Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được tính đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc gia Bái Tử Long, làm cơ sở khoa học cho công tác quản lí và bổ sung tư liệu về nguồn gen cây thuốc tại địa phương; đề xuất một số biện pháp bảo tồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC Ở ĐẢO BA MÙN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC Ở ĐẢO BA MÙN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: SINH THÁI HỌC Mã ngành: 8.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ PHƯỢNG THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả Lê Thị Hằng i
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Thị Phượng, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài cho đến khi em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin cảm ơn toàn thể cán bộ, giảng viên khoa Sinh học trường ĐHSP Thái Nguyên đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu. Trong quá trình điều tra, khảo sát em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện về nhiều mặt của BQL Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Học viên Lê Thị Hằng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................3 6. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật ..................................... 5 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 5 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 5 1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật .................................................... 6 1.3. Những nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật ........................... 8 1.4. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc .............................................. 13 1.4.1 Trên thế giới ............................................................................................. 13 1.4.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 14 1.5. Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ............ 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21 iii
- 2.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC) ........................ 21 2.2.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................................ 22 2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu vật .............................................................. 22 2.2.4. Phương pháp xác định đa dạng các yếu tố địa lý .................................... 22 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 24 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 24 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 24 3.1.2. Địa hình ................................................................................................... 25 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................... 26 3.1.4. Khí hậu..................................................................................................... 26 3.1.5. Thủy Văn ................................................................................................. 27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 28 3.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, xã hội vùng nghiên cứu ........................... 28 3.3.1. Thuận lợi .................................................................................................. 28 3.3.2. Khó khăn.................................................................................................. 28 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29 4.1. Đa dạng về các taxon thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu .... 29 4.1.1. Đa dạng ở bậc ngành ................................................................................. 29 4.1.2. Đa dạng ở bậc họ ...................................................................................... 30 4.1.3. Đa dạng ở bậc chi...................................................................................... 32 4.2. Đa dạng về thành phần thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC ................. 33 4.2.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC ....... 33 4.2.2. Đa dạng thành phần dạng sống của thực vật có giá trị làm thuốc tại các quần xã nghiên cứu...................................................................................... 37 4.3. Đa dạng các yếu tố địa lý của các loài thực vật có giá trị làm thuốc ......... 41 4.4. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài thực vật có gí trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu ........................................................................................... 42 iv
- 4.4.1. Nhóm cây chữa bệnh ngoài da ................................................................ 42 4.4.2. Nhóm cây chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt ...................................................... 45 4.4.3. Nhóm cây chữa bệnh xương, dạ dày, tiêu hóa, thần kinh ....................... 49 4.4.4. Nhóm cây chữa bệnh phụ nữ ................................................................... 51 4.5. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu .................................. 52 4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc..... 53 4.6.1. Các giải pháp về chính sách .................................................................... 53 4.6.2. Các giải pháp lâm sinh............................................................................. 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 56 1. Kết luận .......................................................................................................... 55 2. Đề nghị........................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CR Rất nguy cấp EN Nguy cấp VU Sẽ nguy cấp KVNC Khu vực nghiên cứu ĐDSH Đa dạng sinh học ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn Nxb Nhà xuất bản iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đa dạng yếu tố địa lý thực vật ở một số vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ................................................................................... 12 Bảng 3.1. Khí tượng bình quân các tháng trong năm 2016 tại vịnh Bái Tử Long ......................................................................................... 27 Bảng 4.1. Sự phân bố các bậc taxon thực vật tại KVNC .................................. 29 Bảng 4.2. Sự phân bố các bậc taxon trong ngành Hạt kín tại KVNC ............... 30 Bảng 4.3. Các họ giàu loài (từ 4 loài trở lên) của hệ thực vật tại KVNC ......... 31 Bảng 4.4. Các chi giàu loài (từ 3 loài trở lên) của hệ thực vật tại KVNC ........ 33 Bảng 4.5. Sự phân bố các họ, chi, loài thực vật có giá trị làm thuốc ở quần xã rừng ............................................................................................... 33 Bảng 4.6. Số lượng loài thực vật có giá trị làm thuốc trong các họ thực vật ở quần xã rừng ngập mặn ..................................................................... 36 Bảng 4.7. Đa dạng về dạng sống các loài thực vật có giá trị làm thuốc của các quần xã nghiên cứu ..................................................................... 37 Bảng 4.8. Thành phần dạng sống loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ............................................................................................... 38 Bảng 4.9. Thành phần dạng sống loài thực vật có giá trị làm thuốc tại quần xã rừng ngập mặn .............................................................................. 39 Bảng 4.10. Đa dạng về yếu tố địa lý thực vật làm thuốc tại KVNC ................. 41 Bảng 4.11. Tổng hợp nhóm cây chữa bệnh ngoài da ........................................ 43 Bảng 4.12. Tổng hợp nhóm cây chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt.............................. 46 Bảng 4.13.Tổng hợp nhóm cây chữa bệnh xương, dạ dày, tiêu hóa, thân kinh.... 49 Bảng 4.14. Tổng hợp nhóm cây chữa bệnh phụ nữ........................................... 51 Bảng 4.15. Danh lục các loài thực vật quý hiếm ở KVNC ............................... 52 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ bố trí OTC và ODB trong quần xã rừng ................................. 21 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nhóm dạng sống ở quần xã rừng ........................... 39 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ% các nhóm dạng sống ở quần xã rừng ngập mặn ....... 40 vi
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Như chúng ta đã biết vai trò của hệ thực vật là rất to lớn, rừng là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, là nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là nguồn thức ăn cho động vật và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong đó, phải kể đến vai trò cung cấp nguồn dược liệu quý giá, nguồn gốc bảo vệ sức khỏe con người. Theo thống kê của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) thì khu hệ thực vật Việt nam có khoảng 13.766 loài, trong đó có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi và 378 họ khác nhau. Trong số đó có tới 30% nguồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc [31]. Quá trình điều tra nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam giai đoạn 2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) đã cho biết ở Việt Nam có 3948 loài thực vật bậc cao có mạch, thực vật bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3870 loài. Những cây thuốc có giá trị cao, có khả năng khai thác tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 loài cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, cũng như cây thuốc được thị trường quan tâm gồm 206 loài cây có khả năng khai thác được [38]. Từ xa xưa dân ta đã có truyền thống sử dụng cây thuốc trong chữa bệnh hằng ngày cũng như trong việc cứu chữa những người bị thương trong chiến tranh. Nhiều cộng đồng các dân tộc ít người cho tới nay vẫn sử dụng cây rừng và các loài thuốc gia truyền để chữa trị. Hiện nay con người có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc vì việc sự dụng mang lại tính năng ưu việt như an toàn, ít gây tác dụng phụ, việc sử dụng tương đối dễ dàng, giá thành thấp, tác dụng chữa bệnh cao, có cây thuốc chữa được bách bệnh, hơn nữa nó lại phổ biến trong thiên nhiên. Chính vì vậy, chúng ta cần coi trọng việc bảo vệ giữ gìn và phát triển nguồn dược liệu quý giá này. 1
- Tiềm năng tác dụng của cây thuốc to lớn là vậy nhưng chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng nguồn dược liệu do hoạt động khai thác và buôn bán tự phát tại nhiều địa phương. Trước năm 1945, độ che phủ rừng của cả nước khoảng 15,6 triệu ha, chiếm 43,8% diện tích đất đai với 7000 loài thực vật có hoa. Đến năm 1993 diện tích rừng đã giảm xuống 8,5 triệu ha chiếm 23,8%. Tốc độ mất rừng ước tính khoảng 200.000 ha/năm, trong đó rừng trồng mới chỉ đạt 80.000 - 100.000 ha/năm, không đủ bù đắp lại diện tích rừng bị mất [16]. Đây là thực tế đặt chúng ta trước tình trạng báo động về nguy cơ tuyệt chủng của những loài thực vật, trong đó có cả những loài dược liệu quý. Đặc biệt những năm trở lại đây, việc buôn bán qua biên giới được mở rộng các cây con làm thuốc bị săn lùng và khai thác cạn kiệt. Đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh là một trong những cụm đảo lớn, đẹp nhất và có hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó có chứa rất nhiều loài cây có giá trị làm thuốc. Có nhiều loài cây thuốc đã được con người biết đến và sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều loài chưa được biết đến về công dụng chữa bệnh. Sự tác động mạnh mẽ của con người đã làm cho nhiều loài thực vật bị ảnh hưởng và suy giảm về thành phần và số lượng, trong đó có cả những loài cây có giá trị làm thuốc. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung và đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đây còn rất ít. Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật có giá trị làm thuốc và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được tính đa dạng về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc gia Bái Tử Long, làm cơ sở khoa học cho công tác quản lí và bổ sung tư liệu về nguồn gen cây thuốc tại địa phương. - Đề xuất một số biện pháp bảo tồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc. 2
- 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng về các bậc taxon thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đa dạng thành phần thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu đa dạng các yếu tố địa lý của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. - Nghiên cứu đa dạng về giá trị sưu dụng của các loài thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu các loài thực vật có giá trị làm thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số biện pháp bảo tồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc. 4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài không nghiên cứu các bài thuốc chữa bệnh cụ thể. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a) Ý nghĩa khoa học Phát triển cách tiếp cận liên ngành nghiên cứu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng ninh. b) Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc mọc tự nhiên tại đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quang ninh. 3
- 6. Đóng góp mới của luận văn - Đã xác định được tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch nói chung và nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc nói riêng trong 2 kiểu thảm thực vật ở KVNC. - Đã xác định được 15 loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007). 4
- Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, những nghiên cứu về khu hệ thực vật đã được tiến hành từ khá lâu, thông thường là nghiên cứu thành phần thực vật của từng vùng trên từng loại thảm thực vật khác nhau. Ở Liên Xô, có các công trình nghiên cứu với loại hình thảo nguyên, đồng cỏ của tác giả như: Aleokhin (1904), Graxits (1927), sennhicop (1983)... Đã từ lâu người ta đã nhận thức được rằng khu hệ thực vật gồm các loài cây cỏ phân bố ở một địa phương và sắp xếp trong hệ thống phân loại tự nhiên. 1.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về khu hệ thực vật được tiến hành khá muộn so với thế giới. Tuy nhiên kể từ đó cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã công bố một số công trình về thảm thực vật. Từ năm 1905 - 1952, trong bộ Thực vật chí tổng quát của Đông Dương đã liệt kê được 7.004 loài thực vật bậc cao thuộc 1.850 chi, 289 họ. Năm 1962, Thomasius khi nghiên cứu thảm thực vật vùng Quảng Ninh đã phân loại và đề cập tới kiểu rừng thứ sinh hình thành do tác động của con người và động vật. Các tác giả Nguyễn Đình Ngỗi và Võ Văn Chi (1964) đã nghiên cứu về thàn phần loài của thảm cỏ vùng Hữu Lũng (Lạng Sơn) và gọi loại hình này là savan cỏ [8]. Phan Nguyên Hồng (1970) nghiên cứu đặc điểm phân bố sinh thái của thực vật vùng ven biển miền Bắc Việt Nam đã chia thảm thực vật này thành rừng ngập mặn, rừng gỗ bờ biển và thảm thực vật trên bãi cát trống ở bờ biển [22]. Hoàng Chung (1980) đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ khi nhiên cứu đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng 5
- cỏ, savan, thảo nguyên và đề ra những biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ [12]. Nguyễn Tiến Bân (1984) cùng tập thể tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu hệ thực vật ở Tây Nguyên trong công trình “Danh mục thực vật Tây Nguyên” với 3000 loài, chiếm gần ½ số loài đã chết ở Đông Dương [2]. Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1994) nghiên cứu về quần hệ savan cây bụi trên vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ), về một số mô hình rừng khoanh nuôi phục hồi, một số mô hình rừng trồng và đề xuất các mô hình có khả năng phục nhanh và cải tạo môi trường tốt [14]. Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tao môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi trung du ở một số tỉnh phía Bắc nước ta đã thống kê được 211 loài thuộc 64 họ [15]. Lương Thị Thanh Huyền (2009) đã thống kê được 109 loài cây tái sinh trong một số trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại xã Xuân Long, huyện yên Bình, tỉnh Yên Bái [23]. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2009) khi nghiên cứu thành phần cây tái sinh dưới tán rừng thứ sinh ở trạm Đạ dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc đã thống kê được 33 loài cây tái sinh, trong đó có 7 loài đạt hệ số tổ thành trên 5% [28]. Sỹ Danh Thường (2009) đã có nhận định rằng họ Màn màn ở Việt Nam là họ không lớn, chỉ có khoảng 55 loài nhưng lại có giá trị kinh tế về nhiều mặt như: làm thuốc, làm rau ăn, lấy gỗ, làm cảnh...., mặt khác họ này còn có giá trị khoa học như được sử dụng nhiều trong nghiên cứu di truyền học, tế bào học.... [36]. 1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật Dạng sống là kết quả thích nghi lâu dài của thực vật với môi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với các điều kiện khí hậu và các nhân tố sinh thái của từng vùng. Cùng với sự nghiên cứu về thảm thực vật và phân loại thảm thực vât, các nghiên cứu về dạng sống thực vật cũng được tiến hành đồng thời từ rất sớm. Mỗi tác giả đều có các công trình nghiên cứu ở các địa phương 6
- khác nhau. Trên thế giới, việc nghiên cứu về thành phần dạng sống được các tác giả tiến hành khá sớm. Schow (1823) nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cách mọc được hiểu và đặc điểm phân bố của loài trong quần xã. I. K.Patsoxki (1915) đã chia thực vật thành 6 nhóm: - Thực vật thường xanh - Thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm - Thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi - Thực vật có thời kỳ sinh trưởng, phát triển ngắn - Thực vật có thời kỳ sinh trưởng, phát triển lâu năm K. Raunkiaer (1934) chia thực vật thành 5 nhóm phụ thuộc vào vị trí của chồi cây: - Cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes - Ph). - Cây có chồi sát mặt đất (Chanmaetophytes - Ch). - Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes - He). - Cây chồi ẩn (Cryptophytes - Cr). - Cây sống một năm (Therophytes - Th). Ở Việt Nam, dạng sống được nghiên cứu muộn hơn so với thế giới và cũng có không nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống của loại hình đồng cỏ phía Bắc Việt Nam gồm 11 kiểu dạng sống cơ bản [12]. Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia ra 7 dạng sống cơ bản khi nghiên cứu thành phần loài cây ngập mặn: cây gỗ, cây bụi, cây thân cỏ, cây leo, gỗ thấp hoặc dạng bụi, ký sinh, bì sinh [22]. Nhiều tác giả khác đã chia thành 4 dạng sống cơ bản là: Thân gỗ, thân thảo, thân bụi, thân leo Lê Ngọc Công, 2004 [16]) Vũ Thị Liên (2005) [27] khi phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực 7
- vật sau nương rẫy ở Sơn La đã lập được công thức phổ dạng sống: SB = 69,69Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th. 1.3. Những nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật Những nghiên cứu đầu tiên về yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa lý, trước tiên phải kể đến công trình của Gagnepain (1926) (dẫn theo Thái Văn Trừng [37]): “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” bao gồm các yếu tố: Yếu tố Trung Quốc 33,8% Yếu tố Xích kim- Himalaya 18,5% Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15% Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương 11,9% Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8% Theo Pócs Tamás (1965) (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [31]) khi nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc Việt Nam đã phân tích về phương diện địa lý thực vật và phân biệt các yếu tố như sau: + Nhân tố đặc hữu 39,9% Đặc hữu Việt Nam 32,55% Đặc hữu Đông Dương 7,35% + Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới 55,27% Từ Ấn Độ và Hymalaya 9,33% Từ Malaysia- Indonesia 25,60% Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36% + Nhân tố khác 4,83% Ôn đới 3,27% Thế giới 1,56% + Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08% Tổng: 100% Thái Văn Trừng (1978) [37] căn cứ vào bảng thống kê các loài hệ thực 8
- vật Bắc Việt Nam và cho rằng, ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam Trung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh thì loài đặc hữu bản địa lên 50%, còn yếu tố di cư chiếm tỉ lệ 39% trong đó yếu tố từ Malaysia- Indonesia là 15%, từ Malaysia - Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ- Miến Điện là 14%. Các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới, 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%. Theo nguyên tắc do Pócs T. đề ra, Lê Trần Chấn và nhóm cộng sự (1999) [11] đã đưa ra hệ thống phân loại về yếu tố địa lý đã sắp xếp 10.193 loài trong hệ thực vật Việt Nam vào 20 yếu tố địa lý. Những loài chưa xếp được do chỉ xác định đến chi hoặc là những loài chỉ mới ghi nhận là gần đúng. Cụ thể hệ thống phân loại như sau: 1. Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ: có 768 loài chiếm 7,5% tổng số loài hệ thực vật Việt Nam. Khu phân bố nằm trong ranh giới các tỉnh Bắc Bộ. 2. Yếu tố đặc hữu Trung Bộ: 902 loài chiếm 8,8% tổng số loài. Khu phân bố nằm trong phạm vi ranh giới hành chính Trung Bộ cũ. 3. Yếu tố đặc hữu Nam Bộ: gồm 272 loài chiếm tỉ lệ 2,6% tổng số loài. Khu phân bố nằm trong ranh giới hành chính Nam Bộ cũ. 4. Yếu tố đặc hữu Việt Nam: có 280 loài chiếm tỉ lệ 2,7% tổng số loài. Khu phân bố nằm trong phạm vi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5. Yếu tố Đông Dương (Theo nghĩa rộng): có 2686 loài chiếm tỉ lệ 26,3% tổng số loài. Khu phân bố: Việt Nam, Lào, Campuchia, toàn bộ phần nhiệt đới của Myanma, Thái Lan (trừ phần cực nam). 6. Yếu tố Nam Trung Quốc: có 747 loài chiếm tỉ lệ 7,3% bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam và phần Tây Nam và Nam Trung Quốc. 7. Yếu tố Hải Nam, Đài Loan, Philippin: có 262 loài chiếm 2,5%. Bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam, Hải Nam, Đài Loan, Philippin. 8.Yếu tố Hymalaya: gồm 79 loài phân bố ở phần trước núi nhiệt đới của dãy 9
- Hymalaya. Các loài này còn có thể phân bố ở Lào, Camphuchia, Thái lan, Myanma. 9. Yếu tố Ấn Độ: 1289 loài chiếm 12,6% tổng số loài bao gồm loài phân bố ở cả Đông Dương và Ấn Độ. 10. Yếu tố Malaysia: gồm 247 loài chiếm 2,4% bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam, bán đảo Malaysia và các đảo thuộc Malaysia. 11.Yếu tố Malaysia - Indonesia: có 152 loài chiếm 1,4%, phân bố ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia 12. Yếu tố Malaysia - Indonesia - Châu Úc: có 46 loài phân bố ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Châu Úc. 13. Yếu tố Châu Á nhiệt đới: 1178 loài chiếm tỉ lệ 11,6%. Phân bố ở Ấn Độ, Đông Dương, Malaysia, Indonesia, Philippin và các đảo Thái Bình Dương. 14. Yếu tố cổ nhiệt đới: 189 loài, phân bố vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. 15. Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới: có 139 loài chiếm tỉ lệ 1,4%. Phân bố ở nhiệt đới Châu Mỹ, nhiệt đới Châu Á, nhiệt đới Châu Phi. 16. Yếu tố Đông Á: có 206 loài chiếm tỉ lệ 2%. Phân bố Triều Tiên, Nhật Bản, đông Trung Quốc, Đài Loan và cực bắc Việt Nam 17. Yếu tố châu Á: 239 loài chiếm tỉ lệ 2,3%. Bao gồm các loài phân bố ở phạm vi lãnh thổ toàn châu Á 18. Yếu tố ôn đới bắc: có 15 loài trong hệ thực vật Việt Nam. Bao gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới châu Á, châu Âu và có mặt ở Việt Nam 19. Yếu tố phân bố rộng: có 294 loài chiếm tỉ lệ 2,8%, bao gồm các loài phân bố rộng trên phạm vi toàn thế giới 20. Yếu tố di cư và nhập nội hiện đại: có 450 loài chiếm tỉ lệ 4,4%, bao gồm các loài có nguồn gốc di cư, xâm nhập vào hệ thực vật Việt Nam bằng nhiều con đường. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [31] căn cứ vào khung phân loại của Pócs T 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro
75 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam
77 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
75 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu vực Hải Phòng
101 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
84 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn