Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu thành phần các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế; phân tích, đánh giá tính đa dạng các loài cây thuốc thuộc các họ thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế; đề xuất các giải pháp để bảo tồn đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ ĐẸP NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÂY THUỐC THUỘC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ ĐẸP NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÂY THUỐC THUỘC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 8 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ TIẾN CHÍNH HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác./. Tác giả Nguyễn Thị Đẹp
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Tiến Chính, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ định hướng đề tài nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo khu BT Sao La Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân các xã và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã giúp đỡ trong quá trình điều tra và cung cấp số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp trường THPT Tô Hiệu huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đã luôn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khoá học và luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân, gia đình, bạn bè, những người luôn sát cánh, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nguyễn Thị Đẹp
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ B Cây thân bụi BP Bộ phận BTTN Bảo tồn thiên nhiên CD Công dụng DS Dạng sống EV Nguy cấp G Thân gỗ Danh lục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội IUCN bảo tồn thiên nhiên quốc tế KBT Khu bảo tồn MTS Môi trường sống NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông VU Sắp nguy cấp WHO Tổ chức Y tế Thế giới WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
- iv MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn......................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................iii Mục lục...........................................................................................................................iv Danh mục các bảng.......................................................................................................vi Danh mục các biểu đồ..................................................................................................vii Danh mục các hình......................................................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................... 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................ 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở trên Thế giới............................. 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam.................................. 8 1.1.3. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc tại KBT Sao La, Thừa Thiên Huế ............ 12 1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu...........................12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KBT Sao La............................................... 12 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 15 1.2.3. Cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục .................................................. 16 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................................18 2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................. 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc tại Khu BT Sao La............................................................................. 18 2.3.2. Phương pháp xây dựng đề xuất các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc cho khu vực nghiên cứu.................................. 21
- v CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................22 3.1. Xây dựng danh lục cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.............. 22 3.2. Đa dạng tài nguyên cây thuốc ở khu Khu BT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................................................... 22 3.2.1. Đa dạng taxon thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu........... 22 3.2.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc............................... 27 3.2.3. Các loài có nguy cơ bị đe dọa quý hiếm tuyệt chủng ................... 29 3.2.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc ........................................ 30 3.2.5. Mô tả một số loài cây thuốc tại KBT Sao La, Thừa Thiên Huế ... 33 3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc tại KBT Sao La, Thừa Thiên Huế ............................................................................................ 44 3.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc tại KBT Sao La, Thừa Thiên Huế .............................................................. 44 3.3.2. Các mối đe ddoạđối với tài nguyên cây thuốdoạ 3.3.3. Các giải pháp bảo tồn .................................................................... 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................47 CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.......................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................50 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 55
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ....... 22 Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La ................................................................................ 24 Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La ................................................................................ 26 Bảng 3.4. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc được sử dụng ở khu bảo tồn Sao La ........................................................................ 27 Bảng 3.5. Các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở Khu bảo tồn SdoạLa, tỉnh Thừa Thiên Huế........................................... 29 Bảng 3.6. Đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc ..................... 31
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu... 23 Biểu đồ 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La ........................................................................... 25 Biểu đồ 3.3. Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La..................................................................... 26 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện dạng thân của các cây thuốc ở khu bảo tồn Sao La........................................................................................ 28 Biểu đồ 3.5. Đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc......... 31
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế................................. 13 Hình 3.1. Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard)................... 34 Hình 3.2. Bình vôi hoa đầu (Stephania cephantha Hayata) .......................... 35 Hình 3.3. Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) ....................... 36 Hình 3.4. Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm)..................................... 39 Hình 3.5. Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam) ......................... 40 Hình 3.6. Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard) .................................................. 41 Hình 3.7. Kim Cang lá quế (Smilax corbularia Kunth Subsp)....................... 42 Hình 3.8. Thiên nhiên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)................ 44
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài. Khu bảo tồn Sao La thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên hành lang đa dạng sinh học Trung Trường Sơn, có hệ sinh thái và sinh vật rất phong phú và đa dạng, được đánh giá vào bậc nhất, có nhiều loài quý hiếm. Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong danh lục đỏ của IUCN như các loài là Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang Lớn (Muntiacus vuquangensis)… Trong đó có loài Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới hiện đang sống tại những cánh rừng tự nhiên của dãy Trường Sơn. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992, do đoàn khảo sát của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con Sao La nữa cũng trong năm 1992. Từ khi được thành lập, hệ thực vật Khu bảo tồn (KBT) Sao La, Thừa Thiên Huế chưa được nghiên cứu nhiều, mới chỉ có công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật "Điều tra, nghiên cứu tính đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế" của Trần Bích Thủy (2017). Như vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào mang tính đầy đủ, tổng quát nhất về đa dạng cây thuốc trong Khu bảo tồn Sao La, nên chưa xây dựng được danh lục cây thuốc, do vậy việc giám sát, lập kế hoạch bảo tồn các loài cây thuốc còn rất hạn chế. Ngoài ra còn có các đe doạ chính với hệ động, thực vật, cây thuốc phải đối mặt như: phá rừng, canh tác, khai thác gỗ trái phép, lâm sản ngoài gỗ, xây dựng cơ sở hạ tầng... sẽ gây nên những tác động tiêu cực, rất lớn đến đa dạng sinh học nói chung và đa dạng cây thuốc nói riêng của Khu bảo tồn. Với những giá trị khoa học nêu trên, việc nghiên cứu bảo tồn thực vật, nơi sống của các loài đang bị đe doạ tại Khu bảo tồn Sao La rất cần thiết và
- 2 cần được chú trọng, nhằm bảo vệ nơi sống đặc biệt là nguồn thức ăn của các loài động vật quý hiếm và bảo tồn các loài cây thuốc này. Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây chỉ tập trung chủ yếu vào các loài động vật quý hiếm, hệ thực vật tại Khu bảo tồn, chưa có những nghiên cứu cụ thể, chưa có danh lục thực vật cây thuốc trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích, đánh giá tính đa dạng các loài cây thuốc thuộc các họ thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp để bảo tồn đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá tính đa dạng về các taxon cây thuốc tại khu vực nghiên cứu - Đánh giá mức độ đe doạ đối với loài cây làm thuốc trong khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp đề xuất bảo tồn đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. * Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện kiến thức về đa dạng cây thuốc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- 3 * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó kết quả của đề tài còn là cơ sở khoa học cho các ngành ứng dụng như dược học, đa dạng sinh học...và công tác đào tạo, nghiên cứu.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở trên Thế giới Nền trí thức bản địa của nhân loại từ thời thượng cổ đến nay, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như một nguồn thuốc chủ yếu để chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Lịch sử dùng cỏ cây làm thuốc của các dân tộc vùng lãnh thổ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra các bằng chứng xác thực. Trong cuốn "Lịch sử niên đại cây cỏ" ấn hành năm 1878, Charles Pikering đã chỉ rõ: ngay từ năm 4271 trước Công nguyên người dân khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loài cây (sung, vả, cau dừa,..v.v.) để làm lương thực và chữa bệnh [30]. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova chỉ ra rằng, vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên, cây thuốc được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu chiếm đoạt trong những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Như vậy, tầm quan trọng của các cây thuốc được loài người nhận thức rất sớm; việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quí hiếm được thực hiện ngay từ thời cổ đại bởi các chiến binh. Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Người đầu tiên phải kể đến là Galen, một thầy thuốc của Hoàng đế La Mã. Ông đã viết hàng trăm cuốn sách và đã được áp dụng trong ngành Y châu Âu hơn 1500 năm [1]. Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kì châu lục nào khác. Những bản viết tay có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 trước Công nguyên) đã liệt kê hàng loạt cây thuốc và công dụng của chúng. Viêc
- 5 mua bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm trước. Từ thế kỷ V đến thế kỉ XIII sau Công nguyên, các thầy thuốc Ả Rập là những người có công đầu tiên trong sự tiến bộ của ngành Y. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn EI Beitar đã xuất bản cuốn" Các vấn đề y khoa" thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi [1]. Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỉ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật Đông Dương, Prosea công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách" Medicinal plans of East and Sontheast Asia" [31]. Nói đến thảo dược châu Á không thể thiếu hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời là Trung Quốc và Ấn Độ. Lịch sử Y học Trung Quốc đầu thế kỉ thứ II đã biết dùng thuốc là các loài cây cỏ để chữa bệnh như: sử dụng nước chè (Thea sinensis L) để rửa vết thương và tắm ghẻ [24]. Trong cuốn sách " Cây thuốc Trung Quốc" (1985) đã liệt kê một loạt các cây cỏ chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị sưng tấy, đau khớp, sốt rét, vết thương tụ máu; Cải xoong (Nasturtium officinade) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ. Từ đời Hán Trung Quốc đã xuất bản cuốn" Thủ hậu bị cấp phương" tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loài cây cỏ [24]. Văn minh người Ấn Độ cổ đại phát triển cách đây 5000 năm dọc theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ [1]. Trong bộ sử thi Vedas (1500 trước Công nguyên), chứa đựng những kiến thức phong phú về thảo dược thời đó. Nhiều loài cây được xem như cây thiêng chẳng hạn cây Trái nấm (Aegle marmelos), nó được dùng cho các vị thánh. Những công dụng của cây thuốc này được ghi lại trong cuốn" Charaka Samhita". Sau này, vào khoảng 100 năm sau Công nguyên, một học giả người
- 6 Ấn Độ đã mô tả chi tiết 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất và động vật [1]. Y học dân tộc Bun Ga Ri "Đất nước của hoa hồng" đã coi Hoa hồng là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta đã dùng cả hoa, lá, rễ làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay người ta đã chứng minh rằng trong cánh Hoa hồng có chứa một lượng tanin, glucosid tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh [24]. Ở Đông Nam Á, người Malaixia sắc lá cây Húng chanh (Coleus amboinicus) cho phụ nữ sau sinh uống hoặc giã lá vắt nước cho trẻ uống trị sổ mũi, đau họng, ho gà…Người ta còn dùng cây Hương nhu tía giã nát đắp trị bệnh ngoài da, nước lá uống trị long đờm, đau bụng, sốt rét. Trong đó ghi nhận người dân Lào dùng vỏ cây Đại với rượu để chữa ghẻ lở, Người dân Campuchia chữa ghẻ dùng khoai Sáp; với người dân Thái Lan, cây Đại lấy nhựa mủ trộn với dầu dừa xoa ngoài da trị viêm khớp. Do tốc độ khai thác quá nhanh, nhiều loài cây hiện tại ở Đông Nam Á đang ở mức nguy cấp. Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentine) đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác lâu đời ở Ấn Độ, Thái Lan, Srilanka. Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng gần 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ đã điều tra, sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loài Dừa cạn (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này chữa bệnh máu trắng ở trẻ em và rất hiệu quả, làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10% lên 90% [22], [23]. Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện
- 7 đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu được triển khai ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất ancanoit, flavonoit, cumarin hiện đang được quan tâm nghiên cứu [28]. Theo WHO thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Hàng năm, nước này tiêu thụ hết 0,7 - 1,0 triệu tấn dược liệu. Tổng giá trị về thuốc có nguồn gốc thực vật trên thị trường Âu - Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là hơn 43 tỷ USD. Tại các nước có nền công nghiệp phát triển từ năm 1976 - 1980 đã tăng từ 335 triệu USD lên 551 triệu USD. Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD. Cây thuốc là loài cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loài thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người. Tuy nhiên, ngày nay do mưu cầu cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn các cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1998), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đang tuyệt chủng, 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ trong thế kỉ tới, một tỉ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc [7]. Song song với các nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác được đặt ra đó là việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Tại hội nghị Quốc tế về Bảo tồn cây thuốc tổ chức tại Chiềng Mai (Thái Lan) năm 1993, một lần nữa các nhà khoa học khẳng định tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời đưa ra tài liệu "Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc"- "Guidelines on the
- 8 Conservation of Medicinal Plant", kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và chương trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [34]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các quần thể của nhiều loài thực vật làm thuốc đang suy giảm trong tự nhiên chính vì vậy các nước trên thế giới đang hướng đến thực hiện chương trình quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam là được công nhận là một trong 16 nước đa dạng sinh học nhất thế giới (2014) [38], nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo. Có khoảng trên 3.000 loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc [25]. Đó là nguồn tài nguyên cây thuốc rất lớn, góp phần tạo nền y học dân tộc cổ truyền đặc sắc. Ngay từ thời Vua Hùng dựng nước, qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Long Uý bí thư...) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh như ý dĩ (Coix lachryma - jobi (L.)) , Hoắc hương "Pogostemon cablin" (Blanco) Benth…[14], [15], [16], [17]. Đời nhà Lý nhà sư Nguyễn Minh Không đã dùng nhiều cây cỏ chữa bệnh cho dân và nhà vua vì vậy đươc tấn phong" Quốc sư". Dưới thời nhà Trần, nhà thuốc tiêu biểu nổi lên là Tuệ Tĩnh còn gọi là Nguyễn Bá Tĩnh một tiến sĩ hoàng giáp, ông đã biên soạn cuốn "Nam Dược Thần Hiệu" và "Hồng nghĩa giác tư y thư". Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Ông được coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là "Vị thánh thuốc Nam". Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: "Tuệ Tĩnh y thư", "Thập tam phương gia giảm", "Thương hàn tam thập thất trùng pháp" [27].
- 9 Tới thế kỷ XVIII, đời Lê Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông- tên thật Lê Hữu Trác. Ông là người am hiểu về nhiều lĩnh vực như y học, sinh lý học, đọc nhiều sách thuốc. Trong 10 năm khổ công nghiên cứu ông đã xuất bản bộ sách lớn thứ hai "Y tông Tâm tĩnh" cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Ông đã tổng hợp được 2854 bài thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Mặt khác Ông mở trường đào tạo y sinh truyền bá tư tưởng và hiểu biết của mình về y học . Do đó, ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược có một số nhà thực vật học, dược học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu với điển hình là nhà dược học Pétélot đã xuất bản bộ "Catalogue des produit de L’Indochine" (1928-1935), trong đó tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa [39]. Đến năm 1952, Pétélot bổ sung và xây dựng thành bộ "Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam", gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương [40]. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho phép các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ "Cây cỏ Việt Nam". Tuy chưa giới thiệu được hệt hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [18]. GS - TS Đỗ Tất Lợi- người đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm và đã xuất bản được nhiều tài liệu về việc sử dụng cây, con làm thuốc của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý nhất là từ năm 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm 6 tập . Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình được tái bản nhiều
- 10 lần. Lần tái bản thứ 7 (1995) , lần tái bản thứ 8 (1999), số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 9 (2000); Công trình liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn mô tả về thực vật, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng. Trong đó, ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau [19]. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại. Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn "Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc" và được in lần thứ hai vào năm 1976 [11]. Năm 1978, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển Y học dân tộc với phương châm:" Thừa kế phát huy, phát triển Y học dân tộc cổ truyền và kết hợp Đông y với Y học hiện đại để xây dựng nền Y học Việt Nam". Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự đã cho ra đời cuốn "Sổ tay cây thuốc Việt Nam", với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện. Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn "Dược liệu Việt Nam" tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua [7]. Đặc biệt trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả Kế & cộng sự (1969- 1976) nghiên cứu về các loài thực vật thường gặp ở Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) nghiên cứu các loài thực vật ở miền Nam Việt Nam với 5326 loài. Năm 1993, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương trong cuốn "Tài nguyên cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu khoảng 300 loài cây thuốc trong đó mỗi loài được mô tả hình thái, phân bố sinh thái, cách trồng, bộ phận dùng và thành phần hoá học, tác dụng dược lý, tính vị công năng, công dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 173 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn