intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nồng độ Pro-GRP huyết tương trong chẩn đoán bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ ở bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định nồng độ Pro-GRP huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP – TBN) và bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTP – TBKN); phân tích mối tương quan của chỉ số Pro-GRP huyết tương với các marker ung thư phổi khác ở nhóm bệnh nhân UTP-TBN. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nồng độ Pro-GRP huyết tương trong chẩn đoán bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ ở bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––– ĐẶNG VĂN MẠNH NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PRO-GRP HUYẾT TƯƠNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––– ĐẶNG VĂN MẠNH NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ PRO-GRP HUYẾT TƯƠNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Mã số : 8.42.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Đình Khá THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, quý đồng nghiệp và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến: - Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên - Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên - Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô và cán bộ viên chức Bộ môn Công Nghệ Sinh trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên - Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Trưởng khoa và cán bộ viên chức khoa Hóa Sinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Trưởng khoa và cán bộ viên chức khoa Ung Bướu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc xin gửi đến TS. Trịnh Đình Khá và Bs.CKII Nguyễn Thị Ánh Hồng những người thầy mẫu mực đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu và viết luận văn. Xin tỏ lòng biết ơn đến những bệnh nhân và người nhà đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin gửi đến tất cả mọi người lòng chân thành biết ơn của tôi. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Học viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii Đặng Văn Mạnh LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đặng Văn Mạnh, học viên K11, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, chuyên ngành Công nghệ sinh, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Trịnh Đình Khá. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Người viết cam đoan Đặng Văn Mạnh CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii CEA : Carcinoembryonic antigen NSE : Neuron specific enolase CYFRA 21-1 : Cytokeratin – 19 fragment Pro-GRP : Pro gastrin releasing peptide BN : Bệnh nhân UTP – TBN : Ung thư phổi tế bào nhỏ UTP – TBKN : Ung thư phổi tế bào không nhỏ CS : Cộng sự UPM : Unknown Primary Malignancy PPV : Giá trị tiên đoán dương NPV : Giá trị tiên đoán âm NSCLC : Non-small cell lung cancer SCLC : Small cell lung cancer UTBMT : Ung thư biểu mô tuyến MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .............................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ ......................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Dịch tễ bệnh ung thư phổi .......................................................................... 4 1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới ....................................................... 4 1.1.2. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam ........................................................ 4 1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi ......................................................... 4 1.2.1. Triệu chứng hô hấp ................................................................................. 4 1.2.2. Các triệu chứng khác ............................................................................... 5 1.2.3. Các dấu hiệu liên quan với sự lan toả tại chỗ và vùng của khối u .......... 6 1.3. Phân loại ung thư phổi ............................................................................... 6 1.3.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): ........................................................... 6 1.3.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): ............................................. 6 1.4. Các marker chẩn đoán ung thư phổi .......................................................... 7 1.5. Pro-GRP (Pro-gastrin-releasing peptide) và vai trò trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ .......................................................................................... 21 1.5.1. Pro-gastrin releasing peptide (Pro-GRP) .............................................. 21 1.5.2. Pro-GRP ở người mắc bệnh lành tính ................................................... 22 1.5.3. Pro-GRP trong các bệnh ác tính ngoài ung thư phổi ............................ 22 1.5.4. Pro-GRP trong ung thư phổi tế bào nhỏ ............................................... 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 25 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: .............................................................................. 26 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................ 26 2.2 Vật liệu, hóa chất....................................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 2.2.1 Vật liệu ................................................................................................... 26 2.2.2 Hóa chất.................................................................................................. 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 30 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ..................................................... 30 2.3.2 Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm .......................................................... 30 2.3.3 Phương pháp xác định nồng độ các marker sinh hóa ............................ 31 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 31 2.4Quan điểm về đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh nhân UTP-TBN ....................... 33 3.1.1. Đặc điểm về giới ................................................................................... 33 3.1.2. Đặc điểm về tuổi ................................................................................... 34 3.1.3. Đặc điểm tiền sử hút thuốc.................................................................... 34 3.1.4. Các triệu chứng lâm sàng lúc vào viện ................................................. 35 3.2. Nồng độ Pro-GRP huyết tương ở các nhóm nghiên cứu ......................... 35 3.2.1. Nồng độ Pro-GRP ở nhóm bệnh phổi lành tính .................................... 35 3.2.2. Nồng độ Pro-GRP huyết tương ở bệnh nhân UTP-TBKN ................... 36 3.2.3. Nồng độ Pro-GRP huyết tương ở bệnh nhân UTP-TBN ...................... 37 3.3. Nồng độ NSE, CEA và CYFRA 21-1 ở bệnh nhân UTP-TBN ............... 41 3.3.1. Nồng độ NSE ở bệnh nhân UTP-TBN so với UTP-TBKN .................. 41 3.3.2. Nồng độ CEA ở bệnh nhân UTP-TBN so với UTP-TBKN ................. 42 3.3.3 Nồng độ CYFRA 21-1 ở bệnh nhân UTP-TBN so với UTP-TBKN..... 42 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 46 4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân UTP-TBN .................................... 46 4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới ........................................................................ 46 4.1.2 Triệu chứng lâm sàng ............................................................................. 47 4.2 Nồng độ Pro-GRP ở các đối tương nghiên cứu ........................................ 48 4.2.1 Nồng độ Pro-GRP ở nhóm bệnh phổi lành tính ..................................... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.2.2 Nồng độ Pro-GRP ở nhóm UTP-TBKN ................................................ 49 4.2.3 Nồng độ Pro-GRP ở bệnh nhân UTP-TBN ........................................... 49 4.3 Giá trị của chỉ số Pro-GRP so với các marker ung thư phổi khác trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh ......................................................................... 50 4.3.1 Nồng độ CEA ở bệnh nhân UTP-TBN. ................................................. 50 4.3.2 Nồng độ CYFRA 21-1 huyết tương ở bệnh nhân UTP-TBN ................ 51 4.3.3 Nồng độ NSE ở bệnh nhân UTP-TBN................................................... 51 4.3.4 Mối tương quan của Pro-GRP với NSE, CEA, CYFRA 21-1 trong chẩn đoán UTP-TBN. .............................................................................................. 52 4.3.5 So sánh giá trị của Pro-GRP với CEA, CYFRA 21-1 trong chẩn đoán UTP-TBN ...................................................................................................... 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 54 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Giá trị trung bình và độ nhạy của NSE huyết thanh với trị số cắt 16,6 ng/mL ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ theo giai đoạn .......................................................................................... 12 Bảng 1.2. Độ nhạy của NSE huyết thanh ở các giá trị cắt khác nhau ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ ................................................... 12 Bảng 3.1. Tỉ lệ về giới trong UTP-TBN ..................................................... 33 Bảng 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân UTP-TBN theo nhóm tuổi ................................ 34 Bảng 3.3. Tỷ lệ về thói quen hút thuốc ....................................................... 34 Bảng 3.4. Nồng độ Pro-GRP theo giới ở nhóm bệnh phổi lành tính .......... 35 Bảng 3.5. Nồng độ Pro-GRP ở nhóm bệnh phổi lành tính theo nhóm tuổi 36 Bảng 3.6. Nồng độ Pro-GRP theo giới ở nhóm bệnh UTP-TBKN ............ 36 Bảng 3.7. Nồng độ Pro-GRP ở nhóm bệnh UTP-TBKN theo tuổi ............ 37 Bảng 3.8. Nồng độ Pro-GRP ở bệnh nhân UTP-TBN theo nhóm tuổi....... 37 Bảng 3.9. Nồng độ Pro-GRP với thói quen hút thuốc ................................ 38 Bảng 3.10. Nồng độ Pro-GRP giữa nhóm UTP-TBN – nhóm UTP-TBKN – Nhóm bệnh phổi lành tính ..................................................... 38 Bảng 3.11. Số bệnh nhân có nồng độ Pro-GRP trên và dưới giá trị chẩn đoán ........................................................................................... 40 Bảng 3.12. Số bệnh nhân có nồng độ NSE trên và dưới giá trị chẩn đoán. 41 Bảng 3.13. Số bệnh nhân có nồng độ CEA trên và dưới giá trị chẩn đoán 42 Bảng 3.14. Số bệnh nhân có nồng độ CYFRA 21-1 trên và dưới giá trị chẩn đoán ........................................................................................... 42 Bảng 4.1: Tỉ lệ nam và nữ mắc UTP-TBN trong các nghiên cứu trong và ngoài nước................................................................................. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) các triệu chứng lâm sàng lúc vào viện .................... 35 Biểu đồ 3.2. Sự khác biệt về nồng độ Pro-GRP giữa nhóm UTP-TBN, nhóm UTP-TBKN và nhóm bệnh phổi lành tính.............................. 39 Đồ thị 3.1. Đường cong ROC biểu diễn độ nhạy và độ đặc hiệu của Pro-GRP, NSE, CEA và CYFRA 21-1 ở nhóm UTP-TBN .................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ung thư là một dạng rối loạn sự phát triển mất kiểm soát của tế bào. Năm 1976 theo Dominique Stechelin (Pháp) và Michel Hazald (Mỹ) ung thư là hậu quả của sự tương tác giữa gen và các yếu tố môi trường. Hậu quả dẫn đến kích thước tế bào tăng sinh, phát triển mất kiểm soát và tổng hợp nhiều sản phẩm chuyển hóa đặc trưng như các kháng nguyên ung thư, hormone, protein, enzyme… làm cơ sở cho phát triển các kỹ thuật xét nghiệm chỉ dấu ung thư (Tumour Marker) trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư. Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, đau ngực và mệt mỏi. Đa phần các ca ung thư phổi (85%) có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Khoảng 10 – 15% trường hợp còn lại bệnh xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Đối với những trường hợp này, nguyên nhân là do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay không khí ô nhiễm [8], [23]. Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ (SLCC) và ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSLCC). Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm 15 - 20% nhưng tiên lượng rất xấu bởi bệnh tiến triển nhanh, di căn sớm và không có chỉ định phẫu thuật kể cả ở giai đoạn sớm thì tỉ lệ sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán cũng chỉ khoảng 10% [7]. Do vậy, việc chẩn đoán sớm và tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 hiểu các yếu tố tiên lượng bệnh sẽ giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [1]. Có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư phổi: chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, sử dụng các Tumor markers (CEA, CYFRA 21-1, NSE...). Trong đó, tiêu chuẩn vàng là xét nghiệm mô bệnh học. Tuy nhiên, việc thực hiện chẩn đoán mô bệnh hay tế bào học, vì đây là kỹ thuật xâm nhập, có tỉ lệ tai biến nhất định và mất nhiều thời gian. Do đó, việc sử dụng xét nghiệm các dấu ấn ung thư (tumor markers) trong máu dễ thực hiện và cho kết quả khá chính xác. Nồng độ các dấu ấn ung thư phổi trong huyết thanh (hay huyết tương) bệnh nhân ung thư phổi có giá trị trong phản ánh giai đoạn và tiên lượng bệnh, do đó nó còn giúp cho việc đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi bệnh và phát hiện bệnh tái phát [26]. Một số tumor marker được sử dụng trong ung thư phổi. CEA (Carcino- embryonic antigen), CYFRA 21-1 (Cytokeratin flagement 21-1) được thấy là marker đặc hiệu cho UTP-TBKN. Gần đây, NSE (Neuron-specific enolase) đã được xem là marker dùng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phổi tế bào nhỏ nhưng độ nhạy và đặc hiệu không cao vì nồng độ NSE cũng tăng trong một số bệnh ung thư khác [30]. Trong những năm gần đây, Pro-GRP đã được sử dụng trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với NSE. Hiện nay, ở nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về giá trị của marker này trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Đặc biệt, ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh chưa có nghiên cứu nào về marker này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ Pro-GRP huyết tương trong chẩn đoán bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ ở bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu  Xác định nồng độ Pro-GRP huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP – TBN) và bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTP – TBKN).  Phân tích mối tương quan của chỉ số Pro-GRP huyết tương với các marker ung thư phổi khác ở nhóm bệnh nhân UTP-TBN. 3. Nội dung nghiên cứu  Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân UTP- TBN tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh  Nội dung 2: Xác định nồng độ Pro-GRP huyết tương ở các đối tượng nghiên cứu  Nội dung 3: Xác định mối tương quan giữa chỉ số Pro-GRP huyết tương với các marker ung thư phổi khác ở bệnh nhân UTP-TBN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ bệnh ung thư phổi 1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới Trên Thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại bệnh ung thư thường gặp khoảng 2,09 triệu người mắc và 1,76 triệu người chiếm 18,4 % tử vong do bệnh ung thư [47]. Số người tử vong do ung thư phổi bằng với số tử vong do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại [8]. 1.1.2. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN thống kê năm 2018 Việt Nam có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 người tử vong do ung thư [47]. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh ung thư có 22.000 người mắc ung thư phổi mỗi năm. Những thống kê gần đây của 4 bệnh viện khu vực Hà Nội (Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện quân y 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt - Đức) đã phẫu thuật 769 ca ung thư phổi. Ung thư phổi hay gặp ở nam hơn nữ, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 50 - 60 tuổi. Đặc điểm của bệnh nhân ung thư phổi thường phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ tử vong trong 6 tháng tới 1 năm là 90% [2], [4]. 1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi Phổi là cơ quan ở sâu, các triệu chứng thường muộn và không đặc hiệu. Vì vậy, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng bệnh đã ở giai đoạn muộn và có di căn hoặc được phát hiện thường do tình cờ khi khám sức khỏe 1.2.1. Triệu chứng hô hấp Các triệu chứng về hô hấp (triệu chứng tại chỗ) gây ra do tự phát triển, xâm lấn của các u nguyên phát trong lồng ngực. Trong các triệu chứng hô hấp, ho và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 khạc đờm là triệu chứng thường gặp, rất quan trọng trong ung thư phổi nhưng khó phân biệt được ho do ung thư, do hút thuốc hay do bệnh lý cấp hoặc mãn của phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ho khạc đờm có khái huyết là dấu hiệu rõ rệt nhất của ung thư phổi nhất là nam giới trên 50 tuổi có tiền sử hút thuốc. Ho: là triệu chứng thường gặp nhất, có thể ho khan hay ho khạc nhiều đờm, ho kéo dài; do khối u phát triển gây tổn thương loét và hoại tử trong lòng phế quản, mỗi khi ho làm vỡ mạch máu nhỏ gây chảy máu. Đau ngực: thường ở vị trí tương ứng với khối u, cảm giác căng tức nặng, có khi đau giống như đau thần kinh liên sườn, đau ngực do khối u xâm lấn vào thành ngực, màng phổi, xương sườn… có khoảng 25 – 50% số bệnh nhân ung thư phổi có đau ngực ở nửa lồng ngực có khối u cư trú Khó thở: là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi. Nguyên nhân do u trong lòng khí quản chèn ép, xâm lấn gây tắc nghẽn khí phế quản hoặc do khối u quá to ở ngoài đè ép vào hoặc do tràn dịch màng phổi nhiều. Hội chứng nhiễm trùng phế quản – phổi cấp: Viêm phổi, áp xe phổi có thế xuất hiện sau chỗ hẹp phế quản do u chén ép, lâm sàng thấy hội chứng đông đặc, X- quang phổi có hình ảnh viêm phổi, xét nghiệm thấy máu lắng, bạch cầu tăng. 1.2.2. Các triệu chứng khác Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt, chán ăn, gầy sút cân không rõ nguyên nhân. Ở giai đoạn muộn, triệu chứng toàn thân như sốt, sút cân trở nên rõ rệt hơn, khiến cho bệnh nhân đi khám bệnh. Mức độ sút cân lớn có liên quan đến kết quả điều trị kém hơn và tiên lượng xấu hơn [7]. Triệu chứng di căn: Ung thư phổi có thế di căn tới các cơ qua khác thường gặp nhất là di căn não, xương, gan, hạch… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 1.2.3. Các dấu hiệu liên quan với sự lan toả tại chỗ và vùng của khối u Triệu chứng ung thư lan rộng tại chỗ, bao gồm: Tràn dịch màng phổi, màng tim, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, chèn ép thần kinh (chèn ép thần kinh quặt ngược, hội chứng Pancoast – Tobias, hội chứng Claude – Bemard – Homer), chèn ép thực quản… Hội chứng cận u: thường gặp là hội chứng Cushing, hội chứng tăng tiết ADH không thỏa đáng, hội chứng tăng calci máu, hội chứng Pierre – Marie, hội chứng thần kinh cận u và vú to ở nam giới. 1.3. Phân loại ung thư phổi Ung thư phổi được phân loại thành hai loại: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Phân loại này dựa trên sự xuất hiện vi mô của các tế bào khối u. Hai loại ung thư này phát triển, lây lan và được điều trị theo nhiều cách khác nhau, vì vậy việc phân biệt giữa hai loại này là rất quan trọng. 1.3.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ Chiếm khoảng 15 – 20% ung thư phổi. Đây là loại ung thư phổi thuộc loại phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất trong tất cả các loại. SCLC thường do hút thuốc lá. SCLC di căn nhanh chóng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và thường được phát hiện sau khi chúng lây lan rộng rãi. 1.3.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ Là ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% trong tất cả các trường hợp. NSCLC có ba loại chính được phát hiện bởi các loại tế bào được tìm thấy trong khối u: 1.3.2.1 Ung thư biểu mô tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 Là loại NSCLC phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và chiếm tới 40% trường hợp ung thư phổi. Ung thư biểu mô tuyến có liên quan đến hút thuốc lá giống như ung thư phổi. Tuy nhiên bệnh gặp nhiều ở những người không hút thuốc - đặc biệt là phụ nữ. Triệu chứng cũng giống như viêm phổi trên X-quang ngực. Những người mắc loại ung thư phổi này được tiên lượng tốt hơn so với những người mắc các loại ung thư phổi khác. 1.3.2.2 Ung thư biểu mô tế bào vảy Trước đây phổ biến hơn ung thư biểu mô tuyến. Hiện tại chúng chiếm khoảng 25% đến 30% tổng số ca ung thư phổi. Còn được gọi là ung thư biểu bì, ung thư tế bào vảy phát triển chủ yếu trong phế quản lớn. Đây là loại ung thư phổi điển hình nhất, lây lan đến các hạch bạch huyết, và phát triển khá nhanh. 1.3.3.3 Ung thư biểu mô tế bào lớn Còn được gọi là ung thư biểu mô không phân biệt, là loại NSCLC ít phổ biến nhất, chiếm 10% -15% tổng số ung thư phổi. Loại ung thư này có xu hướng lan rộng đến các hạch bạch huyết và các vị trí ở xa. 1.4. Các marker chẩn đoán ung thư phổi Bệnh nhân ung thư phổi thường không có biểu hiện triệu chứng cụ thể, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Do đó, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn đã di căn, làm suy giảm hiệu quả điều trị người bệnh. Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán thông thường như chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT), và soi phế quản sợi quang (FB) không đủ nhạy để phát hiện sớm bệnh. Theo số liệu của các nhà chẩn đoán lâm sàng, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (CT, Siêu âm) chỉ phát hiện được khối U có kích thước trọng lượng tương đương khoảng 1 gram = 1 tỷ tế bào. Khi đó đã có hàng nghìn tế bào ung thư có khả năng di căn khắp cơ thể. Đặc biệt sau khi cắt bỏ khối U việc xác định sự tồn tại của khối U rất khó thực hiện. Trong khi đó các kỹ thuật xét nghiệm Tumor Marker Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 có khả năng phát hiện các kháng nguyên ung thư xuất hiện trong máu (huyết thanh, huyết tương) khi khối U có trọng lượng 1mg (khoảng 1 triệu tế bào) và dễ phát hiện sự tái phát của khối U sau khi cắt bỏ thông qua định lượng nồng độ kháng nguyên ung thư. Kỹ thuật xâm lấn tế bào học lấy mẫu sinh thiết đôi khi khó thực hiện đặc biệt khối U có kích thước nhỏ [5], [6]. 1.4.1. CEA (Carcino-Embryonic-Antigen) Đặc điểm sinh học: CEA hình thành trong quá trình phát triển của tê bào lá phôi và bào thai chủ yếu ở ống tiêu hóa và bị áp chế sau khi sinh. Tổng hợp CEA bao gồm khoảng 17 gen hoạt động thuộc hai phân nhóm. Phân nhóm đầu tiên bao gồm CEA và kháng nguyên phản ứng chéo không đặc hiệu (NCA); phân nhóm thứ hai bao gồm những glycoprotein đặc hiệu khi mang thai (PSG). Cấu trúc chuỗi đơn Glucoprotein: tính kháng nguyên khác nhau nằm ở thành phần Cacbonhydrat (45 – 60%). Khoảng tham chiếu: - Ở người bình thường: 0 – 4,6 ng/mL - 97% người khỏe mạnh không hút thuốc có CEA < 2,5 ng/mL - 95% người khỏe mạnh hút thuốc có CEA > 2,5 ng/mL - Ở người hút thuốc lá, người già, người bệnh lành tính CEA thường < 10 ng/mL với vùng ranh giới CEA 4,6 – 10 ng/mL. Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị: CEA được sớm nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất. Tăng ở hầu hết các bệnh ung thư giai đoạn di căn như (đầu cổ, tuyến giáp, phổi, ống tiêu hóa, gan, tụy, sinh dục, xương, lympho). Khoảng 40 – 80% bệnh ung thư tăng CEA trước phẫu thuật. Do vậy, CEA được coi là xét nghiệm đầu tiên cần chỉ định trong bệnh ung thư. Đặc biệt trong bệnh ung thư đại trực tràng CEA có giá trị: Hỗ trợ chẩn đoán, phân chia giai đoạn, tiên lượng, theo dõi sự đáp ứng điều trị và phát hiện sớm sự tái phát. Khoảng 30% bệnh ung thư đại tràng không bài xuất CEA. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 CEA tăng trong 75% Entoderma (nội bì) trong đó 75% có CEA > 5 ng/mL, ung thư phổi gặp ở 25% ung thư tế bào nhỏ, 75% ung thư phổi tế bào không nhỏ. Có 50% tăng CEA không Entoderma như vú, buồng trứng, đầu, cổ CEA > 2,5 ng/mL trong đó 50% có CEA > 5 ng/mL. Tăng CEA ở 50% ung thư vú di căn, 25% ung thư vú không di căn. Đặc biệt ung thư gan thứ phát do di căn 80 – 95% từ các bệnh ung thư đại tràng, tụy, phổi, dạ dày, vú, buồng trứng. Tỷ lệ % các bệnh ung thư tăng CEA ở giai đoạn di căn: - Đa tạng 87% - Gan 71% - Xương 57% - Phổi 56% - Màng bụng 33% - Lympho 11% 1.4.2. NSE (Neuron-specific enolase) Đặc điểm sinh học: Enzyme đường phân enolase (2-phospho-D-glycerate hydrolase, EC 4.2.1.11) tồn tại ở nhiều dạng đồng phân nhị phân gồm ba tiểu đơn vị khác nhau về phương diện miễn dịch được gọi là α, β, và γ. Tiểu đơn vị α của enolase tồn tại trong rất nhiều loại mô ở động vật có vú trong khi đó tiểu đơn vị β được tìm thấy chủ yếu ở tim và hệ thống cơ vân. Các đồng phân enolase αγ và γγ được gọi là những enolase đặc hiệu thần kinh (NSE) hay còn gọi là γ-enolase, được phát hiện với nồng độ cao chủ yếu trong tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh nội tiết cũng như trong các khối u có nguồn gốc từ các tế bào này. Khoảng tham chiếu: 12,5 – 25 ng/mL Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị: Ung thư phế quản: NSE được xem như dấu ấn được lựa chọn đầu tiên trong theo dõi ung thư phế quản tế bào nhỏ, trong khi đó CYFRA 21-1 vượt trội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 hơn NSE trong ung thư phế quản không phải tế bào nhỏ. Nồng độ NSE cao được tìm thấy ở 60 – 81 % các trường hợp ung thư phế quản tế bào nhỏ. Đối với NSE không có mối tương quan với vị trí di căn hoặc trường hợp di căn lên não, nhưng có sự liên hệ nhiều đến các giai đoạn lâm sàng, nghĩa là mức độ của bệnh. Trong đáp ứng với hóa trị liệu, nồng độ NSE gia tăng tạm thời trong 24 – 72 giờ sau chu trình điều trị đầu tiên do quá trình ly giải tế bào khối u. Trong vòng một tuần sau đó hay vào cuối chu trình điều trị đầu tiên, các giá trị huyết thanh (vốn đã tăng trước khi điều trị) giảm nhanh. Ngược lại, những người không đáp ứng với điều trị có nồng độ không ngừng tăng lên hoặc không rơi vào khoảng tham chiếu. Trong quá trình thuyên giảm bệnh, 80 – 96 % bệnh nhân có giá trị bình thường. Sự gia tăng giá trị NSE cũng được nhận thấy ở các trường hợp tái phát bệnh. Sự gia tăng theo cấp số nhân cũng xuất hiện trong một vài trường hợp với giai đoạn tiềm ẩn từ 1 – 4 tháng (với thời gian gấp đôi từ 10 – 94 ngày) và có liên quan đến giai đoạn sống còn. NSE là yếu tố tiên lượng đơn lẻ hữu ích và là dấu ấn tích cực trong theo dõi điều trị và tiến triển bệnh ung thư phế quản tế bào nhỏ: độ nhạy chẩn đoán 93 %, giá trị tiên đoán dương 92 %. U nguyên bào thần kinh: Giá trị NSE huyết thanh tăng trên 30 ng/mL được ghi nhận ở 62 % bệnh nhi. Giá trị trung vị tăng cao tương ứng với các giai đoạn bệnh. Có sự tương quan đáng kể giữa độ lớn và tần suất các giá trị NSE bệnh lý và các giai đoạn bệnh; có mối tương quan nghịch với số người hết bệnh. Ung thư tinh hoàn: 68-73 % bệnh nhân có nồng độ NSE tăng cao đáng kể trên lâm sàng. Có mối tương quan với diễn tiến lâm sàng của bệnh. Các khối u khác: Các dạng bệnh ác tính không ở phổi biểu hiện nồng độ trên 25 ng/mL trong 22 % các trường hợp (ung thư ở tất cả giai đoạn) Các khối u ở não như u thần kinh đệm, u màng não, u xơ thần kinh, và u thần kinh ít đi kèm với giá trị NSE cao trong huyết thanh. Trong u não nguyên phát hay di căn não và trong u hắc tố ác tính và u tế bào ưa crôm, giá trị NSE cao có thể thấy trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2