intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu môi trường nuôi cấy in vitro cây Nhàu (Morinda Citrifolia L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tạo mẫu sạch cây Nhàu; nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng BAP, Kinetin đến sự tạo đa chồi ở cây Nhàu; nghiên cứu môi trường tạo rễ cây Nhàu trong ống nghiệm; nghiên cứu quá trình ra cây ngoài tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu môi trường nuôi cấy in vitro cây Nhàu (Morinda Citrifolia L.)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM JULY SENGMANIVONG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY NHÀU (Morinda Citrifolia L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM JULY SENGMANIVONG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY NHÀU (Morinda Citrifolia L.) Ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU NGÀ THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu môi trường nuôi cấy in vitro cây Nhàu (Morinda Citrifolia L.)” là công trình nghiên cứu của tôi. Mọi kết quả được liệt kê trong luận văn là kết quả tôi thu được, hoàn toàn không sao chép bất kì kết quả nào của các bài luận văn đã có trước đây. Về những tài liệu tham khảo đều có trích dẫn đầy đủ trong bài luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn July SENGMANIVONG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu Ngà người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thứ hai tôi xin được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Sinh học, bộ phận Sau đại học của Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Thị Hồng, cán bộ phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn July SENGMANIVONG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung về cây Nhàu ...................................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm phân loại và đặc điểm sinh học ................................................. 3 1.1.2. Giá trị dược liệu ......................................................................................... 6 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây Nhàu trên thế giới và ở Việt Nam ................. 10 1.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng .................................... 13 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy in vitro ............................................ 13 1.2.2. Các phương pháp nhân giống vô tính in vitro ......................................... 15 1.3. Thành tựu trong bảo tồn nguồn gen thực vật in vitro ................................. 16 Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20 2.1. Vật liệu và hóa chất .................................................................................... 20 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 20 2.1.2. Hoá chất, thiết bị ...................................................................................... 20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21 2.3.1. Nhóm phương pháp nuôi cấy in vitro ...................................................... 21 2.3.2. Phương pháp đưa cây ra vườn ươm ........................................................ 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3.3. Phương pháp xử lí và tính toán số liệu .................................................... 25 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 26 3.1. Nghiên cứu công thức khử trùng tạo mẫu sạch .......................................... 26 3.1.1. Kết quả khử trùng hạt cây Nhàu .............................................................. 26 3.1.2. Kết quả khử trùng đoạn thân cây Nhàu ................................................... 29 3.2. Kết quả tạo chồi in vitro cây Nhàu ............................................................. 30 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến sự phát sinh chồi của mẫu cấy ......... 31 3.2.2. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự phát sinh chồi in vitro............................ 34 3.3. Nghiên cứu khả năng tạo rễ cây Nhàu........................................................ 36 3.3.1. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ cây Nhàu ................................. 37 3.3.2. Ảnh hưởng của IAA đến sự phát sinh rễ cây Nhàu ................................. 40 3.4. Nghiên cứu giá thể thích hợp đưa cây Nhàu ra ngoài tự nhiên .................. 44 3.4.1. Giai đoạn bầu đất ..................................................................................... 44 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2,4-D : 2,4D-Dichlorophenoxy Acetic Acid BAP : 6-Benzyl Amino Purin BTĐ : Bệnh tiểu đường Cs : Cộng sự CT : Công thức CTN : Cao trái Nhàu CY : Cyclophosphamid DPPH : 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazy ĐC : Đối chứng ĐTĐ : Đái tháo đường GA3 : Gibberellin IAA : Indoly Acetic Acid IBA : Indoly Butyric Acid Kinetin : 6-furturylamino purine KT : Khử trùng MS : Murashige - Skoog (1962) NAA : α - Napthalen Acetic Acid NJ : Noni Juice TNJ : Tahitian Noni Juice OA : Ovalbumin + Al(OH)3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng javen đến sự nảy mầm của hạt cây Nhàu .................................................................. 28 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi của mẫu cấy ............. 33 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự phát sinh chồi của mẫu cấy ......... 35 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ cây Nhàu ..................... 39 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng tạo rễ cây Nhàu ..................... 42 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến cây trồng trong bầu ........................... 44 Bảng 3.7. Kết quả ra cây ngoài vườn ươm .................................................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây, hoa và quả Nhàu ..................................................................... 4 Hình 1.2. Hạt quả Nhàu ................................................................................... 6 Hình 3.1. Hạt quả Nhàu sau khi khử trùng nảy mầm.................................... 28 Hình 3.2. Đoạn thân cây Nhàu sau khử trùng trên môi trương MS cơ bản .. 30 Hình 3.3 Cây Nhàu trên môi trường chứa BAP với nồng độ thay đổi......... 34 Hình 3.4 Cây Nhàu trên môi trường chứa Kinetin ...................................... 36 Hình 3.5. Cây Nhàu trên môi trường chứa IBA 0,9mg/l ............................. 40 Hình 3.6. Cây Nhàu trên môi trường chứa IAA 0,5mg/l ............................. 43 Hình 3.7. Cây Nhàu in vitro hoàn chỉnh được trồng trong bầu đất .............. 45 Hình 3.8. Cây Nhàu in vitro trồng ở vườn ươm ............................................ 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những thập niên gần đây, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu, khai thác nguồn dược liệu đã có nhiều bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cùng với điều đó, nguồn tài nguyên cũng cạn kiệt dần. Vì vậy, sử dụng hợp lý và tìm nguồn dược liệu mới, dược liệu thay thế là hết sức cần thiết. Cây Nhàu thuộc họ Coffee Rubiaceae là giống cây dược liệu quý được trồng khá phổ biến và cũng là cây dược liệu có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc Lào và nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết các bộ phận của cây đều đã được sử dụng làm thức ăn, đồ uống. Trong dân gian, cây được dùng làm thuốc với các tác dụng chữa bệnh như: Mất ngủ, đau lưng, hạ huyết áp, loét dạ dày, viêm khớp, thuốc nhuận tràng, điều kinh, giảm đau xương khớp, chống oxy hóa, hỗ trợ chữa trị ung thư,… Hiện nay, việc chữa bệnh bằng thuốc có nguồn gốc từ thảo dược đã và đang là một trong những xu hướng thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học. Chính vì những lợi ích thiết thực với cuộc sống, cây Nhàu là loại dược liệu cần nhân giống và phổ biến rộng rãi. Trong những năm trở lại gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây Nhàu tăng đột biến, đặc biệt nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh, gần như các sản phẩm từ cây Nhàu luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Trong nước, người tiêu dùng đã biết đến nhiều hơn các công dụng từ trái Nhàu, dẫn đến nhu cầu nội địa tăng. Nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu được thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để làm nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt…[18]. Bên cạnh đó còn có nhiều công ty dược trong nước và trên thế giới đã sản xuất thuốc viên và thuốc nước từ cây thuốc này với mục đích chữa nhiều bệnh [11]. Việc bảo tồn các giống cây dược liệu nói chung và cây Nhàu nói riêng có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp truyền thống như chiết cành, ghép cành và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. gieo hạt. Tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, khó khăn trong chọn cành chiết - ghép, tỉ lệ hạt nảy mầm yếu… Một vài năm trở lại đây người dân đã dùng cây Nhàu phổ biến rộng rãi để chữa bệnh. Thực trạng trên đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, đặc biệt là việc áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật sẽ giúp cho việc nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đáp ứng cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Đồng thời giúp giải quyết được việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu môi trường nuôi cấy in vitro cây Nhàu (Morinda Citrifolia L.)” nhằm bảo tồn nguồn gen quý, nhân giống cây sạch bệnh phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng và phẩm chất cây Nhàu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được môi trường nuôi cấy in vitro thích hợp ở cây Nhàu. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tạo mẫu sạch cây Nhàu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng BAP, Kinetin đến sự tạo đa chồi ở cây Nhàu. - Nghiên cứu môi trường tạo rễ cây Nhàu trong ống nghiệm. - Nghiên cứu quá trình ra cây ngoài tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Nhàu 1.1.1. Đặc điểm phân loại và đặc điểm sinh học Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L. thuộc họ Coffee Rubiaceae, Bộ Long đởm (Gentianales). Tên nước ngoài: Great morinda, Indian Mulberry (India), Dog Dumpling (Barbados), Mengkudu (Malaysia), Tahiti Noni (Ameraca). Phân loại khoa học Giới: Plantea Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Gentianales Họ: Rubiaceae Chi: Morinda Loài: Morinda citrifolia L.[38]. Cây Nhàu còn gọi là cây Noni Berry, cây Ngao núi, Nhàu rừng, Nhàu núi, cây Giàu [3], [8], [15]. Chi Morinda thuộc họ Coffee Rubiaceae và bao gồm khoảng 80 loài: Morinda citrifolia Linn (Morinda citrifolia L.), thường được gọi là Noni hoặc Mulberry Ấn Độ. Nhàu đã được sử dụng như một cây thuốc của người Polynesia 200 năm trước. Hiện nay, Nhàu là một loại cây điển hình được tìm thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới của Hoa Kỳ (Hawaii), Brazil, Tahiti, Malaysia và Quần đảo Fiji. Nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của trái cây Nhàu của Heinicke đã chứng minh rằng Nhàu có chứa xeronine alkaloid. Mặc dù trong trái cây Nhàu lượng xeronine tự do không đáng kể, chúng vẫn chứa một lượng đáng kể tiền chất của xeronine, được đặt tên là proxeronine. Một trong những lý giải cho tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. dụng dược liệu của trái cây Nhàu là xeronine có thể điều chỉnh cấu trúc và tính ổn định của các protein đích. Các tác dụng có lợi của trái cây Nhàu, chẳng hạn như trong điều hòa kinh nguyệt, tăng huyết áp, bỏng, trầm cảm, xơ vữa động mạch, tiêu hóa, giảm đau và nhiều tác dụng khác [26]. Hình 1.1. Cây, hoa và quả Nhàu (Ảnh chụp của tác giả luận văn tại tỉnh Champasak Lào, 3/4/2018) Cây Nhàu có khoảng 40 loài trên thế giới. Ở Việt Nam hiện đã biết 9 loài [2]. Nhàu thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam, một số tỉnh miền Trung và rải rác ở miền Bắc. Loài này được miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1753 [38]. Cây Nhàu là một trong những loài cây được xếp vào nhóm cây là vị thuốc quý ở Việt Nam theo Đỗ Tất Lợi. Một loại cây khá quen thuộc với người dân miền Nam. Cây Nhàu có nguồn gốc từ châu Úc và châu Á, phân bố ở các quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào ... Cây Nhàu thường mọc ở độ cao 0 đến 500m tính từ mực nước biển [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. Nhàu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm. Khi chưa trưởng thành, cây mọc tự nhiên có thể núp dưới tán cây khác. Tuy nhiên để có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển cây cần đầy đủ ánh sáng. Chính vì vậy, người ta thường thấy loại cây này trong rừng thứ sinh, nương rẫy của nhiều tỉnh. Loại cây này dễ thích nghi ở môi trường đất ẩm, đặc biệt là đất bazan, cạnh mương, hồ… Loại đất trồng có chứa tỉ lệ mùn, tơi xốp và dễ dàng thoát nước. Cây được trồng vào thời vụ xuân, khi thời tiết có mưa phùn hoặc đầu mùa mưa [4]. Cây Nhàu là cây thân gỗ, thân cây nhẵn, có nhiều cành, thường có chiều cao khoảng từ 6 - 8 m. Cành non mập, có 4 cạnh rõ, có màu lục hoặc nâu nhạt. Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn, màu nâu xám. Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 - 15 cm, rộng 6 - 8 cm, mép uốn lượn, mặt trên của lá có màu xanh đậm, bề mặt bóng, mặt dưới màu xanh nhạt. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, có 6 - 7 cặp gân phụ. Cuống lá 1 - 2 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, dài 1 - 1,5 cm, màu xanh nhạt. Hoa: Cụm hoa đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1 - 2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5- 8 mm. Hoa đều, lưỡng tính. Đài hoa là một gờ tròn. Có 5 cánh hoa, ống tràng hình phễu, màu xanh nhạt, cao 7 - 12 mm; có nhiều lông trắng bên trong; 5 thùy dài khoảng 5 - 8 mm, màu trắng, hình bầu dục, đầu nhọn, đỉnh có một mấu nhỏ cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Có 5 nhị, bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất ngắn. Bao phấn hình mũi tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị trí trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu xanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. Đĩa mật dày, hình khoan, màu vàng. Cây ra hoa quanh năm, tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau, cho quả vào khoảng tháng 3 - 5 [38]. Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả chín vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8. Quả khi còn non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả có chiều dài khoảng từ 5 - 6 cm, rộng từ 3 - 4 cm. Quả nhẵn bóng, mùi nồng, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt, hình trứng, xù xì gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, mềm, ăn được. Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen [3], [8], [15], [38]. Hình 1.2. Hạt quả Nhàu (Ảnh chụp của tác giả luận văn tại tỉnh Champasak Lào, 3/4/2018) 1.1.2. Giá trị dược liệu Cây Nhàu đã và đang được các cơ sở nghiên cứu, sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau để chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, tỉnh Đồng Tháp sản xuất thuốc viên Morinda Citriforlia, nước ép trái Nhàu Doromi, rượu Morinda trái Nhàu. Những sản phẩm này đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký và lưu hành trên toàn quốc. Đặc biệt viên bao phim Morinda Citriforlia đã và đang được xuất khẩu ra thị trường thế giới [4]. Năm 1996, vì các đặc tính dinh dưỡng và điều trị của Nhàu, NJ thương mại đã được bán trên thị trường như một chất bổ sung chế độ ăn uống. Sau đó, vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. năm 2003, Ủy ban Châu Âu đã phê duyệt nước ép Nhàu như một loại thực phẩm mới của Tổng cục Bảo vệ Sức khỏe và người tiêu dùng. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả Nhàu, cũng như trong các bộ phận khác của cây, như lá, rễ, vỏ rễ, hạt, thân và hoa, vì những lợi ích tiềm năng của chúng đối với sức khỏe [26]. Trong y học cổ truyền, Nhàu được xem là cây dược liệu quý được dùng để chữa nhiều bệnh như: mất ngủ, đau lưng, huyết áp cao, an thẩn, giảm đau, tăng cường sinh lực,...Tất cả các bộ phận của cây Nhàu đều có dược tính. Theo Đông y Trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác dụng chống khối u và kích thích miễn dịch của trái cây Nhàu trồng ở Hawai [37]. Tại Việt Nam, Nhàu là một trong số 300 vị thuốc Nam được một thầy thuốc nổi tiếng của miền Nam trước cách mạng Tháng Tám khuyến khích sử dụng xen kẽ với thuốc Bắc để tiết kiệm cho người bệnh [2]. Nhàu rừng và rễ Nhàu cũng là hai trong số 208 vị thuốc Nam được Việt Cúc ghi lại trong “Nam dược tính yếu lược” (1965). Đặc biệt từ năm 1952 đã được công bố nhiều nghiên cứu về tác dụng của rễ Nhàu trên các bệnh nhân [4]. Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu nổi tiếng về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đã đề cập đến cây Nhàu và xếp vị thuốc này vào danh mục những vị thuốc về huyết áp [15]. Hiện nay, nhiều xí nghiệp dược trong nước cũng đã sản xuất thuốc viên và thuốc nước chiết xuất từ Nhàu. Các bộ phận cây Nhàu được dùng làm thuốc: Rễ Nhàu: Thu hái vào mùa đông. Ngoài công dụng nhuộm màu vải, đem ngâm rượu uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng, dịch trích toàn phần từ rễ Nhàu có tác dụng làm hạ huyết áp…(có khi dùng quả Nhàu non thái mỏng sao khô thay rễ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Quả Nhàu: Thu hoạch vào mùa hạ. Có mùi khai mạnh, có vị cay nồng và hơi chát ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gan, tiểu đường. Nướng chín ăn để chữa kiệt lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều. Lá Nhàu: Thu hoạch quanh năm. Dùng tươi, rửa sạch giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lành, chóng lên da non. Lá Nhàu phơi khô, thái nhỏ sắc uống chữa kiệt lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ. Vỏ cây Nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu [3], [15], [19]. Công dụng và liều dùng: Dùng rễ Nhàu sắc uống hàng ngày thay nước chè chữa cao huyết áp, uống hàng tháng với liều 30 - 40 g rễ, sắc và uống thay nước chè trong ngày. Sau 15 hôm sẽ có kết quả, uống tiếp tục 2 - 3 tháng liền sau đó với liều giảm xuống. Có thế nấu thành cao, hoặc thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu uống. Quả non thái nhỏ, sao vàng, dùng thay rễ. Lá dùng giã nát đắp ngoài hoặc sắc uống với liều 8 - 10 g sắc với 500 ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày chữa bệnh đường ruột, chữa sốt, cảm, nhức đầu, chóng mặt [3], [15], [19]. Một số bài thuốc từ cây Nhàu: Chữa huyết áp cao: Rễ Nhàu 30 - 40 g, sắc uống thay nước chè, sau hai tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục trong 2 - 3 tháng. Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả Nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30 - 40 độ sau hai tuần, uống ngày hai lần, lần một ly con 30 - 40 ml. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá Nhàu tươi 3 - 6 lá, rửa sạch nấu với 500 ml đun đến khi nước còn 200 ml chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 2 - 5 ngày [4], [15]. Tác dụng dược lý của cây Nhàu: Theo Đỗ Tất Lợi và nhiều nhà khoa học khác, khi thí nghiệm trên động vật, cây Nhàu có những tác dụng sau: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh giao cảm, hạ huyết áp, không độc, không gây nghiện [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Năm 2000, Phạm Thiệp và cs đã công bố dùng đúng cách thì giá trị chữa bệnh từ cây Nhàu rất hiệu quả. Rễ Nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt [21]. Theo Tây y Do hiệu quả của cây Nhàu, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đối tượng này. Năm 1848, Anderson, nhà khoa học người Pháp đã tách được từ rễ Nhàu chất moridin có công thức tổng quát C28H30O15. Tiếp theo nhiều nhà khoa học khác đã tiếp tục nghiên cứu những công trình này [27]. Nhàu có nhiều chất selenium [15]. Hai công trình nghiên cứu điển hình cho thấy TNJ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe và tinh thần, giúp điều hòa cơ thể. Công trình thứ nhất: “Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống trong thử nghiệm lâm sàng về Nhàu” được công bố tại hội thảo của Hội Nghiên cứu Chất lượng cuộc sống Quốc tế lần thứ 12, tổ chức tại California, Mỹ, năm 2005. và công trình nghiên cứu “Tác dụng của Nhàu lên chất lượng cuộc sống” đăng trên Tạp chí Y khoa Alternative and Complementary Medicine” [33]. Khi phân tích dược tính của rễ Nhàu, một số tác giả đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy nhiều tính chất của rễ Nhàu: Nhuận tràng nhẹ, lợi tiểu nhẹ và lâu dài; Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm; Hạ huyết áp kéo dài; Rất ít độc và không gây nghiện [4]. Như vậy, có thể nói từ lâu cây Nhàu đã được nghiên cứu và sử dụng trong y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại. Y học ngày nay đã biết rất rõ khi thần kinh con người bị căng thẳng sẽ dẫn đến trương lực cơ bắp gia tăng, hoạt động nội tạng bị rối loạn, huyết áp tăng, lượng bạch cầu giảm…Trong điều kiện như vậy, tất cả các biện pháp hoặc các dược chất làm ổn định được thần kinh, trong đó có rễ Nhàu hoặc trái Nhàu đều có khả năng giúp cải thiện tình hình. Tuy nhiên đối với các bệnh có tổn thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. thực thể hoặc các chứng viêm, nhất thiết phải cần các vị thuốc hoặc các phương pháp đặc trị mà rễ Nhàu không thể thay thể được [39]. Thành phần hóa học trong rễ Nhàu chứa glucozit anthraquinon - còn gọi là morinda C28H30O15: có tinh thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ete, tan trong các chất kiềm và cho màu vàng cam. Tác giả Balakrishna và cs (1961), đã xác định trong cây Nhàu không phải chỉ có một chất anthraglucozit morinda mà là một hỗn hợp gồm nhiều chất anthraglucozit như: damnacantal hay l-metoxy-2-focmyl-3-oxyanthraquinon, chất l-metoxyrubiazin hay l-metoxy-2-metyl-3- oxyanthraquinon, chất al-izarin, chất morinda hay 1-5-6-trioxy-2-metylanthraquinon và chất l-oxy-2-3- dimetoxyanthraquinon [29]. Các nước ở Châu Á cũng dùng các bộ phận của cây Nhàu để làm thuốc. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, nước sắc rễ Nhàu dùng làm thuốc bổ, thuốc hạ sốt. Ở Đài Loan, nước sắc rễ Nhàu dùng chữa kiết lỵ. Ở Philipin, cao toàn phần rễ Nhàu chữa cao huyết áp, sưng huyết trĩ, xuất huyết não. Ở Malaysia, lá Nhàu hơ nóng đắp lên ngực, bụng chữa ho, nôn mửa, đau bụng, lách to. Nước ép từ quả chữa ho, sốt, tiểu tiện khó, đái tháo đường, giun sán, kinh nguyệt không đều. Dịch hãm từ vỏ, rễ, quả dùng để rửa vết thương [4]. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu cây Nhàu trên thế giới và ở Việt Nam Trên Thế giới: Năm 2001, Wang và Su đã nghiên cứu về hiệu quả phòng ngừa ung thư của Morinda citrifolia (Noni). Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ngăn ngừa sự hình thành chất gây ung thư và hoạt động chống oxy hóa của Tahiti Noni Juice (TNJ) từ trái Nhàu có thể góp phần vào tác dụng phòng ngừa ung thư của Morinda citrifolia [37]. Năm 2003, Stalman và cs đã tiến hành điều hòa sinh tổng hợp anthraquinone trong nuôi cấy tế bào Nhàu Morinda citrifolia L. Kết quả cho thấy, khi nuôi cấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. tế bào Morinda citrifolia L. có khả năng tích lũy một lượng đáng kể anthraquinone và sự sinh tổng hợp anthraquinone ở Nhàu bị ức chế mạnh bởi 2,4 - D, nhưng ít hơn nhiều khi sử dụng NAA. Cả hai auxin này đều ngăn cản sự hoạt động của synthase isochorismate dẫn đến làm giảm tích lũy anthraquinone [36]. Việc tăng cường tích lũy anthraquinone trong nuôi cấy huyền phù Morinda citrifolia (Noni fruit) của Komaraiah P. và cs (2005), đã thực hiện bằng cách xử lý chất kích thích, có kiểm soát trong môi trường sinh trưởng. Kết quả cho thấy, khi bổ sung với liều lượng phủ hợp, làm tăng sản xuất anthraquinone lên 16,74 mg/g trọng lượng khô, cao hơn gấp bốn lần so với nuôi cấy mẫu đối chứng [32]. Ở Việt Nam: Nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết từ quả Nhàu lên một số chỉ số miễn dịch của chuột nhắt bị gây suy giảm miễn dịch bằng tia gamma của Phạm Thị Vân Anh và cs (2004) cho thấy: Với liều 6g/kg/ngày dùng theo đường uống trong 9 ngày liên tục (sau khi chuột được chiếu tia gamma 6 ngày), cao quả Nhàu làm tăng trọng lượng lách và tuyến ức tương đối, tăng số lượng bạch cầu lympho, mono, tế bào diệt tự nhiên và tăng cường phản ứng với kháng nguyên OA so với lô chuột chỉ chiếu tia gamma đơn thuần không được dùng thêm thuốc thử [1]. Nguyễn Trọng Thông và cs (2004) đã đánh giá tác dụng của cao trái Nhàu (CTN) đến huyết áp (HA) và tim. CTN dạng lỏng (1ml chứa 5g dược liệu) được sử dụng thực nghiệm với chó, ếch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với liều 1,5 g/kg và 2,25 g/kg thể trọng theo đường uống, CTN làm hạ huyết áp 20 - 26% và 32 - 50,7 % so với huyết áp ban đầu, duy trì trong 6 giờ. Cao trái Nhàu làm giảm một phần tác dụng của adrenalin nhưng hầu như không ảnh hưởng đến tác dụng của nicotin và acetylcholin đối với huyết áp ở chó. CTN ít ảnh hưởng đến tần số tim nhưng làm giảm biên độ tim ếch cô lập, tác dụng này phụ thuộc vào liều, liều càng cao tác dụng giảm biên độ càng rõ [21]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2