Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc và thực vật có tinh dầu ở khu vực nghiên cứu; đã xác định được 16 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32 của Chính phủ (2006).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG ÐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC VÀ THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở XÃ YÊN NINH, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Phƣợng Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chƣa từng đƣợc công bố trong một công trình khoa học nào. Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng Xác nhận Xác nhận của Khoa chuyên môn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Đinh Thị Phƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn i
- LỜI CẢM ƠN! Trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo. Nhất là trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo – TS. Đinh Thị Phƣợng. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô! Cũng trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên; cùng với sự chỉ bảo tận tình của bà con nhân dân xã Yên Ninh trong suốt quá trình thu thập mẫu vật. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn! Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên trong Khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên; viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; gia đình và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do còn hạn chế về kinh nghiệm cũng nhƣ trình độ nghiên cứu nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo và các bạn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Diễm Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................ iii Các từ viết tắt .................................................................................................. iv Danh mục các bảng ......................................................................................... v Danh mục các hình ......................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng tài nguyên thực vật ......................... 3 1.1.1. Những nghiên cứu về tài nguyên thực vật trên Thế giới ................ 3 1.1.2. Những nghiên cứu về tài nguyên thực vật ở Việt Nam .................. 4 1.2. Tổng quan nghiên cứu về tài nguyên thực vật làm thuốc ...................... 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ............... 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật và cây thuốc ở Thái Nguyên ......................................................................................... 10 1.3. Tổng quan nghiên cứu về thực vật có chứa tinh dầu ........................... 13 1.3.1. Đặc tính chung của tinh dầu .......................................................... 13 1.3.2. Ứng dụng của tinh dầu .................................................................. 14 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 17 2.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu........................................................... 17 2.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ......................................................... 17 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 17 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 17 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 17 2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa ..................................................................... 17 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa ...................................................... 18 2.3.3. Phƣơng pháp thu thập, xử lý mẫu vật ........................................... 19 2.3.4. Phƣơng pháp phân loại mẫu .......................................................... 20 2.3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu.............................................................. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
- 2.3.6. Phƣơng pháp điều tra trong dân .................................................... 21 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................ 22 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 22 3.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................... 22 3.1.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................... 23 3.1.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 23 3.1.4. Chế độ thủy văn............................................................................. 24 3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................. 25 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 25 3.2.1 Dân cƣ, dân tộc............................................................................... 25 3.2.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 25 3.2.3. Đặc điểm Văn hóa - xã hội............................................................ 26 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27 4.1. Đặc điểm về thực vật ở KVNC ............................................................ 27 4.2. Đa dạng tài nguyên thực vật làm thuốc ở KVNC ................................ 30 4.2.1. Đa dạng về thành phần loài của thực vật làm thuốc ở KVNC ...... 30 4.2.2. Đa dạng về thành phần dạng sống của thực vật làm thuốc ở KVNC .... 39 4.2.3. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật làm thuốc ở KVNC....... 42 4.2.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng của thực vật làm thuốc ở KVNC .... 46 4.2.5. Đa dạng về cách sử dụng thực vật làm thuốc ở KVNC ................ 48 4.3. Đa dạng tài nguyên thực vật chứa tinh dầu ở KVNC .......................... 50 4.3.1. Đa dạng thành phần loài của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC ..... 50 4.3.2. Đa dạng về dạng sống của thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC ... 52 4.3.3. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC . 53 4.4. Những loài thực vật quý cần đƣợc bảo tồn ở KVNC ........................... 54 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở KVNC .............................................................................. 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
- CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ 32/NĐ-CP Nghị định số 32 của Chính phủ BPSD Bộ phận sử dụng CP Chính phủ Centre for Research and Development of Ethnomedici CREDEP Plants – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền. The International Union for Conservation of Nature and IUCN Natural Resources – Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế. KVNC Khu vực nghiên cứu MT Môi trƣờng Nxb Nhà xuất bản SĐVN Sách đỏ Việt Nam SL Số lƣợng TCN Trƣớc Công nguyên TL Tỷ lệ TT Thứ tự UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trung bình hàng tháng xã Yên Ninh năm 2014 ................................................................................. 24 Bảng 4.1. Sự phân bố thực vật trong các bậc taxon ở KVNC................... 27 Bảng 4.2. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc Lan .................... 28 Bảng 4.3. Sự phân bố thực vật làm thuốc ở KVNC ................................... 30 Bảng 4.4. So sánh thực vật làm thuốc ở KVNC với hệ cây thuốc Việt Nam ........................................................................................................... 31 Bảng 4.5. Sự phân bố số lƣợng loài thực vật làm thuốc trong các họ ...... 33 Bảng 4.6. Thống kê các chi có nhiều loài thực vật làm thuốc nhất .......... 38 Bảng 4.7. Sự đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc ở KVNC ..... 39 Bảng 4.8. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật làm thuốc ở KVNC .. 42 Bảng 4.9. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc ở KVNC ............... 46 Bảng 4.10. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc ở KVNC ......................... 49 Bảng 4.11. Đa dạng thành phần loài thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC ........................................................................................................... 51 Bảng 4.12. Sự đa dạng về dạng sống của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC ........................................................................................................... 52 Bảng 4.13. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC ........................................................................................................... 54 Bảng 4.14. Những loài thực vật quý cần đƣợc bảo tồn .............................. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn ................................ 18 Hình 2.2. Các dụng cụ xử lý mẫu cây thuốc ............................................... 20 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng ........................................ 22 Hình 3.2. Địa hình xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng ở KVNC .................. 28 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật làm thuốc và chứa tinh dầu ở KVNC .............................................................................................................. 28 Hình 4.2. Biểu đồ phân bố thực vật của các lớp trong ngành Mộc lan .... 29 Hình 4.3. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của cây thuốc ở KVNC ........................ 40 Hình 4.4. Sự phân bố của thực vật làm thuốc theo sinh cảnh sống .......... 42 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ các bộ phận sử dụng của cây thuốc ở KVNC ...... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN viii http://www.lrc.tnu.edu.vn vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dƣơng có diện tích đất liền rộng 331.690km2 trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam. Với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, bờ biển trải dài trên 3.260km, là nơi giao thoa của ba luồng di cƣ: Nam Trung Quốc, Hymalaya – Mianma, Indonesia – Malaysia đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao đứng thứ 16 trên thế giới. Trong đó, tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, đƣợc phân bố trên toàn bộ lãnh thổ. Theo thống kê của Tổ chức IUCN, Việt Nam hiện có 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% số họ thực vật trên thế giới [63]. Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vƣợng của loài ngƣời và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ƣớc tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con ngƣời là 33.000 tỷ đô la mỗi năm. Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nƣớc khoảng 2 tỷ đô la. Hiện nay, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và nguồn tài nguyên thực vật nói riêng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều hệ sinh thái và môi trƣờng sống bị thu hẹp diện tích. Nhiều loài thực vật bị suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng, một số loài đã và đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do tập quán du canh, du cƣ, phá rừng làm nƣơng rẫy của đồng bào các dân tộc; sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trƣờng và thiên tai liên tiếp xảy ra. Chính điều này dẫn đến quá trình khai thác quá mức và làm suy giảm một cách nhanh chóng nguồn tài nguyên thực vật. Điều đáng lo ngại hơn cả là tình trạng thƣơng lái trong và ngoài nƣớc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ngƣời dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để thu gom và mua bán số lƣợng lớn thực vật có giá trị qua biên giới với giá rẻ. Hoạt động này không chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- đơn thuần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thực vật mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với quốc gia và địa phƣơng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng sinh học nói chung và nguồn tài nguyên thực vật nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác bảo tồn. Yên Ninh là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã có diện tích lớn nhất huyện, có hệ sinh thái đa dạng và bao gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống từ lâu đời. Đồng bào các dân tộc ở đây có nhiều kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật phục vụ cho các lợi ích khác nhau trong đời sống hàng ngày của bà con. Tuy nhiên, những kinh nghiệm đó đang dần bị mai một, đồng thời do những nguyên nhân khác nhau mà nguồn tài nguyên thực vật nơi đây đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm. Vì vậy, cần phải thực hiện công tác nghiên cứu và điều tra qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, nhằm đóng góp vào mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế của địa phƣơng. 2. Đóng góp của đề tài - Đã xác định đƣợc tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc và thực vật có tinh dầu ở khu vực nghiên cứu. - Đã xác định đƣợc 16 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32 của Chính phủ (2006). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng tài nguyên thực vật 1.1.1. Những nghiên cứu về tài nguyên thực vật trên Thế giới Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chƣa cụ thể, tuỳ từng tác giả do chƣa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 – 600.000 loài [63]. Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 – 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác [63]. Năm 1962, G. N. Slucop đã đƣa ra số lƣợng các loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu lục nhƣ sau: Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài; Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực: 1.000 loài [38]. Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài; Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài [38]. Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài [38]. Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài [38]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc có 6.000 loài; Tây Nam Úc có 5.500 loài; Lục địa Úc có 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan có 4.500 loài [38]. Đóng góp lớn nhất về nghiên cứu cây có ích là Alphonse de Candolle, trong cuốn “Địa lý học thực vật” (1855) và “Nguồn gốc cây trồng” (1883) ông đã thống kê các loài cây có ích đƣợc gây trồng trên thế giới. Vavilov (1926) trong quyển “Nghiên cứu nguồn gốc cây trồng” cũng đã chỉ ra 6 trung tâm phát sinh, phát triển chính của các loại cây trồng có giá trị trên toàn thế giới [63]. 1.1.2. Những nghiên cứu về tài nguyên thực vật ở Việt Nam Thực vật có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong đời sống của con ngƣời. Chính vì vậy việc nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật đƣợc quan tâm từ rất sớm. Từ thời nguyên thủy, để tồn tại con ngƣời đã biết tìm kiếm thức ăn và các vị thuốc có trong cây cỏ tự nhiên. Những hiểu biết về cây cỏ có lợi và độc hại đƣợc truyền miệng và ghi chép lại, đúc kết thành kinh nghiệm qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Ngày nay, nhiều cây thuốc đã có hiệu quả điều trị rõ rệt, nhiều loài thực vật đã đƣợc ứng dụng vào trong sản xuất hàng ngày phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống của con ngƣời. Khởi đầu, trong quá trình tìm kiếm thức ăn bằng lƣợm hái hoa quả cỏ cây, săn bắt cá chim trùng thú, ngƣời xƣa đã phát hiện dần: những thứ có độc thì biết tránh dùng, những thứ bổ ích cho cơ thể thì dần dần về sau trồng trọt chăn nuôi để làm lƣơng thực, thực phẩm; những thứ ngƣời ăn vào mà khỏi bệnh thì tích lũy dần kinh nghiệm để dùng làm thuốc chữa bệnh [28]. Từ thời Hồng Bàng và các vua Hùng (2879 - 257 TCN), vào trƣớc những năm 1110 TCN, đã có tục ăn trầu (nhai trầu với cau, vôi, và rễ vỏ) đồng thời có tục lệ nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu [11]. Cuối thế kỉ III TCN, nhân dân ta đã biết cất rƣợu để uống và dùng làm thuốc. Nhà Thục An Dƣơng Vƣơng (257 - 219 TCN) đã biết tẩm độc vào mũi tên bằng đồng bắn để diệt địch [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Dƣới thời nhà Trần đã xuất hiện nhiều thầy thuốc tiêu biểu nhƣ: Phạm Công Bân (Cẩm Bình- Hải Dƣơng) giữ chức Thái y lệnh, ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho dân, ông còn bỏ tiền riêng mua sắm thuốc men, dựng nhà nuôi dƣỡng bệnh nhân nghèo, tàn tật, trẻ em mồ côi cơ nhỡ; Tuệ Tĩnh còn gọi là Nguyễn Bá Tĩnh một tiến sĩ hoàng giáp, một nhà sƣ và là một lƣơng y nổi tiếng đã đề xuất “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” [11]. Ông đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật và 3032 phƣơng thuốc đơn giản để trị 184 bệnh của 10 khoa lâm sàng. Tuệ Tĩnh đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau nhƣ: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp” [32]. Ở thế kỷ XVI, Lê Qúy Đôn xuất bản bộ “Vân đài loại ngữ” đã phân chia thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cây cho quả, cây cho ngũ cốc, cay rau, cây loại mộc, cây loại thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau. Nhà Lê (1428 – 1788) sau khi giành lại độc lập, đã có chủ trƣơng đẩy mạnh việc khai thác thuốc hoang và sản xuất dƣợc liệu hóa chất [11]. Cũng dƣới thời này, Nguyễn Trứ đã nghiên cứu sâu hơn và viết tác phẩm “Việt Nam thực vật học” mô tả rất nhiều loại cây. Đặc biệt trong thời kỳ này, nổi bật lên nhƣ một ngôi sao sáng trong nền y học cổ truyền Việt Nam đó là danh y Lê Hữu Trác (1720 – 1791) Hải Thƣợng Lãn Ông (Hƣng Yên). Ông đã để lại một kho kinh nghiệm quý báu, đúc rút qua nhiều thế hệ của các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nƣớc với bộ sách khổng lồ “Lãn Ông tâm lĩnh” sau đổi thành “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” 28 tập, 66 quyển để phổ cập đào tạo thầy thuốc, lƣu truyền cho hậu thế [11]. E.aspardone, nhà thƣ mục nổi tiếng ngƣời Pháp đã viết: “Có thể nói không quá đáng rằng Tuệ Tĩnh là người sáng lập thật sự ra nghề thuốc Việt Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền rất có hiệu quả cho nghề này”[36]. Ngay sau khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong nƣớc đã chú trọng sƣu tầm và phát hiện nguồn tài nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- cây thuốc. Đi đầu trong đó là giáo sƣ, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Ông là một trong những nhà hoạt động xuất sắc của y học khoa học hiện đại, ngƣời có khả năng bắc cầu giữa y học hiện đại với một trong những nền y học dân tộc Việt Nam [36]. Các công trình nghiên cứu của ông có tới hơn 70 bản đã xuất bản. Trong số đó đáng chú ý nhất phải kể đến bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập (1962 – 1965). Trong bộ sách trình bày đƣợc khoảng 430 loài cây thuốc, thuộc 116 họ, 51 vị thuốc động vật và 19 vị thuốc khoáng vật [36]. Vũ Văn Chuyên với cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” xuất bản năm 1976 để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu [21]. Năm 1978, Thái Văn Trừng tiến hành nghiên cứu thảm thực vật rừng ở Việt Nam, kết quả đƣợc tổng hợp trong cuốn "Thảm thực vật rừng Việt Nam" [53]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng đã soạn thảo “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, trong đó đã giới thiệu đƣợc 519 loài cây thuốc ở Việt Nam [4]. Tiếp đó, tập thể các nhà khoa học Viện Dƣợc liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I. II tổng kết các công trình nghiên cứu trƣớc đó [9] [10]. Với nhiều năm tâm huyết nghiên cứu, năm 1976, Võ Văn Chi đã thống kê đƣợc 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Năm 1996, ông cho ra đời quyển “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã mô tả đƣợc 3.200 cây thuốc Việt Nam [15]. Đây là công trình có ý nghĩa khoa học to lớn, góp phần làm phong phú kho dƣợc liệu nƣớc ta. Bộ lâm nghiệp (1988) đã xuất bản cuốn sách “Cây gỗ rừng Việt Nam” gồm 7 tập, đã phân loại và nêu vai trò của 300 loài gỗ rừng Việt Nam [7]. Năm 1993, Trần Đình Lý xuất bản cuốn sách “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” đã giới thiệu khoảng 1900 loài cây thuộc gần 1000 chi, 230 họ trong đó có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [37]. Năm 1995, Vƣơng Thừa Ân xuất bản cuốn sách "Thuốc quý quanh ta" đã thống kê và mô tả đƣợc nhiều loài thực vật làm thuốc [1]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Năm 1994, Nguyễn Nghĩa Thìn đã giới thiệu đƣợc 112 loài thuốc thuộc 50 họ trong công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn – Lƣơng Sơn – Hà Sơn Bình [32]. Từ Năm 1990 đến năm 1995, tác giả cũng đã giới thiệu 2.300 loài thuộc 1.136 chi, 234 họ thuộc 6 ngành thực vật có mạch bậc cao đƣợc sử dụng làm thuốc và giới thiệu 1.000 bài thuốc đƣợc thu thập ở Việt Nam [32]. Năm 1996, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển) đã tiến hành điều tra và thống kê danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lƣợng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng trong cuốn “Sách Đỏ Việt Nam”. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nƣớc ban hành những nghị định và chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Trong đó có thống kê 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ bị đe dọa, cần phải bảo vệ [6]. Lê Trần Đức (1997) với công trình “Cây thuốc Việt Nam” đã mô tả đặc điểm hình thái, cách gieo trồng thu hoạch, chế biến, công dụng và cách chữa bệnh của 873 loài cây thuốc [28]. Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân xuất bản tác phẩm “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật ở Việt Nam” [2]. Năm 1999, Lê Trần Chấn đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ thực vật ở Việt Nam và đã thống kê đƣợc một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật ở Việt Nam [14]. Năm 2000, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xuất bản cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam”, kết qua đã thống kê đƣợc 4.544 loài thực vật rừng ở Việt Nam [8]. Năm 2001, Lã Đình Mỡi và cộng sự đã nghiên cứu tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam đã mô tả hình thái của 40 loài thực vật thuộc 22 chi [38]. Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2004), khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại đƣợc 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- nhóm theo công dụng: cây lƣơng thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả [63]. Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm phát triển tài nguyên thực vật, phục vụ cho lợi ích con ngƣời và bảo tồn đa dạng sinh học nhƣ: “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” (2000) của tác giả Phạm Thiệp, Lê Xuân Thuần, Bùi Xuân Chƣơng [42]; công trình “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (2002) của tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự [5]; công trình “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ [30]; “Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam” (2007) do Đào Duy Cần và Trần Sỹ Viên đã thống kê 500 vị thuốc Nam – Bắc thƣờng dùng [12]; “Công trình nghiên cứu về họ Bông” của Đỗ Thị Xuyến đã cho kết quả có 37 loài cho sợi, 41 loài làm thuốc, 18 loài làm cảnh, 9 loài làm gỗ [63]. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về tài nguyên thực vật làm thuốc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu y học cổ truyền đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc. Với 54 dân tộc anh em sinh sống, Việt Nam có một kho tàng tri thức dân gian về kinh nghiệm chế biến và sử dụng cây thuốc chữa bệnh rất đa dạng. Nhiều năm trở lại đây, rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc dân tộc đƣợc tiến hành nhằm bảo tồn nguồn gen cây thuốc và y học cổ truyền các dân tộc. Cho đến nay, các tác phẩm của các danh y nhƣ: Tuệ Tĩnh, Hải Thƣợng Lãn Ông và nhiều danh y khác đã góp phần to lớn cho nền y học cổ truyền nƣớc ta qua nhiều thế hệ. Thời kì năm 1955 - 1975, hòa bình đƣợc lập lại ở miền Bắc, song đất nƣớc ta vẫn đang bị chia cắt thành hai miền cho nên việc điều tra, nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên toàn quốc gặp nhiều khó khăn, chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ. Từ năm 1957, nhiều cơ sở Đông y đƣợc thành lập và đem lại nhiều kết quả [47]. Đã có những cuốn sách có giá trị viết về cây thuốc của nhiều tác giả nổi tiếng. Đầu tiên, phải kể đến 6 tập "Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lợi (1962 - 1965, 1969 - 1970) và cho đến nay đã đƣợc tái bản lần thứ 12. Trong tác phẩm của mình, ông đã giới thiệu gần 1000 cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Đây là công trình khoa học có ý nghĩa rất lớn trong nền y học Việt Nam. Tiếp đến là Vũ Văn Chuyên đã có gần 50 đầu sách về cây thuốc Việt Nam. Ông cùng nhiều cộng sự đã nghiên cứu sản xuất các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dƣợc để tiến tới điều trị HIV/AIDS, khối u tiền liệt tuyến, chống lão hóa và tăng cƣờng hoạt động của hoocmon... Một số tác phẩm nổi bật của ông nhƣ: "Tóm tắt đặc điểm các họ của cây thuốc", xuất bản năm 1966, Nxb Y học (tái bản lần 2). Ông còn viết khoảng 500 bài báo khoa học và đã đƣợc công bố trên các tạo trí khoa học... [47]. Năm 1986, Võ Thị Thƣờng đã tiến hành nghiên cứu về các loài cây ăn đƣợc của đồng bào Mƣờng, kết quả tác giả đã thống kê đƣợc 89 loài thuộc 38 họ [5]. Năm 2005, Nguyễn Duy Thuần xuất bản cuốn "Các công trình nghiên cứu của bảo tàng dân tộc Việt Nam", đã thống kê một số công trình nghiên cứu theo dự án Bảo tồn cây thuốc cổ truyền ở Việt Nam [51]. Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã xuất bản cuốn “Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An” đánh giá về tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng và tính hiệu quả của đồng bào dân tộc Thái sử dụng [50]. Năm 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn, Lữ Thị Ngân đã tiến hành nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái xã Thạch Giám, huyện Tƣơng Dƣơng, tỉnh Nghệ An với kết quả đƣợc 231 loài, 192 chi, 88 họ thuộc 4 ngành thực vật [62]. Cùng với đó là rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhƣ: Công trình nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái xã Thạch Giám, huyện Tƣơng Dƣơng, tỉnh Nghệ An của nhóm tác giả Lữ Thị Ngân, Nguyễn Nghĩa Thìn [63]... Tuy những nghiên cứu về thực vật làm thuốc ở Việt Nam đã và đang đƣợc đầu tƣ điều tra, nhƣng quy mô là chƣa lớn. Nhiều loài cây thuốc quý đang bị lạm dụng và khai thác dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp tiến hành điều tra tình hình sử dụng cây thuốc của các dân tộc để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- đƣa ra đƣợc các biện pháp quản lý và sử dụng nhằm góp phần giữ gìn và bảo tồn tri thức dân gian cũng nhƣ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật và cây thuốc ở Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc anh em sinh sống, với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú. Vì thế việc nghiên cứu về giá trị sử dụng cũng nhƣ nhóm cây làm thuốc của các loài thực vật nơi đây đƣợc nhiều ngƣời chú ý. Năm 1965, hội Đông y tỉnh Bắc Thái đƣợc thành lập, có nhiệm vụ tập trung đoàn kết giới lƣơng y của toàn tỉnh, qua đó các ông lang bà mế học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cùng chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành điều tra tình hình tái sinh và diễn thế ở rừng Bắc Thái (cũ) đã đƣa ra bản danh mục thực vật gồm 688 loài thuộc 433 chi và 134 họ [56]. Năm 1995, Nguyễn Xuân Quát tiến hành nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô hình vƣờn chè tại vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hóa của các huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Đại Từ và Thành phố Thái Nguyên [55]. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) tiến hành nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái [22]. Năm 1996, Uỷ ban nhân dân tình Bắc Thái thực hiện chuyên đề tài nguyên thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phƣợng Hoàng, Thần Sa thuộc huyện Võ Nhai của đã thống kê đƣợc 262 loài thuộc 79 họ; trong đó đã phân loại theo 6 nhóm giá trị sử dụng : thực vật làm thuốc, thực vật cho tinh dầu, cho quả và lá ăn đƣợc, lấy sợi, cho nhựa, làm cảnh [54]. Năm 1997, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành điều tra thảm thực vật và khu hệ thực vật rừng ATK Định Hóa đã thu đƣợc 316 loài thực vật có mạch thuộc 96 họ [55]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Đến năm 2001, Bùi Thị Dậu và cộng sự khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên nhằm phục hồi rừng sau nƣơng rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn đã thống kê đƣợc 676 loài cây tái sinh thuộc 154 họ [27]. Năm 2004, Lê Ngọc Công đã tiến hành nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, làm luận án tiến sĩ sinh học [23]. Năm 2005, Lê Ngọc Công bƣớc đầu điều tra nguồn gen cây thuốc ở hai xã Khe Mo và Văn Hán, huyện Đồng Hỷ đã thống kê đƣợc 214 loài cây thuốc trong 189 chi và 73 họ [24]. Năm 2006, Lê Ngọc Công và cộng sự đã tiến hành điều tra hiện trạng góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật huyện Phú Lƣơng đã thống kê đƣợc 490 loài thực vật có mạch thuộc 350 chi và 106 họ. Tác giả đã phân loại theo 7 nhóm giá trị sử dụng khác nhau [25]. Năm 2007, công trình “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày ở một số xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hƣơng, trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Kết quả thống kê đƣợc 307 loài thuộc 244 chi, 102 họ của 5 ngành thực vật đƣợc đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa sử dụng [32]. Công trình nghiên cứu sự đa dạng nhóm cây có ích ở Phú Lƣơng (Thái Nguyên) của nhóm tác giả Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), đã thu đƣợc 296 loài thuộc 90 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [26]. Năm 2008, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phƣợng Hoàng đã thống kê đƣợc 1635 loài thuộc 817 chi của 191 họ. Sau đó, phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc bộ đã lập danh mục các loài thực vật ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng bao gồm 5 ngành, 160 họ, 1096 loài và phân chia giá trị sử dụng của các loài thực vật theo 4 nhóm chính là: Cây lấy gỗ, cây làm thuốc, cây làm cảnh [13]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Công trình nghiên cứu “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững” (2009) của tác giả Đinh Thị Bạch Yến, khoa Sinh học - trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã thống kê đƣợc 130 loài thuộc 109 chi, 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao [58]. Ngoài ra có thể kể đến một số đề tài khác nhƣ: Đề tài nghiên cứu “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Quỳnh Nga [43]; Đề tài nghiên cứu “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh Hƣơng, Nguyễn Thị Thuận [33]. Cùng nhiều công trình khoa học khác nhƣ: “Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”; công trình “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Sán Chí xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”… Tuy nhiên, có thể thấy việc nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng về tài nguyên thực vật ở Thái Nguyên còn ít và trong phạm vi hẹp nên chƣa phản ánh đƣợc sự đa dạng và phong phú của chúng. Để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen cũng nhƣ việc đầu tƣ phát triển kinh tế thì việc điều tra và đánh giá sự đa dạng của thực vật theo giá trị sử dụng là một việc làm thiết thực và cần thiết. Y học Thái Nguyên đang từng bƣớc hoàn thiện và phát triển, vì vậy việc đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc mang lại giá trị khoa học cũng nhƣ giá trị kinh tế cho toàn tỉnh. Đồng thời, để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen cũng nhƣ việc bảo tồn những kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc thì việc điều tra, thu thập các mẫu cây thuốc và kinh nghiệm sủ dụng của cộng đồng các dân tộc là hoạt động thiết thực và quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 173 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn