intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

194
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thành phần loài cây cảnh (trừ họ Lan Orchidaceae) được sản xuất, kinh doanh; hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Vân ĐIỀU TRA CÂY CẢNH TẠI PHƯỜNG TÂN QUI ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Vân ĐIỀU TRA CÂY CẢNH TẠI PHƯỜNG TÂN QUI ĐÔNG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LAN THI TS. ĐẶNG LÊ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Nguyễn Thị Lan Thi, TS. Đặng Lê Anh Tuấn đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn, định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Chú Cao Hữu Dụng, chị Phạm Thị Đoan Trang, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh, đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong các đợt thực địa. - Chú Nguyễn Hồng Sơn - phường Tân Qui Đông đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn. - PGS TS. Trần Hợp đã cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quý. - Quý thầy cô đã truyền thụ kiến thức. - Phòng thí nghiệm di truyền - thực vật trường Đại học sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ dụng cụ thực địa. - Phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Huệ, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. - Gia đình và bạn bè đã luôn luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tác giả. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2014 Nguyễn Thị Hồng Vân
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................4 1.1. Tổng quan về cây cảnh .............................................................................................4 1.1.1. Sơ lược về cây cảnh ...........................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm cây cảnh ....................................................................................4 1.1.1.2. Phân loại cây cảnh ......................................................................................4 1.1.1.3. Lịch sử phát triển cây cảnh .........................................................................5 1.1.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở Việt Nam ..................................6 1.1.3. Tổng quan về cây cảnh ở thành phố Sa Đéc .....................................................7 1.1.3.1. Tình hình sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc .......................................................7 1.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn của sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc ............................8 1.1.4. Vài nét về lịch sử làng hoa kiểng Tân Qui Đông. .............................................9 1.2. Một số nghiên cứu về cây cảnh ..............................................................................10 1.2.1. Một số nghiên cứu cây cảnh trên thế giới ...................................................10
  6. 1.2.2. Một số nghiên cứu cây cảnh ở Việt Nam ........................................................11 1.3. Tổng quan về vùng nghiên cứu ..............................................................................13 1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của thành phố Sa Đéc .................................13 1.3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................13 1.3.1.2. Khí hậu, thủy văn .....................................................................................14 1.3.2. Tổng quan về phường Tân Qui Đông ..............................................................15 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................17 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................19 2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên .........................................................19 2.3.2. Phương pháp chụp hình mẫu vật và xử lý hình ...............................................19 2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu ...................................................................................20 2.3.3.1. Đeo nhãn cho mẫu ....................................................................................20 2.3.3.2. Phương pháp ép và sấy khô mẫu ..............................................................20 2.3.4. Phương pháp xác định tên khoa học ................................................................21 2.3.4.1. Phân tích những đặc điểm hình thái của các mẫu thu thập ......................21 2.3.4.2. Kiểm tra tên khoa học...............................................................................22 2.3.5. Phương pháp trình bày mẫu.............................................................................22 2.3.6. Phương pháp xây dựng danh lục thực vật .......................................................23 2.3.7. Phương pháp mô tả thực vật ............................................................................23 2.3.8. Phương pháp khảo sát hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh .........................24 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................24 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................26
  7. 3.1. Thành phần loài cây cảnh được sản xuất, kinh doanh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. ..............................................................26 3.1.1. Thành phần loài cây cảnh theo hệ thống phân loại thực vật của Brummitt. ...26 3.1.2. Thành phần loài cây cảnh theo người dân phường Tân Qui Đông .................28 3.2. Mô tả đặc điểm hình thái một số loài cây cảnh. .....................................................29 3.2.1. Asplenium nidus L. ..........................................................................................29 3.2.2. Crossandra infundibuliformis (L.) Nees .........................................................30 3.2.3. Celosia argentea L. .........................................................................................33 3.2.4. Gomphrena globosa L. ....................................................................................34 3.2.5. Cananga odorata var. fruticosa (Craib) J.Sinclair ..........................................37 3.2.6. Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult. ..................................................39 3.2.7. Allamanda schottii Pohl ..................................................................................41 3.2.8. Tabernaemontana divaricata (L.) R.Br. ex Roem. & Schult. .........................43 3.2.9. Tecoma stans (L.) Juss. ex Kunth ....................................................................45 3.2.10. Lonicera japonica Thunb. .............................................................................46 3.2.11. Combretum indicum (L.) DeFilipps ..............................................................48 3.2.12. Evolvulus glomeratus Nees & C. Mart. .........................................................51 3.2.13. Jatropha integerrima Jacq. ............................................................................53 3.2.14. Erythrina fusca Lour. ....................................................................................55 3.2.15. Aeschynanthus pulcher (Blume) G.Don ........................................................57 3.2.16. Clerodendrum thomsoniae Balf.f. .................................................................58 3.2.17. Plectranthus scutellarioides (L.) R.Br. .........................................................61 3.2.18. Cuphea hyssopifolia Kunth ...........................................................................64 3.2.19. Lagerstroemia indica L. ................................................................................66 3.2.20. Galphimia gracilis Bartl. ...............................................................................68
  8. 3.2.21. Hibiscus rosa-sinensis L................................................................................70 3.2.22. Melastoma malabathricum L. .......................................................................72 3.2.23. Callistemon citrinus (Curtis) Skeels..............................................................74 3.2.24. Turnera subulata Sm. ....................................................................................75 3.2.25. Antigonon leptopus Hook. & Arn. .................................................................77 3.2.26. Portulaca oleracea L. ....................................................................................80 3.2.27. Ixora javanica (Blume) DC. ..........................................................................83 3.2.28. Mussaenda philippica A.Rich. ......................................................................85 3.2.29. Murraya paniculata (L.) Jack........................................................................87 3.2.30. Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. .........................................89 3.2.31. Angelonia salicariifolia Bonpl ......................................................................90 3.2.32. Leucophyllum frutescens (Berland.) I.M. Johnst. ..........................................92 3.2.33. Duranta erecta L. ..........................................................................................95 3.2.34. Lantana camara L. ........................................................................................98 3.2.35. Aglaonema costatum N.E.Br. ......................................................................100 3.2.36. Anthurium andraeanum Linden ex André...................................................103 3.2.38. Canna X generalis L.H. Bailey & E.Z. Bailey ............................................106 3.2.39. Heliconia psittacorum L.f. ..........................................................................108 3.3. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh. ......................................110 3.3.1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn. ....................................................110 3.3.2. Nội dung khảo sát ..........................................................................................112 3.3.2.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ................................................112 3.3.2.2. Đánh giá cây cảnh nhập nội và cây cảnh có nguồn gốc trong nước. .....120 3.4. Thảo luận ..............................................................................................................128
  9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................131 1. Kết luận....................................................................................................................131 2. Kiến nghị .................................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................133 PHỤ LỤC ........................................................................................................................1 Phụ lục 1. Thành phần loài cây cảnh ở Tân Qui Đông theo hệ thống phân loại Brummit. ........................................................................................................2 Phụ lục 2. Danh sách các taxa cây cảnh chưa xác định được tên khoa học của loài. ...58 Phụ lục 3. Hình ảnh các loài cây cảnh định danh tên khoa học (trừ 39 loài cây cảnh mô tả, đĩa CD). ...................................................................................................60 Phụ lục 4. Hình ảnh các taxa cây cảnh chưa xác định được tên khoa học của loài (đĩa CD). ..............................................................................................................60 Phụ lục 5. Cấu trúc hệ gân lá .........................................................................................61 Phụ lục 6. Phiếu khảo sát ý kiến người sản xuất, kinh doanh cây cảnh ........................66 Phụ lục 7. Danh sách người dân được phỏng vấn .........................................................74 Phụ lục 8. Một số hình ảnh phỏng vấn, phương thức sản xuất, và hoạt động mua bán cây cảnh của người dân. ...............................................................................76 Phụ lục 9. Những loại cây cảnh được trồng ở 50 hộ dân được phỏng vấn. ..................77 Phụ lục 10. Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. .....................................87
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích và giá trị sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc ..............................................8 Bảng 2.1. Thời gian thực địa. ........................................................................................17 Bảng 3.1. Đa dạng về thành phân loài cây cảnh ở Tân Qui Đông theo nhóm thực vật. .......................................................................................................................................26 Bảng 3.2. So sánh giống cây cảnh trong nước và nước ngoài.....................................121 Bảng 3.3. Lí do dẫn đến sức mua cao của các giống cây cảnh. ..................................124 Bảng 3.4. Các giống cây cảnh nước ngoài không được người tiêu dùng ưa chuộng và cách xử lý.....................................................................................................................125 Bảng 3.5. Khả năng tái sinh sau khi bị phá hủy của một số cây cảnh giống nước ngoài. .....................................................................................................................................127 Bảng 3.6. Khả năng phát tán của cây cảnh giống nước ngoài sau một thời gian chúng được phát triển tự nhiên. ..............................................................................................128
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục các hình Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Sa Đéc............................................................14 Hình 2.1. Sấy mẫu bằng máy sấy Panasonic EH 5235 .................................................21 Hình 3.1. Asplenium nidus L. ........................................................................................30 Hình 3.2. Crossandra infundibuliformis (L.) Nees. ......................................................32 Hình 3.3. Celosia argentea L. .......................................................................................34 Hình 3.4. Gomphrena globosa L. ..................................................................................36 Hình 3.5. Cananga odorata (Lam.) Hook. f. & Thoms. ...............................................38 Hình 3.6. Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult. ................................................40 Hình 3.7. Allamanda schottii Pohl. ...............................................................................42 Hình 3.8. Tabernaemontana divaricata (L.) R.Br. ex Roem. & Schult. .......................44 Hình 3.9. Tecoma stans (L.) Juss. ex Kunth. .................................................................46 Hình 3.10. Lonicera japonica Thunb. ...........................................................................48 Hình 3.11. Combretum indicum (L.) DeFilipps. ...........................................................50 Hình 3.12. Evolvulus glomeratus Nees & C. Mart. .......................................................52 Hình 3.13. Jatropha integerrima Jacq. ..........................................................................54 Hình 3.14. Erythrina fusca Lour. ..................................................................................56 Hình 3.15. Aeschynanthus pulcher (Blume) G.Don. .....................................................58 Hình 3.16. Clerodendrum thomsoniae Balf.f. ...............................................................60 Hình 3.17. Plectranthus scutellarioides (L.) R.Br. .......................................................63 Hình 3.18. Cuphea hyssopifolia Kunth. ........................................................................65 Hình 3.19. Lagerstroemia indica L. ..............................................................................67 Hình 3.20. Galphimia gracilis Bartl. .............................................................................69 Hình 3.21. Hibiscus rosa-sinensis L..............................................................................71 Hình 3.22. Melastoma malabathricum L. .....................................................................73 Hình 3.23. Callistemon citrinus (Curtis) Skeels............................................................75 Hình 3.24. Turnera subulata Sm. ..................................................................................77 Hình 3.25. Antigonon leptopus Hook. & Arn................................................................79 Hình 3.26. Portulaca oleracea L. ..................................................................................82
  12. Hình 3.27. Ixora javanica (Blume) DC. ........................................................................84 Hình 3.28. Mussaenda philippica A.Rich. ....................................................................86 Hình 3.29. Murraya paniculata (L.) Jack......................................................................88 Hình 3.30. Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. .......................................90 Hình 3.31. Angelonia salicariifolia Bonpl. ...................................................................92 Hình 3.32. Leucophyllum frutescens (Berland.) I.M. Johnst. ........................................94 Hình 3.33. Duranta erecta L. ........................................................................................97 Hình 3.34. Lantana camara L. ....................................................................................100 Hình 3.35. Aglaonema costatum N.E.Br. ....................................................................102 Hình 3.36. Anthurium andraeanum Linden ex André.................................................104 Hình 3.37. Asparagus densiflorus (Kunth) Jessop 'Sprengeri'. ...................................105 Hình 3.38. Canna X generalis L.H. Bailey & E.Z. Bailey. .........................................107 Hình 3.39. Heliconia psittacorum L.f. ........................................................................109 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng về loài trong các họ cây cảnh ở Tân Qui Đông......................27 Biểu đồ 3.2. Đa dạng của các taxa trong các họ cây cảnh ở Tân Qui Đông chưa định danh được tên loài. ........................................................................................................28 Biểu đồ 3.3. Thành phần loài cây cảnh theo cách phân chia của người dân Tân Qui Đông. .............................................................................................................................29 Biểu đồ 3.4. Đa dạng về xuất xứ các giống cây cảnh được trồng ở Tân Qui Đông. ...113 Biểu đồ 3.5. Tiêu chí lựa chọn cây cảnh của người mua. ...........................................116 Biểu đồ 3.6. Khu vực tiêu thụ cây cảnh của Tân Qui Đông. .......................................118 Biểu đồ 3.7. So sánh hình dáng bên ngoài cây cảnh giống trong nước và nước ngoài. .....................................................................................................................................122 Biểu đồ 3.8. So sánh sức mua cây cảnh trong nước và nước ngoài. ...........................122 Biểu đồ 3.9. So sánh giá bán cây cảnh trong nước và nước ngoài. .............................123
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống hàng ngày của con người, cây cảnh tuy không cần thiết bằng các loại cây lương thực, cây dược liệu nhưng cây cảnh lại gần gũi với đời sống con người, chúng có mặt ở rất nhiều không gian: sân, vườn, bờ tường, trong nhà, hay trên bàn làm việc… Cây cảnh mang rất nhiều giá trị khác nhau. Cây cảnh là ngôn ngữ biểu thị tình cảm của con người: người phương Tây lấy sắc đỏ thắm của hoa Hồng tượng trưng cho sắc đẹp, Bách hợp tượng trưng cho sự thuần khiết, người phương Đông lại quý trọng hoa Sen bởi tính quân tử, hoa Cúc biểu thị sự thủy chung, Mẫu đơn thể hiện sự phú quý, … Cây cảnh mang giá trị thẩm mỹ, môi trường rất lớn, nó góp phần làm đẹp cảnh quan của các căn hộ, các ngôi nhà, sân thượng, vườn, tạo vành đai xanh trên các đường phố, giảm ô nhiễm bụi và tiếng ồn…Ngoài ra, cây cảnh còn mang lại giá trị kinh tế cho các hộ dân trồng cây cảnh. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), lợi nhuận thu được từ nghề trồng cây cảnh là 90 triệu đồng/ha/năm, so với lợi nhuận trên đất trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu là 7,6 triệu đồng /ha/năm. Bên cạnh đó, một số loại cây cảnh còn mang vị thuốc có tác dụng chữa bệnh như hoa Hồng chữa ho, hạt Sen làm thuốc an thần. Đặc biệt, một số loài cây cảnh còn có thể sử dụng làm hương liệu trong mỹ phẩm. Theo Ohsawa (1991) “Nếu như trong cuộc sống muôn hình, muôn vẻ của con người, bên cạnh cuộc sống vật chất cần có cuộc sống tinh thần thì cây cảnh cùng với thiên nhiên đã góp phần to lớn vào việc tạo cho con người có sức khỏe của cơ thể, có sự thanh thản, thoải mái của tinh thần và sự giàu có về tâm hồn” [13]. Trong kho tài nguyên thực vật của nước ta, nhóm cây có hình dáng kì lạ, hương sắc hoa độc đáo, được gây trồng làm cảnh có lẽ là nhóm cây phong phú và phức tạp hơn cả về số lượng taxon [12]. Đồng thời số lượng các loài cây cảnh không ngừng được bổ sung thêm do con người khai thác, chọn lọc các cây tự nhiên ở Việt Nam để làm cảnh và sự tham gia ngày càng nhiều của các loài cây cảnh nhập nội. Theo Trần Hợp (1993), các taxon nhập nội này, chủ yếu do sự dẫn giống có ý thức của các nhà trồng trọt, các nhà vườn hay các nghệ nhân, các nhà tài tử nghiệp dư. Một phần nhỏ do sự
  14. 2 xâm nhập tự nhiên theo các luồng di cư. Chính các yếu tố này đã làm cho thị trường cây cảnh của nước ta vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong thị trường cây cảnh đa dạng phong phú đó, phần lớn người sản xuất, kinh doanh cây cảnh không quan tâm đến tên khoa học của cây. Tên thông thường (tên kiểng) của cây cảnh còn được đặt một cách chủ quan rời rạc, không thống nhất. Tên cây cảnh không chỉ diễn đạt vẻ đẹp của cây mà còn nói lên phẩm hạnh, khí sắc, tính tình, tâm hồn - phản ánh thu nhỏ đại hồn vũ trụ (Ohsawa 1991). Các nhà vườn có xu hướng đặt cho cây cảnh các tên gọi mang ý nghĩa tốt đẹp như Kim phát tài, Bạch phát tài, Hoàng hậu, Bạch mã hoàng tử, Phú quý, Cát tường… Thậm chí, có nhiều tên kiểng cho cùng một cây. Vì vậy, việc định danh các loài cây cảnh là hết sức cần thiết nhằm thể hiện tính đa dạng thật sự của thị trường cây cảnh. Ở nước ta, cây cảnh được nghiên cứu từ khá sớm, khoảng những năm 1964-1965 Vũ Văn Chuyên và Nguyễn Đình Ngỗi đã tiến hành công việc thống kê về cây cảnh ở Thủ đô Hà Nội [3]. Nhiều công trình nghiên cứu về cây cảnh đã được công bố như: “Cây cảnh và hoa Việt Nam” của Trần Hợp (1993) đã giới thiệu 756 loài cây cảnh. Năm 2012, tác giả Trần Hợp xuất bản tập 1 sách “Tài nguyên cây cảnh Việt Nam” giới thiệu 417 loài cây cảnh thuộc 3 nhóm quyết thực vật, dương xỉ, thông. Tuy nhiên, số lượng các loài cây cảnh không ngừng gia tăng theo thời gian, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người mua. Vì vậy, việc cập nhật danh lục các loài cây cảnh là hết sức cần thiết. “Làng hoa Sa Đéc” là một trong các vựa cây cảnh lớn ở miền Tây Nam Bộ với nhiều loại cây cảnh nổi tiếng như hồng, cúc, vạn thọ… Năm 2013, diện tích trồng trồng cây cảnh ở Sa Đéc ước đạt khoảng 355ha với 1.986 hộ trồng cây cảnh. Trong đó, diện tích trồng cây cảnh tập trung nhiều nhất ở phường Tân Qui Đông với 200,4ha. Năm 2013, thành phố Sa Đéc có kế hoạch phát triển “Làng hoa Sa Đéc” thành “Thành phố hoa Sa Đéc”. Để góp phần thực hiện kế hoạch này thì việc định danh các loài cây cảnh được sản xuất kinh doanh ở Sa Đéc là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”.
  15. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định thành phần loài cây cảnh (trừ họ Lan Orchidaceae) được sản xuất, kinh doanh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Xác định hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các loài cây cảnh (trừ họ Lan Orchidaceae), được sản xuất, kinh doanh ở phường Tân Qui Đông thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 50 hộ dân sản xuất, kinh doanh cây cảnh ở phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. 4. Đóng góp của luận văn Định danh tên khoa học của 217 loài cây cảnh. Xác định 4 nhóm cây cảnh chính ở Tân Qui Đông. Mô tả đặc điểm hình thái, cách thức nhân giống, của 39 loài cây cảnh. Đánh giá sơ lược hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh ở Tân Qui Đông. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Kết quả của đề tài cung cấp dẫn liệu về thành phần loài, nguồn gốc, xuất xứ các loài cây cảnh được sản xuất, kinh doanh ở phường Tân Qui Đông thành phố Sa Đéc nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý của thành phố xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài cây cảnh truyền thống của Sa Đéc cũng như xây dựng kế hoạch xây dựng “Thành phố hoa Sa Đéc” của tỉnh Đồng Tháp. Kết quả của đề tài cung cấp tư liệu về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh ở Tân Qui Đông, hỗ trợ các cơ quan quản lý của thành phố Sa Đéc trong vấn đề định hướng thị trường tiêu thụ cây cảnh Tân Qui Đông.
  16. 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây cảnh 1.1.1. Sơ lược về cây cảnh 1.1.1.1. Khái niệm cây cảnh Cây cảnh là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá, cành, củ, quả, hương thơm, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như: nhà, vườn, sân, nội thất [29, tr.8], [3, tr.7]. 1.1.1.2. Phân loại cây cảnh Hiện nay, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có rất nhiều cách phân loại cây cảnh Phân loại cây cảnh theo công dụng Nhóm cây leo, cây hàng rào. Nhóm cây làm cảnh bằng thân. Nhóm cây làm cảnh bằng lá. Nhóm cây làm cảnh bằng hoa. Nhóm cây làm cảnh bằng quả. Nhóm cây làm cảnh ở nước [12, tr.5]. Phân loại cây cảnh theo đặc điểm hình thái Cây cảnh thân cỏ. Cây cảnh thân gỗ. Cây cảnh dây leo [6, tr.11, 12]. Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng Cây cắt hoa trưng bày Cây trưng bày cả cây Cây cảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác [29, tr.8]. Phân loại cây cảnh theo các yêu cầu trồng, mùa có hoa và các đặc tính hình thái học của cây (Theo Trần Hợp (1993), trích từ “The Mac Donald Encyclopedia of plants and flowers” (1984)). Cây trong nhà (Indoor plants). Cây bụi (Shrubs and bushes).
  17. 5 Cây mọng nước và xương rồng (Succulents and Cacti). Cây leo (Climbing plants). Cây trong vườn (Garden favorites). Cây xuân, hè (Spring and Summer plants). Các loài cây thuộc nhóm hoa loa kèn (Lilies Amaryllis and their like). Hoa hồng và họ hoa hồng (Rose and rose family). Cây trồng ở ban công, sân thượng (Balcony and Terrace plants). Cây ven lối đi (Boder plants). Cây làm thuốc, hương liệu (Medicinal and Aromatic plants). Cây ở hồ nước (Lake blooming plants). Cây ở vườn đá (Rock garden plants). Cây vùng Địa Trung Hải (Mediterranean plants). Cây ở nước (Water and pool plants). Lan (Orchids) [13, tr. 141,142]. Người dân ở phường Tân Qui Đông phân chia cây cảnh căn cứ vào thời gian gieo trồng trong năm và mục đích sử dụng Hoa thời vụ (hoa tết) Kiểng nội thất Kiểng công trình Kiểng cổ-bonsai. 1.1.1.3. Lịch sử phát triển cây cảnh Từ khi biết gieo trồng các loại cây để làm thức ăn, với sự phát triển của trí tuệ và nhận thức, con người đã biết chọn lọc nhiều loại cây có hoa đẹp để làm cảnh [3]. Dựa vào các bức tranh và các bảng điêu khắc cổ mô tả những cây thu hái từ thiên nhiên được trồng trong chậu để trang trí nội thất với hình thái tự nhiên không có sự tạo dáng, sửa đổi của con người, và từ đây đã khai sinh ra nghệ thuật bonsai: “Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại nhưng mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên”. Các cây cảnh này đã xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên và được du nhập vào Nhật khoảng
  18. 6 năm 1185. Khi được du nhập vào Nhật nghệ thuật bonsai đã được cải tiến và phát triển mạnh. Qua những cuộc triển lãm ở Luân Đôn (Anh) và Paris (Pháp) vào năm 1900 đã đưa nghệ thuật bonsai mở rộng và phát triển khắp thế giới [37], [13, tr. 9], [4]. Riêng ở Mỹ, nghề trồng cây cảnh bắt đầu tại vườn thực vật của Jonh Bartram vào năm 1728. Từ đây, nghề trồng cây cảnh đã phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 19. Việc trồng và bán các loài cây có ích và hấp dẫn ở Mỹ ngày càng gia tăng. Các nhà sưu tập cây ở Mỹ đã đi du lịch khắp thế giới để tìm kiếm các loài cây mới lạ, hấp dẫn đưa về nước để nhân giống. Các loại cây bản địa và cây ngoại lai đẹp, dễ nhân giống tiếp tục được lựa chọn đưa vào trồng và mua bán trên thị trường. Năm 1999, gần 6.000 loài và giống cây trồng khác nhau được cung cấp bởi các vườn ươm ở Bắc Mỹ [65]. 1.1.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở Việt Nam Việt Nam là nước có khí hậu đa dạng nên có thể trồng nhiều loại cây cảnh khác nhau với nhiều vụ trong năm. Theo Viện nghiên cứu rau quả, diện tích trồng cây cảnh trên cả nước trong năm 2004 là 9.430ha [52]. Việt Nam đã hình thành 3 vùng trồng hoa lớn: Vùng hoa đồng bằng sông Hồng với khí hậu 4 mùa thích hợp trồng nhiều loại hoa. Diện tích trồng hoa tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong nước, và một số lượng nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc như Hồng chiếm 35% và Cúc chiếm 30% [52 ]. Vùng hoa Đà Lạt là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp với chất lượng tốt như phong lan, địa lan, hồng, đồng tiền… Năm 2013, diện tích trồng hoa của Lâm Đồng khoảng 5.400 hecta, sản lượng hoa cắt cành mỗi năm hơn 1,8 tỷ cành. Trong đó, thành phố Đà Lạt chiếm 57% diện tích và 60% lượng hoa cung cấp ra thị trường [52], [71]. Tuy nhiên, trong 10 năm từ 2002 đến 2012, xuất khẩu hoa Đà Lạt không tăng, chỉ dừng ở mức 5% và hoa Đà Lạt chưa có thương hiệu ở nước ngoài. Hoa Đà Lạt chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa, chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và các tỉnh Đông Nam Bộ. Chỉ một số ít hoa được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Đài Loan [71].
  19. 7 Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền... Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan tại Thái Lan 528]. Làng hoa Sa Đéc cũng là một trong những vùng trồng cây cảnh lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích năm 2013 ước đạt 355ha với giá trị sản xuất ước đạt 131 tỷ đồng/năm [46]. Thị trường tiêu thụ cây cảnh ở Đồng Tháp, theo đánh giá của Trần Thị Út Linh - Trung tâm chính sách chiến lược nông nghiệp và nông thôn miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đứng thứ 2 là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ lớn các loại cây cảnh của Đồng Tháp. Ngoài ra, cây cảnh Đồng Tháp đã được tiêu thụ ở một số nước như Đài Loan, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỉ trọng tiêu thụ ở các nước này rất ít và không ổn định [21]. Trong thị trường cây cảnh Việt Nam, theo đánh giá của Nguyễn Thị Kim Lý (2010), phần lớn các loại cây cảnh sản xuất được phục vụ cho các thị trường trong nước. Một số lượng nhỏ được xuất khẩu sang Nga, châu Âu, Trung Quốc và Thái Lan [59]. Nhìn chung, tình hình sản xuất cây cảnh của Việt Nam gia tăng về diện tích và sản lượng nhưng thị trường tiêu thụ lại chủ yếu là trong nước. Mặc dù nhu cầu của thị trường cây cảnh thế giới rất lớn nhưng giá trị xuất khẩu cây cảnh của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa phát huy hết tiềm năng của ngành sản xuất cây cảnh trong nước, do thiếu các doanh nghiệp làm nhiệm vụ liên hệ với các đầu mối sỉ và lẻ để tổ chức giao dịch thương mại một cách chuyên nghiệp .Theo ông Dư Hữu Đức, phó giám đốc Trung tâm thương mại dịch vụ sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh “Việc hình thành một doanh nghiệp hay hiệp hội phụ trách môi giới mua bán, xuất khẩu cây cảnh là nhu cầu tất yếu để chuyển dần việc kinh doanh ngành hàng này theo hướng sản xuất hàng hoá” [74]. 1.1.3. Tổng quan về cây cảnh ở thành phố Sa Đéc 1.1.3.1. Tình hình sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc Thành phố Sa Đéc được xem là cái nôi của cây cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, làng hoa Sa Đéc chỉ có vài chục hộ trồng cây cảnh. Sau ngày
  20. 8 miền Nam hoàn toàn giải phóng, diện tích và giá trị cây cảnh ở Sa Đéc không ngừng gia tăng. Năm 2010, làng hoa Sa Đéc được chính thức công nhận là làng nghề và hiện nay đang xây dựng thương hiệu “Hoa kiểng Sa Đéc” [30]. Bảng 1.1. Diện tích và giá trị sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc [47] Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích (ha) 255 270 308 325 353,59 Giá trị (triệu đồng/năm) 70,782 91,548 102,605 112,440 130,712 Năm 2013, ước tính diện tích sản xuất cây cảnh tại Sa Đéc khoảng 355ha, giá trị sản xuất ước đạt 131 tỷ đồng/năm. Diện tích trồng cây cảnh tập trung chủ yếu ở phường Tân Qui Đông với diện tích là 200,4ha, xã Tân Khánh Đông với diện tích 75ha, phường An Hòa với diện tích là 18,7ha [21]. Cũng vào năm này, cây cảnh Sa Đéc có hơn 2.000 chủng loại, cung cấp sản phẩm cho nhiều vùng trong cả nước đồng thời xuất khẩu sang Lào, Campuchia và Trung Quốc. Cây cảnh ở Sa Đéc được chia thành 4 nhóm căn cứ vào thời gian gieo trồng và mục đích sử dụng, gồm hoa tết (hoa thời vụ), kiểng nội thất, kiểng công trình, kiểng cổ - bonsai [21]. 1.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn của sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc Sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc có nhiều điều kiện thuận lợi như: điều kiện tự nhiên thuận lợi ít bị tác động bởi triều cường và xâm nhập mặn so với làng hoa Cái Mơn ở Bến Tre và Hóc Môn ở thành phố Hồ Chí Minh, người dân trồng cây cảnh có kinh nghiệm lâu đời, chủng loại cây cảnh phong phú thường xuyên được bổ sung các giống nhập nội. Đến nay, trên địa bàn Thành phố Sa Đéc đã có 6 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã chuyên hoạt động trong lĩnh vực cây cảnh [30]. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, sản xuất cây cảnh ở thành phố Sa Đéc mang tính chất sản xuất nhỏ, phân tán, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm gia đình, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ đóng gói, bảo quản còn yếu. Hoạt động của các tổ hợp tác và hợp tác xã còn hạn chế vì vậy người dân tự định hướng về tổ chức sản xuất, trong khi thị trường tiêu thụ cây cảnh không ổn định. Bên cạnh đó, sản xuất cây cảnh chịu nhiều rủi ro như ảnh hưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1