Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đa hình gen EMLO1 liên quan tới biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đánh giá sự đa hình trong gen EMLO1 liên quan tới biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đa hình gen EMLO1 liên quan tới biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CAO ĐỨC HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN EMLO1 LIÊN QUAN TỚI BIẾN CHỨNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CAO ĐỨC HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN EMLO1 LIÊN QUAN TỚI BIẾN CHỨNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã số: 8 42 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Cúc 2. TS. Bùi Thị Thu Hương THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và TS. Bùi Thị Thu Hương. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể đều được ghi nhận trong lời cảm ơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều đã cam đoan ở trên. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2019 Tác giả Cao Đức Hoàng Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ Sinh học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ ủng hộ của các thầy, cô giáo, bạn, đồng nghiệp, cơ quan nơi tôi đang công tác và gia đình. Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Cúc – người đã tận tình hướng dẫn, luôn sát cánh bên tôi, động viên tôi, cổ vũ tôi vượt qua những lần thất bại, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn TS. BS. Bùi Thị Thu Hương, Trưởng khoa Sinh học phân tử Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ Sinh học đã truyền thụ những kiến thức, trang bị cho tôi những hành trang để có thể thực hiện luận văn thuận lợi. Xin cảm ơn các thầy cô làm việc tại các phòng ban liên quan của trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên luôn tận tình giúp đỡ tôi trong việc hoàn tất các thủ tục để học tập cũng như thủ tục để bảo vệ luận văn. Xin tỏ lòng biết ơn tới thầy TS Nguyễn Phú Hùng – trưởng khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời biết ơn đến ban giám đốc Trung tâm y tế Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và tạo thời gian cho tôi thực hiện đề tài luận văn này. Xin cảm ơn sâu sắc tới Bs Lường Thị Phương Liên, Bs Phan Văn Thắng phòng khám và điều trị tiểu đường - Trung tâm y tế Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập thông tin từ bệnh án cũng như từ người bệnh góp phần thực hiện hiệu quả đề tài nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii Xin gửi lời biết ơn tới 150 bệnh nhân đã tận tình ủng hộ tôi trong quá trình lấy mẫu mẫu thực hiện đề tài, các bác bệnh nhân đã luôn ủng hộ để việc lấy mẫu thực hiện đề tài của tôi được thuận lợi nhất. Luận văn của tôi được hoàn thành nhờ một phần không nhỏ của TS Lê Thị Thanh Hương – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, qua đây cho tôi gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô. Nghiên cứu này thuộc chuyên ngành Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, có mã số đề tài: 8 42 02 01 Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn đến cha, mẹ, gia đình, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, cổ vũ động viên tôi học tập. Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về kinh phí thực hiện đề tài, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn học viên cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2019 Tác giả Cao Đức Hoàng Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................... viii DANH MỤC CẤC HÌNH .............................................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Bệnh tiểu đường (Tiểu đường) ................................................................ 3 1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh tiểu đường ......................................... 3 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân làm tăng tiểu đường ................ 5 1.1.4. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ............................. 6 1.2. Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường .............................................. 9 1.2.1. Biến chứng cấp tính ............................................................................ 10 1.2.2 Biến chứng mạn tính............................................................................ 10 1.3. Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới và Việt Nam ............................ 13 1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................... 13 1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................... 14 1.4. Sự nguy hiểm của biến chứng tiểu đường liên quan đến thận ................ 15 1.4.1. Dịch tễ học và chẩn đoán biến chứng tiểu đường thận ........................ 15 1.4.2. Chẩn đoán xác định ............................................................................ 16 1.4.3. Biến chứng tiểu đường thận liên quan đến sự đa hình của gen ELMO1 .. 19 1.5. Đa hình đơn nucleotide .......................................................................... 20 1.5.1. Đa hình đơn nucleotide và các phương pháp nghiên cứu .................... 20 1.5.2. Ứng dụng và tầm quan trọng của đa hình đơn nucleotide ................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 1.5.3 Phương pháp PCR trong nghiên cứu đa hình đơn nucneotit (polymerase chain reactiotit). ........................................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu ............................................................. 25 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu.................................................... 25 2.4.2. Phương pháp xét nghiệm máu............................................................. 26 2.4.3. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu..................................................... 27 2.4.4. Phương pháp tách chiết DNA tổng số và PCR .................................... 27 2.4.5. Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu......................................... 29 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30 3.1. Đặc điểm của quần thể nghiên cứu ........................................................ 30 3.1.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.............................. 30 3.1.2. Các biến chứng do tiểu đường ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............ 31 3.1.3. Khả năng mắc các biến chứng khác nhau của bệnh nhân tiểu đường .. 32 3.1.4. Các biến chứng đi kèm với biến chứng thận ....................................... 32 3.1.5. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết lúc đói, hàm lượng HbA1c và thời gian điều trị tiểu đường tới biến chứng thận ......................... 33 3.1.6. Mối liên quan giữa thời gian điều trị tiểu đường với tình trạng biến chứng thận.................................................................................................... 35 3.1.7. Tình trạng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 .............................. 36 3.2. Đa hình gen EMLO1 ở quần thể nghiên cứu.......................................... 37 3.2.1. Tách DNA từ quần thể nghiên cứu ..................................................... 37 3.2.2. Đa hình gen ở quần thể nghiên cứu..................................................... 37 ..................................................................................................................... 37 3.2.3. Tạo vector tái tổ hợp mang gen EMLO1 ............................................ 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40 1. Kết luận .................................................................................................... 40 2. Kiến nghị.................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ......................................................................................................................... 50 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ADA (American diabetes Association) BMI (Body Mass Index) B/M Chỉ số bụng mông TĐ Tiểu đường HDL- C (High Density Lipoprotein - Cholesterol) IDF (International Diabetes Federation) JNC (United States Joint National Committee) UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) WHO (World Health Organization) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 ........ 4 Bảng 1.2. Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới [74] ................................ 13 Bảng 2.1. Mồi và vị trí phân tích đa hình trên ELMO1 gen [43]................... 28 Bảng 3.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ....................... 30 Bảng 3. 2. Các biến chứng do tiểu đường ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ..... 31 Bảng 3.3. Khả năng mắc các biến chứng khác nhau của bệnh nhân tiểu đường ..................................................................................................................... 32 Bảng 3.4. Các biến chứng đi kèm với biến chứng thận ................................. 33 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết lúc đói, hàm lượng HbA1c và thời gian điều trị tiểu đường tới biến chứng thận ............... 34 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thời gian điều trị tiểu đường với tình trạng biến chứng thận.................................................................................................... 35 Bảng 3.7. Tình trạng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 ........................ 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ix DANH MỤC CẤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế gây nên tiểu đường týp 2 và yếu tố nguy cơ. A. Thói quen sinh hoạt, B. Yếu tố di truyền, C. Hệ vi sinh vật đường ruột, D. Ảnh hưởng của một số vitamin, E. Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường týp 2 [78]................ 5 Hình 1.2 Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường ...................................... 9 Hình 1.3. Nguyên lý phương pháp phân tích đa hình bằng Tetra-primer ARMS-PCR ................................................................................................. 21 Hình 3.1. DNA tổng số của quần thể nghiên cứu .......................................... 37 Hình 2.1 Macker 1kb ladder plus................................................................. .30 Hình 3.2. Đa hình gen EMLO1 ................................................................... 38 Hình 3.3. Kiểm tra sự có mặt của gen EMLO1 trong vector tái tổ hợp bằng phương pháp PCR sử dụng khuẩn lạc. ĐC: nhóm đối chứng (máu từ người hiến không bị tiểu đường và những biến chứng liên quan tới thận); TĐ: nhóm bệnh nhân đang điều trị tiểu đường; TĐT: nhóm bệnh nhân đang điều trị tiểu đường có biến chứng thận. ........................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cảnh báo của các chuyên gia Y tế thế giới từ những năm 90 của thế kỷ XX: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” giờ đã và đang trở thành sự thực. Tiểu đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia không chỉ bởi tốc độ phát triển và mức độ nguy hại đến sức khoẻ con người mà còn là lực cản của sự phát triển, là gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị bệnh này. Theo thống kê và dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc tiểu đường trên toàn cầu, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất đồng thời là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Hiện nay, Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc tiểu đường cao và là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc tiểu đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh. Tiểu đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về tiểu đường đã được tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng ở khu vực miền núi, đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc còn ít được quan tâm. Tại Thái Nguyên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế mặc dù đời sống nhân dân dần được cải thiện nhưng lượng bệnh nhân tiểu đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường tại Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc dự đoán các biến chứng có liên quan tới tiểu đường. Trong số các biến chứng của tiểu đường thường được nhắc đến, các biến chứng về thận là một biến chứng thường gặp và đáng lưu ý trong thời gian qua. Những năm gần đây số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Đồng Hỷ - Thái Nguyên mắc biến chứng thận ngày càng nhiều và mức độ ngày một nặng hơn nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp xác định nguyên nhân, giúp chuẩn đoán sớm, tiên lượng những nguy cơ biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường là hết sức cần thiết. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã tham khảo được, chúng tôi lựa chọn phân tích mối liên hệ đa hình của gen EMLO1 tới biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên để thông qua đề tài: “Nghiên cứu đa hình gen EMLO1 liên quan tới biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được sự đa hình trong gen EMLO1 có liên quan đến biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại Trung tâm y tế Đồng Hỷ- Thái Nguyên. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Thu thập thông tin về bệnh tiểu đường và tiểu đường thận đang điều trị tại Trung tâm Y tế Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Nội dung 2: Tìm kiếm sự đa hình gen ở quần thể nghiên cứu . Nội dung 3: Tạo vector tái tổ hợp mang gen EMLO1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh tiểu đường (Tiểu đường) Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, “Tiểu đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" [27]. Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, đã đưa ra một một định nghĩa mới về tiểu đường: “Tiểu đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [14]. 1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh tiểu đường Trong các bệnh chuyển hoá, tiểu đường là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây. Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, một thầy thuốc thời La Mã cổ Aretaeus (130 -200) đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. [38]. Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây tiểu đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết tiểu đường do tụy [31]. Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập insulin từ tụy [11]. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại tiểu đường thành hai týp là tiểu đường týp 1 và týp 2 [31]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng tiểu đường, được công bố năm 1993 và nghiên cứu UKPDS (được công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh tiểu đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu tiến cứu về tiểu đường của Vương quốc Anh (United Kingdom Prospective Diabetes Study) UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng [68]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường. 1.1.2. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường Bảng 1.1. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường týp 2 TT Triệu chứng 1 Giảm cân không có nguyên nhân 2 Thường xuyên mệt mỏi 3 Dễ bị kích thích 4 Dễ tái phát bệnh ở đường sinh dục, khoang miệng, vết thương lâu lành 5 Thường xuyên cảm thấy khát 6 Chân lở loét 7 Ngứa ngáy 8 Giảm đường huyết 9 Xuất hiện vùng da sẫm màu ở cổ, nách - dấu hiệu kháng insulin 10 Suy giảm thị giác 11 Rối loạn cương dương Tiểu đường ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện nhưng có thể có những triệu chứng lâm sàng như ở bảng 1.1. Khi xuất hiện một trong các triệu chứng lâm sàng đã liệt kê trong bảng 1.1, người bệnh sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm đường huyết để xác định mức độ tiểu đường theo quy định của hiệp hội tiểu đường Mỹ [69]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân làm tăng tiểu đường Hình 1.1. Cơ chế gây nên tiểu đường týp 2 và yếu tố nguy cơ. A. Thói quen sinh hoạt, B. Yếu tố di truyền, C. Hệ vi sinh vật đường ruột, D. Ảnh hưởng của một số vitamin, E. Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường týp 2 [78] 1.1.3.1. Yếu tố di truyền Mặc dù, hiện nay chưa có bằng chứng được đưa ra để giải thích rõ ràng về sinh lý bệnh tiểu đường nhưng yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân chính của bệnh này. Nghiên cứu của Kobberling chỉ ra rằng: trên 40% người thân của bệnh nhân mắc tiểu đường týp 2 có thể bị tiểu đường trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 6% ở những người bình thường [60]. 1.1.3.2. Thói quen sinh hoạt Các thói quen sinh hoạt cũng là những yếu tố quan trọng liên quan tới tiểu đường ví dụ như ngồi làm việc trong thời gian dài [81], không luyện tập thể thao [51], hút thuốc [55] và uống rượu [47]. Nghiên cứu dịch tễ học gợi ý rằng béo phì là yếu tố gây nguy cơ cao nhất gây nên tình trạng kháng insulin và dẫn tới tiểu đường [54]. Theo thống kê của WHO năm 2011 chỉ ra rằng trên 90% bệnh nhân tiểu đường có liên quan tới tình trạng thừa cân, trong khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 đó thừa cân là một bệnh lý liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền [66]. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng cũng được xem là một yếu tố làm tăng nguy có phát triển tiểu đường, đã có một số nghiên cứu gợi ý rằng sử dụng thực phẩm ít chất xơ, giàu chất béo có nguy cơ làm tăng đường huyết [60]. 1.1.3.3. Hệ vi sinh vật đường ruột Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hệ vi sinh vật đường ruột có thể là một nguyên nhân gây tiểu đường [47]. Các vi sinh vật đường ruột có vai trò trong việc duy trì mối tương tác trong hệ đường ruột, nghiên cứu tương quan toàn bộ hệ gen của vi sinh vật đường ruột gợi ý rằng bệnh nhân tiểu đường týp 2 có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột đặc biệt suy giảm của vi khuẩn sinh bytyrate [47], [67]. 1.1.3.4. Ảnh hưởng của vitamin Một số loại vitamin cũng có ảnh hưởng tới tiểu đường týp 2. Vitamin D là loại vitamin được xem là có tiềm năng trong kiểm soát tiểu đường [63], [67]. Đã có nghiên cứu gợi ý rằng khi những bệnh nhân tiểu đường sử dụng vitamin D thường xuyên có nguy cơ làm tiến triển của tiểu đường nhanh hơn. Bên cạnh vitamin D thì vitamin K bao gồm K1 (phylloquinone) và K2 (Menaquinone-4) là hai dạng hoạt động của vitamin K trong xương để duy trì chất lượng của xương và kiểm soát biểu hiện một số gen trong xương [52], [67]. Tuy nhiên, gần đây có bằng chứng gợi ý rằng vitamin K1 có vai trò điều hòa glucose trong cơ thể, sử dụng vitamin K1 liều cao có thể hỗ trợ sự nhạy cảm của tế bào với Insulin và nồng độ glucose máu [80]. 1.1.4. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường 1.1.4.1 Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu) Bình thường glucose sẽ được tái hấp thu gần như hoàn toàn tại ống thận. Chỉ có khoảng 0,5 mmol/24h. Vì vậy, các xét nghiệm thông thường không phát hiện được và coi như "Âm tính" [5], [14]. Ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8 g/l (160-180 mg/dl) hay 8,9-10 mmol/l. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu [5], [14]. Ngày nay, phần lớn đều xét nghiệm glucose niệu bằng máy xét nghiệm nước tiểu 10 hoặc 11 thông số. Nước tiểu sẽ được phản ứng với hoá chất trên thanh test thử tạo màu. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ glucose trong nước tiểu và được đo bằng máy hoặc mắt thường. Xét nghiệm tương đối đơn giản và nhanh [5], [17]. 1.1.4.2. Định lượng glucose máu ngẫu nhiên Theo WHO, một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường là xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc ≥ 180 mg/dl (≥ 10,0 mmol/l) với máu toàn phần. Như vậy, ta có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại thời điểm bất kỳ mà không cần phải quan tâm đến bệnh nhân đã ăn hay chưa, đã ăn được bao lâu. Nếu cứ thấy đường máu ≥ 11,1 mmol/l thì kết luận đái tháo đường. Tuy nhiên nếu kết quả đường máu ở thời diểm bất kỳ mà < 7,8mmol/l thì cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết để khẳng định [5]. - Cách 1: Lấy máu ly tâm tách huyết tương và xét nghiệm trên các hệ thống máy hóa sinh bán tự động hoặc tự động. - Cách 2: Sử dụng các máy đo đường huyết cá nhân để đo ngay máu toàn phần từ mao mạch. Để đảm bảo tính chính xác nên dùng cách 1. Ngoài ra còn có phương pháp enzym dùng để xét nghiệm đường máu. 1.1.4.3. Định lượng glucose máu lúc đói Đây là xét nghiệm phổ biến hay dùng nhất hiện nay để chẩn đoán tiểu đường. Bình thường glucose huyết tương khi đói khoảng 4,4 -5,0 mmol/l. Nếu như xét nghiệm thấy đường máu lúc đói (sau ăn 8h) ≥ 126 mg/dl, (≥ 7,0 mmol/l) ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì được coi là tiểu đường [5]. 1.1.4.4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2 giờ Xét nghiệm định lượng glucose sau ăn 2h. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân sau khi bệnh nhân ăn được 2h. Bữa ăn của bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 nhân sẽ có khoảng 100g carbonhydrat và các chất dinh dưỡng khác. Nếu xét nghiệm đường máu sau ăn của bệnh nhân 2h thấy kết quả nồng độ glucose trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l thì sẽ được coi là có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, còn nếu nồng độ glucose < 6,7 mmol/l được coi là bình thường. Tuy nhiên, xét nghiệm này hiện nay ít được sử dụng vì: Khó kiểm soát được thành phần bữa ăn của bệnh nhân. Có người ăn nhiều glucid (cơm), có người ăn nhiều chất sơ (rau), nhiều đạm (thịt)… thì nồng độ glucose cũng sẽ khác nhau, khó kiểm soát chính xác thời gian của bữa ăn, khó kiểm soát sự hấp thu thức ăn. Có những bệnh nhân khả năng hấp thu nhanh, có những bệnh nhân khả năng hấp thu chậm vì vậy lượng đường trong máu sẽ khác nhau [5]. 1.1.4.5. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống Nghiệm pháp này rất có giá trị và được dùng để khẳng định ở những bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương > 6,4 mmol/l nhưng < 7,0 mmol/l. Nghiệm pháp được tiến hành như sau: Lấy máu để định lượng glucose trước uống (lúc đói) [5], [14]. Cho bệnh nhân uống 75g glucose hòa trong nước trong vòng 5 phút. Trẻ em uống 1,75g/kg cân nặng. Lấy máu bệnh nhân định lượng lại nồng độ glucose tại các thời điểm 30, 60, 90 và 120 phút sau uống. Nếu kết quả định lượng glucose ở thời điểm 120 phút và một thời điểm nào đó trong các điểm 30’, 60’ và 90’ mà ≥ 11,1 mmol/l thì được chẩn đoán là tiểu đường. Vì ở người bình thường thì sau khi uống glucose máu sẽ tăng lên đạt khoảng 8,3 mmol/l (150gm/dl) sau đó hạ xuống dần và trở về bình thường sau 3h. Còn ở người tiểu đường thì nồng độ glucose máu sẽ tăng cao ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) và hạ xuống một cách chậm hơn [5],[14]. Trong xét nghiệm này để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác cần lưu ý một số điểm: - Bệnh nhân không hoặc đang sử dụng các loại thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 - Bệnh nhân ăn uống, hoạt động bình thường 3 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm. - Nghiệm pháp được tiến hành sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn được tối thiểu 8-10h. - Trong quá trình tiến hành thử nghiệm bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động. 1.1.4.6. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường tiêm tĩnh mạch Nghiệm pháp này không phổ biến và ít dùng vì gây cảm giác sợ cho bệnh nhân, nghiệm pháp được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân kém hấp thu hoặc không có khả năng dung nạp glucose bằng đường uống. Sẽ được tiến hành bằng các tiêm glucose tĩnh mạch với liều lượng 0,5g/kg thể trọng. Sau khi tiêm tiến hành lấy máu và định lượng lại glucose 10 phút - 1 lần trong vòng 60 phút [17]. 1.2. Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường Nguy hiểm liên quan tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Một số biến chứng nguy hiểm của tiểu đường được minh họa ở hình 1.2 [16]. Hình 1.2 Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường Tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn