luận văn thạc sĩ sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây
lượt xem 20
download
Mục tiêu của luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây là nhằm xác định thành phần loài thực vật hiện có ở trên sông VCT; đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH đến sự phân bố và phát tán một số loài thực vật ven sông VCT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn thạc sĩ sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Bá Khoa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT VEN SÔNG VÀM CỎ TÂY LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Bá Khoa NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT VEN SÔNG VÀM CỎ TÂY CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC MÃ SỐ: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và khách quan, chưa có ai đã công bố trước đây trong các công trình nghiên cứu. Tác giả Lê Bá Khoa
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy hướng dẫn, TS Phạm Văn Ngọt giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn thầy Đặng Văn Sơn – Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trường, Phòng Sau đại học, các thầy cô trong Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện bài báo cáo này. TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2014 Tác giả thực hiện Lê Bá Khoa
- iii Mục lục Lời cam đoan .................................................................................................................. ii Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các bảng......................................................................................................... ii Danh mục các hình ....................................................................................................... vii Danh mục các chữ viết tắt ..............................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vần đề ................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 5. Ý nghĩa đề tài ...........................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về thực vật trên sông.......................................3 1.2. Những nghiên cứu trong nước về thực vật trên sông.........................................5 1.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Tây................................................................9 1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................9 1.3.2. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................10 1.3.3. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................10 1.3.4. Độ mặn và độ pH ......................................................................................11 1.3.5. Tính chất của đất .......................................................................................12 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................14 2.1. Nghiên cứu tài liệu ..............................................................................................14 2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................14 2.3. Khảo sát một số đặc điểm môi trường ................................................................15 2.4. Nghiên cứu thành phần loài ................................................................................16 2.4.1. Thu mẫu theo tuyến ......................................................................................16 2.4.2. Xác định tên thực vật ....................................................................................16 2.4.3. Làm tiêu bản khô ..........................................................................................17 2.4.4. Cố định và bảo quản mẫu .............................................................................17
- iv 2.5. Chụp hình ............................................................................................................18 2.6. Phương pháp nghiên cứu sự phân bố thực vật ....................................................18 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................19 3.1. Một số yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu ................................................19 3.1.1. Độ ngập triều ................................................................................................19 3.1.2. Độ mặn của nước sông .................................................................................19 3.1.3. Độ pH của nước sông ...................................................................................20 3.1.4. Tính chất của thể nền ....................................................................................21 3.2. Thành phần loài thực vật vùng nghiên cứu .........................................................23 3.2.1. Thành phần loài thực vật ..............................................................................23 3.2.2. Một số loài đặc trưng cho vùng nước lợ và nước mặn .................................24 3.2.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật ...........................................................25 3.2.4. Đa dạng về dạng sống thực vật .....................................................................26 3.3. Mô tả một số loài thực vật có giá trị sử dụng của vùng nghiên cứu ...................27 3.3.1. Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz ........................................................27 3.3.2. Lúa trời - Oryza rufipogon Griff..................................................................28 3.3.3. Bần chua - Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. ..............................................29 3.3.4. Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb ..............................................................30 3.3.5. Ô rô trắng - Acanthus ebracteatus Vahl .......................................................31 3.3.6. Bọt ếch biển - Glochidion littorale Blume ...................................................32 3.3.7. Mướp sát - Cerbera odollam Gaertn. ...........................................................33 3.3.8. Dây cám - Sarcolobus globosus Wall. ..........................................................34 3.3.9. Xà bông - Sphenoclea zeylanica Gaertn. ......................................................35 3.3.10. Cam thảo nam - Scoparia dulcis L. ...........................................................36 3.3.11. Bún - Crateva religiosa G.Forst. ................................................................37 3.3.12. Calophyllum inophyllum L. ........................................................................38 3.3.13. Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour. .......................................................39 3.3.14. Chiếc chùy - Barringtonia conoidea Griff. ................................................40 3.3.15. Cách - Premna serratifolia L. .....................................................................41 3.3.16. Sơn nước - Gluta velutina Blume ...............................................................42
- v 3.3.17. Dành dành - Gardenia jasminoides J Ellis .................................................43 3.3.18. Nhàu nước - Morinda persicifolia Buch.-Ham. .........................................44 3.3.19. Tra làm chiếu - Hibiscus tilliaceus L..........................................................45 3.3.20. Eichhornia crassipes (Mart.) Solms ..........................................................46 3.4. Sự phân bố các loài thực vật ...............................................................................51 3.4.1. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 1 (huyện Tân Trụ) .................................................51 3.3.2. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 2 (huyện Tân An) ...................................................53 3.3.3. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 3 (huyện Thủ Thừa) ...............................................55 3.3.4. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 4 (huyện Mộc Hoá) ...............................................56 3.4. Vai trò của thực vật vùng nghiên cứu. ................................................................60 3.4.1. Đối với môi trường .......................................................................................60 3.4.2. Đối với con người .........................................................................................61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................62 4.1. Kết luận ...............................................................................................................62 4.2. Kiến nghị .............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mực nước cao nhất và thấp nhất ở các điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Bảng 1.2. Độ mặn cao nhất và thấp nhất ở các huyện trong các năm Bảng 3.1. Mực nước lúc triều lên cao nhất (m) so với mực nước khi triều xuống thấp nhất ở các điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Bảng 3.2. Độ mặn S (g/l) của nước ở các địa điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Bảng 3.3. Độ mặn cao nhất các năm 2011-2013 ở sông Vàm Cỏ Bảng 3.4. Độ pH của nước ở các địa điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Bảng 3.5. Độ lún (cm) của thể nền tại các điểm khảo sát trên sông VCT Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu lí hóa của đất tại các điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Bảng 3.7. Phân loại đất, đánh giá độ chua và độ mặn của đất ở 4 địa điểm Bảng 3.8. Các họ thực vật có số lượng loài nhiều Bảng 3.9. Một số loài thực vật nước lợ, mặn của vùng nghiên cứu Bảng 3.10. Số lượng các loài thực vật có công dụng Bảng 3.11. Thành phần loài thực vật ở ô tiêu chuẩn của địa điểm 1 Bảng 3.12. Thành phần loài thực vật ở ô tiêu chuẩn của địa điểm 2 Bảng 3.13. Thành phần loài thực vật ở ô tiêu chuẩn của địa điểm 3 Bảng 3.14. Thành phần loài thực vật ở ô tiêu chuẩn của địa điểm 4 Bảng 3.15. Danh sách các loài thực vật trong vùng nghiên cứu có khả năng xử lý ô nhiễm môi trong nước
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tỉnh Long An và sông Vàm Cỏ Tây. Hình 2.1. Địa điểm khảo sát một số nhân tố môi trường. Hình 2.2. Phương pháp xác định độ ngập triều. Hình 3.1. Dạng sống các loài thực vật vùng nghiên cứu Hình 3.2. Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz Hình 3.3. Lúa trời - Oryza rufipogon Griff. Hình 3.4. Bần chua - Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. Hình 3.5. Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb Hình 3.6. Ô rô trắng - Acanthus ebracteatus Vahl Hình 3.7. Bọt ếch biển - Glochidion littorale Blume Hình 3.8. Mướp sát - Cerbera odollam Gaertn. Hình 3.9. Dây cám - Sarcolobus globosus Wall. Hình 3.10. Xà bông - Sphenoclea zeylanica Gaertn. Hình 3.11. Cam thảo nam - Scoparia dulcis L. Hình 3.12. Bún - Crateva religiosa G.Forst. Hình 3.13. Mù u - Calophyllum inophyllum L. Hình 3.14. Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour. Hình 3.15. Chiếc chùy - Barringtonia conoidea Griff. Hình 3.16. Cách - Premna serratifolia L. Hình 3.17. Sơn nước - Gluta velutina Blume Hình 3.18. Dành dành - Gardenia jasminoides J Ellis Hình 3.19. Nhàu nước - Morinda persicifolia Buch.-Ham. Hình 3.20. Tra làm chiếu - Hibiscus tilliaceus L. Hình 3.21. Lục bình - Eichhornia crassipes (Mart.) Solms Hình 3.22. Một số công công dụng từ Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) Hình 3.23. Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) phát triển dày đặc khắp trên sông VCT Hình 3.24. Ô tiêu chuẩn 1
- viii Hình 3.25. Ô tiêu chuẩn 2 Hình 3.26. Ô tiêu chuẩn 3 Hình 3.27. Ô tiêu chuẩn 4 Hình 3.28. Thảm thực vật nhân tạo giữ đất ven bờ sông Hình 3.29. Nhà cửa, bè cá được khai thác ven bờ sông
- ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL đồng bằng sông Cửu Long ĐNN Đất ngập nước IUCN International Union for Conservation of Nature VU Vulnerable
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vần đề Việt Nam với chiều dài bờ biển hơn 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Hai hệ thống sông lớn nhất là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước [39]… đã tạo nên các hệ sinh thái đất ngập nước, ven sông hết sức đa dạng và phong phú. Sông Vàm Cỏ Tây (VCT) là một trong hai nhánh của hệ thống sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây) dài 196km, bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm tỉnh Long An và một đoạn nhỏ tỉnh Tiền Giang. Đoạn sông chảy qua tỉnh Long An dài 185km chảy qua các huyện Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thành phố Tân An, Tân Trụ và Châu Thành. Sông Vàm Cỏ Tây được xem nằm trọn trong vùng ĐBSCL là phụ lưu của sông Vàm Cỏ và xa hơn là hệ thống sông Đồng Nai. Sông có nguồn là vùng trũng thấp ở tỉnh Svey Rieng, Campuchia. Tuy nhiên do ăn thông với sông Tiền qua các kênh như Hồng Ngự, Đồng Tiến… cũng như thông với các vùng trũng của sông Mê Kông nên sông Vàm Cỏ Tây nhận một lưu lượng nước khá lớn từ sông Mê Kông. Mặt khác, sông chịu ảnh hưởng của nguồn nước chua phèn của vùng Đồng Tháp Mười nên thường nhiễm phèn vào cuối mùa khô đầu mùa mưa. Về địa hình, lòng sông có độ dốc thấp nên vào mùa kiệt thủy triều có thể ảnh hưởng đến tận đập Bình Châu. Như vậy, sông VCT là một lưu vực hết sức đặc biệt, là nơi giao thoa của hai hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Mê Kông đã tạo nên thảm thực vật đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười. Mặt khác, quá trình tương tác giữa biển và vùng nội đồng của lưu vực sông đang diễn biến khá phức tạp, quá trình sạt lở hai bên bờ sông do việc khai thác quá mức đất ven sông (làm nhà ở, làm ruộng, nuôi cá bè…), giao thông đường thủy, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH) làm cho mực nước biển dâng. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH trên thế giới, theo báo
- 2 cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường ngày 20/8/2009 (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008) 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm[39], ảnh hưởng rất lớn đến đa dang sinh học của thảm thực vật trên sông VCT và sự phân bố thành phần các loài thực vật trên sông từ hạ nguồn lên thượng nguồn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây” nhằm khảo sát cũng như đánh giá thực trạng thảm thực vật vùng từ đó cung cấp đầy đủ những dẫn liệu về sự đa dạng của hệ thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây, cũng như giá trị tài nguyên của nó, giúp các cơ quan quản lý có cơ sở khoa học trong việc qui hoạch, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các nghiên cứu vế BĐKH ở hiện tại và trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thành phần loài thực vật hiện có ở trên sông VCT. - Đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH đến sự phân bố và phát tán một số loài thực vật ven sông VCT. 3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát, đo đạc một số nhân tố môi trường (độ ngập nước, pH nước, tính chất thể nền, độ mặn và thành phần cơ giới đất) ảnh hưởng đến sự phân bố các loài. - Thu mẫu, chụp hình, phân loại và làm tiêu bản khô thành phần loài thực vật trên sông. - Mô tả hình thái và công dụng của một số loài thực vật có ở vùng nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Chỉ nghiên cứu các loài thực vật bậc cao (ven sông và dưới nước) trên sông Vàm Cỏ Tây. - Thực hiện tiêu bản khô của một số loài thường gặp. 5. Ý nghĩa đề tài Góp phần bổ sung dữ liệu về thực vật ven sông và ảnh hưởng của BĐKH đến sự phân bố thực vật.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về thực vật trên sông Vấn đề đất ngập nước (ĐNN) đã được đề cập trên thế giới từ khoảng đầu thế kỷ XX. Các nước Thụy Điển, Canada, Hoa Kì, Hà Lan… đã có lịch sử nghiên cứu về đất ngập nước khoảng gần một thế kỷ nay. ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư. Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thuỷ vực nước ngọt nội địa (Dugan, 1990)[20]. Do nhận thức được những giá trị to lớn mà ĐNN mang lại nên vào những năm 70 của thế kỷ XX, đất ngập nước đã trở thành vấn đề toàn cầu, được các tổ chức quốc tế quan tâm và mở rộng các hoạt động có liên quan. Vào ngày 02/02/1971 tại thành phố Ramsar của nước cộng hòa Iran, các quốc gia trên thế giới đã tham gia ký công ước quốc tế về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, gọi tắt là Công ước Ramsar [3]. Trong hệ thống phân loại của ĐNN trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì ĐNN bao gồm cả sông suối và cửa sông ven biển. Từ đây, một loạt các công trình nghiên cứu về thực vật đất ngập nước nói chung và thực vật đất ngập nước ven sông và cửa sông ven biển nói riêng đã được tiến hành. Christiane Hudon ( 1997), đã báo cáo đề tài “Impact of water level fluctuations on St. Lawrence River aquatic vegetation”. Tác giả đã nghiên cứu thảm thực vật trên sông St. Lawrence, Canada dưới tác động biến động của mực nước, chính mực nước sẽ quyết định đến thành phần thảm thực vật [28]. Amitha bachan K.H (5/2003) đã công bố công trình “Riparian Vegetation Along The Middle And Lower Zones Of The Chalakkudy River, Kerala, India” ghi nhận các loài của các chi Bamboo, Pandanus, Saccharam, Hopea , Thespesia, Madhuca neriifolia , Syzigium occidentale , Vateria indica, Xanthophyllum flavescens , Cinnamon riparium , Dimocarpus longum , Humboldtia vahliana , Elaeocarpus, Barringtonia acutangula, Syzigium occidentalis và Homonoia riparia thuộc các họ
- 4 chủ yếu như Lauraceae, Rubiaceae, Euphorbiacea, Myrtaceae tương ứng với các sinh cảnh khác nhau ở ven sông [26]. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (2006) đã xuất bản tài liệu về các loài ngoại lai xâm hại ở vùng đất ngập nước ở khu vực sông Mê Kông gồm các nước: Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tài liệu cho biết ở Việt Nam có 4 loài thực vật ngoại lai xâm hại là: Lục bình (Eichhornia crassipes), Mai dương (Mimosa pigra), Cỏ ống (Panicum repens) và Bèo cái (Pistia stratiotes) [2]. Các nhà khoa học Trung Quốc Y.-N. Chen, H. Zilliacus, W.-H. Li, H.-F. Zhang, Y.- P. Chen (2006) nghiên cứu sự ảnh hưởng của mực nước ngầm đến sự đa dạng loài thực vật dọc theo hạ lưu của sông Tarim. Trong đó chứng minh được khi mực nước ngầm suy giảm thì các loài thực vật trở nên kém đa dạng, cấu trúc thảm thực vật đơn giản hơn. Các chỉ số đa dạng và phong phú cũng giảm theo tương ứng mực nước ngầm [34]. Korschgen và cộng sự (1988), Stafford và cộng sự (2007), Anderson (1986), Chilton (1990), Dewey và cộng sự (1997), Flinn và cộng sự ( 2005), Darrah và Krementz (2009) nghiên cứu về vai trò của thảm thực vật ở thượng nguồn sông Mississippi (Hoa Kì) đối với các loài chim nước, động vật không xương sống, cá và động vật hoang dã. Trước đó, Green (1947), Green (1960), Sohmer (1975), Eckblad và cộng sự (1977), Clark và Clay (1985), Donnermeyer và Smart (1985) đã khảo sát rất kĩ thảm thực vật ở đây. Bao gồm các loài thực vật thủy sinh, rừng tự nhiên và rừng trồng [41]. M. Teresa Ferreira và Francisca C. Aguiar (2006) nghiên cứu về thực vật ven sông và thủy sinh ở các suối vùng Địa Trung Hải, phía tây Iberia cho thấy sự quan trọng và đa dạng của các quần xã thực vật, thảm thực vật đối với vùng Địa Trung Hải. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài thực vật khá đa dạng và phong phú, thông qua việc đánh giá tính đa dạng thực vật làm cơ cho việc đánh giá các biến động về thủy văn và khí hậu của vùng [32]. Peter J. S (2009) đưa ra các mô hình về sự đa dạng các loài thực vật ngập nước trên sông phân bố theo độ mặn. trong đó tác giả nghiên cứu thảm vật ở các khoảng độ
- 5 mặn khác nhau và kết luận rằng vùng chuyển tiếp nước lợ là nơi có độ đa dạng cao nhất [33]. Thành phần loài thực vật ven sông Moyar, Ấn Độ (2012) đã được nghiên cứu. Các tác giả ghi nhận có 131 loài thực vật thuộc 45 họ trên sông Moyar, Ấn Độ. Trong đó cây gỗ chiếm 78% , bụi chiếm 17,5% và dây leo chiếm 4,5% thành phần loài [29]. Meek, C.S., Richardson, D.M. và Mucina, L. (2013) nghiên cứu về các quần xã thực vật dọc theo sông Eerste, Western Cape, Nam Phi. Đề tài ghi nhận được 10 quần xã thực vật khác nhau như: quần xã Cunonia capensis–Brachylaena neriifolia, quần xã Brabejum stellatifolium–Metrosideros angustifolia, quần xã Sporobolus africanus– Stoebe plumosa community. Xác định các loài bản địa và ngoại lai nhằm đánh giá thảm thực vật ven sông phục vụ cho các nghiên cứu khác [31]. 1.2. Những nghiên cứu trong nước về thực vật trên sông Việc nghiên cứu thành phần loài và thảm thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được Phùng Trung Ngân và cộng sự công bố (1989). Kết quả của đề tài cho thấy thảm thực vật nguyên thuỷ của ĐBSCL là quần hệ rừng dày ẩm nhiệt đới vùng gió mùa. Do tác động của con người hiện chỉ còn các quần thể thứ sinh nhân tác bao gồm hai loại chính: quần thể thực vật tự nhiên vùng hoang hóa và quần thể thực vật vùng canh tác [21]. Năm 1992, Phạm Hoàng Hộ và cộng sự thực hiện Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười tài nguyên thực vật đã kiểm kê được 592 loài thực vật sống trong môi trường nước phèn, lợ và nước ngọt với 130 họ thực vật [17]. Thành phần loài và thảm thực vật ở tỉnh Tiền Giang được nghiên cứu và chia thành các loại: + Rừng ngập mặn ven biển: bao gồm quần thể thực vật phía Đông của tỉnh, ven biển vùng Gò Công. Càng đi về phía biển, chủng loại thực vật tương đối đơn điệu; càng đi về phía đất liền, chủng loại thực vật phong phú hơn. Đáng kể nhất là loài Dừa nước (Nypa fructicans), họ Cau Dừa (Arecaceae) mọc nơi đất trũng, ven biển, các cửa sông xen lẫn với các loại cây nhỏ thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), Lức (Pluchea indica), Muống biển (Impomaea pes-caprae). Ven biển Gò Công còn có các loại cây họ Đước (Rhizophoraceae) như: Vẹt (Bruguiera parviflora), Đước
- 6 xanh (Rhizophora mucronata), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) như Mấm (Avicennia). + Ven sông Tiền và sông Vàm Cỏ là rừng nước lợ có các loài thực vật như: Chà là (Phoenix paludosa) thuộc họ Cau (Arecaceae) mọc thành rừng đan xen với Cóc; vào sâu bên trong có các loài Bần nước lợ như Bần đắng (Sonneratia alba), Bần ổi (Sonneratia ovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris); các loài như Lác, Ô rô mọc xen lẫn bên dưới những rặng Bần, Dừa nước. Hệ thực vật nước ngọt ven sông Tiền có các loài thân thảo thường thấy thuộc họ Ráy (Araceae) như Móp, Bồ bồ, Môn nước, Môn Trường sinh; họ Rau răm (Polygonaceae) có Nghể (Polygonum hydropiper), nhóm cây thân gỗ mọc ven sông có: Bần (Sonneratia caseolaris), Quao (Stereospermum annamense). + Hệ thực vật vùng đất phèn hoang: phân bố chủ yếu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười. Đây là khu vực đất xấu, nhiễm phèn, bị ngập nước nhiều tháng trong năm, đồng thời chịu ảnh hưởng lũ lụt. Quần thể thực vật tương đối đơn điệu với một vài họ và chủng loại đại diện gồm: Tràm (Melaleuca cajuputi), Bạch đàn (Eucalyptus), Mua hoa tím, Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) mọc nhiều ở ven rạch; Chòi mòi (Antidesna yunnanense) mọc nhiều ở các gò cao, Gáo thích hợp vùng đất nhiễm phèn, cho gỗ màu vàng, có mùi thơm. + Quần thể thực vật trên đất phù sa cổ, đất giồng: đặc điểm địa chất của vùng đất này là đất cát và đất pha cát, độ màu mỡ ít, thường khô hanh vào mùa nắng. Thực vật chủ yếu gồm: họ Sao Dầu mọc nhiều nơi trên các giồng đất cao, phổ biến là loài Hopea odorata; họ Bàng (Combretaceae) có Trâm bầu (Combretum quadrangulare) mọc ở dãy đất cao [37]. Lê Phát Qưới (2006) đã nghiên cứu Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An cho biết tại đây có 152 loài thực vật thuộc 60 họ, trong đó có 101 loài cây thảo, 26 loài cây gỗ, 15 loài cây bụi, 8 loài dây leo và 2 loài ký sinh. Các họ có số loài nhiều nhất là Poaceae (24 loài), Cyperaceae (19 loài), Rubiaceae (6 loài) và Papilionoideae (6 loài). Thảm thực vật tự nhiên hỗn loài ven sông, rạch, đất ngập nước thay đổi từ 3 tháng đến gần quanh năm (tùy theo độ cao của từng địa điểm). Do quá trình khai phá, ở Láng Sen ước tính chỉ còn lại 15 – 20% so với diện tích trước
- 7 năm 1975. Độ rộng bình quân của đai rừng này hiện nay chỉ còn khoảng 10 - 15m, cá biệt có những nơi rộng đến 100m[10]. Đặng Văn Sơn và cộng sự (2009) đã ghi nhận được 135 loài thuộc 109 chi, 57 họ, 35 bộ nằm trong 2 ngành là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan(Magnoliophyta) có ở vùng đất ngập nước huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, ngành Dương xỉ có 6 loài thuộc 6 chi của 6 họ là: Schizeaceae, Pteridaceae, Adiantaceae, Polypodiaceae, Salviniaceae, Azollaceae; ngành Mộc lan có 129 loài thuộc 103 chi của 51 họ [6]. Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (2012) đã ghi nhận được 98 loài, 74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm: quần hợp thực vật ưu thế Nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế Lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế Tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế Cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế Dâu tằm, Mai dương và quần hợp thực vật trên đất canh tác[4]. Dương Viết Tình, Nguyễn Trung Thành (2012) nghiên cứu về “Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh tỉnh Quảng Bình và giải pháp phát triển bền vững đất ngập nước”, với thành phần gồm 23 loài của 17 họ thực vật. Các loài chủ yếu như Trang, Giá, Đước, Vẹt dù chiếm ưu thế về tổ thành. Các nhân tố sinh thái như độ mặn nước, chế độ thủy triều và thể nền có ảnh hưởng đến sự phân bố loài và khả năng sinh trưởng của rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh [42]. Nguyễn Thị Việt Nga (2012) đã nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập nước của sông Nhuệ - Đáy, (phần chảy qua tỉnh Hà Nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường. Kết quả bao gồm các diện tích ngập nước thường xuyên, các diện tích ngập tạm thời, các diện tích ẩm ướt ven sông và hệ sinh thái nông
- 8 nghiệp, hệ sinh thái khu dân cư tập trung trên đất chậm thoát nước ven sông đã thu thập được 197 loài thuộc 152 chi của 70 họ thuộc 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch (Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta; ngành Dương xỉ - Polypodiophyta và Cỏ Tháp Bút - Equisetophyta). Trong đó có 18 loài có khả năng xử lí ô nhiễm nước như: Bèo hoa dâu (Azolla pinata R.Br.), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.), Rau dệu (Alternanthera sessilis (L.) A.D), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk.), Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) Hara), Sậy (Phragmites australis (Cav.) Trin.), Bèo tây (Eichhornia crassipes (Mares) Solms),… [43]. Nguyễn Thanh Nhàn (2012) đã nghiên cứu thành phần loài và thảm thực vật ở một số vùng đất ngập nước huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Tác giả đã ghi nhận được 156 loài thuộc 120 chi của 65 họ nằm trong 46 bộ của 2 ngành lớn là ngành Dương xỉ và ngành Ngọc lan. Ven sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua huyện Đức Huệ) ngập nước thường xuyên và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều cường có thành phần loài thực vật phong phú như: Lục bình (Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratoides), Môn nước (Colocasia esculenta), Chuối nước (Crinum asiaticum), Ráng đại (Acrostichum aureum), Lác nước (Cyperus malaccensis), Sậy (Phragmites karka), Mướp gai (Lasia spinosa), Dừa nước (Nypa fruticans), Muôi đa hùng (Melastoma affine), Xăng máu (Horsfielddia irya), Gừa (Ficus microcarpa), Si (Ficus benjamina), Mù u (Calophyllum inophyllum), Bùi (Ilex cymosa), Mướp sát (Cerbera odollam), Lộc vừng,… [15]. Như vậy có thể nói có nhiều công trình nghiên cứu về thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở Long An nói riêng. Tuy nhiên các công trình chưa nghiên cứu sâu thực vật trên sông Vàm Cỏ Tây, đặc biệt là sự phân bố của các loài thực vật dưới tác động của sự biến đổi khí hậu cũng như phân chia thành những sinh cảnh khác nhau.
- 9 1.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Tây 1.3.1. Vị trí địa lý Hình 1.1. Sơ đồ tỉnh Long An và sông Vàm Cỏ Tây[40]. Địa hình Long An bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam, trong đó khu vực phía Bắc và Đông Bắc tương đối cao, khu vực Đồng Tháp Mười thấp, trũng, chiếm 66,4% diện tích đất tự nhiên thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước [38]. Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích lưu vực khoảng 6.000km2, có chiều dài 235km. Sông chảy qua Việt Nam tại Bình Tứ, đi vào vùng đồng bằng trũng thấp của tỉnh Long An có độ cao mặt đất trung bình từ 0,5 – 0,7m suốt một dải tới Tân An. Sau hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông, cả hai sông cùng chảy thêm 50km nữa, trước khi ra sông Sài Gòn – Đồng Nai tại điểm gần cửa Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Tây có dòng chảy ngoằn ngoèo, độ uốn khúc cao nhưng chỉ lệch tâm quanh một trục dọc từ cửa lên tận Mộc Hóa với khoảng cách không quá 5km. Lòng sông có độ dốc rất thấp ( hệ số 2.10-5), đáy sông có độ sâu trung bình từ 15 –
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn