intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương Nitơ- photpho

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn là đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh nói chung và năng lực tự học bộ môn hóa học nói riêng: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn, thiết kế theo mô hình VNEN qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học cho giáo viên và học sinh ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương Nitơ- photpho

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ---------- VŨ THỊ THẢO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ---------- VŨ THỊ THẢO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ OANH HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi đã hoàn thành xong luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chƣơng Nitơ- photpho”. Tôi vui mừng với thành quả đạt đƣợc và rất biết ơn đến các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè cùng các em học sinh đã giúp đỡ tôi khi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - PGS.TS. Đặng Thị Oanh đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết và thực hiện đề tài. - Các Giảng viên trƣờng Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học sƣ phạm Hà Nội đã giảng dạy, xây dựng cho tôi nền tảng kiến thức lí luận vững chắc. - Tập thể thầy cô, cán bộ công nhân viên phòng sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi đƣợc học tập, hoàn thành các khóa học. - Tập thể các thầy cô giáo, các em học sinh của trƣờng THPT Kinh Môn và THPT Phúc Thành thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm đề tài. - Gia đình, bạn bè đã tiếp sức, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tác giả Vũ Thị Thảo i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Từ viết tắt Ý nghĩa CĐSP : Cao đẳng sƣ phạm ĐHSP : Đại học sƣ phạm ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KT-ĐG : Kiểm tra - đánh giá ND : Nội dung NL : Năng lực NLTH : Năng lực tự học NXB : Nhà xuất bản PP : Phƣơng pháp PPDH : Phƣơng pháp dạy học PTHH : Phƣơng trình hóa học TH : Tự học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sƣ phạm SGK : Sách giáo khoa VNEN : Mô hình trƣờng học mới Việt Nam (Viet Nam Escuela Nueva) ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ii Danh mục các bảng vii Danh mục các hình viii MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined. 1 1. Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Error! Bookmark not defined. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 4 6. Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 4 7.Giả thuyết khoa học Error! Bookmark not defined. 4 8.Các phƣơng pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 4 9. Điểm mới của đề tài Error! Bookmark not defined. 5 10. Cấu trúc luận văn 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 6 1.1. Cơ sở lý luận về tự học 6 1.1.1. Quan niệm về tự học 6 1.1.2. Vị trí, vai trò của tự học 7 1.1.3. Các yếu tố của tự học 8 1.1.3.1. Động cơ tự học 8 1.1.3.2. Thái độ tự học 9 1.1.3.3. Chu trình tự học 9 1.1.3.4. Các hình thức tự học 10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học 11 1.2. Cơ sở lý luận về năng lực tự học 12 1.2.1. Khái niệm về năng lực, năng lực chung của học sinh THPT 12 1.2.1.1. Khái niệm về năng lực 12 iii
  6. 1.2.1.2. Phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông 14 1.2.2. Năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông 15 1.2.2.1. Khái niệm về năng lực tự học. 15 1.2.2.2. Cấu trúc của năng lực tự học 15 1.3. Cơ sở lý luận về việc tổ chức cho HS học tập theo tài liệu tự học có hƣớng dẫn và mô hình VNEN. 18 1.3.1. Xây dựng và tổ chức cho HS học tập theo tài liệu tự học có hướng dẫn 18 1.3.1.1. Thế nào là tài liệu tự học có hướng dẫn 18 1.3.1.2. Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung lý thuyết 18 1.3.1.3. Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung theo chủ đề bài tập 19 1.3.1.4. Hướng dẫn học sinh học theo tài liệu tự học có hướng dẫn 20 1.3.1.5. Ưu và nhược điểm của phương pháp tự học theo tài liệu tự học có hướng dẫn 20 1.3.2. Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN 21 1.3.2.1. Tổng quan, lý luận về mô hình trường học mới Việt Nam VNEN 21 1.3.2.2. Cấu trúc một bài học được thiết kế theo mô hình VNEN 23 1.3.2.3. Đánh giá năng lực của học sinh theo mô hình VNEN 27 1.3.2.4. Ưu, nhược điểm của mô hình VNEN với dạy học ở trường phổ thông 27 1.4. Thực trạng về năng lực tự học của học sinh phổ thôngError! Bookmark 29 not defined. TIỂU KẾT CHƢƠNG I 32 CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO 33 2.1. Mục tiêu, chƣơng trình và đặc điểm dạy học chƣơng nitơ - photpho- Hóa học lớp 11 33 2.1.1. Mục tiêu, yêu cầu của chương nitơ – photpho 33 2.1.2. Cấu trúc chương trình của chương nitơ – photpho 34 2.1.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học chương nitơ – photpho 35 2.2. Đề xuất một số biện pháp áp dụng trong dạy học chƣơng nitơ – iv
  7. photpho nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông. 36 2.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho học sinh 36 2.2.1.1. Tổng quan về tài liệu tự học có hướng dẫn 36 2.2.1.2. Tài liệu 1. Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung lý thuyết 37 2.2.1.3. Tài liệu 2: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung bài tập 51 2.2.2. Biện pháp 2. Thiết kế tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường 71 học mới VNEN 87 2.3. Thiết kế giáo án thực hiện dạy học theo 2 biện pháp trên 2.3.1. Giáo án tổ chức dạy học theo biện pháp sử dụng tài liệu tự học có 87 hướng dẫn 2.3.2. Giáo án tổ chức dạy học theo biện pháp sử dụng bài học theo mô 89 hình VNEN 90 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2. 91 CHƢƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 91 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm 91 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 91 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Error! Bookmark not defined. 91 3.2. Thời gian, đối tƣợng thực nghiệm 91 3.2.1. Thời gian thực nghiệm 91 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm 3.3. Tiến hành thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các dạng 92 tƣ liệu đến việc nâng cao năng lực tự học 3.3.1. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tự học có 92 hướng dẫn 3.3.2. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng giảng dạy theo mô 93 hình trường học mới Việt Nam VNEN 93 3.3.3. Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm thu được 93 3.4. Kết quả thực nghiệm 93 3.4.1. Đánh giá về tinh thần, thái độ và hứng thú của HS 94 3.4.2. Đánh giá năng lực tự học của HS theo bộ công cụ đã xây dựng 94 v
  8. 3.4.2.1. Kết quả các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng 3.4.2.2. Đánh giá về các tài liệu sử dụng trong dạy học nhằm hình 98 thành phát triển năng lực tự học của học sinh 3.4.2.3. Đánh giá năng lực tự học của học sinh thông qua bảng kiểm 103 quan sát 105 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 106 KẾT LUẬN CHUNG 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Bảng mô tả cấu trúc của năng lực tự học……………………………. 15 Bảng 1.2. Bảng mô tả các chỉ số hành vi của các năng lực thành tố…………. 16 Bảng 1.3. Bảng mô tả các hoạt động chính trong bài học theo mô hình trường học mới Việt Nam…………………………………………………………… 26 Bảng 1.4. Kết quả điều tra năng lực tự học của học sinh …………………… 29 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra sau tác động lớp 11B,11E (ĐC) – 11A, 11D (TN) THPT Kinh Môn…………………………………………………... 94 Bảng 3.2. Bảng tham số thống kê đặc trưng lớp 11B,11E (ĐC) – 11A, 11D (TN)THPT Kinh Môn………………………………………………………………… 95 Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm kiểm tra sau tác động lớp 11B(ĐC) và 11A (TN) THPT Phúc Thành…………………………………………………………… 95 Bảng 3.4. Bảng tham số thống kê đặc trưng lớp 11B(ĐC) và 11A (TN) THPT Phúc Thành…………………………………………………………………… 96 Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm kiểm tra sau tác động lớp 11B(ĐC) và 11A (TN) THPT Kinh Môn……………………………………………………………….. 96 Bảng 3.6. Bảng tham số thống kê đặc trưng lớp 11B(ĐC) và 11A (TN) THPT Kinh Môn……………………………………………………………………… 97 Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá tài liệu giảng dạy tự học có hướng dẫn……………………………………………………………………………………… 98 Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá tài liệu giảng dạy biên soạn theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)………………………………………….. 100 Bảng 3.9. Bảng kết quả đánh giá năng lực tự học của học sinh………………. 103 vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học………………….. 12 Hình 2.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa các nội dung nghiên cứu các chất………….. 35 Hình 3.1. Đường lũy tích điểm kiểm tra bài amoniac lớp 11B,11E (ĐC) – 11A, 11D (TN)………………………………………………………………………… 95 Hình 3.2. Đường lũy tích điểm kiểm tra bài amoniac lớp 11B (ĐC) – 11A (TN) trường THPT Phúc Thành…………………………………………………….. 96 Hình 3.3. Đường lũy tích điểm kiểm tra bài axit nitric lớp 11B (ĐC) – 11A (TN) trường THPT Kinh Môn……………………………………………………….. 97 Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí chỉ báo năng lực tự học khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn trong dạy học…………………… 104 Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí chỉ báo năng lực tự học khi dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) …………….. 104 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh nhƣ vũ bão. Cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới tác động đến nhiều quốc gia và đặc biệt là nền giáo dục của các quốc gia đó, có thể coi “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để sáng tạo nên tƣơng lai”(Jacques Delos). Sự nghiệp giáo dục phải đáp ứng những đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ. Trƣớc bối cảnh đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn, đƣợc thể hiện vào tƣ tƣởng chủ đạo là lấy “học thƣờng xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là: học để biết, học để làm, học để chung sống cùng nhau và học để tự khẳng định, (Learning to know, learning to do, learning together, learning to be), hƣớng tới xây dựng một “xã hội học tập”. Cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nƣớc mạnh, nguyên khí yếu thì nƣớc suy’’. Chính vì sự phát triển của thế giới nói chung và để theo kịp với sự phát triển không ngừng của thế giới mà giáo dục cần có sự đổi mới. Đổi mới trong giáo dục mà cụ thể hơn là đổi mới chƣơng trình SGK, đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH), đổi mới đánh giá là yếu tố căn bản quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Giáo dục không chỉ là cung cấp tri thức mà phải hình thành các kĩ năng mềm nhƣ kĩ năng tự học, giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức, thuyết trình...cho ngƣời học. Để làm đƣợc việc đó phải khắc phục hoàn toàn lối học thụ động, lối dạy theo kiểu truyền thụ một chiều lấy thầy làm trung tâm. Giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn phải đem đến cho các em sự say mê trong học tập, cung cấp cho các em một phƣơng pháp học tập khoa học, dạy các em biết cách tự học để tự nâng cao kiến thức để từ đó các em có đủ tự tin để sáng tạo ra những cái mới, dám khẳng định năng lực của bản thân.…Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra lƣợng dữ liệu vô cùng lớn trong đó có không ít các tài liệu hỗ trợ cho quá trình học tập của học sinh. Vậy nên việc tự học và hình thành năng lực tự học ở học sinh là điều rất quan trọng, là vấn đề mà giáo dục cần quan tâm. 1
  12. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [18]. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [17]. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học" [19]. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các em học sinh phổ thông cần dành nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức, nhƣng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, phân loại sách để học và nghiên cứu trƣớc nguồn tài liệu quá phong phú. Nhiều học sinh không biết phải tự học nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả học tập cao. Vì vậy tăng cƣờng năng lực tự học cho học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đi theo hƣớng này riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về PPDH môn hoá học đã có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc: “Nâng cao chất lƣợng thực hành thí nghiệm phƣơng pháp dạy học Hoá học ở Trƣờng ĐHSP bằng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun”, năm 2002. 2
  13. Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: “Nâng cao chất lƣợng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm (CĐSP) bằng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun”, năm 2003. Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang: “Nâng cao chất lƣợng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trƣờng CĐSP bằng phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun”, năm 2004 . Cả 3 luận văn đều đề cập đến vấn đề tự học dành cho sinh viên. Bên cạnh đó cũng có luận văn nghiên cứu vấn đề tự học cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) nhƣ: Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun (Chƣơng Ancol-phenol và chƣơng Anđehit-xeton)”, năm 2007. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa học bằng tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun (phần hóa học vô cơ lớp 12)”, năm 2009. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, năm 2010. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác là các luận văn thạc sĩ, các khóa luận tốt nghiệp trong các môn học Hóa học vô cơ, Hóa học Hữu cơ... theo hƣớng vận dụng tiếp cận mođun trong việc xây dựng tài liệu tự học có hƣớng dẫn cho sinh viên và học sinh. Các nghiên cứu về hỗ trợ tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học đƣợc khá nhiều tác giả quan tâm và đã có nhiều luận văn nghiên cứu, tuy nhiên theo hƣớng phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc kết hợp xây dựng các bài giảng theo mô hình VNEN áp dụng ở THPT và thiết kế bài giảng tự học có hƣớng dẫn cho HS còn chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu chúng tôi sẽ kết hợp đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh trong đó sử dụng mô hình VNEN thông qua dạy học chƣơng nitơ- photpho Hóa học 11. 3
  14. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh nói chung và năng lực tự học bộ môn hóa học nói riêng: Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn, thiết kế theo mô hình VNEN qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn hóa học cho giáo viên và học sinh ở trƣờng THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. 4.2. Xây dựng bảng kiểm quan sát đánh giá các mức độ của năng lực tự học của học sinh. 4.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực tự học của học sinh THPT thông qua dạy học môn Hóa học. 4.4. Thử nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn hóa học THPT - Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học chƣơng nitơ- photpho, Hóa học 11 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chƣơng nitơ- photpho - Hóa học 11 chƣơng trình cơ bản -THPT. - Về địa bàn nghiên cứu: một số lớp 11 thuộc 2 trƣờng THPT Kinh Môn và THPT Phúc Thành, tỉnh Hải Dƣơng. 7. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các biện pháp tổ chức dạy học cho học sinh (HS) bằng tài liệu tự học có hƣớng dẫn, xây dựng và sử dụng bài lên lớp theo mô hình VNEN trong dạy học chƣơng nitơ – photpho, sẽ góp phần phát triển năng lực tự học của học sinh THPT. 8. Các phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. 8.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 4
  15. -Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết đƣợc thực trạng quá trình tự học hóa học của các em trong môn hóa học qua đó đƣa ra nhận xét, đánh giá. -Điều tra và thăm dò trƣớc và sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm -Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến từ các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm và giáo viên giỏi của trƣờng. -Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. 8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Áp dụng phƣơng pháp thống kê toán học, ứng dụng khoa học sƣ phạm; xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm sƣ phạm. 9. Điểm mới của đề tài 9.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rèn luyện và phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học hóa học chƣơng nitơ-photpho, hóa học lớp 11. 9.2. Đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh THPT thông qua việc: Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn, thiết kế bài giảng theo mô hình trƣờng học mới VNEN và sử dụng trong dạy học chƣơng nitơ-photpho, hóa học 11 9.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho HS THPT. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự học của học sinh trung học phổ thông. Chương 2. Phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chƣơng nitơ- photpho. Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm 5
  16. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1.1. Cơ sở lý luận về tự học 1.1.1. Quan niệm về tự học Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức học của trò”.[31] Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài ngƣời thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể. Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy” - Theo tác giả Lê Khánh Bằng thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định. Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Ngƣời cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo Ngƣời: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình”. GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của ngƣời học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình” [21]. Theo Nguyễn Kỳ cho rằng: “Tự học là đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của ngƣời tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra: nhận biết vấn đề xử lý thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lý tình huống…” [14]. 6
  17. GS – TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân ngƣời học” [22]. Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là chủ thể tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo để đạt đƣợc mục tiêu học tập. Nhƣ vậy tự học là mức độ cao của học, là sự tích cực, tự lực, chủ động của chủ thể nhận thức trong hoạt động học. Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học nhƣ sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.1.2. Vị trí, vai trò của tự học Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu lên mục tiêu cụ thể, trong đó có đề cập tới việc: "Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời". Trong các giải pháp có nêu: "Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [17]. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Các nhà sƣ phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phƣơng pháp dạy tự học. Trong hoạt động dạy học giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức có sẵn, chỉ yêu cầu HS ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hƣớng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Bồi dƣỡng năng lực tự học là phƣơng cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Một trong những nhiệm 7
  18. vụ quan trọng của giáo dục là hình thành phẩm chất cho ngƣời học. Từ đó mới có thể đào tạo ra những lớp ngƣời năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trƣờng lao động, góp phần phát triển cộng đồng. [11] Tự học giúp cho mọi ngƣời có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Bằng con đƣờng tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt kịp nhanh với thách thức trong cuộc sống, kể cả trong môi trƣờng nghề nghiệp. [20] 1.1.3. Các yếu tố của tự học 1.1.3.1. Động cơ tự học Từ điển Tiếng Việt đƣa ra định nghĩa: “Động cơ là những gì thôi thúc con ngƣời có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thƣờng gắn liền với những nhu cầu”. Từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa: “Động cơ là một chuỗi các lý do khiến chủ thể quyết định tham gia một hành vi cụ thể” [27]. Động cơ học tập là: “Động lực thúc đẩy học sinh học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình đƣợc học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi” [21]. Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có thể tách thành hai nhóm cơ bản là: Động cơ hứng thú nhận thức, động cơ trách nhiệm trong học tập. Sự nảy sinh động cơ tự học (TH) lúc đầu xuất phát từ ý thức trách nhiệm buộc phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã thúc đẩy hoạt động TH của HS. Khi bắt tay vào giải quyết các nhiệm vụ TH, mục đích tự học xuất hiện dƣới hình thức một biểu tƣợng chung về sự hoàn thành nhiệm vụ đó. Xét về nội dung, biểu tƣợng đó còn nghèo nàn, thô sơ và có nguồn gốc từ động cơ học tập. Quá trình giải quyết các nhiệm vụ tự học, biểu tƣợng ban đầu ngày càng đƣợc cụ thể hoá, những mục đích bộ phận tiếp theo đƣợc hình thành, dẫn HS tới mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh đƣợc tri thức khoa học. Động cơ tự học của HS đƣợc hình thành bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ: sự bất cập giữa trình độ bản thân với yêu cầu của công việc, nhu cầu thăng tiến, do tự ái bạn bè, đồng nghiệp, thoả mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức.... và cả những khó khăn về thời gian, trƣờng lớp nếu đi học tập trung... 8
  19. Chính những mâu thuẫn giữa yêu cầu của công việc, cuộc sống với khả năng của HS làm xuất hiện nhu cầu tự học để nâng cao trình độ học vấn của họ. Động cơ tự học của HS xuất phát từ sự nhận thức, về yêu cầu nâng cao trình độ, từ sự thúc bách của nhu cầu thực tiễn.... nên động cơ TH bền vững và do vậy trong hoạt động TH họ thực sự tích cực, tự giác hƣớng tới sự tự giáo dục, tự đào tạo bản thân. Khi động cơ đủ mạnh, tuỳ vào điều kiện của bản thân để lựa chọn hình thức, nội dung và xây dựng kế hoạch tự học thích hợp cho mình. Nhƣ vậy, động cơ tự học hoàn toàn không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay do ngƣời khác mang đến mà chỉ có thể nảy sinh một cách có ý thức trong từng cá nhân nhờ các tác động phù hợp từ bên ngoài và chỉ có thể đƣợc nâng cao khi quá trình tự học có hiệu quả. 1.1.3.2. Thái độ tự học Thái độ tự học đƣợc hình thành trải qua 5 cấp độ trong đó cấp độ thấp nhất là học sinh có đƣợc “nhu cầu tự học” và cao nhất là tự bản thân có đƣợc “tính tự giác”. Việc hình thành này trải qua nhiều giai đoạn và trong thời gian dài và cần phải có sự kiên trì. Thông thƣờng thái độ tự học thể hiện qua một số mặt nhƣ dƣới đây: (1) Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập đƣợc giao và đạt kết quả cao (2) Nghiêm túc trong các bài kiểm tra và thi cử … (3) Đảm bảo chuyên cần trong học tập (4) Tích cực thƣờng xuyên tham khảo tìm hiểu thông qua các kênh thông tin tƣ liệu (5) Tận dụng thời gian tự học ở nhà khi rảnh 1.1.3.3. Chu trình tự học Chu trình tự học của học sinh là một chu trình qua 4 tiểu quá trình: 1.Tự nghiên cứu 2.Tự thể hiện 4.Tự kiểm tra 3.Tự điều chỉnh 9
  20. (1)- Tự nghiên cứu: Ngƣời học xác định nội dung theo định hƣớng của chủ đề, đồng thời xác định bản chất của nội dung trong chủ đề, tiếp đó là xác định quan hệ giữa các kiến thức mới thu nhận với nhau và với kiến thức đã có theo chủ đề học tập, cuối cùng là xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có. Nhƣ vậy kiến thức mới thu nhận và kiến thức đã có hợp thành một thể thống nhất biến thành vốn riêng lẻ của chủ thể. (2) - Tự thể hiện: Ngƣời học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. (3) - Tự kiểm tra: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, ngƣời học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình (4) - Tự điều chỉnh: Sau khi thảo luận, hoàn thiện sản phẩm, ngƣời học tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học. Qua tiểu giai đoạn 4 này học sinh sẽ có những kinh nghiệm mới đốc rút ra từ quá trình học và tự hoàn thiện mình hơn, đạt đƣợc kết quả tốt hơn. Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con đƣờng” phát hiện vấn đề, định hƣớng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học. 1.1.3.4. Các hình thức tự học Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn [21] có 5 hình thức tự học: * Tự học hoàn toàn (không có sự giúp đỡ của giáo viên (GV)): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của ngƣời khác. HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lổ hỏng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch TH, không tự đánh giá đƣợc kết quả TH của mình. Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục TH. * TH trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ nhƣ học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thƣờng xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể TH ở nhà, GV cần tăng cƣờng kiểm tra đánh giá (KT- ĐG) kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2