intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp nhân giống loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) làm cơ sở cho công tác bảo tồn loài cây này tại tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được một số đặc điểm sinh học và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân giống của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) làm cơ sở để bảo tồn loài cây này tại Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp nhân giống loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) làm cơ sở cho công tác bảo tồn loài cây này tại tỉnh Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT BÙI VĂN HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP NHÂN GIỐNG LOÀI HOÀNG LIÊN Ô RÔ LÁ DÀY (MAHONIA BEALEI (FORTUNE) PYNAERT) LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN LOÀI CÂY NÀY TẠI TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT BÙI VĂN HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP NHÂN GIỐNG LOÀI HOÀNG LIÊN Ô RÔ LÁ DÀY (MAHONIA BEALEI (FORTUNE) PYNAERT) LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN LOÀI CÂY NÀY TẠI TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. BÙI VĂN THANH Hà Nội, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô, các nhà khoa học trong lĩnh vực sinh học, hóa học và lâm nghiệp. Trước hết tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Văn Thanh, người thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến, góp ý vô cùng quý báu để tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy, cô phòng Đào tạo sau đại học - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp phòng Bảo tồn Thiên nhiên - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Hoàng Liên và nhân dân, cán bộ quản lý các xã đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu và thu thập số liệu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới người thân trong gia đình, những người đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đề tài được sự hỗ trợ về kinh phí bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (mã số: VAST.ĐLT.04/15-16), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Nafosted (mã số: 106-NN.03-2016.49), Quỹ học bổng Nagao tại Việt Nam, sự hỗ trợ thiết bị nghiên cứu thực địa của Quỹ IDEAWILD. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Văn Hướng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận văn đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Văn Hướng
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 4. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................ 4 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 4 1.1. Phân loại thực vật ...................................................................................... 4 1.2. Giá trị sử dụng ........................................................................................... 6 1.3. Kỹ thuật nhân giống bảo tồn ...................................................................... 8 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 8 2.1. Phân loại thực vật ...................................................................................... 8 2.2 Giá trị sử dụng .......................................................................................... 11 2.3. Nghiên cứu về nhân giống bảo tồn .......................................................... 11 3. Đánh giá chung............................................................................................ 11 4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................... 12 4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 12 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 19
  6. 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 2.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................ 20 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Hoàng liên ô rô lá dày ................................................................................................................... 20 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống hữu tính từ hạt .......................... 22 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính từ thân, cành ................ 24 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu giá trị sử dụng và thành phần hóa học của loài Hoàng liên ô rô lá dày .................................................................................... 26 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 31 3.1. Đặc điểm sinh học của cây Hoàng liên ô rô lá dày .................................. 31 3.1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 31 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng, tái sinh và mật độ tự nhiên của loài Hoàng liên ô rô lá dày .......................................................................................................... 36 3.1.3. Đặc điểm sinh thái học loài Hoàng liên ô rô lá dày ............................. 37 3.1.4. Xây dựng bản đồ phân bố tiềm năng của loài Hoàng liên ô rô lá dày . 40 3.2. Kết quả nhân giống hữu tính loài Hoàng liên ô rô lá dày từ hạt .............. 43 3.2.1. Một số đặc điểm và chỉ tiêu của hạt Hoàng liên ô rô lá dày ................ 43 3.2.2. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Hoàng liên ô rô lá dày ..................................... 44 3.3. Kết quả nhân giống vô tính Hoàng liên ô rô lá dày bằng phương pháp giâm hom .................................................................................................................. 45 3.3.1. Ảnh hưởng của loại hom và kích thước hom đến tỷ lệ sống của hom Hoàng liên ô rô lá dày .................................................................................... 45 3.3.2. Ảnh hưởng của loại chất và nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm ...................................................................................... 49
  7. 3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ sống của hom Hoàng liên ô rô lá dày .......................................................................................................... 53 3.4. Tình hình khai thác và giá trị sử dụng của loài Hoàng liên ô rô lá dày ... 56 3.4.1. Tri thức bản địa trong khai thác và sử dụng loài Hoàng liên ô rô lá dày ......................................................................................................................... 56 3.4.2. Thành phần hóa học và kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học ........... 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59 1. Kết luận ....................................................................................................... 59 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs. Cộng sự CT Công thức IAA Chất điều hòa sinh trưởng Indol acetic acid IBA Chất điều hòa sinh trưởng Indol butiric acid KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên LC-MS Liquid chromatography - Mass spectrometry Nxb. Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn TB Trung bình VQG Vườn Quốc gia -NAA Chất điều hòa sinh trưởng-Napthalen acetic acid
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ tiêu theo dõi đặc điểm sinh học của loài Hoàng liên ô rô lá dày ......................................................................................................................... 21 Bảng 2.2. Công thức thí nghiệm tỷ lệ nảy mầm của hạt ................................. 23 Bảng 2.3. Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của loại hom và kích thước hom đến tỷ lệ sống của hom giâm ........................................................................... 25 Bảng 2.4. Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của loại chất và nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm .............................................. 26 Bảng 2.5. Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của hom giâm ................................................................................................................. 26 Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái loài Hoàng liên ô rô lá dày .............................. 31 Bảng 3.2. Dẫn liệu bổ sung một chỉ tiêu đặc điểm hình thái của loài Hoàng liên ô rô lá dày ........................................................................................................ 35 Bảng 3.3. Mật độ cá thể loài Hoàng liên ô rô lá dày....................................... 37 Bảng 3.4. Đặc điểm tự nhiên tại khu vực Hoàng liên ô rô lá dày phân bố ..... 38 Bảng 3.5. Đặc điểm tự nhiên khu vực loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei) và loài Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis) phân bố ...................... 39 Bảng 3.6. Các loài thực vật chủ yếu tại các điểm nghiên cứu có loài Hoàng liên ô rô lá dày phân bố ................................................................................... 40 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu của hạt Hoàng liên ô rô lá dày ............................... 43 Bảng 3.8. Kết quả theo dõi độ nảy mầm của hạt Hoàng liên ô rô lá dày ....... 44 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của loại hom và kích thước hom đến tỷ lệ sống của hom ......................................................................................................................... 46 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của loại hom và kích thước hom đến hiệu quả giâm hom Hoàng liên ô rô lá dày sau 90 ngày ......................................................... 47
  10. Bảng 3.11. Ảnh hưởng của loại chất và nồng độ của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom ........................................................................ 50 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ của chúng đến hiệu quả nhân giống loài Hoàng liên ô rô lá dày sau 90 ngày ...... 52 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ hình thành cây con của hom Hoàng liên ô rô lá dày ............................................................................. 54 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả nhân giống loài Hoàng liên ô rô lá dày sau 90 ngày ....................................................................................... 55
  11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Bản đồ Landsat 8 khu vực Hoàng liên sơn năm 2016 tỉnh Lào Cai ......................................................................................................................... 16 Hình 3.1. Cây Hoàng liên ô rô lá dày.............................................................. 32 Hình 3.2. Cụm hoa Hoàng liên ô rô lá dày ........................................................... 32 Hình 3.3. Hoa Hoàng liên ô rô lá dày ............................................................. 33 Hình 3.4. Quả và Hạt Hoàng liên ô rô lá dày .................................................. 33 Hình 3.5. Sự hình thành chồi mới ................................................................... 36 Hình 3.6. Cây con tái sinh trong tự nhiên ............................................................. 36 Hình 3.7. Bản đồ dự báo khả năng phân bố của loài Hoàng liên ô rô lá dày...... 41 Hình 3.8. Bản đồ khu vực thích hợp cho phân bố của loài Hoàng liên ô rô lá dày ................................................................................................................... 42 Hình 3.9. Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei) được buôn bán ............... 57 Hình 3.10. Công thức cấu tạo của 3 chất mới được xác định trong loài Hoàng liên ô rô lá dày ................................................................................................. 58
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, việc bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng giữ một vị trí quan trọng không chỉ về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc có hệ sinh thái vô cùng đặc biệt với dãy núi Hoàng Liên Sơn, cùng đỉnh Phan-xi-păng cao 3.143m được coi là nóc nhà của Đông Dương - nơi hội tụ của nhiều luồng khí hậu, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học rất lớn, với hệ động - thực vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động - thực vật quý hiếm có giá trị đã được tìm thấy ở nơi đây thuộc danh mục các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, trong đó có loài Hoàng liên ô rô lá dày. Hoàng liên ô rô lá dày có tên khoa học là Mahonia bealei (Fortune) Pynaert, thuộc chi Mã hồ (Mahonia Nutt.) trong họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Đây là một loài cây bản địa của Việt Nam được sử dụng làm thuốc, làm thực phẩm và làm cảnh [39], có nhiều giá trị nên đã bị khai thác quá mức và sử dụng trực tiếp qua nhiều năm không chú ý đến bảo vệ tái sinh, cùng với nhiều nguyên nhân tác động khác, đã làm cho loài cây này bị suy giảm nghiêm trọng. Cùng với một số cây khác như Ngũ gia bì gai, Đảng sâm, Tam thất hoang Sa Pa,... từ năm 1996 đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam với mức đang nguy cấp (E), năm 2007 đã được xếp ở mức nguy cấp (EN). Loài Hoàng liên ô rô lá dày có phạm vi phân bố hẹp, trên thế giới phân bố ở Trung Quốc và được trồng ở một số nước như Nhật Bản, Mexico, Hoa Kỳ. Ở Việt Nam loài này phân bố ở một số tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Hà Giang [39].
  13. 2 Cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, cũng như biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này. Mặc dù, loài Hoàng liên ô rô lá dày hiện nay chưa phải đã cạn kiệt về số lượng nhưng sự tồn tại lâu dài của nó là rất mong manh. Vì vậy, nhằm bảo tồn và phát triển loài cây này và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng phát triển thương mại phục vụ nhu cầu sử dụng làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh, làm thực phẩm,... và tăng thu nhập cho người dân địa phương, giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên, tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp nhân giống loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) làm cơ sở cho công tác bảo tồn loài cây này tại tỉnh Lào Cai". 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác định được một số đặc điểm sinh học và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân giống của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) làm cơ sở để bảo tồn loài cây này tại Lào Cai. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được một số đặc điểm sinh học của loài Hoàng liên ô rô lá dày. - Thử nghiệm một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân giống bảo tồn loài Hoàng liên ô rô lá dày. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung một số dẫn liệu về loài Hoàng liên ô rô lá dày làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu ở nước ta.
  14. 3 - Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính và vô tính loài Hoàng liên ô rô lá dày. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển cây Hoàng liên ô rô lá dày phục vụ cho nhu cầu bảo tồn, tăng thu nhập cho người dân địa phương, giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên. 4. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 60 trang, 19 bảng và 11 hình. Luận văn gồm các phần: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan nghiên cứu (15 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (28 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên qua tới luận văn; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong thời gian những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới trong đó có các nước ở khu vực Đông Nam Á đã dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu, sử dụng và bảo tồn các loài cây bản địa có giá trị. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu nước ngoài nghiên cứu về loài Hoàng liên ô rô lá dày - Mahonia bealei (Fortune) Pynaert, chỉ có một số tài liệu mô tả, đánh giá khái quát về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng,... 1.1. Phân loại thực vật - Phân loại và tên gọi Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thuộc chi Mã hồ (Mahonia Nutt., 1818), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) đã được Fortune Robert mô tả và công bố vào năm 1850 với tên Berberis bealei Fortune, 1850 [29]; đến năm 1875 Pynaert Édouard-Christophe đã xác định lại đây là loài thuộc chi Mahonia có tên là Mahonia bealei (Fortune) Pynaert [25]. Theo Ying Junsheng, David E. Boufford. Anthony R. Brach (2001), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có 17 chi và khoảng 650 loài, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc và vùng núi Á nhiệt đới [28]. Theo Gagnepain F. (1909) khi nghiên cứu về thực vật Đông Dương đã ghi nhận họ Hoàng liên gai có 2 chi, 21 loài trong đó chi Hoàng liên gai có 20 loài và chi Mã hồ có 01 loài. Chi Mã hồ - Mahonia có khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á, phía Tây của Bắc Mỹ, vùng Trung Mỹ và phía Tây của Nam Mỹ. Các loài trong chi Mahonia thường là cây bụi thường xanh. Chi Mahonia có quan hệ chặt chẽ với chi Hoàng liên gai (Berberis). Chính vì vậy, nhiều nhà thực vật học đã không tán thành việc chấp nhận tên chi Mahonia nên đã xếp chi Mahonia vào cùng với chi Berberis vì một số loài thuộc hai chi này có nhiều
  16. 5 đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, chi Mahonia có lá kép lông chim lớn dài từ 10 - 50cm, với 5 - 15 lá chét và hoa mọc thành các cành (dài từ 5 - 20cm) [24, 28, 29, 35]. - Về hình thái Trên thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu, và mô tả hình thái Hoàng liên ô rô lá dày. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ mô tả khái quát về đặc điểm một số cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của loài. Theo Fortune 1850 trong The Gardeners' Chronicle & Agricultural Gazette đã mô tả Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi thường xanh, cao 2,4 - 3m. Lá kép lông chim lẻ dài 30,5 - 40,7cm, gồm 4 - 5 cặp lá chét. Lá chét lớn, mọc xiên, màu xanh bóng, phiến lá hình trứng, gốc lá hình tim, đầu lá nhọn tạo thành gai, mép lá xẻ răng cưa tạo thành các gai nhọn. Hoa mọc cụm hình bông dài 15 - 23cm, mỗi cụm gồm khoảng 12 hoa màu vàng. Hoa thường ra vào mùa Đông, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Quả màu xanh lục [29]. Theo Ying Junsheng, David E. Boufford. Anthony R. Brach (2001) trong Flora of China đã mô tả Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, cao 0,5 - 4 (-8)m. Lá kép lông chim màu xanh hơi vàng, thuôn dài 27 - 51 x 10 - 20cm, với 4 - 10 cặp lá chét. Lá chét màu xanh lục, gân lá không nổi rõ trên cả 2 mặt, cuống lá chét dài 2 - 4mm. Lá chét thường dày, cứng, kích thước 1,2 - 3,5 x 1 - 2cm, cặp lá thấp nhất hình trứng, kích thước 1,2 - 3,5 x 1 - 2cm, có 1 - 2 răng ở mỗi bên mép lá. Những cặp lá phía trên có hình trứng hay gần chữ nhật, kích thước 2 - 10,5 x 2 - 6cm, mỗi bên mép lá gồm 2 - 6 răng, đỉnh nhọn. Lá chét ở phần phía trên lớn hơn nhiều với kích thước 7 - 13 x 3,5 - 10cm, cuống dài 1 - 6cm. Cụm hoa mọc đứng thẳng từ 3 - 9 tạo thành chùm dài 7 - 26cm. Lá bắc ở gốc cụm hoa hình trứng đến hình mác, kích thước 1,5 - 4 x 0,7 - 1,2cm. Cuống ngắn 4 - 6mm; lá bắc hoa hình trứng kích thước 2,3 - 2,5 x 1,5 - 2,5mm. Cánh hoa màu vàng; lá đài phía ngoài hình trứng, kích thước 2,3 - 2,5 x 1,5 - 2,5mm; lá đài
  17. 6 phía trong hình trứng, kích thước 6,5 - 7 x 4 - 4,5mm; lá đài ở giữa hình elip, kích thước 5 - 6 x 3,5 - 4mm. Nhị hoa có kích thước 3,2 - 4,5mm, với bao phấn kích thước từ 1,1 - 1,3mm. Bầu thuôn dài hình trứng khoảng 3,2mm; noãn 3 hoặc 4; vòi nhụy ngắn. Quả mọng chín màu tím đậm, hình trứng khoảng 1,5 x 1 - 1,2cm; vòi nhụy sống dai. Hoa thường ra từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau; Quả từ tháng 3 đến tháng 5 [28]. - Đặc điểm phân bố và sinh thái Fortune Robert (1812 - 1880) trong The Gardeners' Chronicle & Agricultural Gazette, đã phát hiện và mô tả loài Hoàng liên ô rô lá dày - Mahonia bealei thường phân bố ở những đỉnh đồi nhỏ, rừng thường xanh, thị trấn Huy Châu, trung tâm tỉnh An Huy, Trung Quốc [29]. Năm 2001, Ying Junsheng và cộng sự trong Flora of China đã ghi nhận loài này thường phân bố ở ven rừng, ven suối hoặc lề đường, bụi cây ở độ cao từ 500 - 2.000m. Tại các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên và Chiết Giang ở Trung Quốc. Ngoài ra, loài này cũng đã được trồng ở Nhật Bản, Mexico và các vùng có khí hậu ấm hơn của châu Âu và Hoa Kỳ, và cũng được nhập trồng ở phía Đông Nam của Hoa Kỳ [28]. 1.2. Giá trị sử dụng Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei) là loài có phạm vi phân bố khá hẹp, nên các tài liệu và công trình công bố nghiên cứu về giá trị sử dụng của loài này trên thế giới còn ít. Các tài liệu hiện nay mới chỉ tập trung ở Trung Quốc nơi loài này phân bố. Trong nền y dược học Trung Quốc, hầu hết các loài trong chi Mahonia Nutt. được sử dụng làm thuốc, chúng được sử dụng để điều trị một số bệnh như bệnh lao, viêm lợi, kiết lỵ, viêm họng, chàm và làm lành vết thương. Đồng thời các loài trong chi này đều phát huy hết tác dụng của nó
  18. 7 trong việc thanh nhiệt, bài tiết độc tố, lưu thông máu, giảm ho và giảm viêm [25]. Mahoniae caulis là phần thân khô của loài Mahonia bealei là một trong những loại dược liệu truyền thống quan trọng được liệt kê trong Dược điển Trung Quốc năm 2010 với các đặc tính: thanh nhiệt, thanh lọc và loại bỏ độc tố và đã được sử dụng để điều trị bệnh nóng trong, tiêu chảy, kiết lỵ, vàng da, nước tiểu đỏ, đau mắt đỏ, đau răng, viêm loét dạ dày, sưng tấy và áp xe [25, 34]. Theo nghiên cứu của Hu (2011), Zeng X (2003) và Zeng X (2006) đã cho thấy, thân và rễ của loài Mahonia bealei có khả năng chống ô xy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở người, alkaloid có trong dịch chiết từ rễ của loài này ở nồng độ 0,25mg/ml gây ra sự ức chế quá trình gia tăng của virus cúm A1. Theo "Fu Jian Yao Wu Zhi" (Fujian Institute of Medicine, 1979) đã chỉ ra rằng Mahonia bealei có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh về răng miệng, bệnh ngoài da, đường ruột và rối loạn hô hấp. Liên quan đến điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy, rễ của loài Mahonia bealei và thân loài Euphorbiae humifusae đã được kết hợp với nhau sắc nước uống để điều trị. Ngoài ra thân, rễ Mahonia bealei và rễ của loài Drynaria sp. cũng được sắc lấy nước để rửa các bộ phận của cơ thể bị bệnh chàm [30, 34]. Ngoài ra, một số nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Mahonia bealei cũng cho thấy dịch chiết từ loài này có khả năng kháng sinh, chống oxy hóa và chống cúm. Trong nghiên cứu của Cong Yue và cs. (2011), Xiangying Zeng và cs. (2006), Zhang Y. và cs. (2011) nghiên cứu thành phần hóa học từ thân của loài Mahonia bealei đã sàng lọc, thử nghiệm chống ung thư gan và xác định được 8 hợp chất gồm: Erythro-syringoyl glycerol 8-O-β-D-glucoside; 3,4,5-trimethoxyphenyl-1-O-β-D-glucoside; episyringaresinol; 5,5'-
  19. 8 dimethoxylariciresinol-4'-O-β-D-glucoside; β-sitosterol; berberine; palmatine; và jatrorrhizine [27, 32, 36, 37]. 1.3. Kỹ thuật nhân giống bảo tồn Nhìn chung, đa số các tài liệu nước ngoài khi nghiên cứu về loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei), mới dừng lại ở nghiên cứu mô tả, đánh giá khái quát về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái của loài, mà chưa đi sâu nghiên cứu về giá trị sử dụng và bảo tồn. Hiện nay, chưa có công bố nào liên quan đến nghiên cứu bảo tồn loài cây này. 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2.1. Phân loại thực vật - Phân loại, tên gọi Ở nước ta, ngoài tên gọi thông thường là Hoàng liên ô rô lá dày, thì loài cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau. Trong các tài liệu khác nhau như Nguyễn Tiến Bân (2003); Đỗ Tất Lợi (2009); Võ Văn Chi (2012) còn sử dụng các tên khác nhau để gọi loài Hoàng liên ô rô lá dày như Hoàng liên ô rô, Thập đại công lao, Thổ hoàng bá, Thổ hoàng liên [2, 7, 14]. Về danh pháp quốc tế, trải qua một thời gian dài đi sâu phân tích, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất với danh pháp quốc tế của loài Hoàng liên ô rô lá dày là Mahonia bealei (Fortune) Pynaert. Ở Việt Nam, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) còn được gọi là họ Hoàng Mộc, Mã Hồ, họ gồm có 4 chi và 9 loài. Họ có rất nhiều đặc điểm chung với các họ Lardizabalaceae, Sargentodoxaceae và Menispermaceae. Nhưng khác với các họ này, họ Hoàng liên gai thường là cây bụi, gỗ nhỏ hoặc là cỏ nhiều năm, có hoa lưỡng tính, bao phấn thường mở bằng 2 van, bộ nhụy đơn số, noãn nhiều và đính trên đường nối bụng hoặc noãn chỉ 2 và đính gốc. Chính vì vậy, họ Hoàng liên gai là đối tượng nghiên cứu khá phức tạp [1, 2].
  20. 9 -Về hình thái Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), mô tả Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi cao đến 1m. Lá kép lẻ; lá chét dai, mép có răng nhọn, hình trái xoan đến tròn dài, gốc lá tròn hay cắt ngang. Chùm hoa vàng; lá đài 9; cánh hoa 6; tiểu nhụy. Phì quả lam đen, và ăn được. Theo sách đỏ Việt Nam (2007), Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, cao 1,5 - 3m. Vỏ thân lúc non nhẵn, sau dày lên, có lớp bần màu xám trắng. Đường kính thân 2 - 4cm. Gỗ thân và rễ có màu vàng. Lá kép lông chim lẻ, dài 15 - 35cm; mỗi bên có 4 - 7 lá chét không cuống; lá chét trên cùng to hơn, có cuống; phiến lá chét hình bầu dục biến dạng hoặc hình trứng lệch, cỡ 3 - 9 x 2,5 - 4,5cm, cứng, dày, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đỉnh nhọn hoắt thành gai, mép khía 3 - 7 răng nông, nhọn sắc ở đầu; gân chính 3, gân phụ nổi rõ ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn, gồm 1 - 5 nhánh, hình bông, có thể phân nhánh. Hoa nhiều; 15 - 25 hoa trên một bông, hoa màu vàng, gần như không cuống, đường kính hoa 0,4 - 0,5. Lá bắc 1, nhỏ; đài 9, xếp 3 vòng, vòng ngoài nhỏ. Cánh hoa 6, nhỏ hơn những lá đài vòng trong. Nhị 6; bao phấn gần hình vuông, dài hơn chỉ nhị. Bầu hình trụ, phình ở giữa. Quả hạch, gần hình cầu, chín màu tím đen. Hạt 1, nhỏ [4, 5, 8]. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2009), cho thấy Hoàng liên ô rô lá dày là cây nhỏ cao 3 - 4m, cành không có gai. Lá kép dìa lẻ, dài 30cm có hai gai nhỏ ở phía cuống lá, 5 - 7 lá chét hình trứng. Đầu lá chét nhọn sắc, phía cuống tròn, dài 6 - 10cm, rộng 20 - 45mm, mỗi bên 3 - 8 răng sắc ngắn dài 3 - 6mm. Cụm hoa tận cùng mọc thành bông, phân cành ở phía dưới, nhiều hoa. Lá bắc hai lần ngắn hơn cuống hoa phụ. Hoa màu vàng nhạt. Lá đài 9 xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 3. Cánh tràng 6. Nhị 6. Bầu hình nón, phình ở giữa. Quả mọng màu xanh hình cầu [14]. Võ Văn Chi (2012), cho rằng Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi cao 2 - 3m. Lá kép lông chim lẻ, dài 15 - 35cm; mỗi bên có 4 - 8 lá chét, không cuống;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2