intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được tính đa dạng thực vật của Vườn Quốc Gia Xuân thủy; đánh giá sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực; xác định được hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc một số quần xã thực vật ngập mặn trong khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT =============***============= PHAN THỊ HÀ NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA HÊ THỰC VẬT VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY VÀ SỰ SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN QUAN TRỌNG TRONG KHU VỰC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thân. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Luận văn đƣợc nghiên cứu nghiêm túc dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo TS. Trần Thị Phƣơng Anh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phan Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn ii
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy và sự sinh trƣởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực” đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, của các cô, chú, anh, chị của Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy. Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phƣơng Anh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hỗ trợ, gợi ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh, chị của Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi những nguồn tƣ liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phan Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn iii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan ......................................................................................................i Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii Mục lục ...............................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................vi Danh mục bảng ...................................................................................................vii Danh mục hình....................................................................................................ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật...............................3 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................3 1.1.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................6 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn ......................8 2.1. Khái quát về đất ngập nƣớc. .......................................................................8 2. 2. Lƣợc sử nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn trên thế giới .........................9 2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam..............................................................................11 2.4. Lƣợc sử nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn tại Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy .....15 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................19 2.2. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu ............................................................19 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................19 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................20 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa ...............................................................................20 2.4.2. Điều tra theo ô tiêu chuẩn .......................................................................22 2.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp ..........................................................................23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn iv
  5. Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ..............................27 3.1. Vị trí địa lý hành chính. ..............................................................................27 3.2. Địa hình địa mạo. ........................................................................................27 3.3. Khí hậu thuỷ triều. ......................................................................................28 3.4. Địa chất đất đai. ..........................................................................................29 3.5. Dân số và lao động. ....................................................................................30 3.5.1. Dân số và mật độ dân số..........................................................................30 3.5.2. Cơ cấu dân số và lao động. .....................................................................30 3.5.3. Tỷ lệ tăng dân số. .....................................................................................30 3.6. Tôn giáo và dân tộc.....................................................................................31 3.7. Tình hình phát triển kinh tế các xã vùng đệm. ..........................................31 3.7.1. Tình hình sử dụng đất. .............................................................................32 3.7.2 Phân phối lao động ở các xã vùng đệm. .................................................33 3.7.3. Các hoạt động sản xuất trong khu vực. ..................................................34 3.8. Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm. ..............................38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 39 4.1. Đánh giá tính đa dạng thực vật tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy. .............40 4.1.1. Tính đa dạng về các bậc taxon ................................................................40 4.1.2. Đa dạng về dạng sống. ............................................................................47 4.1.3. Đa dạng về dạng Yếu tố địa lý. ...............................................................50 4.1.4. Đa dạng về dạng thân ..............................................................................51 4.1.5. Đa dạng về cây có giá trị sử dụng và nguy cấp .....................................54 4.2. Hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc của một số quần xã ngập mặn trong khu vực......................................................................................................57 4.2.1. Quần xã thuần Trang - Kandelia candel (L.) Druce. .............................57 4.2.2. Quần xã Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang - Kandelia candel (L.) Druce và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl............................60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn v
  6. 4.2.3. Quần xã Sú Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang Kandelia candel (L.) Druce., Đƣớc - Rhizophora stylosa Griff. và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. ...........................................................................................67 4.3. Sự sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của một số loài thực vật ngập mặn chính trong khu vực. .........................................................................70 4.3.1. Sự sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của loài Trang - Kandelia candel (L.) Druce ...............................................................................................70 4.3.2. Sự sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của loài Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco ......................................................................................75 4.3.3. Sự sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của loài Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl .........................................................................77 4.3.4. Sự sinh trƣởng, phát triển và tái sinh tự nhiên của loài Đƣớc - Rhizophora stylosa Griff....................................................................................79 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................85 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐNN: Đất ngập nƣớc IUCN: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới SN: Phổ dạng sống tiêu chuẩn SB: Phần trăm của từng dạng sống UNEP: Chƣơng trình môi trƣờng của liên hợp quốc WWF: Quỹ động vật hoang dã thế giới RNM: Rừng ngập mặn TVNM: Thực vật ngập mặn UBND: Ủy ban nhân dân VQG: Vƣờn Quốc Gia PTBV: Phát triển bền vững HST: Hệ sinh thái OTC: Ô tiêu chuẩn TKS: Tuyến khảo sát ĐKS: Điểm khảo sát NTTS: Nuôi trồng thủy sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn vii
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các tuyến điều tra tại VQG Xuân thủy .......................................... 21 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất đai các xã vùng đệm ....................................... 32 Bảng 4.1: Thống kê số lƣợng họ, chi, loài trong các ngành thực vật tại VQG Xuân Thủy ....................................................................................................... 40 Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín .............................. 42 Bảng 4.3: Thống kê 10 họ có nhiều loài nhất ở VQG Xuân Thủy ................. 43 Bảng 4.4: Thống kê các chi có từ 2 loài trở lên ở VQG Xuân Thủy .............. 45 Bảng 4.5: So sánh tỷ lệ % số loài ngập mặn thực sự và số loài tham gia vào rừng ngặp mặn ................................................................................................. 47 Bảng 4.6: Thống kê các dạng sống của các loài trong hệ thực vật VQG Xuân Thủy................................................................................................................. 48 Bảng 4.8: Thống kê các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy ............................................................................................. 52 Bảng 4.9: So sánh các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy và VQG Phú Quốc.............................................................. 53 Bảng 4.10: Thống kê các giá trị sử dụng của các loài thực vật bậc cao có mạch tại VQG Xuân Thủy .............................................................................. 54 Bảng 4.11: So sánh một số loài có công dụng chính ở VQG Xuân Thủy và VQG Phú Quốc ............................................................................................... 56 Bảng 4.12: Sự thay đổi cấu trúc của quần xã thuần Trang - Kandelia candel (L.) Druce ........................................................................................................ 58 Bảng 4.13: Thống kê các cây tái sinh tại quần xã thuần Trang - Kandelia candel (L.) Druce ............................................................................................ 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn viii
  9. Bảng 4.14: Sự thay đổi cấu trúc của quần xã Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang - Kandelia candel (L.) Druce và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. ......................................................................................................... 61 Bảng 4.15: Sự thay đổi cấu trúc tổ thành của quần xã Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang - Kandelia candel (L.) Druce và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. ..................................................................... 63 Bảng 4.16: Các loài thực vật tầng thảm tƣơi tại quần xã ................................ 64 Bảng 4.17: Thống kê cây tái sinh của loài Trang tại quần xã ........................ 65 Bảng 4.18: Sự thay đổi cấu trúc của quần xã Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang - Kandelia candel (L.) Druce., Đƣớc - Rhizophora stylosa Griff. và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. ............................................ 66 Bảng 4.19: Thống kê cây tái sinh của loài Sú tại quần xã .............................. 69 Bảng 4.20: Thống kê hiện trạng của quần thể Trang tại các quần xã ............. 71 Bảng 4.21: Thống kê hiện trạng của quần thể Sú tại các quần xã .................. 75 Bảng 4.22: Thống kê hiện trạng của quần thể Sú tại các quần xã .................. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn ix
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Vị trí các ô tiêu chuẩn .........................................................................23 Hình 4.1: Biểu đồ so sánh % các taxon trong từng ngành của hệ thực vật VQG Xuân thủy .............................................................................................................41 Hình 4.2: Biểu đồ phân bố tỷ lệ % các taxon của hai lớp ..................................42 trong ngành Hạt kín .............................................................................................42 Hình 4.3: Tỷ lệ % số chi có từ 2 loài trở lên so với tổng số chi của VQG Xuân Thủy .....................................................................................................................46 Hình 4.4: Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật VQG Xuân Thủy ....49 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm cây chồi trên (Ph) .....................................50 Hình 4.6: Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy ....................................................................................51 Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ % dạng thân các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy ...........................................................................................................52 Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm công dụng chính của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy .........................................................................55 Hình 4.9: Biểu đồ mật độ cây sống tại quần xã thuần Trang .............................59 Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ số cây chết/số cây sống ...............................................59 Hình 4.11: Biểu đồ mật độ cây gỗ trong quần xã ...............................................62 Hình 4.12: Biểu đồ tăng trƣởng chiều cao trung bình của các quần thể trong quần xã .................................................................................................................63 Hình 4.13: Biểu đồ tăng trƣởng đƣờng kính trung bình của các quần thể trong quần xã .................................................................................................................64 Hình 4.14: Biểu đồ cấu trúc của các quần thể trong quần xã .............................68 Hình 4.15: Biểu đồ mật độ cây tái sinh của loài Trang trong quần xã ..............70 Hình 4.16: Biểu đồ hiện trạng quần thể Trang trong các quần xã .....................71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn x
  11. Hình 4.20: Sự biến động số lƣợng cây theo đƣờng kính....................................72 tại Quần xã thuần Trang ......................................................................................72 Hình 4.18: Sự biến động số lƣợng cây theo chiều cao và đƣờng kính tại Quần xã Trang - Sú - Bần..............................................................................................73 Hình 4.19: Biểu đồ sự tăng trƣởng chiều cao và đƣờng kính trung bình của quần thể Trang Quần xã Trang - Sú- Bần ...........................................................73 Hình 4.20: Sự biến động số lƣợng cây theo chiều cao và đƣờng kính tại Quần xã Trang - Sú - Bần -Đƣớc ..................................................................................74 Hình 4.21: Biểu đồ hiện trạng quần thể Sú trong các quần xã ...........................75 Hình 4.22: Sự biến động số lƣợng cây theo chiều cao và đƣờng kính tại Quần xã Trang - Sú - Bần..............................................................................................76 Hình 4.23: Sự biến động số lƣợng cây và tăng trƣởng theo chiều cao và đƣờng kính tại Quần xã Trang - Sú - Bần - Đƣớc ..........................................................77 Hình 4.24: Biểu đồ hiện trạng quần thể Bần trong các quần xã ........................78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn xi
  12. MỞ ĐẦU Việt Nam đƣợc thế giới công nhận là 1 trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có vai trò quan trọng của rừng ngập mặn. Tuy vậy, do nhiều tác động, tính đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và các loài thực vật nói riêng đã bị suy giảm. Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thâm chí một số loài đang ở ngƣỡng cửa của sự tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu do săn bắt quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy, do sự tấn công và cạnh tranh của các sinh vật ngoại lai. Vƣờn quốc gia Xuân Thủy là một khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam đƣợc quốc tế công nhận theo công ƣớc Ramsar, là rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới. Ngoài vai trò của rừng ngập mặn, ở đây còn là môi trƣờng sinh thái của nhiều loài thủy sản có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao và giá trị kinh tế lớn đặc biệt là các loài chim nƣớc và chim di trú đặc sắc. Vƣờn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Khu vực vùng lõi của vƣờn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện. Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vƣờn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Diện tích toàn bộ vƣờn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm và thay đổi. Những quần thể thực vật này thƣờng dễ bị tổn thƣơng và ít có khả năng thích nghi khi môi trƣờng sống bị thay đổi. Việc suy giảm đa dạng thực vật sẽ kéo theo suy giảm các nguồn tài nguyên khác, phá vỡ môi trƣờng sống là nguyên nhân gây suy giảm nhiều loài động vật có giá trị tại khu vực. 1
  13. Từ cơ sở thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật Vƣờn Quốc gia Xuân thủy và sự sinh trƣởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực”. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết có tính khoa học và thực tiễn cao. 2
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật 1.1.1. Trên thế giới Đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lƣợc, chƣơng trình hành động quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã ra đời để hƣớng dẫn, giúp đỡ và tổ chức thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi các quốc gia, khu vực, châu lục và toàn cầu. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thƣợng đỉnh bàn về môi trƣờng và đa dạng sinh vật đã đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992. Tại Hội nghị này, 150 quốc gia đã ký vào Công ƣớc về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo đƣợc tổ chức và nhiều cuốn sánh chỉ dẫn ra đời. Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEP và WWF đƣa ra chiến lƣợc bảo tồn thế giới; IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách chiến lƣợc đa dạng sinh vật và chƣơng trình hành động; ... Tất cả các công trình đó nhằm hƣớng dẫn và đề xuất phƣơng pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tƣơng lai. WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tƣ liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo quốc tế khác nhau đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phƣơng pháp, cùng các kết 3
  15. quả đạt đƣợc ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực đƣợc tạo thành mạng lƣới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật Cho đến nay, hầu hết các khu vực, các quốc gia hay các vùng lãnh thổ trên thế giới đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những công trình về đa dạng thực vật ở các mức độ khác nhau, mức cao là các chuyên khảo (Monographia), các bộ sách Thực vật chí (Flora) hay mức độ thấp là Danh lục thực vật (Checklist) cũng nhƣ các công trình riêng lẻ khác. Các công trình thực vật kinh điển trong thời kỳ phân loại tự nhiên đƣợc kể đến nhƣ: Linnaeus (1753), A. L. Jussieu (1789), Alphonso de Candolle (1813), Alphonso de Candolle (1816-1841), Alphonso & Casimir de Candolle, Bentham & Hooker (1862-1883) ... Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nghiên cứu về thực vật nói chung đạt đƣợc những thành tự đáng kể. Đáng lƣu ý là R. K. Brummitt (1992), trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê đƣợc thực vật bậc cao có mạch trên thế giới có 13.884 chi, 511 họ thuộc 6 ngành [44]. V. H. Heywood (2007) đã ghi nhận thực vật có hoa trên thế giới ƣớc tính khoảng 250.000 loài [47]. Hiện nay, các công trình nghiên cứu hệ thống học vẫn liên tục đƣợc cải tiến và cập nhật. Trong khu vực, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang hoàn thiện các công trình thực vật chí nhƣ Thực vật chí Malaxia, Thực vật chí Thái Lan, Thực vật chí Ấn Độ, Thực vật chí Trung quốc .... Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật Nghiên cứu về phân loại dạng sống ở trên thế giới cũng có nhiều kiểu khác nhau. Điển hình là cách phân loại, lập phổ dạng sống của Raunkiaer (1934) [ghi theo 39]. Theo Raunkiaer dấu hiệu biểu thị để phân loại đƣợc chọn là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Hệ thống phân loại đó có thể đƣợc trình bày tóm tắt nhƣ sau: 4
  16. - Cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) + Cây gỗ lớn chồi trên đất Meg (Mégaphanérophytes) + Cây gỗ vừa có chồi trên đất Mes (Mésophanérophytes) + Cây gỗ nhỏ có chồi trên đất Mi (Microphanérophytes) + Cây thấp có chồi trên đất Na (Nanophanérophytes) + Cây có chồi trên đất leo cuốn Lp (Lianes phanérophytes) + Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám Ep (Epiphytes phané rophytes) + Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Phanérophytesherbacés) + Cây có chồi trên đất thân mọng nƣớc Succ (Phanérophytes succulents) - Cây có chồi sát đất Ch (Chaméphytes) - Cây có chồi nửa ẩn Hm (Hesmicryptophytes) - Cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes) - Cây một năm Th (Thérophytes) Tác giả đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất và tìm đƣợc tỷ lệ phần trăm trung bình cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN) SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th Đây là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của thảm thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất. Do đó khi đã tổng hợp đƣợc khối lƣợng các kiểu sống trong kiểu thảm thực vật, ta có thể tính phần trăm của từng dạng sống trên phổ dạng sống của kiểu đó, tức SB để so sánh SN. Thông thƣờng ở các vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch khoảng gần 20%, còn Hm, Cr, Th ít gần nhƣ không có. Trái lại trong vùng khô hạn thì Th và Cr có thể có tỷ lệ khá cao, còn Ph thì giảm xuống. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để 5
  17. hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hƣớng, bảo tồn và nhân giống vật nuôi, cây trồng. Tập hợp các yếu tố địa lý của hệ thực vật (tính tỷ lệ %) là phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật đó. Các yếu tố địa lý thực vật đƣợc chia làm 2 nhóm yếu tố chủ đạo là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cƣ, các loài thuộc yếu tố đặc hữu sẽ thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cƣ sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó [ghi theo 30]. 1.1.2. Ở Việt Nam Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ rất lâu. Một trong những công trình đáng chú ý là bộ “Thực vật chí Đại cƣơng Đông Dƣơng” do Lecome chủ biên (1907-1937) [51], trên cơ sơ công trình này Thái Văn Trừng (1999) đã thống kê ở khu hệ Thực vật Việt nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 289 họ [39]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã khái quát các phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng thực vật nói chung cho các vùng và cung cấp một số thông tin về tình hình đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam, tác giả cũng đã thống kê đƣợc ở Việt nam có 10.580 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2342 chi, 334 họ và 6 ngành [31]. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật [3]. Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) đã thống kê mô tả 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành thực vật [10]. Năm 2001 [38], 2003, 2005 [1], tập thể các tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và môi Trƣờng - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã thống kê đƣợc đầy đủ nhất các loài thực vật có ở Việt Nam với tên 6
  18. khoa học cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã công bố 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi, 327 họ. Ngoài ra còn có các công trình công bố một số họ riêng biệt nhƣ Họ Lan, Thầu dầu, Na, Bạc hà, Cỏ roi ngựa, Đơn nem, Cói, Cúc, Trúc đào .... đây là những tài liệu quan trọng trong định loại và làm cơ sở cho việc đánh giá đa dạng thực vật ở Việt Nam. Ngoài những công trình mang tính chất chung cho cả nƣớc, có nhiều công trình nghiên cứu theo hƣớng đa dạng phân loại ở các vùng của Việt Nam. Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ cả nƣớc, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật của mỗi khu vực và các Khu bảo tồn (Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...) đƣợc nghiên cứu hoặc công bố. Điển hình là các sách chuyên khảo nhƣ Phùng Ngọc Lan và cs. (1997) nghiên cứu về thực vật ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng [19], Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô, Trần Văn Thụy (2003) [29] ở Vƣờn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2004) [33] ở Vƣờn Quốc gia Pù mát,Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến (2006) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang [34], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs. (2008) ở Vƣờn Quốc Gia Hoàng Liên [36], Trần Minh Hợi và cs. (2008) [9] ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn.... Ngoài ra còn có nhiều công bố về đa dạng thực vật ở nhiều vùng trên cả nƣớc, các công trình nghiên cứu về các hệ thực vật của từng vùng, các Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên đều có đánh giá tài nguyên thực vật (dựa trên các công trình công bố về các nhóm tài nguyên thực vật khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới); nghiên cứu về phổ dạng sống, yếu tố địa lý ... ở khu vực nghiên cứu. 7
  19. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn 1.2.1. Khái quát về đất ngập nƣớc Thuật ngữ “ Rừng ngập mặn” dùng để chỉ những vùng đất ngập nƣớc chịu tác động của thủy triều, bao gồm các rừng ngập mặn, bãi triều, vùng nƣớc mặn và các sinh cảnh khác thuộc vùng ngập triều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Công ƣớc Ramsar, vùng đất ngập nƣớc đƣợc bảo vệ bởi công ƣớc này đƣợc hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của công ƣớc này (Điều 1.1), đất ngập nƣớc đƣợc xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nƣớc tĩnh hay nƣớc chảy, là nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc mặn, bao gồm cả những vùng nƣớc biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt” [54]. Tùy thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố khác nhau của vùng đất ngập nƣớc mà tác giả, các tổ chức đƣa ra hệ thống phân loại khác nhau về đất ngập nƣớc. Vào những năm đầu của thập kỷ 70, công ƣớc Ramsnar (1971), đã phân đất ngập nƣớc thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp. Trong quá trình thực hiện công ƣớc và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B của công ƣớc Ramsar đã chia Đất ngập nƣớc (ĐNN) thành 3 nhóm chính đó là: ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); ĐNN nội địa (16 loại hình); ĐNN nhân tạo (8 loại hình) [3, 54]. Theo dự thảo chiến lƣợc đất ngập nƣớc Việt Nam của Cục môi trƣờng (Bộ khoa học, Công nghệ và môi trƣờng), 13 kiểu ĐNN đƣợc liệt kê và mô tả. [ghi theo 29] Lê Diên Dực (1989) dựa trên hệ thống phân loại của công ƣớc Ramsar (1971) đã phân chia ĐNN ở Việt Nam thành 20 loại. [27] 8
  20. Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1996) [ghi theo 56] đã xây dựng bản dự thảo chiến lƣợc quản lý ĐNN Việt Nam trong đó có nội dung phân loại ĐNN Việt Nam. Kiểu phân loại này cũng tƣơng tự cách phân loại của IUCN, tác giả đã phân chia ĐNN theo các sinh cảnh, nhƣng sắp xếp các sinh cảnh này theo tính chất ngập nƣớc mặn (đới biển ven bờ) hay ngập nƣớc ngọt (đất ngập nƣớc nội địa) bao gồm ĐNN nội địa (5 kiểu), ĐNN ven biển (7 kiểu), cách phân chia này phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý ĐNN ở cấp quốc gia, còn đối với các cấp chi tiết hơn sẽ không thể đáp ứng đƣợc. 1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn trên thế giới Đất ngập nƣớc đƣợc cấu thành từ nhiều hợp phần, nhiều cảnh quan, đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học, có nhiều chức năng và giá trị quan trọng. Vì thế các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn cũng rất đa dạng, bao gồm các công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp hay đề cập đến một số khía cạnh, hợp phần của rừng ngập mặn nhƣ: Đất, nƣớc, động - thực vật, địa hình - địa mạo hay các biến động thảm thực vật, biến động về địa chất của các vùng rừng ngập mặn. Hoạt động nghiên cứu về rừng ngập mặn đƣợc bắt đầu từ các nhà nghiên cứu về rừng ngập mặn ở phƣơng Tây. Những nghiên cứu ban đầu này tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Động lực của đới ven bờ và cổ thực vật nhằm cung cấp dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng đất ngập nƣớc, các quần xã thực vật tại các đầm lầy hay khuynh hƣớng nghiên cứu sinh thái tổng hợp kết hợp với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã. Ngày nay, các nhà nghiên cứu về đất ngập nƣớc đã thống nhất chia lịch sử nghiên cứu đất ngập nƣớc ra làm 3 giai đoạn chính: Trƣớc năm 1950; Năm 1950 - 1970 và giai đoạn từ năm 1970 đến nay. Giai đoạn trƣớc năm 1950, các công trình ở giai đoạn này thƣờng chỉ nhấn mạnh đến việc mô tả đơn ngành nhƣ các nghiên cứu về bãi triều của các 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2