Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tập đoàn sâu hại và những loài côn trùng thiên địch quan trọng trên cây Bưởi tại Lương Sơn, Hoà Bình và đề xuất các biện pháp lợi dụng chúng trong phòng trừ các loài sâu hại tại vùng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ HÒA ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ CÔN TRÙNG THIÊN ĐỊCH TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH VÀ KHẢ NĂNG LỢI DỤNG CHÚNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ HÒA ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ CÔN TRÙNG THIÊN ĐỊCH TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH VÀ KHẢ NĂNG LỢI DỤNG CHÚNG. Chuyên ngành: Động Vật Học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Quỳnh Mai HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ: “Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Phạm Quỳnh Mai. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hòa
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Học Viện Khoa Học Và Công Nghệ đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Quỳnh Mai - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến đề tài KHCN cấp cơ sở 2018, mã số: IEBR.DT.12/18 và IEBR.DT.1-19 của phòng Sinh thái côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, do Thạc sỹ Nguyễn Đức Hiệp làm chủ nhiệm và các cán bộ Phòng Sinh thái côn trùng, đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong việc thu thập mẫu vật ngoài thực địa, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn Đề tài Nghiên cứu viên cao cấp, mã số: NVCC09.06/19-19 do TS. Phạm Quỳnh Mai làm chủ nhiệm đã cung cấp tài liệu và hỗ trợ về chuyên môn phân tích mẫu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình anh Lại Văn Tựa, chủ vườn tại Lương Sơn, Hòa Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện lấy mẫu và khảo sát để hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía hội đồng báo cáo, giáo viên phản biện và các thầy cô trong khoa để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Hòa
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH. .............................................................................................................4 1.1.1. Thực trạng sản xuất cây có múi ở Việt Nam. ............................................4 1.1.2. Thực trạng sản xuất cây có múi ở tỉnh Hòa Bình. .....................................5 1.2. CÁC LOÀI SÂU HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHÚNG. ....................................................8 1.2.1. Bọ trĩ ..........................................................................................................8 Bọ trĩ có tên khoa học là Scirtothrips dorsalis Hood – còn gọi là Rầy lửa, Bù lạch. .8 1.2.2. Nhện đỏ ......................................................................................................9 Nhện đỏ có tên khoa học Panonychus citri ..........................................................9 1.2.3. Rầy chổng cánh ........................................................................................10 1.2.4. Ruồi đục quả ............................................................................................12 Ruồi đục quả có tên khoa học là Bactrocera dorsalis – còn gọi là Ruồi vàng .12 1.2.5. Sâu vẽ bùa ................................................................................................13 1.3. BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM ....................................................15 1.4.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH. .............................................................20 1.4.1 Các diều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên thiên nhiên……… 20 1.4.2. Nghiên cứu xác định tập đoàn sâu hại cây có múi và những loài gây hại chủ yếu trên cây có múi ở Việt Nam. .................................................................25 1.4.3. Nghiên cứu những đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu hại chủ yếu làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ. ..............................................26 1.4.4. Nghiên cứu phòng trừ các loài sâu hại chủ yếu trên cây có múi. ...........27
- CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ .................................... 31 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .......................................................................31 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................31 2.3.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................32 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………...31 3.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TRÊN CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VƯỜN BƯỞI TẠI XÃ THÀNH LẬP, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH-ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .......................................................................................37 3.1.1. Một số nét khái quát về hiện trạng phát triển cây Bưởi ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. ............................................................................................37 3.1.2. Đặc điểm của vườn Bưởi tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình - địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn. ...............................................38 3.2. NHỮNG DẪN LIỆU CƠ BẢN VỀ KHU HỆ CÔN TRÙNG TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU. .....................................................................................................39 3.3. NHỮNG LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHỦ YẾU CHO CÂY ĂN QUẢ TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHÚNG. ....41 3.3.1. Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton (Gracillariidae). ...................41 3.3.2. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. (Tephritidae) và diễn biến số lượng chúng tại địa điểm nghiên cứu............................................................43 3.4. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP HỢP CÔN TRÙNG CÓ ÍCH TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................44 3.4.1. Thành phần loài và vai trò của nhóm ong ký sinh sâu hại và giá trị của chúng tại địa điểm nghiên cứu. ..........................................................................45 3.4.2. Thành phần loài và vai trò của nhóm ong vàng họ Vespidae tại địa điểm nghiên cứu..........................................................................................................47 3.4.3. Thành phần loài và vai trò của nhóm ong mật họ Apoidea tại địa điểm nghiên cứu..........................................................................................................48
- 3.4.4. Thành phần loài Bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, phổ thức ăn và diễn biễn số lượng của chúng trong năm tại khu vực nghiên cứu. ............................49 3.5. CÁC LOÀI CÔN TRÙNG LÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU CỦA CÁC LOÀI SÂU HẠI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU. .........................................................53 3.6. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CƠ SỞ LỢI DỤNG CÁC LOÀI THIÊN ĐỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HỖ TRỢ KHÁC. ..........................................................................................56 3.6.1. Các giải pháp về kỹ thuật canh tác. .........................................................56 3.6.2. Lợi dụng các thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại. ...........57 3.6.3. Các giải pháp phòng trừ hỗ trợ khác. .....................................................58 3.6.4. Các giải pháp hỗ trợ về quản lý. .............................................................59 Chương 4. KẾT LUẬN ............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách các loài cây ăn quả được trồng tại địa điểm nghiên cứu trên diện tích 1ha ............................................................................................................. 38 Bảng 3.2. Danh sách các họ và số lượng các taxon bậc giống, bậc loài của khu hệ côn trùng tại địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 39 Bảng 3.3. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. và số lượng trưởng thành đực thu được tại địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 43 Bảng 3.4. Danh sách các giống, số lượng loài và số lượng cá thể thu được của họ ong ký sinh Braconidae tại địa điểm nghiên cứu ..................................................... 46 Bảng 3.5. Thành phần loài ong vàng Vespidae và số lượng cá thể của chúng tại địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 47 Bảng 3.6. Thành phần loài ong mật và số lượng cá thể thu được tại địa điểm nghiên cứu ............................................................................................................................ 48 Bảng 3.7. Thành phần loài Bọ rùa Coccinellidae và phổ thức ăn của chúng tại địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 50 Bảng 3.8. Diễn biến số lượng cá thể của 5 loài Bọ rùa tại địa điểm nghiên cứu trong năm 2018 .................................................................................................................. 52 Bảng 3.9. Danh sách các thiên địch có khả năng lợi dụng trong phòng trừ sâu hại cây bưởi tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 53
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood ............................................................... 8 Hình 1.2: Nhện đỏ Panonychus citri .......................................................................... 9 Hình 1.3: Rầy chổng cánh Diaphorina citri ............................................................ 11 Hình 1.4: Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis ........................................................... 12 Hình1.5: Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella ............................................................... 14 Hình 1.6: Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh trên lá và quả cam, quất .................. 15 Hình 1.7: Bệnh thối rễ chảy gôm trên cây bưởi ....................................................... 17 Hình1.8: Bệnh Tristera (Nguồn ảnh: Internet) ......................................................... 17 Hình1.9 : Triệu chứng loét vi khuẩn trên lá, trái, cành cây có múi. ........................ 18 Hình1.10: Bệnh ghẻ nhám trên cây Cam ................................................................. 19 Hình 2.2: Cắm kim phân loại bọ rùa trong phòng thí nghiệm ................................. 33 Hình 2.3: Phân loại mẫu bằng soi kính hiển vi ........................................................ 34 Hình 2.4: Mắc bẫy màn ở Lương Sơn, Hòa Bình .................................................... 35 Hình 2.5: Treo bẫy vàng Steiner ............................................................................ 36 Hình 3.1. Tỷ lệ lá bưởi nhiễm sâu vẽ bùa theo thời gian điều tra ............................ 42 Hình 3.2. Mật độ trung bình sâu vẽ bùa trong 100 lá bị nhiễm ............................... 42 Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loài ong ký sinh của sâu vẽ bùa P. citrella tại địa điểm nghiên cứu trong năm 2018 ...................................................................................... 45
- MỞ ĐẦU Hệ sinh thái nông nghiệp (Agroecosystem), là hệ sinh thái nhân tạo mà trong đó có hoạt động nông nghiệp như gieo cấy, trồng trọt, làm vườn và nuôi dưỡng động vật… Hệ sinh thái nông nghiệp rất đa dạng về chủng loại, thành phần cấu thành và rất phức tạp về cấu trúc. Ngoài những thành phần cấu thành có nguồn gốc nhân tạo, sự đa dạng sinh học có nguồn gốc tự nhiên trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng rất giàu có. Khu hệ động vật không xương sống, mà đặc biệt là khu hệ côn trùng trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng rất đa dạng và phong phú, có những đặc thù riêng, phụ thuộc vào các vùng địa lý-khí hậu và cảnh quan sinh thái khác nhau. Vùng đồng bằng sông Hồng do được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ và có chế độ sinh khí hậu thích hợp cho trồng trọt trong đó có trồng các loài cây ăn quả nhiệt đới. Diện tích đất nông nghiệp (số liệu năm 2007) ở khu vực này là 756.3 nghìn ha [30], trong đó diện tích trồng cây ăn quả (cây có múi, nhãn, vải…) là 93,8 nghìn ha. Trên lãnh thổ Thành phố Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp là 13.935 ha (số liệu năm 2010), trong đó các cây ăn quả chính gồm các loại cây ăn quả có múi, nhãn, vải, táo, ổi… chiếm diện tích gần 60% (8078,7 ha) [38]. Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Τây Bắc Việt Nam, cách Thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía tây bắc. Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía nam của dãy núi Ba Vì, nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì. Ở phía nam Lương Sơn giáp huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình. Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập trung [10,11]. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, thời gian gần đây, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng tăng, bước đầu hình thành những vùng sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác đất đai. Có thể nói, thời gian gần đây, cây có múi, nhất là cây cam, bưởi đã và đang khẳng định được thương hiệu, hiệu quả trên vùng đất Hòa Bình [10]. 1
- Để cây ăn quả nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng cho năng suất cao, chất lượng tốt, bên cạnh việc quan tâm đến giống cây, chế độ canh tác và chăm sóc thì việc kiểm soát các loài sâu bệnh hại cần được chú trọng. Hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường rất cần thiết phát triển các biện pháp canh tác an toàn bao gồm việc lợi dụng các loài thiên địch vốn có trong tự nhiên để phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại, giúp cho việc canh tác được bền vững. Cây ăn quả có múi là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn về quy mô diện tích và canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm truyền thống nên kỹ thuật canh tác các loại cây trồng này, đặc biệt là vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả mới đòi hỏi cần phải được hoàn thiện và phổ cập cho người dân. Để góp phần xây dựng vùng trồng cây ăn quả có múi bền vững, có năng suất cao, chất lượng tốt ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VIETGAP tôi xin lựa chọn đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng” Cho Luận văn Thạc sỹ của mình với mục đích cung cấp những số liệu mới về thành phần loài sâu hại, các loài côn trùng thiên địch, một số thông tin mới về đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài sâu hại và côn trùng thiên địch quan trọng, làm cơ sở cho công tác phòng trừ tổng hợp hiệu quả sâu hại, lợi dụng và phát huy tính hữu ích trong vai trò thụ phấn cho cây trồng và tiêu diệt sâu hại của các loài côn trùng có ích. Mục tiêu nghiên cứu. Xác định tập đoàn sâu hại và những loài côn trùng thiên địch quan trọng trên cây Bưởi tại Lương Sơn, Hoà Bình và đề xuất các biện pháp lợi dụng chúng trong phòng trừ các loài sâu hại tại vùng nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1. Điều tra hiện trạng cây ăn quả có múi, tập trung vào cây Bưởi được trồng tại Lương Sơn, Hoà Bình (Giống cây trồng trong vùng nghiên cứu, phương thức trồng - trồng thuần, trồng xen, diện tích, độ tuổi, mật độ thu hoạch, năng suất, xu hướng phát triển của cây trong vùng…); 2
- Nội dung 2. Điều tra thành phần loài côn trùng trên cây Bưởi tại vùng nghiên cứu: 2.1. Điều tra xác định thành phần loài sâu hại trên cây Bưởi tại vùng nghiên cứu 2.1.1. Điều tra, xác định thành phần loài sâu hại và lập danh sách 2.1.2. Phân tích đặc trưng khu hệ loài sâu hại (tính đa dạng thành phần loài theo bậc taxon, các loài gây hại chủ yếu, loài thường gặp…) 2.1.3. Đặc trưng phân bố của các loài sâu hại (theo mùa; theo giống cây; theo đặc điểm gây hại: ăn lá, vẽ bùa, đục thân, đục quả, hại rễ…; theo phương thức canh tác: trồng thuần, trồng xen, mật độ cây …) 2.2. Điều tra, xác định thành phần loài côn trùng thiên địch của sâu hại cây Bưởi vùng nghiên cứu 2.2.1. Điều tra, xác định thành phần loài côn trùng thiên địch của sâu hại cây Bưởi vùng nghiên cứu và lập danh sách 2.2.2. Xác định các loài côn trùng thiên địch quan trọng dựa vào phương thức sống (bắt mồi, ăn thịt, ký sinh…), phân bố và độ bắt gặp. 2.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài thiên địch quan trọng nhất (2-3 loài) có thể lợi dụng trong phòng trừ. Nội dung 3. Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cơ sở lợi dụng các loài thiên địch và các biện pháp kỹ thuật canh tác hỗ trợ khác 3.1. Các giải pháp về kỹ thuật canh tác: Giống cây trồng, mật độ trồng, phương thức trồng (trồng thuần, trồng xen), diện tích tối thiểu vườn, vệ sinh vườn, tạo tán cây… 3.2. Các loài côn trùng thiên địch được đề xuất lợi dụng trong phòng trừ tổng hợp và các giải pháp hỗ trợ sinh trưởng, phát triển và tăng số lượng của các loài thiên địch lựa chọn… 3.3. Các giải pháp phòng trừ hỗ trợ khác (các loại bẫy sinh học, thuốc trừ sâu sinh học...) 3.4. Các giải pháp về quản lý 3
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH. 1.1.1. Thực trạng sản xuất cây có múi ở Việt Nam. Các loại cây có múi (cam, bưởi, quýt. chanh…) là những loại cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hoà Bình nói riêng. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) của cả nước tăng khá nhanh. Từ năm 2013 đến nay diện tích cây cam tăng đáng kể, từ 53.800ha lên đến 90.700ha [8]. Từ năm 2008 - 2017, diện tích bưởi tăng từ 43.500ha lên đến 74.200ha và diện tích quýt tăng từ 7.400ha lên đến gần 22.000ha. Năm 2017, tổng diện tích cây có múi (cam, quýt, bưởim chanh) của cả nước là 186.800ha. Xu hướng vẫn còn tiếp tục tăng, đến hết tháng 9/2018 đạt trên 192.000ha [8]. Hiện một số địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn) đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị cao, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm. Tổng diện tích cây có múi của cả vùng này năm 2017 khoảng 56.400ha, sản lượng đạt 324.500 tấn (chiếm 62% diện tích cam, quýt, bưởi toàn miền Bắc và bằng 30,2% so với cả nước); chiếm 27,4% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng và gần bằng so với nhóm nhãn, vải (61.500ha, chiếm 29,8%) [8]. Tuy nhiên, nhìn chung trên quy mô cả nước sản xuất cây có múi còn gặp nhiều khó khăn như chất lượng giống cây chưa cao và chưa ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của hiện tượng biến đổi khí hậu, tổ chức sản xuất còn lỏng lẻo, các Hợp tác xã kiểu mới thành lập chưa nhiều, vùng sản xuất hàng hóa chưa hình thành tập trung và chưa rõ nét và chưa đạt được tiêu chí về hiệu quả kinh tế và môi trường… Vì vậy, để phát triển cây có múi ở Việt Nam một cách bền vững, cần thực hiện tốt những giải pháp sau. Một là, các địa phương phải rà soát quy hoạch, chỉ đạo phát triển ở những vùng, địa hình thuận lợi cho cây có múi. Tránh phát triển “nóng” ở những vùng ít 4
- thuận lợi, bởi sẽ làm cho hiệu quả sản xuất thấp, gặp nhiều rủi ro trong canh tác và tiêu thụ sản phẩm. Hai là, thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất cây có múi của nông dân như các Câu lạc bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã gắn với vùng sản xuất hàng hóa lớn làm cơ sở cho canh tác trên quy mô lớn, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây có múi đã được hình thành như tưới nước tiết kiệm, phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, bón phân chuyên dụng, canh tác tiên tiến… Ba là, xây dựng và vận hành chuỗi liên kết sản xuất ở các vùng chuyên canh hàng hóa lớn, nâng cao năng lực, hiệu quả canh tác cho người nông dân. Thực thi tốt các chính sách của nhà nước trong sản xuất hàng hóa; liên kết tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại thị trường, chứng nhận chất lượng, nhãn mác hàng hóa, đặc biệt là chính sách về tín dụng cho sản xuất cây có múi 1.1.2. Thực trạng sản xuất cây có múi ở tỉnh Hòa Bình. Hoà Bình là một tỉnh có diện tích và sản lượng hàng hoá cây có múi quan trọng trong cả nước. Tính đến tháng 11/2018, Hòa Bình có 9.839ha cây có múi, trong đó, diện tích trồng mới là 4.665ha; diện tích kinh doanh là 5.174ha, năng suất bình quân 239 tạ quả/ha, sản lượng 123.732 tấn quả, chủ yếu tập trung chủ yếu ở Cao Phong. Trong đó, tại Cao Phong, diện tích cây cam là 4.770ha, quýt 383ha; bưởi 4.212ha; chanh 474ha [10,11]. Chủng loại giống khá đa dạng, giúp rải vụ thu hoạch từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Ngoài Cao Phong, cây có múi ở Hoà Bình đã mở rộng sang các địa phương khác, hình thành vùng chuyên canh như vùng cam Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn; vùng bưởi Đỏ Tân Lạc; vùng bưởi Diễn Yên Thủy, Lương Sơn... Một số giống đã thích ứng với điều kiện địa phương, chất lượng cao: ít hạt, không hạt; đủ điều kiện xuất khẩu như các giống Cam V2, Cam Marr, Cam C36, Bưởi da xanh, Bưởi đỏ [11]. Điều đáng ghi nhận là diện tích cây có múi tại Hoà Bình trồng theo quy trình VietGAP đạt diện tích 632,98 ha/18 đơn vị được chứng nhận, chiếm gần 7 % diện tích trồng trọt. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận là tỷ lệ này còn rất thấp so mục tiêu đề ra. Dự kiến, đến năm 2020, Hòa Bình sẽ có trên 70% diện tích cây có múi trồng theo quy trình VietGAP, đạt doanh thu 400-500 triệu đồng/ha/năm [10]. 5
- Hiện nay tỉnh Hòa Bình có khoảng 10 giống cam, quýt quan trọng, chia thành 3 nhóm chính: Nhóm Chín sớm, gồm có các giống cam CS1, cam BH, cam Marr, quýt Ôn Châu... chiếm khoảng 25% diện tích; nhóm Chính vụ, gồm cam Xã Đoài và một số giống quýt, chiếm khoảng 45% diện tích; nhóm Chín muộn có cam Đường Canh, cam V2, chiếm 30% diện tích. Hiện, tỉnh đã có 06 cơ sở sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, trong đó, cung cấp giống cây có múi đạt trên 200 ngàn cây giống/năm. Ngoài ra, còn có một số cơ sở có khả năng cung cấp giống như Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam [11]. Về tiêu thụ sản phẩm, sản lượng quả các loại cây có múi sản xuất tại tỉnh Hoà Bình một phần phục vụ ăn tươi tại chỗ, còn tiêu thụ thông qua hợp đồng với các công ty, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, siêu thị đạt khoảng 18% tổng sản lượng; giao dịch thông qua thương lái, nhà vườn đạt khoảng 60%; bán lẻ trực tiếp tại chỗ đạt khoảng 20%; bán lẻ tại các điểm giới thiệu ở các khu du lịch, hội chợ đạt khoảng 2-3% sản lượng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây có múi của Hoà Bình chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận. Từ năm 2016 đến nay, thị trường mở rộng vào phía Nam và một phần sang Campuchia. Hiện tỉnh đang xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản sản phẩm cây có múi tại Cao Phong với công suất 20-22 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành cuối 2018. Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng đã đã phê duyệt quy hoạch diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh đến 2020 đạt khoảng 12.100ha, định hướng đến 2025 khoảng 17.500ha. Hiện nay. tỉnh đang thực hiện 4 dự án chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với kinh phí 4,5 tỷ đồng, 6 mô hình “Nông nghiệp thông minh với khí hậu” thuộc Dự dự án WB7 (cải thiện nông nghiệp có tưới) vay vốn của Ngân hàng Thế giới với quy mô 60ha, hỗ trợ đầu tư từ hạ tầng đến xúc tiến thương mại Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Hòa Bình đã thông tin rộng rãi về diện tích, địa bàn quy hoạch và hạn chế tăng diện tích, phát triển “nóng” cam, bưởi, nhất là ở các vùng không phù hợp về điều kiện tự nhiên. Đối với diện tích trồng mới cây có múi, chủ yếu bố trí các giống phù hợp với các nhóm chín sớm, chính vụ và chín muộn để rải vụ; hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, đối với các 6
- diện tích tái canh đã hướng dẫn nông dân, nhà vườn cải tạo, xử lý đất nhằm loại bỏ tác nhân gây hại trong đất (tuyến trùng, rệp sáp, nấm), đảm bảo đất sạch trước khi trồng mới. Bên cạnh đó, tỉnh Hoà Bình cũng kiên quyết xử lý những trường hợp phá rừng, chuyển đổi đất rừng để trồng cây có múi ngoài quy hoạch. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm, ứng dụng giải pháp tưới tiết kiệm. Giảm dần và chấm dứt hỗ trợ diện tích trồng mới, tập trung nguồn lực chứng nhận An toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ, xúc tiến thương mại. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để phát triển chuỗi giá trị, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm [11]. Mặt khác, các tổ chức xúc tiến khoa học và khuyến nông của tỉnh cũng đẩy mạnh công tác bình tuyển, quản lý cây đầu dòng theo quy định pháp luật, phục tráng giống bản địa. Điều tiết giống rải vụ thuận lợi cho thu hái, tiêu thụ tươi và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Nâng cao tỷ lệ sử dụng cây giống chất lượng, sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn, tăng diện tích giống có giá trị xuất khẩu tại các vùng phù hợp. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu. Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo sức cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ triển khai mô hình cây có múi an toàn theo chuẩn VietGAP, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng khu sơ chế sản phẩm nông nghiệp công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Hỗ trợ, hướng dẫn kết nối thị trường xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị hiếu người tiêu dùng những thị trường xuất khẩu tiềm năng: Bắc Mỹ, Đông và Tây Âu, Đông Bắc Á, Trung Á, Asean. Đồng thời, giúp địa phương cấp mã số vùng trồng; kiểm dịch thực vật; các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Để sản xuất cây có múi phát triển bền vững ở tỉnh Hoà Bình cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: khuyến cáo người dân chỉ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh; không sử dụng các giống tự nhân bằng phương pháp chiết, ghép, không qua tuyển chọn để trồng; bố trí cơ cấu giống đa dạng: chín sớm - chính vụ- chín muộn để kéo dài thời gian thu hoạch, giảm áp lực cung - cầu trong thời gian ngắn nhằm hạn chế được mùa mất giá… Ngoài ra, các cơ quan hữu quan của tỉnh cần rà soát quy hoạch, tránh phát triển “nóng”, vì vùng ít thuận lợi thì nhiều rủi 7
- ro trong sản xuất, giá thường thấp, chi phí lại cao; thúc đẩy thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với vùng sản xuất lớn để bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn; áp dụng tưới tiết kiệm nước; bón phân chuyên dụng; bao quả và phải làm đồng bộ. Mặt khác,cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, để phát triển cây có múi bền vững, an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm 1.2. CÁC LOÀI SÂU HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHÚNG. Tổng hợp các tài liệu đã dẫn trong phần này [30,31,32…] ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các loài sâu hại cây có múi. Trong đó, phải kể đến 5 loài sâu hại cây có múi quan trọng nhất ở Việt Nam và những đặc điểm nhận dạng, tập tính sống và gây hại và các biện pháp phòng trừ chúng trong sản xuất. 1.2.1. Bọ trĩ Bọ trĩ có tên khoa học là Scirtothrips dorsalis Hood – còn gọi là Rầy lửa, Bù lạch. Hình 1.1: Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood (Nguồn ảnh: Internet) - Đặc điểm nhận dạng: Trưởng thành có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1,1 mm, trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực, cơ thể có màu vàng nhạt đến màu vàng đậm, phần bụng đậm hơn phần đầu và ngực. Mắt kép màu nâu đen, cánh hẹp thon dài, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. Trứng hình bầu 8
- dục, mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển thành trắng ngà, sắp nở màu trắng đục. Trứng được đẻ trong mô của cánh hoa, mô lá. Ấu trùng râu có 7 đốt, không cánh. Nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh xuất hiện, râu đầu ngắn - Tập tính sống và gây hại: Bọ trĩ sống trên các bộ phận như cánh hoa, đài hoa, nụ hoa, cuống hoa, lá non, quả non nhưng gây hại chủ yếu trên hoa và quả non. Trưởng thành ít bay, hoạt động mạnh vào buổi sáng và chiều mát. Cả trưởng thành và ấu trùng bọ trĩ màu vàng, đều cắm vòi hút dinh dưỡng từ hoa, quả non. Nếu bị hại nặng hoa sẽ bị táp, nhanh tàn, cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu quả. Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong queo. Trên quả, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ quả - Biện pháp phòng trừ: Biện pháp thủ công: (1) Tỉa cành tạo tán thông thoáng tránh ẩm độ cao; (2) Thu nhặt những quả bị hại đem tiêu hủy; (3) Phun nước lên cây. Biện pháp sinh học chủ yếu tập trung vào bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên. Biện pháp hóa học: Phun diệt bọ trĩ bằng dầu khoáng hoặc các loại thuốc như: Abamectin, Sagolex, Bassan, Trebon, Confidor, Cypermethrin khi cây bắt đầu ra nụ nếu bọ trĩ có mật độ cao và sau khi hoa rụng 15 ngày theo liều khuyến cáo ghi trên bao bì. 1.2.2. Nhện đỏ Nhện đỏ có tên khoa học Panonychus citri Hình 1.2: Nhện đỏ Panonychus citri (Nguồn ảnh: Internet) 9
- - Đặc điểm nhận dạng: Trưởng thành cái có thân dài khoảng 0,4 mm, màu đỏ đậm, chân nâu vàng nhạt, trên cơ thể có lông cứng; trưởng thành đực có cơ thể nhỏ hơn nhưng chân dài hơn con cái, thân dài 0,2 – 0,3 mm. Trứng có hình cầu dẹt, giống củ hành, có cuống dài, được đẻ ở gân chính của mặt trên lá. Nhện non mới nở có màu trắng vàng, tuổi 2 có màu nâu đỏ, tuổi 3 chuyển sang màu đỏ sẫm. - Tập tính sống và gây hại: Nhện đỏ phát sinh quanh năm, hại lá là chính. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt gần với nương chè thường hay bị nhện đỏ phá hoại. Nếu có nhiều nhện đỏ, lá cây thường xuất hiện nhiều đốm bạc, cành lá non bị vàng. Khi cây ở thời kỳ quả non (tháng 1, 2) nếu bị nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả sẽ bị rám. Có màu màu xám đen - Biện pháp phòng trừ: Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để bảo vệ thiên địch. Biện pháp phòng bệnh: Cần bón phân cân đối; tưới nước đầy đủ, hợp lý trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn; chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu; cắt tỉa cành hợp lý tạo tán cho vườn thông thoáng. Biện pháp sinh học tập trung vào bảo vệ và lợi dụng các loại thiên địch tự nhiên. Biện pháp hoá học: thường dùng một trong các thuốc sau: Comite 73EC, dầu khoáng SK hoặc Ortus 5SC, Pegasus 500SC, Nissorun 5EC, Sokupi 0.36AS + dầu khoáng pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu… phun ướt cả mặt dưới lá. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2 – 3 lần với các loại thuốc khác nhau tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. 1.2.3. Rầy chổng cánh Rầy chồng cánh có tên khoa học là Diaphorina citri , thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera. Rầy chổng cánh là loại sâu hại phổ biến trên cây họ cam quýt. Ấu trùng và trưởng thành (thành trùng) rầy chổng cánh chích hút dinh dưỡng của lá và chồi non làm cho chồi non lụi dần, sần sùi, lá non nhỏ và bị xoăn lại. 10
- Hình 1.3: Rầy chổng cánh Diaphorina citri (Nguồn ảnh: Internet) - Đặc điểm nhận dạng: Rầy chống cánh trưởng thành thường có thân dài khoảng 2,5 – 3,0 mm kể cả cánh, màu xám tro, đỉnh đầu nhọn nhô về phía trước, mắt có màu đỏ. Chân có màu xám nâu. Cánh cùng màu với cơ thể nhưng có các đốm đen. Ấu trùng mới nở có hình tròn dài màu vàng tối, mắt kép đỏ. Ấu trùng tuổi lớn dẹt mỏng, màu vàng hơi xanh, có các đốm màu đen. - Tập tính sống và gây hại: Rầy chống cánh trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, hay đậu ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần. Ấu trùng di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở đọt và lá non. Ấu trùng và thành trùng chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại thường có phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả. Thời gian xuất hiện bệnh từ tháng 2 – 11, mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt ra lộc của cây - Biện pháp phòng trừ: Các biện pháp phòng bệnh: Không nên trồng các cây cảnh thuộc họ Cam quýt gần các vườn cam quýt để phòng bệnh lây lan. Các biện pháp canh tác cần thực hiện: Cắt tỉa cành tạo tán cây thông thoáng; bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, điều khiển cho cây ra các đợt lộc tập trung để hạn chế sự phát triển của rầy chổng cánh; nhổ bỏ những cây bị bệnh trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Biện pháp sinh học: Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch (kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng, nhện bắt mồi…) trong vườn phát triển. Biện pháp hóa học: cần phun thuốc lúc cây ra đọt non tập trung khi rầy xuất hiện, có thể dùng các loại thuốc: Oshin 20WP, Elsin 10EC, 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 185 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 151 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 165 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 72 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn