intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Mai Hân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

76
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi tại bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng; khảo sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở bệnh nhi tại bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG                                         Nguyễn Hữu Mai Hân ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT THƯỜNG GẶP TẠI  BỆNH VIỆN PHỤ SẢN – NHI ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
  2. ĐÀ NẴNG – 2021 MỤC LỤC Trang Đề mục Phiếu giao đề tài KLTN Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh sách bảng biểu Danh sách hình ảnh Danh sách biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt Tài liệu tham khảo Phụ lục A: Phiếu điều tra nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Phụ sản ­ Nhi Đà  Nẵng Phụ lục B: Danh sách bệnh nhi tham gia nghiên cứu Phụ lục C: Khuyến cáo danh mục kháng sinh thử nghiệm và báo cáo
  3. DANH SÁCH BẢNG BIỂU
  4. DANH SÁCH HÌNH ẢNH DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CD4  Cluster of differentiation antigen 4 ELISA  Enzyme­linked immunosorbent assay CRP  C reactive protein ESBL  Extended­spectrum beta­lactamase TEM­1, TEM­2                         Temoneira­1, Temoneira­2 SHV­1                      Sulfhydryl variable­1 APH  Phosphoryltransferase PBP  Penicillin­binding proteins CLSI  Clinical and Laboratory Standards Institute BHI  Brain heart infusion FDA  Food and Drug Administration MRSE  Methicillin­resistant Staphylococcus epidermidis MRSA  Methicillin­resistant Staphylococcus aureus 
  6. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng, đặc biệt   là ở các đơn vị hồi sức cấp cứu, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào  máu của vi khuẩn [21]. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn huyết phần lớn là do các  vi khuẩn Gram âm với tỷ lệ  60% ­ 70%, các cầu khuẩn Gram dương chiếm tỷ  lệ  thấp hơn (20%  ­  40%),  ngoài ra còn có nhiễm khuẩn cơ  hội do nấm và  Mycobacterium [22],[14]. Một số chủng vi khuẩn có khả năng đề  kháng cao với  nhiều loại kháng sinh hiện có ví dụ như các vi khuẩn Gram âm sinh β­lactamase   phổ  rộng, các tụ  cầu kháng methicillin và vancomycin, các chủng Pseudomonas  đa kháng [6],[13]. Để  chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết phải kết hợp giữa biểu   hiện lâm sàng và kết quả cấy máu dương tính, trung bình từ 5­7 ngày và kết quả  không phải lúc nào cũng dương tính, trong một số  trường hợp phải cấy máu  nhiều lần. Việc kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và nhiễm khuẩn huyết  nói riêng đã và đang chịu tác động bất lợi của sự  phát triển và lan truyền  khả  năng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát và  phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hằng năm có ít nhất 23.000 người chết vì vi  khuẩn kháng kháng sinh [6].  Vi khuẩn ngày càng có xu  hướng kháng lại các  thuốc  kháng sinh  thường dùng, làm cho thuốc đó không còn tác dụng trên lâm  sàng ngay cả khi chúng ta sử dụng kháng sinh với nồng độ cao, thời gian kéo dài,  từ  đó làm gia tăng chi phí do phải thay thế  các kháng sinh cũ bằng kháng sinh  mới đắt tiền [9].  Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm khuẩn nặng và có tỷ  lệ  tử  vong   cao, đặc biệt là  ở  trẻ  sơ  sinh. Đối với bệnh nhi, việc điều trị  thường khó khăn  do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, khi điều trị  thường phải dùng nhiều thủ 
  7. thuật xâm lấn như  tiêm truyền dễ  tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào  máu gây nhiễm khuẩn huyết. Mặc khác, biểu hiện nhiễm khuẩn huyết  ở  trẻ  thường không rõ ràng  ở  giai đoạn sớm, nhưng bệnh tiến triển rất nhanh và có  khả  năng gây nhiều biến chứng như rối loạn chức năng đa cơ  quan, sốc nhiễm   trùng,… để  lại nhiều di chứng nặng nề  và có thể  gây tử  vong cho bệnh nhân  [48].  Tại Đà Nẵng, bệnh viện Phụ sản ­ Nhi Đà Nẵng là một bệnh viện trọng  điểm, mỗi ngày đón tiếp trên 1.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong  đó bệnh nhi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Việc điều trị sớm và đúng có ý nghĩa rất quan   trọng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.  Khả năng phục hồi của trẻ sẽ rất cao nếu được điều trị với kháng sinh phù hợp  trên cơ sở đánh giá tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn thường gây nhiễm  khuẩn huyết. Với mong muốn góp phần tăng hiệu quả điều trị, giảm chi phí và  đồng thời hạn chế sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc, chúng tôi tiến hành  đề tài: “Nghiên cứu tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn   huyết thường gặp ở bệnh nhi tại bệnh viện Phụ sản ­ Nhi Đà Nẵng” với 2 mục  tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi tại   bệnh viện Phụ sản­ Nhi Đà Nẵng. 2. Khảo sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn   huyết thường gặp ở bệnh nhi tại bệnh viện Phụ sản­ Nhi Đà Nẵng.
  8. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.  KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHIỄM KHUẨN HUYẾT  Nhiễm trùng là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn,  virus, ký sinh trùng, nấm,... vào cơ  thể  vật chủ  hay cơ  thể cảm nhiễm và kích  thích cơ thể vật chủ đáp ứng đối với các tổn thương do mầm bệnh gây ra bằng   các phản ứng viêm đặc trưng [21],[22].  Nhiễm trùng huyết là sự  có mặt của vi sinh vật  (vi khuẩn, virus, ký sinh  trùng, nấm,…) trong máu kèm theo các triệu chứng lâm sàng [21]. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng do tác nhân là vi khuẩn xâm  nhập vào máu cùng với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng [3]. 1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn huyết trên thế giới Nhiễm khuẩn huyết là một trong những hội chứng lâu đời và phức tạp  nhất trong y học, vẫn còn đặt ra một thách thức đáng kể  cho các chuyên gia   chăm sóc sức khỏe trên toàn thế  giới. Nhiễm khuẩn huyết không được điều trị  kịp thời sẽ  dễ  dàng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết nặng. Theo nghiên cứu của   Weiss (2015) trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn huyết là 19% trong các  năm từ  2013 đến 2015 tại 128 địa điểm trên 26 quốc gia. Tỷ  lệ  nhiễm khuẩn   huyết nặng là 8,2% trên toàn thế giới; trong đó có sự khác nhau giữa các khu vực  như Châu Á 15,3%; Châu Phi 23,1%; Châu Âu 6,2%; Châu Úc 6,8%,… với tỷ lệ  tử vong trung bình là 25% [38]. Tại Hoa kỳ, mỗi năm có hơn 970.000 ca nhiễm khuẩn huyết và tiếp tục  tăng lên hàng năm [41]. Theo nghiên cứu của Martin trong hơn 20 năm cho thấy  
  9. tỷ lệ hiện mắc nhiễm trùng huyết là 8,7% và có xu hướng tăng thêm 1,5% mỗi   năm [42]. Theo báo cáo mới nhất của Paoli năm 2018, tỷ  lệ  tử  vong chung của  bệnh   nhân   nhập   viện   điều   trị   nhiễm   trùng   huyết   là   12,5%;   trong   đó   nhiễm   khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm chiếm 7,4%; kế  tiếp là các vi khuẩn Gram   dương [37]. Tại quốc gia Burkina Faso  ở Tây Phi, kết quả của một nghiên cứu mô tả  hồi cứu trong 7 năm từ 2011­2018 đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết là 18,3%  và tác nhân chủ  yếu là Salmonella spp. Theo tác giả, nguyên nhân là do vấn đề  vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quốc gia Tây Phi còn hạn chế dẫn đến tỷ  lệ  nhiễm Salmonella spp cao hơn so với các quốc gia khác trên thế giới [47].  Tại Colombia, tỷ  lệ  nhiễm trùng huyết là 10,8% với tác nhân vi khuẩn  chiếm hơn 50%; trong đó 50% có bệnh lý liên quan, 11% có thủ  thuật xâm lấn  khi nhập viện, 20% có liên quan đến hô hấp. Tỷ  lệ  bệnh nhân bị  mắc nhiễm   khuẩn huyết do cộng đồng là 51%, bị  mắc sau khi nằm tại các khoa hồi sức là   44% [43],[46]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết  ở người trưởng thành là 10,6%   trong đó vi khuẩn Gram dương chiếm 47,2%; vi khuẩn Gram âm chiếm 44,5%;   tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết đối với nhi sơ sinh là 30% với tác nhân chủ yếu là các  vi khuẩn Gram dương [40].  1.2.2. Tình hình nhiễm khuẩn huyết tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ  Chí Minh, số bệnh nhân có xét nghiệm cấy máu dương tính là 12,76% [21]. Tại  bệnh viện Đại học Y dược Thành phố  Hồ Chí Minh, tỷ  lệ nhiễm khuẩn huyết   là 6,9/1000 bệnh nhân/ngày. Trong tất cả tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết được   phân lập,vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,6% [16].
  10. Tại Hà Nội, Lê Thị  Thu Nguyệt và cộng sự  khi thực hiện nghiên cứu  ở  bệnh viện Thanh Nhàn trong năm 2016 đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tại   khoa hồi sức tích cực là 6,1/1000 bệnh nhân/ngày tương đương với tỷ  lệ  mắc   nhiễm khuẩn huyết là 7,62 % [24]. Theo nghiên cứu tại Nghệ  An (2017), tỷ  lệ  xét nghiệm cấy máu dương  tính là 13,58% trong đó tỷ lệ cấy máu dương tính trong vòng 48 giờ nuôi cấy là  96,32%. Tỷ  lệ  bệnh nhân nam bị nhiễm trùng huyết là 66,19%; gấp 2 lần tỷ lệ  này ở bệnh nhân nữ (33,81%) [10].  Tuy có sự  chênh lệch về  tình hình nhiễm khuẩn huyết  ở  các nghiên cứu   nhưng nhìn chung đều cho thấy nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý phổ biến ở  các bệnh viện và có dấu hiệu ngày một gia tăng. 1.3.  NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết bao gồm các yếu tố: do sử  dụng  kháng sinh rộng rãi và bị  nhiều loài vi khuẩn đề  kháng kháng sinh đã sử  dụng,   nhiễm trùng bệnh viện gia tăng, nhiều bệnh nhân bị  suy giảm miễn dịch do  thuốc hoặc tác nhân gây bệnh [12]. 1.3.1. Nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn Gram âm Có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn Gram   âm chiếm tỷ  lệ cao. Theo nghiên cứu của Trần Thị  Thanh Nga (2014) tại bệnh  viện Chợ Rẫy trên 8.665 chủng vi khuẩn phân lập được từ  các các xét nghiệm   cấy máu dương tính, tỷ  lệ nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm là 66,5%;  trong đó phổ biến nhất là Escherichia coli (21,95%) và Klebsiella sp (7,9%) [21]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Võ Dũng (2017) tại bệnh viện Hữu  nghị đa khoa Nghệ An đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram   âm chiếm 76,39%. Hai tác nhân thường được phân lập là  Escherichia coli  với 
  11. 37,15%; tiếp đến là  Klebsiella pneumoniae  với  23,96%; ngoài ra còn có các vi  khuẩn Enterobacteriaceae, Burkhoderia pseudomallei,… [9]. 1.3.2. Nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn Gram dương  Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nhiễm khuẩn huyết do vi   khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ thấp hơn vi khuẩn Gram âm. Theo nghiên cứu  của   Nguyễn   Võ   Dũng   (2017),   tỷ   lệ   nhiễm   khuẩn   huyết   do   vi   khuẩn   Gram   dương là 23,61%; trong đó phổ  biến nhất là Staphylococcus aureus với 34,83%,  kế  đến là  Streptococcus suis  (21,35%) [10]. Nghiên cứu của Phạm Thị  Lan và  cộng sự  tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 cho  thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus là 6,1% [16]. Nghiên cứu khác của Manjusha Pandey và cộng sự  2017 tại  Ấn Độ  cho  thấy tỷ  lệ  nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram dương là 48,8%; trong đó vi  khuẩn chiếm ưu thế là Enterococcus sp với 20%, theo sau là Staphylococcus spp   với 16% [36]. 1.3.3. Nấm và vi khuẩn khác Nấm thuộc nhóm sinh vật nhân thật. Nấm không có vi mạch, sinh sản  bằng bào tử  phát tán vào môi trường xung quanh. Các bào tử  này được sinh ra   tuỳ thuộc loài và các điều kiện ngoại cảnh. Thể sinh dưỡng của nấm có thể là   đơn bào như nấm men hoặc dạng sợi như nấm mốc. Một số loài có thể tồn tại   cả hai dạng trên ở các điều kiện môi trường khác nhau. Vi nấm gây nhiễm trùng  huyết thường là nấm men như  Candida albicans  trên những bệnh nhân truyền  dịch dài ngày. Nấm sợi ít gặp hơn như   Sporothrix schenckii trong thể  bệnh lan  tỏa   khi   bệnh   nhân   nhiễm   nấm   qua   các   vết   trầy   xước   da.  Histoplasma   capsulatum  trong thể  lan tỏa khi bệnh nhân nhiễm nấm khi tiếp xúc với phân  chim [4]. Nhìn chung các vi nấm gây nhiễm trùng huyết thường ít gặp và ít được 
  12. quan tâm hơn hơn so với vi khuẩn nên ít có số liệu thống kê từ các nghiên cứu.  Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Như  Tùng tại bệnh viện Nhiệt đới năm 2010,  có 45/1.000 trường hợp nhập viện, với tỷ lệ cấy máu dương tính là 6,96% với   nấm Cryptococcus neoformans ở những bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối có  hệ miễn dịch suy yếu hoàn toàn với chỉ số tế bào CD4 trung bình là 29 tế bào/µl;  trong đó chỉ  có một trường hợp do  Penicillium marneffei [30]. Theo nghiên cứu  của Phạm Thị Lan và cộng sự tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí   Minh năm 2017 cho kết quả tỷ lệ cấy máu dương tính với tác nhân nấm men là  8,6% và chủ  yếu là các bệnh nhân có thủ  thuật xâm lấn đường tĩnh mạch như  đặt catheter [16]. Vi khuẩn kỵ  khí như  Bacillus fragilis, Clostridium sp  có thể  gây nhiễm  khuẩn huyết, tuy nhiên tần suất ít gặp hơn vi khuẩn ưa khí và chỉ chiếm 5­10%  các trường hợp. Phần lớn nguyên nhân là do sự hạn chế về trang thiết bị và môi  trường thích hợp để phát hiện vi khuẩn kỵ khí trong bệnh phẩm máu tại các cơ  sở  vi sinh. Vi khuẩn kỵ khí có khả  năng phân hủy các kháng sinh  ciprofloxacin,  sulfamethoxazole với tỷ lệ lên đến 80% [39]. 1.3.4. Nhiễm trùng huyết do ký sinh trùng Các ký sinh trùng là sinh vật đa bào, phần lớn có vòng đời trải qua nhiều  dạng  ấu trùng tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau. Đối với nhiều ký sinh   trùng, xâm nhập vào máu là một giai đoạn tạm thời trong vòng đời, ví dụ như ấu  trùng  Ascaris lumbricoides  cần đi qua hệ  tuần hoàn trước khi về  ruột non và  trưởng thành, ấu trùng Ancylostoma spp xâm nhập qua da vào máu trước khi vào  ruột non.  Trypanosoma spp  lây truyền theo đường máu thông qua vết đốt của  ruồi  Glossina   morsitans  nhưng   lại   tấn   công   hệ   thần   kinh   gây   bệnh   ngủ. 
  13. Wuchereria bancrofti và Brugia malayi xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi  Culex spp đến ký sinh tại hạch bạch huyết [2].  Một số  giun sán thuộc chi Schistosoma spp ký sinh trực tiếp vào các tĩnh  mạch nhưng chủ yếu gây các biến chứng ở hệ tiêu hóa hay ở hệ tiết niệu. Các   ký   sinh   trùng   thuộc   bộ  Haemosporida  là   có   vòng   đời   ký   sinh   vào   máu   như  Plasmodium spp  gây bệnh sốt rét. Nhìn chung các ký sinh trùng gây bệnh qua   đường máu thường không thể phát hiện bằng xét nghiệm cấy máu thông thường  mà phải tiến hành các xét nghiệm trực tiếp như  làm tiêu bản máu nhuộm soi  hoặc gián tiếp bằng các kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh hoặc ELISA [4].  1.4.  CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết khi có một nhiễm trùng  tiên phát hoặc thứ  phát, abscess  ở  giai đoạn muộn. Có can thiệp vào hàng rào   giải phẫu như tiêm chích, phẫu thuật trong thể trạng bị mắc các bệnh ung thư,   suy giảm miễn dịch hoặc trẻ sinh non. Cùng với các triệu chứng như sốt cao, rét  run, mạch nhanh, hạ  huyết áp, gan lách sưng to. Các kết quả  xét nghiệm như  công thức máu cho chỉ số  bạch cầu tăng, phản ứng CRP và procalcitonin có giá  trị tăng cao [10]. Để  xác định chính xác nhiễm khuẩn huyết phải dựa vào xét nghiệm cấy  máu. Kỹ  thuật cấy máu bằng phương pháp thông thường với chai cấy máu hai   pha hiện đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện trên cả  nước. Vào thời điểm   bệnh nhân chưa sử  dụng kháng sinh hệ  thống, có dấu hiệu sốt cao và rét run,   lấy 2­5ml máu tĩnh mạch bằng kỹ thuật vô trùng cho vào bình cấy máu hai pha   và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm vi sinh.   Phòng vi sinh tiếp nhận mẫu và lưu vào tủ ấm ở 37oC và theo dõi liên tục  trong vòng 7 ngày. Nếu chai cấy máu xuất hiện khuẩn lạc ở pha đặc hoặc ở pha 
  14. lỏng có váng, đục và có cặn trắng ở đáy chai hoặc có cả hai hiện tượng trên thì   xác định có vi khuẩn mọc trong bình cấy máu, tiến hành phân lập, định danh và  làm kháng sinh đồ.  Tuy nhiên cần loại trừ  các yếu tố  gây ngoại nhiễm trong quá trình cấy  máu như: phân lập được nhiều hơn hai loại vi khuẩn từ  một chai cấy máu, vi  khuẩn phân lập được là khuẩn chí bình thường trên da hoặc vi khuẩn hoại sinh   như  Bacillus subtilis, Bacillus cereus... hay kết quả  cấy máu trên hai chai cấy   máu khác nhau của cùng một bệnh nhân được tiến hành làm xét nghiệm trong   cùng một thời điểm là khác nhau [5]. 1.5.  SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN 1.5.1. Lịch sử hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn Từ khi Alexander Fleming phát hiện ra kháng sinh đầu tiên vào năm 1928,  kháng sinh đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn giúp cứu   sống hàng triệu người. Nhưng việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cũng  ẩn chứa  tai họa, dưới áp lực chọn lọc của kháng sinh, các chủng vi khuẩn gây bệnh tích   lũy các yếu tố di truyền quyết định tính đề kháng qua các thế hệ và dần dần đề  kháng lại thuốc kháng sinh [45]. Vào năm 1983 tại Đức, lần đầu tiên các vi  khuẩn thuộc họ  Enterobacteriaceae  sinh  β­lactamase phổ  rộng được phát hiện  lần. Năm 1986 tại Pháp và sau đó vào năm 1989 tại Hoa Kỳ, Enterococcus kháng  vancomycin được phát hiện. Năm 1961, Staphylococcus aureus kháng methicillin  được   thông   báo   tại   Anh   và   vào   năm   1996,  Staphylococcus   aureus  kháng  vancomycin được phát hiện tại Nhật [13].  Hiện nay, các chủng vi khuẩn đa kháng ngày càng gia tăng, vì vậy việc  giám sát thường xuyên để phát hiện các vi khuẩn đề kháng là điều cần thiết [7].
  15. 1.5.2. Phân loại đề kháng kháng sinh Kháng kháng sinh được chia làm hai loại là đề  kháng thật và đề  kháng  giả: ­ Đề  kháng giả: là biểu hiện bên ngoài giống như  đề  kháng nhưng bản  chất vi sinh vật không có khả  năng đề  kháng với kháng sinh đó hay không do   nguồn gốc di truyền quyết định. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn nằm trong các   ổ  abscess nung mủ  lớn có tổ  chức hoại tử  bao bọc khiến kháng sinh không tới   được  ổ  viêm. Vi khuẩn đang trong trạng thái tiềm sinh, không trao đổi chất,   không tăng sinh thì không chịu sự tác động của kháng sinh. Đối với những bệnh   nhân đang bị suy giảm miễn dịch thì cơ thể không đủ khả năng loại bỏ vi khuẩn  bị ức chế bởi kháng sinh ra khỏi cơ thể. Sau khi ngừng dùng kháng sinh, các vi   khuẩn sẽ hồi phục và phát triển trở lại [3]. ­ Đề kháng thật: là vi khuẩn có yếu tố  di truyền quyết định khả  năng đề  kháng trong nhiễm sắc thể  hoặc plasmid thu được. Đề  kháng thật chia làm 2  nhóm [3]:   + Đề  kháng tự  nhiên: Một số  vi khuẩn tự  thân đã đề  kháng với một số  loại kháng sinh như các vi khuẩn không có vách sẽ không chịu tác dụng của các  kháng sinh ức chế tổng hợp vách [3]. + Đề  kháng thu được: Do một biến cố  di truyền là đột biến, hay thu  hoạch các yếu tố di truyền liên quan đến khả năng đề kháng như: biến nạp các   gene kháng thuốc từ các vi khuẩn đã chết giải phóng ra; tải nạp các gene kháng   thuốc nhờ  phage; tiếp hợp trao đổi plasmid mang gene kháng thuốc giữa các vi  khuẩn với nhau. Các biến cố  trên làm cho vi khuẩn từ  nhạy cảm trở  nên đề  kháng với kháng sinh [3],[13].
  16. 1.5.3. Cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn Các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh có các cơ chế đa dạng để chống  lại kháng sinh. Nhìn chung có 4 cơ chế chính: ­ Làm thay đổi đích tác động của kháng sinh như sinh protein PBP­a2 có ái  lực yếu với kháng sinh penicillin. ­ Tiết ra các enzyme phân hủy kháng sinh như β­lactamase phổ rộng. ­ Làm giảm tính thấm  của màng  tế  bào  nhờ  các protein  bơm đẩy  kháng  sinh. ­ Tạo ra các isoenzyme làm thay đổi quá trình chuyển hóa kháng sinh trong   tế bào đích [15]. Các chủng vi khuẩn đề kháng thường kết hợp nhiều cơ chế để  tăng khả  năng   sống   sót   trước   kháng   sinh   như  Staphylococcus   aureus  kết   hợp   sinh   β­ lactamase   và   protein   PBP­a2   để   đề   kháng   hoàn   toàn   với   kháng   sinh   nhóm  penicillin [44].  1.6. TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ LOÀI VI KHUẨN  GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT THƯỜNG GẶP 1.6.1. Escherichia coli (E. coli ) E. coli có khả năng tiết ra enzyme  β­lactamase phổ rộng (ESBL) có nguồn  gốc từ  các enzyme TEM­1, TEM­2, SHV­1 điều tiết qua plasmid, phá huỷ  các   kháng sinh β­lactam hoặc cephalosporin thế hệ 3. Kết quả là vi khuẩn đề kháng   với  các  kháng  sinh  cephalosporin  thế  hệ  3  như   ceftriaxone,  cefazidime,..  hay   penicillin (thuộc nhóm β­lactam) [26],[13]. Theo nghiên cứu của tác giả  Trần Thị  Thanh Nga (2014), t ỷ  lệ  đề  kháng  kháng sinh của E. coli là trên 50% đối với các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3  và 4, tỷ lệ kháng là 60 – 70% đối với levofloxacin, tỷ lệ sinh ESBL là 50% [22]. 
  17. Theo số liệu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Châu (2017), E. coli có tỷ lệ kháng với  cefazolin là 72,7%; kháng với ceftriaxone là 68% và với ceftazidime là 36,1% [7]. 1.6.2. Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae ) Cũng như  E. coli,  K. pneumoniae  có khả  năng sinh enzyme  β­lactamase  phổ rộng đề kháng với các kháng sinh β­lactam. Theo tác giả  Lê Văn Phủng (2009),  K. pneumoniae  đề  kháng với nhiều  kháng sinh trong nhóm cephalosporin thế hệ 3 như tỷ lệ đề kháng ceftriaxone là  52,9%; cefpodoxime là 57,5%. Đối với kháng sinh nhóm penicillin, vi khuẩn đề  kháng với ticarcillin với tỷ lệ 56,8% kể cả sự có mặt chất  ức chế   β­lactamase   như  clavulanic acid [26]. Theo tác giả Bùi Hồng Giang (2013), K. pneumonia đề  kháng hoàn toàn với ampicillin, tỷ  lệ  đề  kháng với ceftazidime   và levofloxacin  lần lượt là 73,7% và 50% [11]. 1.6.3. Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa ) P. aeruginosa đề kháng nhiều loại kháng sinh nhờ các cơ chế [26]: ­ Tính thấm của vách tế bào thấp. ­   Sản   xuất   các   enzyme   qua   trung   gian   plasmid   như   β­lactamase,   aminoglycosidase, cephalosporinase. ­ Có các protein bám kháng sinh dễ thay đổi vị trí. ­ Có hệ thông protein bơm đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào. Theo tác giả  Trần Thị Thanh Nga (2014), P. aeruginosa có tỷ lệ đề kháng  kháng sinh cao trên 30% với nhiều loại kháng sinh như  amikacin, cefepime,...  kháng sinh còn lại cho điều trị  P. aeruginosa là colistin có tỷ lệ kháng đang tăng  dần [22].  1.6.4. Acinetobacter baumanii (A. baumanii ) A. baumanii đề kháng với nhiều loại kháng sinh bằng các cơ chế [26]:
  18. ­   Sinh   ra   các   enzyme   β­lactamase,   aminoglycosidase,  cephosporinase,  carbapenemase. ­ Có hệ thống protein bơm ngược với nhiều loại kháng sinh. ­ Cơ chế bảo vệ nhiễm sắc thể trước kháng sinh thông qua các sản phẩm  của protein TetM. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2014) cho thấy tỷ lệ  A. baumanii đề  kháng với carbapenem là 70% và đa kháng với nhiều kháng sinh, tuy nhiên vi  khuẩn này còn nhạy cảm cao với colistin [22]. Theo tác giả Chăn Phon Phôn Ha  Vông và cộng sự  (2018), A. baumanii đề kháng trên 50% với hầu hết các kháng  sinh thông thường [34]. 1.6.5. Staphylococcus aureus (S. aureus ) S. aureus đề kháng với nhiều loại kháng sinh nhờ các cơ chế [26]: ­   Sinh   các   enzyme   phá   huỷ   kháng   sinh   như   penicillinase,   các   enzyme  phosphoryltransferase thay đổi cấu trúc kháng sinh, acetytransferase làm bất hoạt  kháng sinh, hydrolase thủy phân thuốc. ­ Tổng hợp các protein giảm ái lực với kháng sinh như penicillin­binding  proteins (PBP) với methicillin, methylase đối với macrolide ­ Có hệ thông protein bơm đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào. ­ Thay đổi cấu trúc protein đích khiến cho kháng sinh không thể tác động. Tại bệnh viện Chợ  Rẫy, kết quả  nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ  lệ  S. aureus đề kháng với methicillin là 60%, vi khuẩn kháng lại toàn bộ kháng sinh  thuộc nhóm  β­lactam [22]. Theo tác giả  Bùi Hồng Giang (2013), tỷ  lệ  S.aureus  đề kháng với methicillin là 88,9%; kháng với clindamycin là 87,4 và kháng hoàn  toàn với erythromycin [11].
  19. 1.6.6. Enterococcus sp  Vi khuẩn có khả  năng đề  kháng kháng sinh nhờ  thu nhận một loạt các  gene mới qua cơ  chế  plasmid hoặc transposon để  trở  thành tế  bào mới không   còn vị trí bám dính cho kháng sinh [13].  Theo tác giả  Bùi  Hồng Giang (2013), tỷ  lệ  Enterococcus sp  kháng với  ciprofloxacin là 66,7%; kháng với imipenem 33,3% [11]. Theo nghiên cứu của  Nguyễn Thị Mỹ  Châu (2017), tỷ  lệ  kháng với ampicillin của Enterococcus sp là  12,9% [7]. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2