intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khảo sát nhân tố sinh thái đặc biệt liên quan đến độ mặn cụ thể là sự thay đổi theo mùa về tính chất hóa lí của môi trường nước mặt, nước lỗ rỗng và lớp trầm tích bề mặt trong một số thảm thực vật ngập mặn phân bố ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Bích Thủy KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH BỀ MẶT TRONG HỆ SINH THÁI Ở VEN SÔNG CỬA TIỂU, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Bích Thủy KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH BỀ MẶT TRONG HỆ SINH THÁI Ở VEN SÔNG CỬA TIỂU, TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số : 60420160 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Võ Thị Bích Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hưng – người thầy luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Phạm Văn Ngọt, TS. Trần Thị Tường Linh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng thí nghiệm Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn đã đào tạo và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học. Qua đây tôi xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Võ Thị Bích Thủy
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 4 1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Tỉnh Tiền Giang .........................................5 1.2.1. Đặc điêm tự nhiên của Tỉnh Tiền Giang ............................................... 5 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Tiền Giang .................................. 12 1.3. Ảnh hưởng của môi trường nước và trầm tích bề mặt đến hệ sinh thái ven sông ..........................................................................................................14 1.3.1. Một số tính chất của môi trường nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven sông ............................................................................................... 14 1.3.2. Một số tính chất của trầm tích bề mặt ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven sông ............................................................................................... 18 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 22 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................22 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 22
  6. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................24 2.2.1. Thu mẫu nước mặt, nước lỗ rỗng và trầm tích bề mặt ........................ 25 2.2.2. Phân tích các đặc điểm lí hóa của nước mặt, nước lỗ rỗng và trầm tích bề mặt ............................................................................................ 25 2.2.3. Phân tích số liệu ................................................................................... 27 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 29 3.1. Đặc điểm hóa lí của nước mặt .......................................................................29 3.2. Đặc điểm hóa lí của nước lỗ rỗng .................................................................31 3.2.1. Nước lỗ rỗng phân vùng theo độ cao................................................... 31 3.2.2. Nước lỗ rỗng phân vùng theo độ mặn ................................................. 34 3.3. Đặc điểm hóa lí của lớp trầm tích bề mặt .....................................................36 3.3.1. Trầm tích bề mặt phân vùng theo độ cao............................................. 36 3.3.2. Trầm tích bề mặt phân vùng theo độ mặn ........................................... 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................49 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang ............................................................................ 6 Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt lượng của khu vực nghiên cứu năm 2017 (số liệu trạm khí tượng thủy văn Gò Công – tỉnh Tiền Giang) .................................... 7 Hình 1.3. Thang đánh giá độ pH của nước ............................................................ 15 Hình 2.1. Sơ đồ các vị trí nghiên cứu..................................................................... 22 Hình 3.1. Biểu đồ giá trị pH, độ mặn và EC của nước mặt trong các phân vùng độ mặn. .................................................................................................. 30 Hình 3.2. Biểu đồ giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng theo phân vùng độ cao. .......................................................................... 32 Hình 3.3. Biểu đồ giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng phân vùng theo độ mặn.......................................................................... 34 Hình 3.4. Biểu đồ giá trị pH, độ dẫn điện (ECse) của trầm tích bề mặt phân vùng theo độ cao .................................................................................... 37 Hình 3.5. Biểu đồ giá trị dung trọng, chất hữu cơ và lưu huỳnh tổng số phân vùng theo độ cao .................................................................................... 39 Hình 3.6. Biểu đồ giá trị pH, ECse của trầm tích bề mặt phân vùng theo độ mặn . 43 Hình 3.7. Biểu đồ giá trị dung trọng, chất hữu cơ, lưu huỳnh tổng số của trầm tích bề mặt theo độ mặn......................................................................... 44
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của các ô mẫu tiêu chuẩn trong mỗi vị trí nghiên cứu . ........ 24 Bảng 3.1. Giá trị về pH, độ mặn và EC của nước mặt trong các phân vùng độ mặn ........................................................................................................ 29 Bảng 3.2. Giá trị pH, độ mặn và EC tại 3 độ cao thấp, trung bình và cao của nước lỗ rỗng theo phân vùng độ cao ..................................................... 32 Bảng 3.3. Giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng phân vùng theo độ mặn ........................................................................................... 34 Bảng 3.4. Các giá trị về pH, ECse, dung trọng và lưu huỳnh tổng số của trầm tích bề mặt phân vùng theo độ cao ........................................................ 37 Bảng 3.5. Các giá trị về pH, ECse, dung trọng và lưu huỳnh tổng số của trầm tích bề mặt phân vùng theo độ mặn ....................................................... 42
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú Giải ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long EC Electrical ECse Electrical Conductivity of saturated paste extracts. RNM Rừng ngập mặn SOM Soil Organic Matter TVNM Thực vật ngập mặn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rừng ngập mặn (RNM) có rất nhiều vai trò sinh thái quan trọng, ngoài là nơi cư trú của nhiều hệ động vật và thực vật, RNM còn là nơi cung cấp nhiều sản phẩm về thủy hải sản, xây dựng, nông nghiệp và du lịch cho con người [33]. RNM ven biển có vai trò hạn chế những tác hại của thiên tai, bão lũ, góp phần giảm đáng kể số lượng thiệt hại về người, tài sản, vật nuôi [25]. Bên cạnh đó, RNM phân bố ven biển còn là những vùng đất ngập nước quan trọng, có tiềm năng lớn về lắng đọng trầm tích và làm giảm sự ô nhiễm chất dinh dưỡng từ nông nghiệp và các khu đô thị của các vùng thượng nguồn [29]. Hiện nay, RNM đã bị biến đổi nhiều do hoạt động của con người như phá rừng để nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông và đô thị hóa đã dẫn tới suy giảm diện tích và các chức năng sinh thái. Sự suy giảm RNM còn hiện diện ở nhiều góc độ khác nhau, một trong những góc độ quan trọng về môi trường có thể nhận thấy là sự thay đổi về tính chất hóa lí chẳng hạn như như thủy chế, chất lượng nước và đất trong RNM. Trong tình hình chung về biến đổi khí hậu xảy ra ngày càng nhanh, những nguy cơ sinh thái do mực nước biển dâng rất cần được quan tâm thích đáng đối với hệ sinh thái RNM [1]. Những sự thay đổi về chất lượng nước thường tác động đến sự phân bố và thành phần loài của các thảm thực vật ven sông [32]. Ở khu vực ĐBSCL, tính chất độ mặn của nước mặt bị dao động mạnh theo thời gian của mùa (mùa mưa và mùa khô) và chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác như thủy triều, thời tiết, nguồn nước ngọt nội địa từ hệ thống sông Mê Kông. Hơn nữa, tác động từ xâm nhập mặn trong vùng ĐBSCL đã được xác định là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với nông nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên [42]. Ngoài tính chất độ mặn của nước mặt, sự thay đổi tính chất hóa lí của lớp trầm tích bề mặt (0 – 5cm) cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của các thực vật ngập mặn [40], thông qua việc tác động đến đến khả năng tăng trưởng và tái sinh tự nhiên. Với những mong muốn đóng góp sự hiểu biết hơn về tính bền vững của hệ thống RNM trong khu
  11. 2 vực ĐBSCL, cụ thể là tỉnh Tiền Giang, đề tài:“Khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang”. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi của một số đặc tính hóa lí của môi trường nước mặt, nước lỗ rỗng và trong lớp trầm tích bề mặt (0 – 5cm) đã được khảo sát trong một số kiểu thảm RNM phân bố từ vùng mặn nhiều (polyhaline) đến vùng ít mặn (oligohaline) và có độ cao của bề mặt thể nền so với mực nước biển trung bình nằm trong khoảng 0 – 150cm. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát nhân tố sinh thái đặc biệt liên quan đến độ mặn cụ thể là sự thay đổi theo mùa về tính chất hóa lí của môi trường nước mặt, nước lỗ rỗng và lớp trầm tích bề mặt trong một số thảm thực vật ngập mặn phân bố ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thảm thực vật ngập mặn, mẫu nước mặt, mẫu nước lỗ rỗng và mẫu trầm tích bề mặt (0 – 5cm). 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tiến hành thực địa 1 lần trong mùa khô (đầu tháng 4/2017) và 1 lần trong mùa mưa (cuối tháng 6/2017) để khảo sát một số đặc tính hóa lí liên quan đến sự xâm mặn như sau: - Khảo sát pH, độ mặn (NaCl), độ dẫn điện (EC) của môi trường nước mặt. - Khảo sát pH, độ mặn, EC của môi trường nước lỗ rỗng. - Khảo sát pHH2O, pHKCl, ECse, dung trọng, hàm lượng chất hữu cơ (SOM) và lưu huỳnh tổng số của trầm tích bề mặt.
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Độ mặn của nước và chế độ của thủy triều ảnh hưởng đến sự phân bố và tồn tại của hệ động thực vật vì thế phải có biện pháp hợp lí để không vượt quá giới hạn về độ mặn. Chính thực vật cũng làm thay đổi độ mặn của nước [32]. Nước mặn gây ra những tác động đáng kể đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái ven biển. Sự thay đổi độ mặn cũng làm thay đổi dòng chảy của nước và các quá trình vận chuyển trầm tích. Độ mặn biến đổi theo mùa kéo theo sự tồn tại và đa dạng loài trong rừng ngập mặn ven biển bị thay đổi [24]. Đồng thời sự tăng của mực nước biển cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập mặn hiện nay và rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng gần nhất. Động lực thủy triều ảnh hưởng đến sự phân bố độ mặn và dòng chảy nước ngầm [51]. RNM ven biển chịu sự va chạm liên tục của sóng và dòng chảy, chính điều này gây ra hiện tượng xói mòn hay bồi tụ, đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố này. Cụ thể, sóng và dòng chảy là yếu tố gây nên xói mòn hay bồi tụ trầm tích [62]. Sự kết hợp của mưa hay địa hình dốc làm xói mòn, hoặc chuyển đổi rừng sang nông nghiệp và đất đai đã dẫn đến gia tăng khối lượng vận chuyển trầm tích qua các lưu vực sông nhiệt đới [29]. Sông Mê Kông vào mùa khô thủy triều đem nước biển vào làm tăng độ mặn vùng cửa sông đồng thời tải lượng trầm tích vào và ngược lại mùa mưa nước sông chảy mạnh ra biển làm giảm độ mặn, khiến trầm tích bị hao hụt [68]. Việc xây dưng các đập thủy điện khiến dòng chảy chậm và giảm sự chuyển tải trầm tích ra vào vùng cửa sông đồng thời làm tăng sự xói mòn bờ biển [65], [69]. Đối với vùng đầm lầy cửa sông, độ mặn là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng và phân vùng của thảm thực vật. Độ phong phú của thực vật tăng dần từ biển vào cửa sông tương đương với sự giảm của độ mặn [63]. ĐBSCL hiện nay đang bị ảnh hưởng xói lở trên diện rộng, sự sụt giảm lượng cung trầm tích của sông cho các vùng bờ, dường như là nguyên nhân chính của
  13. 4 hiện tượng xói lở. RNM vùng cửa sông phát triển trên tầng trầm tích phù sa dày với lượng chất hữu cơ và cacbon hữu cơ khá lớn [35]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có nhiều công trình trong nước nghiên cứu về vấn đề này, sau đây là một vài nghiên cứu quan trọng được đề cập đến. Hệ sinh thái RNM ven biển và cửa sông có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường cũng như duy trì đa dạng sinh học. Độ mặn của nước, thành phần trầm tích có thể dẫn đến sự suy thoái, sống còn của hệ sinh thái [16]. Nước biển dâng làm cho độ mặn của nước trong rừng ngập mặn có thể vượt quá 25%, làm mất đi rất nhiều loài sinh vật và thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn [5]. RNM ven biển vừa có tác dụng chắn sóng, hạn chế xói lở bờ, vừa cố định trầm tích, giúp đất liền bồi lấn ra biển. Sự xói mòn hay bồi tụ của RNM ven biển chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm địa hình, sự chi phối của gió, lực sóng và độ dốc [9]. Vận chuyển trầm tích chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ dòng chảy ven bờ do sự chi phối của gió, thủy triều và các hoạt động của sóng trong vùng sát bờ biển vì thế tiềm ẩn nhiều nguy cơ bào mòn và xói lở bờ biển, đặc biệt trong xu thế mực biển gia tăng hiện nay [14], [17]. Xu thế bồi tụ phổ biến ở mùa mưa và xu thế xói mòn phổ biến hơn vào mùa khô điều này góp phần vào sự thay đổi địa hình của vùng cửa sông ven bờ [20], [7]. Trong mùa gió Tây – Nam chủ yếu xảy ra quá trình bồi tụ trầm tích, bùn cát và ngược lại trong mùa gió Đông – Bắc trầm tích, bùn cát này bị đào xới, tái lơ lửng và vận chuyển về phía nam hay quá trình xói lở sẽ diễn ra [7]. Tốc độ tích tụ trầm tích trong giai đoạn 40 năm trở lại đây thấp hơn so với tốc độ tích tụ tính trung bình trong vòng 100 năm qua; nguyên nhân có thể là do sự tụt giảm lượng trầm tích của sông Mê Kông vận chuyển ra biển, xuất phát từ việc xây dựng các đập thủy điện trên vùng thượng nguồn của con sông này [9]. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về nước và trầm tích nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông Cửa Tiểu, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu này sẽ góp phần hiểu rõ thêm
  14. 5 về ảnh hưởng của môi trường nước và trầm tích bề mặt đến phát triển và phân vùng của thảm thực vật ven sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Tỉnh Tiền Giang 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của Tỉnh Tiền Giang 1.2.1.1. Vị trí địa lí Tiền Giang nằm trong tả ngạn sông Tiền, giáp với Biển Đông với tọa độ địa lí từ 105049' 07" đến 106048'06" kinh độ Đông, từ 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và phía Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 250.830,33ha (chiếm 6,17% DTTN của ĐBSCL), dân số 1.677.986 người (chiếm 10,06%), gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện) với 169 đơn vị cấp xã (8 thị trấn, 16 phường, 145 xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 2), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Chiều dài Sông Tiền chảy qua địa phận Tỉnh Tiền Giang là 103 km, có chiều dài bờ biển Đông là 32 km, nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước và là cửa ngỏ vào Miền Tây Nam Bộ một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Sông Tiền hay còn gọi là sông Mỹ Tho là nhánh hạ lưu bên trái của sông Mê Công chảy từ Campuchia vào miền Nam Việt Nam qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre rồi đổ ra Biền Đông. Sông Tiền chảy qua Bến Tre và Tiền Giang đổ ra ba cửa: cửa Đại (giữa Bình Đại và Gò Công), cửa Tiểu (Gò Công) và cửa Ba Lai (giữa Ba Tri và Bình Đại). Sông Tiền là nơi cung cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy hải sản góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Tiền Giang.
  15. 6 Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang [70] Nhìn chung, với vị trí địa lí và giao thông đường thủy, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dung tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch với các vùng trọng điểm phía Nam và thành phố hồ chí minh. 1.2.1.2. Khí hậu – thủy văn  Khí hậu Cũng giống như ĐBSCL, khí hậu Tiền Giang thuộc vùng nhiệt đới ẩm Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cận xích đạo và có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 27oC. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.465 mm. Các yếu tố khí hậu như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, tổng số giờ chiếu sáng và gió được phân bố theo mùa khá rõ rệt, khá ổn định theo thời gian và ít thay đổi trong không gian. Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính: gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tầng suất 50 –60%, kế đến là hướng Đông chiếm tầng suất 20 – 30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ
  16. 7 tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển, được gọi là gió chướng. Năm 2017 từ tháng 1 đến tháng 4 vào mùa khô Tiền Giang mưa hầu như không có, lượng mưa tăng cao nhất vào tháng 5, 6 và 7; giảm dần từ tháng 8 và tháng 9. Tổng số giờ chiếu sáng không chênh lệch nhiều ở các tháng và tháng 3 và 4 cao nhất (Hình 1.2). Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt lượng của khu vực nghiên cứu năm 2017 (số liệu trạm khí tượng thủy văn Gò Công – tỉnh Tiền Giang) Tóm lại, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong 10 năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, cần được quan tâm trong việc quy hoạch bố trí cây trồng vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của các tiểu vùng kinh tế này và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu thủy văn gây ra. (http://www.tiengiang.gov.vn).  Thủy văn
  17. 8 Tiền Giang chia làm ba vùng theo phương diện thủy văn: Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông. Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9 – 11); độ sâu ngập biến thiên từ 0,4 – 1,8m. Về chất lượng nước tại đây thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ PH vào khoảng 3 – 4 . Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2 – 4% trong vòng 2 – 3tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mười. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nước bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực. Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi. Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất. Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2 – 7lần. 1.2.1.3. Địa hình Tiền Giang có địa hình bằng phẳng với độ dốc và cao từ 0 – 0,6m so với mực nước biển, phổ biến từ 0,8 – 1,1m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại
  18. 9 trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000 – 5.500 năm trở lại đây còn được gọi là phù sa mới. Nhìn chung đất nền là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giống cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp. Toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Nơi bị thấp trũng thường bị lũ lụt do sông Cửu Long chảy về. Ở lưu vực sông Cửa Tiều ở Gò Công phía Bắc ven biển được phù sa bồi đắp nên cao hơn so với phía Nam. 1.2.1.4. Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất Tiền Giang có các nhóm đất chính như sau: - Nhóm đất phù sa: Chiếm 55,49% diện tích tự nhiên với khoảng 139.180,73 ha chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bãi bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái. - Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 36.621,23 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt, ngoại trừ các loại cây chịu lợ như dừa, sơri, cói. Một ít diện tích được tiếp ngọt về hoặc có trữ nước mưa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản. - Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với 48.661,06 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành nên trầm tích đầm lầy ven biển tạo
  19. 10 thành trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là 2 cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng lúa 2 vụ và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ. - Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên với 7.524,91 ha, phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu. - Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là sông rạch và mặt nước chuyên dùng có tổng diện tích là: 18.842,25 ha, chiếm 7,51% tổng diện tích tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn.  Tài nguyên nước Nước mặt: Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 103 km, sông có chiều rộng 600 – 1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho toàn tỉnh. Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang có khoảng 25km, rộng 185 m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
  20. 11 Nước ngầm: Tỉnh Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực phía Tây và một phần khu vực phía Đông của tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ 200 – 500 m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn…  Tài nguyên khoáng sản Theo các chương trình khảo sát, điều tra cơ bản, các loại khoáng sản được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có: - Than Bùn: Tìm thấy ở xã Phú Cường (Cai Lậy), Tân Hòa Tây và Hưng Thạnh (Tân Phước). Chất lượng nhìn chung không cao, lẫn nhiều tạp chất và hàm lượng lưu huỳnh cao. Riêng than bùn ở kênh Tây và Tràm Sập có hàm lượng axít humic đạt yêu cầu làm nền cho phân bón với trữ lượng 1,3 triệu m3, có thể sử dụng cho một nhà máy phân bón công suất 10.000 tấn/năm. - Sét: Sử dụng cho công nghiệp được tìm thấy trong phù sa cổ và mới. Sét làm gốm sành đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm (Cái Bè), có thể sử dụng làm gốm sành quy mô nhỏ. - Cát: Trên sông Tiền có thể khai thác để làm đường nông thôn và làm nền cho các công trình xây dựng. Trữ lượng dự báo 93 triệu m3, khối lượng cho phép khai thác hàng năm 3 – 3,5 triệu m3.  Tài nguyên sinh vật Thảm thực vật: Ngoài các loại cây kinh tế do con người canh tác, Tiền Giang còn có 3 thảm thực vật mang tính chất hoang dại: - Rừng ngập mặn ven biển: Gặp ở ven biển và gần cửa sông trên đất bùn mặn qua bãi lầy ngập theo triều gồm: Bần, mấm, đước, rau muống biển, cỏ lức… - Thảm thực vật rừng nước lợ: Gặp ở vùng nước lợ ven sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền thường xuyên ngập theo triều gồm: Dừa nước, bần chua, ô rô, cóc kèn, mái dầm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2