các lần thí nghiệm .................................................................... 47 Bảng 3.10. Số lƣợng trung bình bọ Ae. aegypti tiêu thụ trong mỗi thí nghiệm theo giới tính của các loài cá đƣợc thử nghiệm .............................. 48 Bảng 3.11. Khả năng ăn BG/ngày của các loài cá theo giới tính ................... 49
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cá ăn muỗi Gambusia affinis .................................................................... 12 Hình 1.2. Cá bảy màu Poecilia reticulate .................................................................. 16 Hình 1.3. Cá đuôi kiếm Xiphophorus helleri ............................................................ 17 Hình 1.4. Cá chọi Nghi Tàm ..................................................................................... 18 Hình 1.5. Quá trình đẻ trứng ..................................................................................... 18 Hình 1.6. Cá đực trông tổ trứng ................................................................................ 18 Hình 1.7. Cá cờ Macropodus opercularis.................................................................. 20 Hình 3.1. Tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội năm 2016 ............................ 33 Hình 3.2. Tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội năm 2017 ............................ 34 Hình 3.3. Tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội năm 2018 ............................ 34 Hình 3.4. Tỉ lệ nhiễm BG trong các loại dụng cụ chứa nƣớctại Hà Nội năm 2016 .......................................................................................................... 36 Hình 3.5. Tỉ lệ nhiễm BG trong các loại dụng cụ chứa nƣớctại Hà Nội năm 2017 .......................................................................................................... 37 Hình 3.6. Tỉ lệ nhiễm BG ở các loại dụng cụ chứa nƣớctại Hà Nội năm 2018 ........ 37 Hình 3.7. TB số lƣợng bọ gậy tiêu thụ/mẫu cá/ngày ................................................ 40 Hình 3.8. Tỉ lệ % số bọ gậy bị ăn bởi các loài cá qua các thí nghiệm ...................... 40 Hình 3.9. Biểu đồ so sánh số lƣợng BG bị ăn bởi các loài cáqua 3 thí nghiệm........ 41 Hình 3.10. Biểu đồ tổng lƣợng bọ gậy tiêu thụ qua 7 ngày thí nghiệm đầu tiên của 4 loài cá .............................................................................................. 43 Hình 3.11. Biểu đồ về khả năng ăn BG Ae. aegypti theo 1 gram trọng lƣợng cơ thể của 4 loài cá ........................................................................................ 45 Hình 3.12. Biểu đồ so sánh trung bình số BG bị ăn/gram/ngày củacác loài cá qua các thí nghiệm .................................................................................... 46 Hình 3.13. Biểu đồ về khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo 1 mm chiều dàicơ thể của 4 loài cá đƣợc thử nghiệm ............................................................ 47 Hình 3.14. Biểu đồ so sánh trung bình số BG bị ăn/mm/ngày củacác loài cá qua các thí nghiệm ........................................................................................... 48 Hình 3.15. So sánh khả năng ăn bọ gậy của 4 loài cá theo giới tính ........................ 49
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Muỗi (Culicidae) là véc-tơ chính truyền một số bệnh nguy hiểm cho con ngƣời. Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu ca tử vong do các bệnh lan truyền từ muỗi. Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh đang lƣu hành tại Việt Nam với hai loài muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Ae.aegypti.Hiện nay vẫn chƣa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue nên việc bùng phát bệnh thành dịch rất có khả năng xảy ra và rất khó kiểm soát. Hà Nội là một thành phố lớn, có môi trƣờng sinh thái rất đa dạng: khu dân cƣ đô thị, các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp. Các hệ sinh thái đất ngập nƣớc... Tính đa dạng cao của các hệ sinh thái nhân sinh và tự nhiên cùng với sự ô nhiễm ngày càng gia tăng của môi trƣờng sống làm cho công tác kiểm soát véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue gặp rất nhiều khó khăn. Có hai phƣơng thức quan trọng nhất để kiếm soát véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là hoá học và sinh học, trong đó, diệt bọ gậy của các loài muỗi bằng biện pháp sinh học đã đƣợc chứng minh là biện pháp phòng chống bệnh an toàn, có hiệu quả lâu dài và bền vững. Theo Báo cáo điều tra ổ bọ gậy nguồn năm 2015 tại Hà Nội đã phát hiện 15 loại dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy Aedes. Những dụng cụ chứa nƣớc đó thƣờng đƣợc sử dụng để chứa nƣớc dùng cho sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân nên không thể sử dụng hóa chất diệt bọ gậy mà phải sử dụng các biện pháp sinh học khác.. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về diệt bọ gậy của các loài muỗi truyền bệnh cho con ngƣời bằng các biện pháp sinh học nhƣ: sử dụng các loài giáp xác thuộc giống Mesocyclop, sử dụng các loài côn trùng thuộc họ Corixidae, sử dụng các loài cá ăn bọ gậy... Trong đó, việc sử dụng cá để diệt
- 2 bọ gậy trong các khu dân cƣ đã đƣợc chứng minh là khả thi và có hiệu quả hơn do có lợi thế về an toàn sinh học, dễ sử dụng và đƣợc sự chấp thuận cao của cộng đồng ngƣời dân. Trong báo cáo điều tra ổ bọ gậy nguồn năm 2015 tại Hà Nội cũng đã chỉ ra khoảng 59% dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt ở Hà Nội có thể thả cá để diệt bọ gậy của các loài muỗi Aedes. Nhƣng sử dụng những loài cá nào để diệt bọ gậy có hiệu quả cao cần đƣợc nghiên cứu cụ thể. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình là: “Đánh giá khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti (Linnaeus, 1762) của một số loài cá được sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội” nhằm làm rõ khả năng ăn bọ gậy của 4 loài cá thƣờng đƣợc nuôi làm cảnh ở Hà Nội để có cơ sở khuyến cáo sử dụng chúng trong công tác kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tỷ lệ nhiễm bọ gậy trong các dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội; - Đánh giá khả năng ăn bọ gậy của 4 loài cá (Cá bảy màu, Cá đuôi kiếm, Cá chọi, Cá cờ đỏ) trong điều kiện thí nghiệm và tiềm năng sử dụng chúng để diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nƣớc khác nhau. 1.2.2. Yêu cầu Cung cấp những số liệu định lƣợng về tỷ lệ nhiễm bọ gậy Ae.aegypti trong các dụng cụ chứa nƣớc tại Hà Nội năm 2016-2018 và khả năng ăn bọ gậy Ae.aegypti của 4 loại cá thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo sử dụng các loài cá này trong phòng chống vectơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Hà Nội. 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Đề tài có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tham khảo cao. Về mặt khoa học, các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm giàu
- 3 thêm tri thức trong lĩnh vực sử dụng các biện pháp sinh học trong kiểm soát và phòng chống các bệnh Sốt xuất huyết, Zika… lan truyền do muỗi. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện trong việc đƣa ra những khuyến cáo cụ thể sử dụng 4 loài cá cảnh là Cá bảy màu, Cá chọi, Cá đuôi kiếm, Cá cờ đỏ để diệt bọ gậy Aedes trong các dụng cụ chứa nƣớc ở Hà Nội. Các kết quả thu đƣợc trong đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác sử dụng các biện pháp sinh học trong kiểm soát các véc tơ truyền bệnh và phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, Zika… ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc
- 4 Chƣơng I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi-rút Dengue cấp tính do muỗi vằn Aedes aegypti truyền và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh lƣu hành phổ biến ở cả miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn.Bệnh xảy ra quanh năm nhƣng thƣờng bùng phát thành dịch lớn vào các tháng 7 - 10.Các nhà khoa học hiện vẫn đang nghiên cứu phát triển vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue và có loại vắc xin đã đƣợc cấp phép sử dụng tại một số ít quốc gia trên thế giới, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn hạn chế. Diệt bọ gậy và muỗi vằn truyền bệnh hiện là biện pháp chủ đạo trong việc hạn chế sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Các biện pháp phổ biến để kiểm soát bọ gậy hiện nay ở Việt Nam gồm có sử dụng một số loại hóa chất, sử dụng các biện pháp sinh học, loại bỏ và xử lý các dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy. Trong đó, biện pháp hóa học chỉ có thể áp dụng đối với những nguồn nƣớc và nơi chứa nƣớc mà ngƣời dân không sử dụng. Đối với những dụng cụ chứa nƣớc sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày cần sử dụng biện pháp sinh học diệt bọ gậy để đạt đƣợc hiệu quả cao và an toàn cho ngƣời dân. Số liệu thống kê tại Hà Nội từ những năm 2014 – 2016 cho thấy tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy có thể thả cá chiếm tỉ lệ cao (60%).Dùng cá để diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nƣớc là một trong những biện pháp không thể thiếu đƣợc trong các chiến dịch vệ sinh môi trƣờng diệt bọ gậy tại Việt Nam.Ƣu thế của phƣơng pháp sử dụng cá trong việc kiểm soát bọ gậy là sự chấp thuận của cộng đồng, mang lại hiệu quả cao và lâu dài.Bên cạnh đó việc đƣa hóa chất vào môi trƣờng sống của ngƣời dân cũng đƣợc giảm thiểu, và tỉ lệ rủi ro so với các biện pháp sử dụng hóa chất thấp hơn rất nhiều.Nhƣng việc sử dụng loài cá nào hiệu quả cần đƣợc nghiên cứu cụ thể. Bên cạnh đó cần triển khai các hoạt động nghiên cứu về các loài
- 5 cá khi đƣợc thả ngoài thực địa để đánh giá khả năng sống cũng nhƣ nghiên cứu về các nguyên nhân và cách khắc phục khi cá bị chết hay mất trong các bể chứa nƣớc sinh hoạt tại cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti của một số loài cá được sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội” nhằm đánh giá tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018 và khả năng ăn bọ gậy của 4 loại cá cảnh là Cá bảy màu, Cá cờ đỏ, Cá đuôi kiếm và Cá chọi, vốn là những loài cá đƣợc nuôi rộng rãi làm cảnh. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu về khả năng thả các loài cá này vào các dụng cụ chứa nƣớc khác nhau với mục đích vừa diệt bọ gậy vừa để làm cảnh. 1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue 1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh nhiệt đới do muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus lan truyền. Đây là căn bệnh nguy hiểm do virus truyền qua muỗi vằn đốt ngƣời vào ban ngày. Khí hậu vùng nhiệt đới với nhiệt độ giao động từ 15 đến 400C và độ ẩm cao kết hợp với môi trƣờng sống đông đúc, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này phát triển. Căn bệnh này có hai thể: Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. Sốt Dengue có triệu chứng tƣơng tự nhƣ cảm cúm, thƣờng xảy ra ở trẻ lớn, ngƣời lớn và ít khi gây tử vong.Trái lại, sốt xuất huyết Dengue là thể thứ phát rất nguy hiểm, có xuất huyết và bệnh nhân có thể bị chết nếu không đƣợc chẩn đoán và điều trị kịp thời[45], [47]. Dịch sốt Dengue đƣợc biết đến cách đây ba thế kỷ ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Trƣớc đó đã có một bệnh tƣơng tự nhƣ sốt Dengue cũng đã đƣợc ghi nhận ở Trung Quốc vào khoảng đầu năm 992 sau công nguyên và sau đó là năm 1635 ở những vùng Tây Ấn Độ thuộc Pháp. Năm 1780, có tác giả đã mô tả bệnh “Sốt gãy xƣơng” ở Philadenphia có thể chính là sốt Dengue. Trong thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 đã xảy ra
- 6 những vụ dịch của các bệnh tƣơng tự nhƣ sốt Dengue ở các khu vục có khí hậu nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ôn đới. Vụ dịch đầu tiên đƣợc khẳng định là sốt xuất huyết Dengue đƣợc ghi nhận tại Philippin vào năm 1953-1954 [4,41]. Sốt xuất huyết Dengue là nguyên nhân hàng đầu của các trƣờng hợp nhập viện và tử vong của trẻ em ở các nƣớc Đông Nam Á và Tây Á Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố vào các tháng rải rác trong năm, nhƣng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 10 [1,43,47]. Theo dự đoán của Epstein thì biến đổi khí hậu là một nguyên nhân chính gây ra sự lan tràn bệnh sốt xuất huyết. Ngày nay, sốt xuất huyết xuất hiện khá phổ biến ở các nƣớc Châu Á và Châu Mỹ - La Tinh. Ngoài ra các nguyên nhân khác làm bùng phát bệnh này ở nhiều quốc gia trên thế giới là do gia tăng dân số, đô thị hóa không theo quy hoạch, giao thông đi lại phát triển giữa các vùng miền, sự biến đổi của virut Dengue cũng nhƣ tập quán trữ nƣớc và điều kiện vệ sinh môi trƣờng kém… Những vụ dịch sốt xuất huyết Dengue lớn gần đây xảy ra ở nhiều nƣớc thuộc nhiều khu vực, trừ Châu Âu.Tuy vậy một số nƣớc trong khu vực này đã có một số lƣợng đáng kể các trƣờng hợp sốt xuất huyết Dengue ngoại lai từ các nƣớc khác đến. Tổng số dân trên toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh ƣớc tính vào khoảng từ 2,5 - 3 tỷ ngƣời, phần lớn trong số này sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù trƣớc kia sốt xuất huyết Dengue đƣợc cho là bệnh chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị, nhƣng ngày nay, bệnh đã trở nên phổ biến ở khu vực nông thôn các nƣớc đông nam Á. Hàng năm, ƣớc tính có ít nhất 100 triệu ngƣời mắc Sốt Dengue và 500.000 trƣờng hợp sốt xuất huyết Dengue cần phải nhập viện. Trong số trƣờng hợp sốt xuất huyết Dengue, thì 90% là trẻ em dƣới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết Dengue là 5%, số tử vong là 25.000 trƣờng hợp mỗi năm. Từ năm 1975 đến năm 1995, sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở 102 nƣớc, trong đó có 20 nƣớc
- 7 châu Phi, 42 nƣớc châu Mỹ, 7 nƣớc Đông Nam Á, 4 nƣớc phía Đông Địa Trung Hải và 29 nƣớc thuộc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng. Hiện nay, những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng có nguy cơ bị dịch cao với tất cả 4 típ vi rút lƣu hành, đó là các khu vực châu Mỹ, châu á, Tây Thái Bình Dƣơng và châu Phi. Ở phía bắc Queensland (Úc), có 3 típ vi rút là DEN-1, DEN-2 và DEN-3, ở Trung Đông có 2 típ là DEN-1 và DEN-2. Hiện nay trên thế giới sốt xuất huyết Dengue chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin phòng chống sốt xuất huyết Dengue đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng mà chƣa đƣa vào sử dụng, chính vì vậy biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue chủ yếu vẫn dựa vào việc kiểm soát véc tơ, trong đó biện pháp sử dụng hóa chất diệt côn trùng là đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm nhanh chóng các quần thể muỗi gây bệnh [11,32]. Khoảng thời gian từ 1975 đến 1995 dịch đã xảy ra ở 102 nƣớc thuộc năm trong sáu khu vực là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ trừ khu vực châu Âu, bao gồm 20 nƣớc châu Phi, 4 nƣớc khu vực Địa Trung Hải, 29 nƣớc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, 42 nƣớc thuộc châu Mỹ, 7 nƣớc khu vực Đông Nam Á. Cho tới nay, bệnh có tính lƣu hành địa phƣơng tại Châu Mỹ, Châu Phi và Địa Trung Hải. Tại khu vực châu Á và Thái Bình Dƣơng, bệnh là gánh nặng về y tế tại các nƣớc có dịch lƣu hành [5,18]. Trong những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue đã trở nên trầm trọng hơn bởi phân bố địa lý rộng rãi cả về vi rút gây bệnh và véc tơ truyền bệnh. Tần suất các vụ dịch ngày càng gia tăng với sự xuất hiện của nhiều túp vi rút Dengue cùng lƣu hành và xuất hiện những trƣờng hợp sốt xuất huyết Dengue trong các vùng địa lý mới. Hiện nay bệnh vẫn đang lƣu hành ở trên 100 nƣớc, trong đó có khoảng 2,5 tỷ ngƣời có nguy cơ mắc bệnh. Mỗi năm có khoảng 100 triệu trƣờng hợp mắc sốt Dengue, 500.000 trƣờng hợp Sốt xuất huyết Dengue cần nhập viện, trong đó 90% là trẻ em dƣới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết Dengue là 5%. [32]
- 8 1.2.2.Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Tại Đông Nam Á, sốt xuất huyết Dengue lần đầu tiên đƣợc mô tả nhƣ một bệnh mới ở Philippin năm 1953 (Gọi là bệnh sốt xuất huyết Philippin). Từ đó, dịch sốt xuất huyết Dengue lớn đã xảy ra ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn Độ, Inđônêxia, Manđivơ, Mianma, Xri Lanca, Thái Lan và các nƣớc thuộc khu vực Tây Thái Bình Dƣơng nhƣ Singapo, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Niu Calêđônia, Palau, Philippin, Tahiti và Việt Nam với tỷ lệ tử vong cao và sự có mặt cả 4 type vi rút. Sốt xuất huyết Dengue là nguyên nhân dẫn đến nhập viện và gây tử vong hàng đầu tại một số nƣớc thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong đó có Việt Nam [5,32]. Sốt xuất huyết Dengue đã trở thành dịch lƣu hành ở Thái Lan và Philippine. Có sự tăng rõ rệt số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue trong những từ 1971 đến 1978 ở nhiều nƣớc khác nhau thuộc Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dƣơng. Trong giai đoạn 1975 - 1978, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue phải vào viện là 17.251, chết 772 ở Miến Điện, 21.818, chết 916 ở Inđônêsia, và 71.312, chết 1.676 ở Thái Lan [8,9]. ở vùng Tây Thái Bnh Dƣơng, WHO đã nhận đƣợc báo cáo về tình hìnhsốt xuất huyết Dengue năm 1975 từ các nƣớc Malaysia, Philippine, Singapore, năm 1976 từ Việt Nam và năm 1979 từ các nƣớc Nam Á và Thái Bình Dƣơng [2,10,17]. Năm 1978, một vụ dịch sốt xuất huyết Dengue lớn xảy ra ở miền Nam Trung Quốc do vi rút DEN-4 gây ra có 22.122 bệnh nhân (chết 14). Năm 1979 - 1980, dịch xảy ra ở Nam Thái Bình Dƣơng và Niu-Ghi-nê (dân số 3.000 ngƣời) với 616 bệnh nhân, chết 4. Năm 1982, Malaysia thông báo dịch sốt xuất huyết Dengue do vi rút DEN-1, 2 và 3 gây ra với 3.005 bệnh nhân, chết 53. Dịch xảy ra ở đảo Sôlômôn năm 1982 do vi rút DEN-3, ở Bắc Queensland (Úc) năm 1981 - 1982 do vi rút DEN-1, 2 và 3 với tổng số 455 bệnh nhân. Kể từ đó sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên trầm trọng ở hầu hết các nƣớc Đông Nam
- 9 Châu á và Tây Thái Bình Dƣơng. Theo thống kê chƣa đầy đủ của WHO, ở một số nƣớc Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dƣơng từ 1960 đến 1993 số mắc đã lên tới 2.900.595, trong đó có 39.143 ngƣời chết. Kết quả của nghiên cứu của Chadee (2013), xác định tập tính của Ae. aegypti ở St Augustine, Trinidad, thấy đa số muỗi cái thu thập từ phòng ngủ (81,9%), phòng sinh hoạt (8,7%) và bếp (6,9%) và hầu hết muỗi đƣợc thu thập từ bề mặt tƣờng tối gần sàn chứ không phải trên bề mặt phía trên cao của bức tƣờng. Những kết quả này tƣơng tự nhƣ quan sát thấy của một số tác giả ở Cộng hòa Dominica năm 1990, Puerto Rico năm 1994, Panama năm 2000, Costa Rica năm 2003 [6,7,22]. 1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam. Tại Việt Nam, dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958 đƣợc Chu Văn Tƣờng và Mihow thông báo vào năm 1959, ở miền Nam vào năm 1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lƣu hành địa phƣơng ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. [37] Trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh cao nhất đƣợc ghi nhận tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung.Tuy nhiên, những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng kém. Tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, sự lan truyền bệnh bị hạn chế trong những tháng đông xuân do nhiệt độ môi trƣờng thấp không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của muỗi truyền bệnh. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh cao nguyên biên giới phía Bắc không thấy bệnh xuất hiện, kể cả những năm có dịch lớn. [43] Trƣớc năm 1990, bệnh sốt xuất huyết Dengue mang tính chất chu kỳ tƣơng đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh
- 10 xảy ra liên tục với cƣờng độ và qui mô ngày một gia tăng. Vụ dịch lớn gần đây nhất xảy ra vào năm 1998 ở 56/61 tỉnh thành phố với số mắc 234.920 trƣờng hợp và 377 trƣờng hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 306,3 trƣờng hợp/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,19%. Giai đoạn từ năm 1999 - 2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm đi chỉ còn 36.826 trƣờng hợp và số tử vong là 66 trƣờng hợp. Tuy nhiên trong vòng 3 từ 2004 - 2006 số mắc và số tử vong vì sốt xuất huyết Dengue có xu hƣớng gia tăng. Năm 2006 cả nƣớc đã ghi nhận 77.818 trƣờng hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó 68 ca tử vong, tỷ lệ mắc 88,6 trƣờng hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,09%, những năm 2007 đến 2009 mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống dịch nhƣng số mắc vẫn tiếp tục tăng, năm 2007 số mắc sốt xuất huyết Dengue là 122,61 trƣờng hợp/100.000 dân, năm 2008 số mắc 106,27 và năm 2009 là 117,55 trƣờng hợp/100.000 dân, tuy nhiên tỷ lệ chết/mắc không tăng [33,34,44]. Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, bệnh thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mƣa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7,8,9 và 10. Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh sốt xuất huyết Dengue xuất hiện trong suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào những tháng 7, 8, 9 và 10 [43,46,47]. Qua các số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa các miền.Ở miền Bắc Việt Nam, nơi có bệnh lƣu hành thấp thì tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh.Nhƣng ở miền Nam, bệnh lƣu hành cao, lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em. Năm 2006 trẻ em < 15 tuổi mắc bệnh ở miền Bắc chiếm 21,8%, miền Trung 47,9% và miền Nam 64,3%, Tây Nguyên 15,9% [40,42]. Ở các tỉnh miền Bắc, virus DEN-1 có chu kỳ hoạt động từ 1989 đến
- 11 1996; DEN-2 hoạt động từ 1987-1997; DEN-3 bắt đầu hoạt động từ 1995 và còn hoạt động trong thời gian tới. Virus DEN-4 xuất hiện rải rác các năm 1987, 1990, 1991, 1992, 1998. Vụ dịch ở Hà Nội năm 1991 có cả 4 loại virus, năm 1998 chỉ có DEN-1, DEN-2 và DEN-3. Xét nghiệm MAC - ELISA trong năm 1998 ở miền Bắc có 30036 trƣờng hợp mắc sốt xuất huyết Dengue (lâm sàng), xét nghiệm 1142 trƣờng hợp (tỷ lệ 3,80%; dƣơng tính 525 trƣờng hợp 45,59%) [35,38]. Ở các tỉnh phía Nam, năm 1998 là năm có dịch lớn với 445 trƣờng hợp mắc/100 000 dân và 1,27 trƣờng hợp chết/100 000 dân, chủng virus DEN-3 chiếm ƣu thế. Ngƣợc lại, năm 1999 số trƣờng hợp mắc và chết thấp (80,7 trƣờng hợp/100000 dân và 0,23 trƣờng hợp chết/100000 dân), tuýp DEN-4 mới xuất hiện và tăng dần [36]. Năm 2012 cả nƣớc ghi nhận 87.202 trƣờng hợp mắc, 79 trƣờng hợp tử vong [39], năm 2013 tuy có giảm hơn nhƣng cũng ghi nhận 66.138 trƣờng hợp mắc và 42 trƣờng hợp tử vong. Hàng năm số ca mắc tăng dần từ tháng 5 có đỉnh vào các tháng tháng 7,8,9,10 và giảm thấp nhất vào các tháng 1,2,3. Theo thống kê của TTYTDP Hà Nội năm 2017, số ca mắc của Hà Nội là 37.745 cao hơn rất nhiều lần so với cùng kỳ năm 2016. Tại 6 quận huyện có số bệnh nhân cao nhất tập trung ở 5 quận (Hoàng Mai – 5.136; Đống Đa – 4.946; Hai Bà Trƣng – 3.110; Thanh Xuân – 2.865; Hà Đông – 2.766) và 1 huyện (Thanh Trì – 2.549). Năm 2018, số ca bệnh sốt xuất huyết Dengue đƣợc báo cáo là 4.430; số lƣợng này đã giảm rất nhiều so với năm 2017 tuy nhiên có nguy cơ tăng trở lại vào những năm sau đó. 1.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng cá diệt bọ gậy 1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soát bọ gậy bằng thiên địch Kiểm soát sinh học bao gồm việc sử dụng các thiên địch, ký sinh trùng và mầm bệnh [12].Biện pháp sinh học nhằm mục đích kiểm soát véc-tơ đến một mức độ chấp nhận đƣợc và đồng thời để tránh tác dụng phụ đến hệ sinh thái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn