intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính sinh học các hợp chất naphthoquinoes và triterpenoid từ lá cây Thị đài lá rộng - Diospyros fleuryana

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Phân lập, xác định cấu trúc các naphthoquinones và triterpenoid có trong lá cây Thị đài lá rộng.  Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư và tác dụng giảm đường huyết của các hợp chất đã phân lập được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính sinh học các hợp chất naphthoquinoes và triterpenoid từ lá cây Thị đài lá rộng - Diospyros fleuryana

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------- Hà Huy Tùng NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT NAPHTHOQUINOES VÀ TRITERPENOID TỪ LÁ CÂY THỊ ĐÀI LÁ RỘNG - DIOSPYROS FLEURYANA LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------- Hà Huy Tùng NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT NAPHTHOQUINOES VÀ TRITERPENOID TỪ LÁ CÂY THỊ ĐÀI LÁ RỘNG - DIOSPYROS FLEURYANA Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Ninh Thế Sơn TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính sinh học các hợp chất naphthoquinoes và triterpenoid từ lá cây Thị đài lá rộng - Diospyros fleuryana” là do tôi thực hiện với sự đồng ý và hướng dẫn của TS. Ninh Thế Sơn và TS. Nguyễn Thị Thu Hà. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này. Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2021 Học viên Hà Huy Tùng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến TS. Ninh Thế Sơn và TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phòng Hóa sinh ứng dụng - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành bản luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí từ Qũy phát triển và khoa học công nghệ Quốc gia, MSĐT: Nafosted 104.01- 2017.28 Tôi xin chân thành cảm ơn Học Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Hóa học – Viện HLKH & CN Việt Nam, Các cán bộ phòng Hóa sinh ứng dụng, Trung tâm nghiên cứu các phương pháp Phổ ứng dụng. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2021 Học viên Hà Huy Tùng
  5. I MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... I BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... IV DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ........................................................ V DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................... VI DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................... VIII MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI DIOSPYROS ..................................................... 3 1.1.1. Sơ lược về chi Diospyros ..................................................................... 3 1.1.2. Các nghiên cứu về ạt tính sinh h c của chi Thị Diospyros ................................................................................. 3 1.1.2.1. Hoạt tính chống oxy hóa .................................................................. 4 1.1.2.2. Hoạt tính kháng viêm ....................................................................... 6 1.1.2.3. Hoạt tính kháng khuẩn .................................................................... 7 1.1.2.4. Hoạt tính kiểm soát huyết áp ........................................................... 10 1.1.2.5. Hoạt tính bảo vệ hệ thần kinh .......................................................... 10 1.1.2.6. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư .................................................... 11 1.1.2.7. Hoạt tính điều trị tiểu đường ........................................................... 13 1.1.3. Một số nghiên cứu về chi Thị ở Việt Nam ....................................... 14 1.2. GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT NAPHTHOQUINONES VÀ TRITERPENOID ...................................................................................... 16 1.2.1. Sơ lược về hợp chất naphthoquinones ............................................. 16 1.2.2. Sơ lược về hợp chất triterpenoid ...................................................... 17
  6. II 1.3. ỨNG DỤNG CỦA CHI THỊ - DIOSPYROS TRONG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ........................ 18 1.3.1. Ứng dụng trong ức chế tế bào ung ư ............................................ 18 1.3.2. Ứng dụng trong điều trị bệnh tiểu đường ........................................ 19 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 20 2.2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ ................................................ 20 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 21 2.3.1. Cá ươ g á gâm iết ............................................................ 21 2.3.2. Các ươ g á â í sắc ký ................................................... 23 2.3.2.1. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) ................................................ 23 2.3.2.2. Phương pháp sắc ký cột (CC) ............................................................ 26 2.3.3. Cá ươ g lý qu g ổ xá định cấu trúc ....................... 28 2.3.4. Cá ươ g á g iê ứu hoạt tính sinh h c ............................ 29 2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tính gây độc tế bào ................................... 29 2.3.4.2. Phương thử hoạt tính ức chế enzym alpha-glucosidase .................... 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 33 3.1. PHÂN LẬP CÁC VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT TỪ LÁ CÂY THỊ ĐÀI LÁ RỘNG ............................................................... 33 3.1.1. Quy trình phân lập ............................................................................. 33 3.1.2. Cấu trúc và dữ kiện phổ các hợp chất phân lập .............................. 35 3.1.3. Xá định cấu trúc các hợp chất phân lậ được bằ g ươ g pháp quang phổ ................................................................................... 36 3.2. THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CHO CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP .. 61
  7. III 3.2.1. Hoạ í gây độc tế bào .................................................................... 61 3.2.2. Hoạt tính ức chế enzym alpha-glucosidase ....................................... 64 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 67 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 67 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76
  8. IV BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng CC Column Chromatography Sắc ký cột IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại MS Mass Spectroscopy Phổ khối lượng 1 1 H-NMR H-Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 13 C-NMR C-Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon C-13 HSQC Heteronuclear single quantum Phổ tương tác hai chiều dị coherence spectroscopy hạt nhân HMBC Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác đa liên kết Correlation hai chiều dị nhân H Proton-Chemical shift Độ dịch chuyển hóa học của proton C Carbon-Chemical shift Độ dịch chuyển hóa học của cacbon J Coupling constant Hằng số tương tác KB Human epidermic carcinoma Tế bào ung thư biểu mô Hep-G2 Hepatocellular carcinoma Tế bào ung thư gan LU Human lung carcinoma Tế bào ung thư phổi MCF-7 Human breast carcinoma Tế bào ung thư vú HPLC High Performance Liquid High Performance Liquid Chromatography Chromatography IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm
  9. V DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1: Dữ kiện 1H (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của hợp chất DS-1 …………………………………………………………… 37 Bảng 2: Dữ kiện 1H (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của hợp chất DS-2 …………………………………………………………… 42 Bảng 3: Dữ kiện 1H (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của hợp chất DS-3 …………………………………………………………… 48 Bảng 4: Dữ kiện 1H (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) của hợp chất DS-4 …………………………………………………………… 44 Bảng 5: Kết quả gây độc tế bào ung thư của các hợp chất thử nghiệm … 62 Bảng 6: Kết quả ức chế enzyme alpha-glucosidase của các hợp chất thử 65 nghiệm ………………………………………………………… Sơ đồ 1: Quy trình phân lập hóa học lá cây Thị đài lá rộng ……………. 34
  10. VI DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Các hợp chất secoiridoid và lignan phân lập từ lá của loài D. kaki … 5 Hình 2: Các dẫn xuất norbergenin phân lập từ lá của loài D. gilletii ………... 6 Hình 3: Các hợp chất napthquinone và triterpenoid phân lập từ cành của loài D. bipindensis ………………………………………………………..… 7 Hình 4: Cấu trúc hai hợp chất naphthquinone có tác dụng kháng khuẩn …….. 8 Hình 5: Các hợp chất naphthalene glycoside và naphthoquinone phân lập từ cành của loài D. Lycioides ………………………………………….………… 9 Hình 6: Các hợp chất phân lập từ thân cành của loài D. undulata ………..… 12 Hình 7: Các hợp chất phân lập từ D. lotus và D. melanoxylon …….……….. 14 Hình 8: Các hợp chất phân lập từ D. decandra ……………………………... 15 Hình 9: Các hợp chất naphthoquinone phân lập từ D. greenwayi ………….. 17 Hình 10: Cây Thị đài lá rộng-Diospyros fleuryana A. Chev. ex Lecomte ….. 20 Hình 11: Sắc khí bản mỏng khi chấm và chạy trong dung môi ……………... 25 Hình 12: Sắc ký cột …………………………………………………..……… 27 Hình 13: Các hợp chất napthoquione DS-1 và DS-2 và triterpenoid DS-3 và DS-4 phân lập từ lá của loài Thị Đài lá rộng ……………………... 35 Hình 14: Cấu trúc và các tương tác HMBC của hợp chất DS-1 …………..… 36 Hình 15: Phổ HRESI-MS (+) của hợp chất DS-1 …….….……..…………… 38 Hình 16: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-1 ……….………………………… 38 Hình 17: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-1 ……………..…………………… 39 Hình 18: Phổ HSQC của hợp chất DS-1 …………………..………………… 40
  11. VII Hình 19: Phổ HMBC của hợp chất DS-1 ……………...……..……………… 40 Hình 20: Cấu trúc và các tương tác HMBC của hợp chất DS-2 …..………… 41 Hình 21: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-2 …………….………………….… 43 Hình 22: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-2 ……………….………………… 44 Hình 23: Phổ HSQC của hợp chất DS-2 ………......………………………… 45 Hình 24: Phổ HMBC của hợp chất DS-2 ……...……………….…….……… 46 Hình 25: Cấu trúc và các tương tác HMBC của hợp chất DS-3 …………….. 47 Hình 26: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-3 …………….………………….… 49 Hình 27: Phổ ESI-MS (+) của hợp chất DS-3 …………….…...………….… 50 Hình 28: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-3 ……………….………………… 51 Hình 29: Phổ HSQC của hợp chất DS-3 ………......………………………… 52 Hình 30: Phổ HMBC của hợp chất DS-3 ……...……………….…….……… 53 Hình 31: Cấu trúc và các tương tác HMBC của hợp chất DS-4 ………..…… 54 Hình 32: Phổ HRESI-MS (+) của hợp chất DS-4 …………….…………...… 56 Hình 33: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-4 …………….………………….… 57 Hình 34: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-4 ……………….………………… 58 Hình 35: Phổ HSQC của hợp chất DS-4 ………......………………………… 59 Hình 36: Phổ HMBC của hợp chất DS-4 ……...……………….…….……… 60
  12. VIII DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ HRESI-MS (+) của hợp chất DS-1 ……………………….. 76 Phụ lục 2: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-1 ………………………………. 77 Phụ lục 3: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-1 ……………………………… 78 Phụ lục 4: Phổ HSQC của hợp chất DS-1 …………………………………. 79 Phụ lục 5: Phổ HMBC của hợp chất DS-1 ………………………………... 80 Phụ lục 6: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-2 ………………………………. 81 Phụ lục 7: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-2 ……………………………… 82 Phụ lục 8: Phổ HSQC của hợp chất DS-2 …………………………………. 83 Phụ lục 9: Phổ HMBC của hợp chất DS-2 …………………………...…… 84 Phụ lục 10: Phổ ESI-MS (+) của hợp chất DS-3 …………………………. 85 Phụ lục 11: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-3 ……………………………. 86 Phụ lục 12: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-3 ……………………………. 87 Phụ lục 13: Phổ HSQC của hợp chất DS-3 ……………………………….. 88 Phụ lục 14: Phổ HMBC của hợp chất DS-3 ………………………………. 89 Phụ lục 15: Phổ HRESI-MS (+) của hợp chất DS-4 ……………………… 90 Phụ lục 16: Phổ 1H-NMR của hợp chất DS-4 …………………………….. 91 Phụ lục 17: Phổ 13C-NMR của hợp chất DS-4 ……………………………. 92 Phụ lục 18: Phổ HSQC của hợp chất DS-4 ……………………………….. 93 Phụ lục 19: Phổ HMBC của hợp chất DS-4 ………………………………. 94
  13. 1 MỞ ĐẦU Y học Cổ truyền Việt Nam còn gọi là thuốc Nam hay thuốc ta là một ngành y học thuộc Đông y với nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Hiện nay, thảo mộc hay cây dược liệu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ con người. Trên thế giới, từ các thảo dược các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thuốc mới có hoạt tính cao và được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh. Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa. Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh ung thư ảnh hưởng đến con người như ưng thư tuyến tụy, ung thư phổi, dạ dày, thực quản, trực tràng, biểu mô, đại tràng, ung thư máu. Năm 2015 khoảng 90,5 triệu người bị ung thư, trong số đó là 8,8 triệu người chết (chiếm tỉ lệ 15,7%). Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Theo thống kê cho thấy ở Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng người mắc tiểu đường cao nhất với tỉ lệ tăng 5,5% mỗi năm. Trong đó 80% người bệnh tiểu đường chết do biến chứng tim mạch và các bệnh về thận. Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Cho đến nay ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng cây dược liệu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
  14. 2 con người. Trong đó nổi bật là các bộ phận thực vật của nhiều loài thuộc chi Diospyros đã được sử dụng làm phương thuốc dân gian thực hành chữa nhiều bệnh khác nhau điều trị xuất huyết, mất ngủ, tiêu chảy, chống viêm, giảm đau, hạ sốt, đặc biệt điều trị ung thư và bệnh tiểu đường là hai căn bệnh hiểm nghèo đáng sợ nhất hiện nay. Với mục đích tìm ra cây dược liệu có hoạt chất chống ung thư và điều trị bệnh tiểu đường tôi đã lựa chọn loài Diospyros fleuryana làm đối tượng nghiên cứu với tên đề tài: ‘‘Nghiên cứu phân lập và thử hoạt tính sinh học các hợp chất naphthoquinoes và triterpenoid từ lá cây Thị đài lá rộng - Diospyros fleuryana’’ với mục tiêu được đặt ra như sau:  Phân lập, xác định cấu trúc các naphthoquinones và triterpenoid có trong lá cây Thị đài lá rộng.  Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư và tác dụng giảm đường huyết của các hợp chất đã phân lập được.
  15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI DIOSPYROS 1.1.1. Sơ lược về chi Diospyros Chi Thị (danh pháp khoa học: Diospyros) thuộc họ Ebanaceae, bao gồm khoảng 500 loài. Các loài thuộc chi này đều là cây thân gỗ, lá thường xanh và rụng sớm. Cao tới 16 m, đường kính 30-50 cm. Thân thẳng, vỏ ngoài màu đen hay đen xám, nhẵn hoặc đôi khi có bong mảnh dọc nhỏ, thịt nâu xám. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác hay hình trứng, đỉnh nhọn, gốc tròn hay hơi hình tim, mặt trên màu lục sẫm, bóng, khi khô màu nâu, mặt dưới có lông màu nâu đỏ trên các gân chính và gân bên, khi khô mặt dưới có màu nâu đỏ, lá dài 6-12 cm, rộng 2-4 cm. Gân bên 4-6 đôi. Cuống lá rất ngắn, có nhiều lông. Hoa đơn tính, hoa đực 1-3 mọc ở nách lá, gần như không cuống, cánh đài có 4 thùy sâu hình mác, tràng hình ống trên có 4 thùy lợp sau xòe ra. Nhị đực 14-16 đính ở gốc tràng. Hoa cái đơn độc ở nách lá, mẫu 4, có cuống ngắn và nhiều lá bắc con, mang 2-8 nhị lép; bầu có lông, 4 ô, mỗi ô 1 noãn. Mỗi năm cho 2 mùa hoa vào tháng 2 và tháng 7-8. Quả mọng hình cầu thuôn và có lông, cao 10-15 mm, đỉnh hơi nhọn mang cánh đài đồng trưởng có lông dài màu vàng. Quả tháng 5-6 và 11-12. Rừng thường xanh, ẩm. < 700 m. Phần lớn chúng phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chỉ một số ít loài sinh sống ở vùng ôn đới [1-3]. 1.1.2. Các nghiên cứu về thành ph n h a học và hoạt tính sinh học của chi Thị Diospyros Chi Thị bao gồm nhiều loài có giá trị kinh tế và thương mại quan trọng, hoặc là để lấy quả ăn, như cây Hồng (D. kaki) và Thị (D. virginiana), hoặc là để lấy gỗ. Terpenoid, polyphenol, tannin, acid béo, benzopyrones, và các dẫn xuất naphthoquinone là lớp chất chính được tìm thấy trong chi Thị. Trong khi đó các
  16. 4 nghiên cứu dược học đã chỉ ra rằng, cao chiết và các hợp chất phân lập của một số loài trong chi này được dùng với mục đích chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, kiểm soát huyết áp, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim mạch, …và đặc biệt là chống ung thư và tiểu đường [1]. 1.1.2.1. Hoạt tính chống oxy hóa Căng thẳng do thiếu oxy dẫn đến qua trình kích hoạt miễn dịch tự hủy. Do đó, chất chống oxy hóa có tầm quan trọng sống còn để khôi phục lại sự cân bằng và bảo vệ môi trường. Tìm kiếm các hoạt chất chống oxi hóa luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Chi Thị là một ví dụ điển hình, đã có rất nhiều các nghiên cứu áp dụng thành phần hóa học từ các loài thực vật của chi này trong việc hạn chế sự hoạt dộng của các tác nhân gốc tự do. Cây Thị (D. kaki) là đối tượng chính trong các nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên, hóa công nghệ thực phẩm và dược học. Bằng kỹ thuật phân tách sắc ký, Huang et al. (2016) đã phân lập được 2 hợp chất secoiridoi mới và 10 hợp chất đã biết, bao gồm persimmonoid A-B (1-2), ligustroside (3), oleuropein (4), (+)-medioresinol (5), (+)-syringaresinol (6), (+)-pinoresinol (7), (+)-medioresinol monoglucoside (8), (+)- syringaresinol-β-D-glucoside (9), (+)- pinoresinol-β-D-glucoside (10), (+)-isolariciresinol (11), và (−)-(7′S,8S,8′R)- 4,4′-dihydroxy-3,3′,5,5′-tetramethoxy-7′,9-epoxylignan-9′-ol-7-one (12), trong đó hợp chất 4, 7, 10 và 12 cho giá trị IC50 nhỏ hơn chất đối chứng dương trolox (IC50 11,9 µg/mL) [4].
  17. 5 Hình 1: Các hợp chất secoiridoid và lignan phân lập từ lá của loài D. kaki [4]
  18. 6 Trong một báo cáo gần đây, 4 dẫn xuất norbergenin, bao gồm norbergenin (13), 4-O-galloylnorbergenin (14), 4-O-p-hydroxybenzoylnorbergenin (15) và 11-O-(E)-cinnamoylnorbergenin (16), phân lập từ lá loài D. gilletii cũng chứng minh tác dụng chống oxi hóa vượt trội (IC50 8,2-41,6 µg/mL) so với chất đối chứng dương ascorbic acid (IC50 50,5 µg/mL), trong khi lớp chất triterpenoid và sterol không thể hiện tính oxi hóa [5]. Hình 2: Các dẫn xuất norbergenin phân lập từ lá của loài D. gilletii [5] 1.1.2.2. Hoạt tính kháng viêm NF-κB đóng một vai trò quan trọng trong quá trình viêm, phù nề. Chu trình này được sinh ra khi bởi các nhân tố kháng viêm như các cytokine, protein, liposaccharide hay các chất oxy hóa ROS. Cesari et al (2013) đã chứng minh rằng cao chiết n-hexan, EtOAc, cùng 2 napthquinone plumbagin (17) và ismailin (18) phân lập từ cành của loài D. bipindensis có khả năng ức chế chu trình NF- κB vói giá trị ức chế lần lượt là 91, 99, 100 và 100%, trong khi giá trị này đối
  19. 7 với napthquinone canaliculatin (19) và triterpenoid betulinic acid (20) chỉ là 20% [6]. Hình 3: Các hợp chất napthoquinone và triterpenoid phân lập từ cành của loài D. bipindensis [6] Cùng trong năm 2013, Trongsakul và các đồng nghiệp đã đánh giá các tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của cao chiết n-hexane của thân khô loài D. variegata trên động vật thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện tác dụng chống viêm đáng kể khi các tác nhân như ethyl phenyl-propiolate (EPP) và arachidonic acid (AA) gây ra hiện tường phù nề ở chuột [7]. Tương tự, cao chiết chloroform của rễ loài D. lotus do có chứa napthoquinone có thể ngăn ngừa viêm từ thí nghiệm phù chân ở chuột [8]. 1.1.2.3. Hoạt tính kháng khuẩn Các cao chiết ether, ethyl acetate, methanol và nước cao chiết từ lá của loài D. ebenum đã được thử nghiệm để đánh giá khả năng kháng khuẩn của chúng chống lại các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Tất cả các các loại cao chiết,
  20. 8 ngoại trừ dung dịch nước, thể hiện hoạt tính tốt chống lại sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus. Hơn nữa, cao chiết methanol thể hiện hoạt tính tốt hơn đối với Pseudo monas aeruginosa và Salmonella typhimurium so với amikacin, một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau [9]. Naphthoquinones phân lập từ chi Thị đóng một vại trò quan trọng trong các thí nghiệm kháng vi sinh vật kiểm định. Diosquinone (21) lần đầu tiên được phân lập từ D. tricolor, sau đó tiếp tục được phân lập từ loài D. mafiensis, D. zombensis [10-12]. Hợp chất này thể hiện tác dụng tốt trong việc kháng một số loại vi sinh vật kiểm định như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, và Pseudomonas aeruginosa với giá trị MIC lần lượt là 3, 15, and 16 µg/mL [13]. 4-Hydroxy-3,5-dimethoxy-2-naphthaldehyde (22) phân lập từ loài D. assimilis Bedd. có tác dụng ức chế sự phát triển các bacterial Trypanosoma brucei, T. cruzi và Leishmania donovani với các giá trị IC50 lần lượt là 19,82, 12,28 và 38,78 µg/mL [14]. Hình 4: Cấu trúc hai hợp chất naphthoquinone có tác dụng kháng khuẩn [14] Cao chiết methanol cành của loài D. lycioides đã được tìm thấy để ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn răng miệng Streptococcus mutans, Streptococcus sanguis, Porphyromonas gingivalis và Prevotella continia. Hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2