Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
lượt xem 13
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tìm hiểu về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu; đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát; tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư, bò sát tại huyện Tân Uyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thu Hiền NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở VÙNG ĐỒI THẤP PHÍA ĐÔNG HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thu Hiền NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở VÙNG ĐỒI THẤP PHÍA ĐÔNG HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN HÒA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Đỗ Thu Hiền
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Văn Hòa - người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân xã Thường Tân, Ủy ban nhân dân xã Lạc An, Ủy ban nhân dân xã Hiếu Liêm và nhân dân địa phương khu vực nghiên cứu huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã động viên, ủng hộ, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Đỗ Thu Hiền
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước và khu vực nghiên cứu .........3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước ........................................3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Bình Dương ..................................5 1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu .............................................5 1.2.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................5 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................8 1.2.3. Điều kiện xã hội ...........................................................................................10 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................12 2.1. Thời gian địa điểm và tư liệu nghiên cứu ...........................................................12 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................12 2.1.2. Tư liệu nghiên cứu .......................................................................................14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên .................................................15 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .......................................16 2.2.3. Phương pháp kế thừa....................................................................................27 2.2.4. Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin ghi nhận được............................27 2.2.5. Phương pháp xác định tọa độ địa lý và độ cao ............................................27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..........................................28 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu....................................28
- 3.1.1. Danh sách các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu .........................28 3.1.2. Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu ...........................34 3.1.3. Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu ................56 3.1.4. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở khu vực nghiên cứu..........................60 3.2. Đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu ............62 3.2.1. Phân bố theo địa hình ...................................................................................62 3.2.2. Phân bố theo độ cao .....................................................................................64 3.2.3. Phân bố theo nơi ở .......................................................................................66 3.2.4. Phân bố theo sinh cảnh.................................................................................67 3.3. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu ............................................................................................73 3.3.1. Ý nghĩa kinh tế, khoa học ............................................................................74 3.3.2. Mặt hại .........................................................................................................75 3.4. Tình hình khai thác và sử dụng các loài lưỡng cư bò sát ở khu vực nghiên cứu ......................................................................................................................75 3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác bền vững và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu ...............................77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải CITES Công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã ĐH Đường huyện ĐT Đường tỉnh IUCN Danh lục đỏ của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế Nxb Nhà xuất bản TP Thành phố tr.5 Trang 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu .............................. 12 Bảng 2.2. Tọa độ và độ cao của các điểm thu mẫu .................................................. 14 Bảng 3.1. Danh sách các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................................................... 29 Bảng 3.2. Số lượng, tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc những bộ lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............. 57 Bảng 3.3. Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............. 58 Bảng 3.4. So sánh thành phần loài của vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với một số khu vực lân cận ............................... 60 Bảng 3.5. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................................................... 60 Bảng 3.6. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo địa hình .............................................. 63 Bảng 3.7. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo độ cao ................................................. 65 Bảng 3.8. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo nơi ở ................................................... 66 Bảng 3.9. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo sinh cảnh ........................................... 69 Bảng 3.10. Giá trị kinh tế, khoa học của một số loài lưỡng cư, bò sát được khai thác và sử dụng ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 76
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương ............................. 7 Hình 2.1. Bản đồ các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên (khu vực 3 xã Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm) ............................................................................................... 13 Hình 2.2. Đầu ếch nhái không đuôi ......................................................................... 17 Hình 2.3. Lưỡi ếch nhái không đuôi ........................................................................ 17 Hình 2.4. Khẩu cái ếch nhái..................................................................................... 17 Hình 2.5. Kích thước chi sau ếch nhái..................................................................... 18 Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân ếch nhái không đuôi ................................................. 18 Hình 2.7. Màng da ................................................................................................... 18 Hình 2.8. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi .................................................................... 19 Hình 2.9. Các tấm khiên đầu ở thằn lằn (Mabuya).................................................. 20 Hình 2.10. Mắt thằn lằn ............................................................................................. 20 Hình 2.11. Lỗ tai thằn lằn .......................................................................................... 20 Hình 2.12. Khẩu cái thằn lằn ..................................................................................... 20 Hình 2.13. Mặt dưới bàn chân thằn lằn ..................................................................... 21 Hình 2.14. Vảy bụng và vảy đuôi thằn lằn ................................................................ 21 Hình 2.15. Lỗ trước hậu môn (a) và lỗ đùi (b) thằn lằn ............................................ 21 Hình 2.16. Các số đo ở thằn lằn................................................................................. 22 Hình 2.17. Vảy và tấm đầu của rắn ........................................................................... 22 Hình 2.18. Các loại vảy lưng ở rắn ............................................................................ 23 Hình 2.19. Cách đếm số hàng vảy thân ..................................................................... 23 Hình 2.20. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn............................................... 23 Hình 2.21. Mai và yếm rùa ........................................................................................ 24 Hình 2.22. Mặt trên đầu rùa ....................................................................................... 25 Hình 2.23. Mỏ rùa ..................................................................................................... 25 Hình 2.24. Chi rùa ..................................................................................................... 25 Hình 2.25. Đo các phần cơ thể rùa ........................................................................... 26
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở miền Đông Nam Bộ và nằm về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hằng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đều ở mức cao, công nghiệp dịch vụ phát triển, tỷ lệ đô thị hóa theo số liệu của niên giám thống kê năm 2010 là 45%, năm 2011 là 64%, dự báo đến năm 2015 là 70%. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh. Trước năm 1997, đa dạng sinh học ở Bình Dương còn khá cao với nhiều loài động vật, thực vật đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, đến nay, thảm thực vật hiện còn lưu giữ là rừng non với trữ lượng thấp, độ che phủ yếu, chủ yếu nhờ vào diện tích các loài cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái và các loài động vật hoang dã hầu như còn không nhiều. Theo thống kê của Viện Sinh học Nhiệt đới, Bình Dương hiện có khoảng 23 loài thú, 99 loài chim, 19 loài lưỡng cư, 40 loài bò sát, 67 loài cá, 1084 loài thực vật bậc cao có mạch và nhiều loài thủy sinh vật [30]. Trong số các huyện, thị của tỉnh thì huyện Tân Uyên có địa hình và sinh cảnh đa dạng hơn, thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có lưỡng cư và bò sát. Tuy nhiên, hiện nay huyện cũng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và đẩy mạnh đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa đã làm mất dần nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, làm suy giảm đa dạng sinh học đặc biệt là sự tồn tại của các loài lưỡng cư và bò sát. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và một số đặc điểm sinh thái của lưỡng cư, bò sát trong điều kiện đô thị hóa ở khu vực này để đề ra các biện pháp duy trì, bảo tồn loài, đặc biệt là những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là vấn đề trở nên cấp thiết hiện nay. Đề tài “ Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” sẽ góp phần giải quyết những nội dung trên.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (khu vực các xã Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm). Góp phần đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật ở địa phương, qua đó cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm cơ sở đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn, khai thác bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở các khu vực đặc thù này. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (khu vực các xã Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm). - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát (thu được mẫu) ở vùng đồi thấp phía Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (khu vực các xã Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm) trong điều kiện đô thị hóa. - Nghiên cứu vai trò, giá trị kinh tế, tình hình khai thác và sử dụng của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác bền vững và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (khu vực các xã Thường Tân, Lạc An, Hiếu Liêm) trong điều kiện đô thị hóa.
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước và khu vực nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước Có thể chia lịch sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước thành 3 giai đoạn cơ bản như sau: 1.1.1.1. Giai đoạn trước 1954 Giai đoạn này các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát chủ yếu do các nhà khoa học người nước ngoài thực hiện. Nghiên cứu ở Bắc Bộ của J. Anderson (1878), ở Nam Bộ của A. Morice (1875), G. Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896). Ở giai đoạn này, tổng kết đầy đủ nhất về lưỡng cư, bò sát ở Đông Dương là công trình của R. Bourret (1924 - 1944) đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 44 loài và phân loài rùa, 171 loài và phân loài lưỡng cư, 2 loài cá sấu, trong đó có các loài ở Việt Nam [13]. 1.1.1.2. Giai đoạn 1954 - 1975 Giai đoạn này đã có nhiều nhà khoa học, nhiều đoàn điều tra trong nước tiến hành ở nhiều địa phương khác nhau. Các nghiên cứu đều tập trung vào thống kê về thành phần loài, bước đầu tìm hiểu giá trị kinh tế cũng như sử dụng chúng ở từng vùng, trong nhân dân là chủ yếu như: Điều tra cơ bản lưỡng cư, bò sát miền Bắc Việt Nam của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1956 - 1976). Nghiên cứu của các đoàn điều tra bao gồm: Đoàn nghiên cứu của Đào Văn Tiến ở Vĩnh Linh (1959), ở Thái Nguyên (1962), ở Bắc Thái (1966); Đoàn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội II ở Vĩnh Phú, Quảng Trị (1960), ở Hòa Bình (1961 - 1962); Nghiên cứu về rắn ở miền Nam Việt Nam của Simon M. Campden - Main (1970)… Tổng kết giai đoạn này đã thống kê được 69 loài lưỡng cư và 159 loài bò sát ở Việt Nam [19]. 1.1.1.3. Giai đoạn 1975 đến nay Những nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát đã được mở rộng theo nhiều hướng khác nhau: Hướng điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục gồm có: danh lục và khóa định loại lưỡng cư (1977), rùa và cá sấu (1978), thằn lằn (1979), rắn (1981, 1982) của Đào
- 4 Văn Tiến (đã thống kê 87 loài lưỡng cư, 47 loài rắn, 32 loài rùa, 2 loài cá sấu) [13]. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), “Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam”. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2009), “Herperofauna of Viet Nam”. Các đề tài của Hoàng Xuân Quang (1993), “Góp phần điều tra nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ”. Phạm Văn Hòa (2005), “Nghiên cứu khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh phía Tây, miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước)”. Hoàng Thị Nghiệp (2012), “Khu hệ lưỡng cư - bò sát ở vùng An Giang và Đồng Tháp”. Ếch nhái, bò sát ở Vườn quốc gia Bạch Mã của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012). Lê Thị Thanh, Nguyễn Thành Luân, Đinh Thị Phương Anh (2012) góp phần nghiên cứu họ ếch cây Rhacophoridae ở vùng phía Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Thị Nghiệp, Trương Lê Huy Hoàng (2012) thành phần loài bò sát mua bán và nuôi ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đàm Thị Hà Trang, Lê Thị Thùy Dương (2012) lưỡng cư đô thị khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Hướng nghiên cứu về sinh học, sinh thái và ứng dụng có các công trình như: Đời sống ếch nhái của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng (1977). Đời sống các loài bò sát của Trần Kiên (1983). Rắn độc lợi và hại của Võ Văn Chi, Nguyễn Đức Minh (1993). Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của Rắn ráo trâu trưởng thành Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi tại Nghệ An của Ông Vĩnh An, Hoàng Xuân Quang, Đặng Huy Huỳnh (2012). Nghiên cứu thử nghiệm nuôi làm cảnh rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) của Ngô Đắc Chứng, Đậu Thị Nam Bình (2012). Đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh dục của rắn nước Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) ở Thừa Thiên Huế của Ngô Đắc Chứng, Lê Anh Tuấn (2012). Hiện nay, hướng nghiên cứu được mở rộng theo hướng mô tả đặc điểm, kích thước và đặc điểm sinh học, sinh thái của nòng nọc các loài lưỡng cư với các công trình như: Đặc điểm hình thái nòng nọc hai loài thuộc giống Ếch cây sần Theloderma (Tschudi, 1838) ở Việt Nam (Anura: Rhacophoridae: Rhacophorinae) của Đoàn Thị Ngọc Linh, Đặng Tất Thế, Phạm Thế Cường (2012); Đặc điểm hình thái nòng nọc của hai loài trong giống Microhyla Tschudi, 1838 (Microhylidae: Anura) ở Vườn quốc gia Bạch Mã của Lê Thị Quý, Hoàng Ngọc Thảo,
- 5 Hoàng Xuân Quang, Đặng Tất Thế (2012). * Nhận xét: Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát đã có những bước phát triển trên nhiều mặt. Song song với hướng nghiên cứu điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục, cũng đã có những nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái cá thể, bảo tồn các loài quý hiếm. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Bình Dương Những nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Bình Dương có: Phạm Văn Hòa (2005), “Nghiên cứu khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh phía Tây, miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước)”. Địa lí địa phương tỉnh Bình Dương của Đặng Thành Sang, Nguyễn Nhung, Nguyễn Văn Thuận (2008) ghi nhận có 20 loài bò sát thuộc 11 họ, 2 bộ (rắn, rùa, ba ba, trăn, kì đà…) và 7 loài lưỡng cư thuộc 3 họ, 1 bộ. Trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương (2010) đã thống kê nhóm bò sát có 41 loài thuộc 11 họ của 2 bộ; trong đó có 14 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, và 11 loài có trong danh sách IUCN - 2007. Nhóm lưỡng cư có 19 loài thuộc 4 họ của 1 bộ; trong đó có 1 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (Cóc rừng), và 9 loài có trong danh sách IUCN - 2007. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương (2013) đã thống kê 12 loài bò sát được nuôi nhốt cho mục đích thương mại và phục vụ cho hoạt động thăm quan tại vườn thú. Riêng tại khu vực nghiên cứu chưa có công trình cụ thể của tác giả nào cả. * Nhận xét: Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát tại tỉnh Bình Dương còn một số tồn tại: - Chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác về số lượng và thành phần các loài lưỡng cư, bò sát tại tỉnh Bình Dương. - Đặc điểm phân bố và nguồn lợi lưỡng cư, bò sát chưa được nghiên cứu kĩ. - Tác động của con người, của quá trình đô thị hóa đến lưỡng cư, bò sát cũng chưa được đề cập. 1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý Thường Tân, Lạc An và Hiếu Liêm là 3 xã nằm trong khu vực đồi thấp ở phía
- 6 Đông của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Lãnh thổ của 3 xã này trải dài từ 11002.424’- 11008.619’ độ vĩ Bắc và 106051.503’- 106056.455’ độ kinh Đông, nằm dọc theo bờ phía Tây sông Đồng Nai, cách trung tâm tỉnh Bình Dương khoảng 50 km. Vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp: sông Đồng Nai, bên kia sông là thủy điện Trị An - huyện Vĩnh Cửu - tỉnh Đồng Nai. - Phía Tây giáp: xã Tân Mỹ và xã Đất Cuốc - huyện Tân Uyên. - Phía Nam giáp: sông Đồng Nai, bên kia sông là huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. - Phía Bắc giáp: xã Tân Định - huyện Tân Uyên, Bình Dương. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu vực là 10332,01 ha (chiếm khoảng 16,8% diện tích toàn huyện Tân Uyên) (xem hình 1.1).
- 7 Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương (Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Dương, 2014 [58])
- 8 1.2.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.2.1. Đặc điểm địa hình * Toàn bộ cảnh quan của khu vực nghiên cứu có thể phân biệt thành 2 dạng địa hình sau: - Dạng địa hình thung lũng do tích tụ: Đây là vùng đất phù sa mới, khá bằng phẳng, có độ cao trung bình 6 - 10 m so với mực nước biển. Dạng địa hình này phân bố dọc theo thung lũng sông Đồng Nai [28]. - Dạng địa hình thấp lượn sóng yếu: Đây là dạng địa hình phát triển trên vùng phù sa cổ nối tiếp nhau, có độ dốc từ 3 đến 120, độ cao dưới 100 m (trung bình 10 - 60 m) [28]. 1.2.2.2. Đặc điểm khí hậu Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, khu vực nghiên cứu nóng quanh năm, mưa nhiều, phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [28]. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 - 270C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (trung bình 290C, tối cao 39,30C) và thấp nhất là tháng 1 (trung bình 240C, tối thấp 120C). Tổng nhiệt lượng hoạt động hằng năm 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ/năm [28]. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các năm. Số ngày mưa trung bình một năm là 130 ngày, tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, các tháng mưa ít nhất là tháng 1, 2 [28]. Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 80%, tháng cao nhất là tháng 9 (trung bình 86%) tháng thấp nhất là tháng 2 (trung bình 66%) [28]. Hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là: Tây Nam, Nam Tây Nam, Tây Tây Nam. Hướng gió thịnh hành vào mùa khô là: Bắc, đôi khi Tây Bắc, Đông Bắc. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s [28]. 1.2.2.3. Sông ngòi và chế độ thủy văn Địa bàn các xã thuộc khu vực nghiên cứu đều có sông Đồng Nai chảy qua. Sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta, đặc biệt là về lượng nước. Hệ thống sông này phát triển trên các cao nguyên Mạ, Mơ Nông, Di
- 9 Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng bằng Nam Bộ, chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm trên lãnh thổ Campuchia (668 km2 chiếm khoảng gần 2% diện tích toàn lưu vực) [1]. Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000 km2, có thể chia trắc diện dọc của sông chính Đồng Nai thành 3 đoạn như sau: - Thượng lưu: tồn tại trong một đoạn ngắn từ nguồn cho tới Đankir (Lâm Đồng). Ở đây lòng sông hẹp và độ dốc rất lớn, có thể tới 20 - 25%. Lòng sông lởm chởm những đá, nên ít có tác dụng về giao thông cũng như thủy lợi [1]. - Trung lưu: phát triển rất dài từ Đankir đến Tân Uyên. Trong đoạn này, nói chung lòng sông mở rộng, độ dốc kém. Lượng nước sông đã nhiều hơn thuận lợi cho giao thông thuỷ. Tuy vậy ở các chỗ chuyển tiếp của các cao nguyên, độ dốc lòng sông tăng lên và phát triển thành nhiều thác, ghềnh ít thuận lợi cho giao thông, song lại có nhiều triển vọng về thủy điện như các thác Ankroet, Trị An [1]. - Hạ lưu: không phát triển lắm trên đoạn từ Tân Uyên ra tới Cần Giờ. Ở đoạn này, lòng sông rất rộng và sâu tới 18 m, lại chịu tác động mạnh của thủy triều, nên mang tính chất của dạng cửa sông vịnh khá điển hình [1]. Sông Bé là một phụ lưu lớn của sông Đồng Nai. Sông Bé có tổng chiều dài 344 km, lưu lượng trung bình là 264 m3/s, bắt nguồn từ vùng núi phía Đông của Nam Tây Nguyên ở độ cao 800 m (giáp Đắc Lắc). Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều giữa 2 mùa, mùa khô kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết nên giá trị giao thông vận tải hạn chế [28]. Sông Bé chảy trên địa phận xã Hiếu Liêm qua 2 ấp là ấp Cây Dừng và ấp Chánh Hưng. Khu vực nghiên cứu cũng có nhiều suối lớn: suối Vũng Gấm nằm ở ranh giới giữa xã Lạc An và xã Thường Tân, suối Bún: chảy hoàn toàn trên địa bàn xã Lạc An, suối Tổng Nhẫn: chảy qua xã Lạc An và xã Hiếu Liêm. Suối Rạch Lãm, suối Con Trăn, suối Cầu Gòn, suối Cái chảy trên xã Hiếu Liêm. Công trình thủy lợi có hồ chứa nước Dốc Nhàn trên địa bàn xã Lạc An với diện tích khoảng 30 ha và các kênh mương thủy lợi khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp.
- 10 1.2.3. Điều kiện xã hội * Xã Thường Tân: Dân số là 6.057 người, mật độ 270 người/km2. Địa giới hành chính được chia làm 6 ấp, bao gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6 [43]. Sản xuất nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 858,23 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 48.735 con (trong đó: trâu bò 624 con, heo 3.528 con, gà 25.583 con, vịt 17794 con, bồ câu 1.206 con) . Trên địa bàn xã có 6 hộ nuôi cá ao hồ với diện tích 19 ha (cá trê, cá tra, cá trắm cỏ và rô phi) [43]. Công nghiệp - thương mại - dịch vụ: hiện có 31 công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn với 6 công ty đã ngưng hoạt động và 254 cơ sở kinh doanh buôn bán [43]. * Xã Lạc An: Dân số là 8.134 người, mật độ dân số là 231 người/km2. Dân cư sống tập trung theo đường ĐT 746 và ĐH 414. Địa giới hành chính được chia làm 5 ấp: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp Giáp Lạc với 22 tổ nhân dân tự quản [40]. Dân cư trong vùng gồm các dân tộc: Kinh, Khơ-me, Ra-glay, Cơ-ho, Thái, Hoa, Mường. Tôn giáo chủ yếu là đạo Thiên chúa (chiếm 85%), ngoài ra còn một số tôn giáo khác như: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo [9]. Đa số người dân sống bằng nghề nông, tiểu thủ công đan lát mây tre lá, một bộ phận thanh niên làm trong các công ty ngoài tỉnh. Số còn lại là kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ hoặc làm nghề chài lưới trên sông. Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2013 là 1.125,7 ha. Trong đó: cây lúa 811,2 ha; cây đậu phộng 4 ha; cây bắp 32 ha; cây rau màu 92 ha; cây khoai mì 53 ha; cây khoai lang 12,5ha; cây mía 46 ha; cây cao su 67 ha; cây dó bầu 8 ha [40]. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định. Trên địa bàn xã còn có 136 hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng 2.500 con. Riêng tình hình nuôi cá bè, tính đến tháng 11/2013 còn 3 hộ đang nuôi cá, với tổng số 5 lồng bè (giảm 28 hộ và 114 lồng bè so với đầu năm 2013). Đồng thời, đã lập hồ sơ cho 6 hộ dân nuôi cá bè có nhu cầu vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề [40].
- 11 Công nghiệp: có 1 công ty sản xuất ván ép trên địa bàn xã. * Xã Hiếu Liêm: Dân số 2456 người, mật độ 54 người/km2. Địa giới hành chính được chia làm 3 ấp: ấp Cây Dừng, ấp Cây Dâu, ấp Chánh Hưng [38]. Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng mới năm 2013 là 306 ha. Tổng diện tích cây lâu năm là 3.878 ha. Các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp như: cao su, điều, tràm và các loại cây ăn trái như: cam, quýt, bưởi [38]. Công nghiệp: có 1 công ty chế biến tinh bột khoai mì ở ấp Chánh Hưng, 1 nhà máy chế biến mủ cao su ở ấp Cây Dừng và 1 xưởng làm inox ở ấp Cây Dâu [38].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 183 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 150 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 164 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 44 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 70 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn