intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

60
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu và khẳng định vai trò, ý nghĩa của thuyết đa thông minh của Howard Gardner, đề tài chỉ ra quy trình và cách thức vận dụng vào DHLS ở trường PT, góp phần phát triển năng lực, trí thông minh của HS và nâng cao chất lượng DHLS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN ANH PHƯƠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN ANH PHƯƠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thanh Tú HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thanh Tú – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, cô giáo và các em học sinh trường phổ thông liên cấp Olympia đã cộng tác với tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm và tạo điều kiện để tôi có nguồn động lực thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Anh Phương i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Âm nhạc: ÂN Dạy học: DH Giao tiếp: GT Giáo viên: GV Hình ảnh: HA Học sinh: HS Lịch sử: LS Lo-gic LG Ngôn ngữ: NN Nội tâm: NT Phương pháp: PP Trung học phổ thông: THPT Tự nhiên: TN Vận động: VĐ ii
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Bảng thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia........................................................................................ 40 Bảng 2.1: Bảng phân công nhiệm vụ của HS trong dự án “Văn hóa Việt Nam TK X- XIX” .................................................................................................... 81 Bảng 2.2: Bảng thể hiện kết quả chấm phiếu học tập Phong trào văn hóa Phục hưng của 30 HS trường PT liên cấp Olympia ................................................. 87 Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện các trí thông minh nổi trội của 30 HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia ............................................................................ 40 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lượt các thông minh được xếp hạng cao của 30 HS lớp 10 trường phổ thông liên cấp Olympia .......................................... 41 Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Đỗ Việt Hà ............................................................................................................ 42 Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện kết quả các loại hình trí thông minh của HS Thái Khánh Linh ............................................................................................. 43 Biểu đồ 1.5: Biểu đồ thể hiện các yếu tố giúp HS có hứng thú với môn học (nhóm môn học) .............................................................................................. 44 iii
  6. MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................ i Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. ii Danh mục các bảng, biểu đồ ......................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................... 10 1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................. 10 1.1.1 Một số quan điểm về trí thông minh của con người ........................... 10 1.1.2 Giới thiệu lý thuyết đa thông minh....................................................... 13 1.1.3. Một số yêu cầu khi vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn Lịch sử ở trường THPT .......................................................................................... 19 1.1.4. Quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học môn sử ở trường THPT .................................................................................................. 21 1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25 1.2.1. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT .................................................................................................. 25 1.2.2. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông liên cấp Olympia .............................................................. 30 Chương 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP OLYMPIA...................................................................................................... 48 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT .. 48 2.1.1. Vị trí của chương trình LS lớp 10 THPT ............................................ 48 2.1.2. Mục tiêu của chương trình LS lớp 10 THPT ..................................... 49 2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT......................... 51 2.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy LS lớp 10 vận dụng lý thuyết đa trí thông minh ................................................................................................................ 58 iv
  7. 2.2.1. Đánh giá trí thông minh của học sinh ................................................ 58 2.2.2. Xác định mục tiêu bài học ................................................................... 58 2.2.3. Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với việc vận dụng lý thuyết đa thông minh...................................................................................................... 61 2.2.4. Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ giảng dạy . 63 2.2.5. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp........................................... 64 2.2.6. Xác định hình thức, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh .................................................................................................... 74 2.2.7. Viết giáo án bài dạy .............................................................................. 77 2.3. Thử nghiệm sư phạm ............................................................................. 83 2.3.1. Mục đích ............................................................................................... 83 2.3.2. Đối tượng và địa bàn thử nghiệm ....................................................... 84 2.3.3. Nội dung và phương pháp thử nghiệm ............................................... 85 2.3.4. Kết quả thử nghiệm .............................................................................. 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Albert Einstein, Leonardo da Vinci hay Christopher Hirata từ lâu đã được mệnh danh là những thiên tài với chỉ số IQ cao nhất mọi thời đại. Những thiên bẩm vốn có đã kết hợp một cách tự nhiên với sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và đồng điệu trong môi trường giáo dục để tạo nên những người khổng lồ trong LS. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu Albert Einstein lựa chọn nghệ thuật còn Leonardo da Vinci quyết định trở thành một cây bút có tiếng? Và biết đâu chúng ta sẽ có một Albert Einstein với tư cách một nhà điêu khắc hay hội họa chăng? Giáo dục với sứ mệnh và vị trí quan trọng của mình, trước hết cần phục vụ giáo dục đại trà để tạo ra những công dân có tri thức, năng lực, trách nhiệm và biết cách thích nghi với cuộc sống muôn hình vạn trạng. Đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” – Theo mục đích học tập do UNESCO khởi xướng. Tiếp cận trí tuệ con người ở một khía cạnh rất đặc biệt, Howard Gardner đã nhanh chóng trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong những thập niên gần đây khi công bố nghiên cứu mang tên “Thuyết đa thông minh” – Theory of Multiple Intelligences. Theo đó, trong mỗi người chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trong số tám loại: Ngôn ngữ, logic/ toán học, âm nhạc, không gian, vận động, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên. Ông chỉ ra rằng các nhà trường truyền thống chỉ quan tâm đánh giá HS thông qua hai loại trí thông minh là trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh logic/ toán học mà dường như xem nhẹ hoặc bỏ qua những HS có thiên hướng thông minh khác. Thuyết đa thông minh với những đóng góp khoa học của Howard Gardner đã đem đến những nhận thức mới về trí tuệ con người. Trí thông minh trở thành “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn 1
  9. hóa và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ” [5, tr.34]. Việc tồn tại cả tám trí thông minh với mức độ cao thấp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thiên hướng tiếp thu năng lực trí tuệ nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Thêm nữa, trí thông minh không phải là cái bất biến. Thông qua đào tạo có thể tạo điều kiện phát triển hoặc làm thui chột năng lực trí tuệ của HS. Trong khi đó, giáo dục nhà trường hiện nay lại chưa thực sự chú trọng đến DH tiếp cận trí thông minh của HS. GV cũng chưa thực sự đầu tư lựa chọn các PPDH phù hợp với thiên hướng tiếp thu của HS. Đó thực sự là thực trạng đáng lo ngại trong giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Sử dụng PPDH hiệu quả sẽ góp phần quyết định sự thành công của mục tiêu dạy học. Vì thế, có thể xem việc kế thừa những thành tựu trong nghiên cứu của Howard Gardner về trí thông minh đa dạng như một gợi ý để lựa chọn PPDH phù hợp trong tất cả các môn học, trong đó có LS. Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam nhằm hướng đến chất lượng thực sự của nền giáo dục. Đó vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục PT. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi trong nhận thức xã hội, việc DH hướng đến phát triển năng lực và trí tuệ của từng cá nhân đang được xem trọng thay vì DH đại trà. Chính bởi thế, việc DH phân hóa cũng đang là chủ trương được các nhà giáo dục và dư luận quan tâm rất nhiều. “Bản chất của DH phân hóa là tạo ra những khác biệt nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động dựa vào nhóm năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu của người học và mục tiêu giáo dục của xã hội” [7]. Tính phân hoá thể hiện ở sự phân biệt dựa theo các đối tượng khác nhau, áp dụng cách thức tổ chức, vận dụng nội dung, PP và hình thức, hoạt động khác nhau,... sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng, nhằm đạt hiệu quả cao. 2
  10. Như vậy, trong ý tưởng thực hiện của DH phân hóa và DH dựa trên sự vận dụng lý thuyết đa thông minh xuất hiện những điểm tương đồng. Đó là việc DH hướng đến tính đặc thù, cá biệt của mỗi HS, từ đó GV đề xuất và thực hiện các PPDH phù hợp. Trong chương trình PT, LS là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tri thức và nhân cách HS. Học LS để hiểu về cội nguồn dân tộc, để trân trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên và sống có trách nhiệm. Học LS là cách nhanh nhất để mỗi chúng ta được sống trong những phút giây hào hùng mà bi tráng của dân tộc đã bao lần thử lửa trong chiến tranh, để sống một cách nhân văn và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, LS đang bị HS “ít quan tâm”. Tình trạng HS không thích học LS đang trở thành căn bệnh lan rộng khắp xã hội. Điều này thật không phù hợp với vị trí và vai trò của môn LS trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và phẩm chất công dân. Như vậy, xuất phát từ khả năng vận dụng lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner trong DH phổ thông, chủ trương đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của Đảng và vị trí, vai trò của bộ môn LS, tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, nhiều nhà tâm lý học, nhà giáo dục đã thử ứng dụng lý thuyết này vào quá trình nghiên cứu. Trong số đó, Thomas Armstrong đã ứng dụng thành công một phần thuyết đa thông minh vào việc giảng dạy và giáo dục. Ông đã công bố một số cuốn sách nổi tiếng như: 7 loại hình trí thông minh, Bạn thông minh hơn bạn nghĩ, Đa trí tuệ trong lớp học,… Các cuốn sách này chủ yếu viết về vấn đề giáo dục và hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái, giúp GV DH theo các PP nhằm phát huy năng lực trí tuệ nổi trội của con em mình. 3
  11. Trên cơ sở tìm hiểu thuyết đa thông minh của Howard Gardner, Thomas Armstrong đã có quá trình nghiên cứu nghiêm túc để đưa ra những tác phẩm mang tính kế thừa, được các nhà giáo dục và dư luận xã hội quan tâm. Một trong số đó là cuốn “7 loại hình thông minh”. Cuốn sách được được Mạnh Hải, Thu Hiền dịch và do nhà xuất bản Lao động – xã hội phát hành. Ngoài phần mở đầu, cuốn sách bố cục thành 15 nội dung nhỏ. Bên cạnh việc chỉ ra 7 loại hình trí thông minh (trừ trí thông minh tự nhiên), Thomas Armstrong có đưa thêm một số nội dung thú vị khác như: “Đánh thức những tiềm năng nở muộn” hay “Củng cố mối liên kết lỏng lẻo”, “Liệu còn tồn tại những loại hình thông minh khác”… Ngay chương I với tên gọi “Thuyết trí thông minh đa dạng”, Thomas Armstrong đã đưa ra những tình huống gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để dẫn dắt người đọc có được cảm nhận đầu tiên về trí thông minh. Tình huống đặt ra khi bạn bị một đàn voi ma mút uy hiếp hay xe hơi của bạn bị hỏng trên đường cao tốc. Trong cả hai trường hợp, bạn đều cần sự giúp đỡ. Với cuộc sống muôn hình vạn trạng, trí thông minh giải quyết những nhu cầu khác nhau thì cần có những năng lực khác nhau. Và như vậy, trí thông minh phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhiệm vụ và những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Thomas Armstrong cũng chỉ ra rằng: các bài kiểm tra IQ mới chỉ đánh giá được một thứ có thể tạm gọi là “năng khiếu đi học”, trong khi trí thông minh thật sự phải được hiểu trong phạm vi rất rộng lớn với nhiều loại kĩ năng khác nhau [19]. Ông cũng đưa ra một cách hệ thống tên gọi, các khái niệm mà Howard Gardner đã khái quát và những bằng chứng làm cơ sở cho thuyết trí thông minh đa dạng. Một là, mỗi trí thông minh đều có khả năng biểu tượng hóa. Hai là, mỗi trí thông minh đều có LS phát triển riêng của nó. Ba là, mỗi loại trí thông minh đều sẽ bị tổn thương và biến mất khi có các tác động xâm phạm và gây hại đến những vùng đặc trưng riêng biệt của nó trong bộ não người. Và cuối cùng, mỗi loại trí thông minh có những nền tảng giá trị văn 4
  12. hóa riêng của nó. Đương nhiên, Thomas Amstrong cũng không quên đưa ra những biểu hiện để người đọc tự đánh giá các loại trí thông minh của bản thân. Bên cạnh các tác phẩm trên là một số bài báo, bài viết của các chuyên gia có uy tín trong nước, bàn về việc vận dụng thuyết đa thông minh trong DH. Bài nghiên cứu của PGS.TS Trần Khánh Đức với nhan đề “Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học” trình bày những mối quan hệ trực tiếp giữa lý thuyết đa thông minh của của nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner (1983) với yêu cầu đổi mới PPDH ở bậc đại học theo hướng phát huy tính chủ động và sáng tạo ở người học, dạy PP, dạy cách học. Để phát triển các năng lực (dạng thức thông minh) ở người học, PPDH ở bậc đại học cần có đổi mới căn bản từ quan niệm, quy trình, kỹ thuật, cách thức thực hiện… trên cơ sở kết hợp đa PP, đa thông tin, đa giác quan, đa phương tiện, đa hoạt động. Có đôi nét khác biệt với PGS.TS Trần Khánh Đức, bài viết của TS Trần Đình Châu với nhan đề “Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở trường phổ thông”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 316 (kì 2-8/2013) tiếp cận thuyết đa trí tuệ để vận dụng trong chương trình PT với nhiều thông tin khái quát song ngắn gọn hơn. Bài viết đi từ mục tiêu của giáo dục PT đến tình trạng bất cập trong DH hiện nay, giới thiệu về lý thuyết đa thông minh, về cách đánh giá các dạng năng lực trí tuệ của HS và đề xuất việc vận dụng thuyết đa thông minh trong DH bằng dẫn chứng sinh động thông quan bài dạy “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”. Điểm giống nhau của cả hai bài viết này là đều chỉ ra chủ trương, đường lối đổi mới giáo dục của Đảng rồi từ đó trình bày nội dung cơ bản của thuyết đa thông minh và đề xuất việc vận dụng trong DH. PGS.TS Trần Khánh Đức đề xuất việc vận dụng ở góc độ người học (SV) và người dạy (giảng viên) còn TS Trần Đình Đức đề xuất việc đánh giá các dạng năng lực trí tuệ ở HS và vận dụng bằng việc lựa chọn các PPDH phù hợp. 5
  13. Trong cuốn “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Thanh Tú có đề cập đến: Cơ sở, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu cơ bản, hình thức, biện pháp của việc tổ chức, hướng dẫn ôn tập trong DHLS ở trường THPT. Một điều rất đáng ghi nhận là mặc dù không đề cập cụ thể đến việc vận dụng lý thuyết đa thông minh vào hoạt động ôn tập song TS. Hoàng Thanh Tú đã chỉ ra rằng: “Hiệu quả học tập của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy mà còn chịu ảnh hưởng của chính phong cách học của họ” [16, tr.216]. Theo đó, “Phong cách học là cách thức mà người học thường sử dụng để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức theo thói quen tư duy và dưới tác động của môi trường học tập” [16, tr. 217]. Mỗi cá nhân có một phong cách học riêng, quy định cách họ tiếp nhận tri thức và nhận biết về thế giới xung quanh. Như vậy, trong tác phẩm này, TS. Hoàng Thanh Tú đã đề cập đến đa kiểu học, hướng đến DH phân hóa đối tượng nhằm đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động theo nhu cầu, sở thích và khả năng của mỗi HS nhằm nâng cao hiệu quả DH. Là một học thuyết có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhiều trường PT đã đề xuất việc ứng dụng lý thuyết đa thông minh vào xây dựng chương trình đào tạo của mình. Trong đó, không thể không kể đến: Trường PT liên cấp Olympia, Trường mầm non cao cấp Bibi Home, Trung tâm bé thông minh hay trung tâm Gene Code (Phân tích vân tay). Bên cạnh đó, thuyết đa thông minh còn được đăng tải trên một số trang web hay diễn đàn có uy tín như: Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam hay webtretho. Trên các diễn đàn đó, các bài viết tập trung vào nội dung chủ yếu là giới thiệu về thuyết đa thông minh: Sự ra đời gắn liền với quá trình nghiên cứu khoa học của Howard Gardner, cơ sở khoa học, những nội dung chủ yếu và rất nhiều những gợi ý khác để ứng dụng trong việc phát triển tư duy, làm đa dạng các loại hình trí thông minh của HS. Như vậy, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố tích cực để thúc đẩy sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vô vàn tri thức của nhân loại. Trong đó có thuyết đa thông minh của Howard Gardner. 6
  14. Từ việc tổng quan trên, có thể nhận thấy, lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner đã được nghiên cứu và đề cập ít nhiều trong các cuốn sách, bài nghiên cứu và hoạt động của một số cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, các tài liệu nói trên mới chủ yếu đề cập nhiều đến quan điểm mới của Howard Gardner về trí thông minh, mô tả các dạng trí thông minh và đề xuất việc vận dụng trong DHPT và đại học một cách sơ lược. Việc tiếp cận của nhà trường, đội ngũ GV và các em HS về lý thuyết đa thông minh chưa thật rộng rãi nên chưa thực sự phát huy được tính ứng dụng của lý thuyết này trong DH. Trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thuyết đa thông minh để vận dụng vào DHPT, cụ thể là môn LS. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu quý báu, là căn cứ và cũng là gợi ý có giá trị lý luận sâu sắc để tôi tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu việc vận dụng thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lý thuyết đa thông minh và việc vận dụng thuyết đa thông minh trong DH LS ở trường PT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu (Vận dụng vào trường PT liên cấp Olympia) - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết đa thông minh vào phần LS lớp 10 THPT, đặc biệt chú ý các chủ đề về LS văn hóa. - Về hình thức tổ chức DH: Tập trung vào bài học nội khóa. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm: Trường PT liên cấp Olympia, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích - Trên cơ sở tìm hiểu và khẳng định vai trò, ý nghĩa của thuyết đa thông minh của Howard Gardner, đề tài chỉ ra quy trình và cách thức vận dụng vào 7
  15. DHLS ở trường PT, góp phần phát triển năng lực, trí thông minh của HS và nâng cao chất lượng DHLS. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng Lý thuyết đa thông minh vào DH môn LS ở trường PT. - Khảo sát, đánh giá năng lực trí thông minh của học sinh lớp 10 trường PT liên cấp Olympia. - Nghiên cứu nội dung phần LS lớp 10 (đặc biệt chú ý nội dung văn hóa) và đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy trên cơ sở vận dụng Lý thuyết đa thông minh. - Thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc vận dụng Lý thuyết đa thông minh trong DHLS. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận: - Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về LS, giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp sách báo, internet, tạp chí, luận án, luận văn đề cập các vấn đề liên quan đến thuyết đa thông minh của Howard Gardner và việc vận dụng thuyết đa thông minh vào DH nói chung (DHLS nói riêng). - Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra xã hội học, thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn. - Toán học thống kê. 6. Giả thuyết khoa học - Nếu GV vận dụng thuyết đa thông minh vào DHLS thì sẽ đạt được mục tiêu DH, giúp HS hứng thú, phát huy được tối đa năng lực và các trí thông 8
  16. minh của các em, góp phần nâng cao chất lượng DH môn LS ở trường THPT hiện nay. 7. Đóng góp của đề tài Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần: - Khẳng định vai trò và tính khả thi của thuyết đa thông minh trong việc vận dụng DH nói chung, DHLS nói riêng. - Đánh giá được thực trạng DHLS nói chung, thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH nói riêng. - Đề xuất quy trình vận dụng thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung và vấn đề vận dụng Lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường THPT nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; GV môn LS và tác giả trong quá trình vận dụng DHLS ở trường THPT. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Chương 2: Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông liên cấp Olympia. 9
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số quan điểm về trí thông minh của con người * Trí tuệ (Trí thông minh) Trí tuệ (Intelligence) là một thuật ngữ thuộc phạm trù tâm lý học giáo dục. Đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của trí tuệ. Theo Woolfolk và Margetts (2007), những lý thuyết trước kia về trí tuệ có thể chia thành ba nhóm: - Nhóm 1: Trí tuệ được coi là năng lực học tập. - Nhóm 2: Trí tuệ được coi là kiến thức mà một người thu nhận được. - Nhóm 3: Trí tuệ được coi là năng lực thích nghi một cách có kết quả với tình huống mới và với môi trường nói chung. Nói cách khác, trí tuệ được xem như khả năng thích nghi, tạo dựng khuôn mẫu và lựa chọn môi trường một cách có chủ ý. Với quan điểm của nhóm 1: Trí tuệ được xem như khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin, tri thức và nội dung học tập. Như vậy, một người không được đến trường, không được đào tạo thì liệu họ có trí tuệ không? Với nhóm 2: Trí tuệ được được đánh giá bởi lượng kiến thức một người nắm bắt được trong quá trình học tập và lao động. Nếu quan điểm của nhóm 1 để cao năng lực học tập thì nhóm 2 quan tâm hơn đến kết quả sau quá trình tiếp thu và phản hồi kiến thức đó. Điểm hạn chế trong cả hai cách hiểu trên là chưa chú trọng đến khả năng sử dụng những kiến thức đã có để biến đổi phù hợp với tình huống, điều kiện mới. Trí tuệ ở đây được xem xét ở góc độ: Khả năng nhập – trả kiến thức. Rõ ràng, với những yếu tố ưu việt của bộ não, con người sẽ không đơn thuần sử dụng những kiến thức lĩnh hội được trong quá trình sống một cách rập khuôn mà hoàn toàn biến đổi một cách linh hoạt. 10
  18. “Đa số các nhà tâm lý học đều nhất trí rằng trí tuệ là quá trình tư duy bậc cao bao gồm những thao tác như lập luận trìu tượng, khả năng giải quyết vấn đề, tự nhận thức, tương tác giữa tri thức với các quá trình tâm lý và bối cảnh văn hóa”[15]. So với hai nhóm quan điểm đầu thì nhóm quan điểm thứ ba mang đến cách hiểu đúng đắn hơn. Trí tuệ là quá trình tư duy bậc cao của não bộ, bao gồm tiếp nhận, sàng lọc và xử lý thông tin. Trong đó nhấn mạnh đến yếu tố chủ động chọn lọc và kết hợp những tri thức đã có để giải quyết những tình huống phát sinh trong học tập và lao động. Trí tuệ bao gồm cả yếu tố năng khiếu và kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện trong nhiều môi trường khác nhau. Nói cách khác, trí tuệ là hoạt động đặc thù của bộ não dùng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. * Đo lường trí thông minh Hầu hết các trắc nghiệm trí tuệ được thiết kế đều mang đặc tính thống kê. Chỉ số trí tuệ trung bình là 100; 50% số người trong dân số sẽ có điểm 100 và trên 100. Khoảng 68% số người tham gia trắc nghiệm có điểm trong khoảng 85 đến 115. Binet và Simon đã xác định được 58 bộ trắc nghiệm đo trí thông minh ở các độ tuổi khác nhau từ 3 đến 13 tuổi. Các bài trắc nghiệm này cho phép xác định tuổi trí tuệ của trẻ. Theo đó, chỉ số thông minh (IQ) được xác định như sau: IQ= X 100 Sau khi được giới thiệu tại Mỹ, trắc nghiệm Binet được cải tiến tại Đại học Stanford và sau đó mang tên trắc nghiệm Stanford – Binet. Trắc nghiệm này được bổ sung và đổi mới 4 lần. Thực tiễn tính toán tuổi trí thông minh cho thấy điểm số IQ được tính toán trên cơ sở tuổi trí tuệ không còn ý nghĩa nữa khi trẻ lớn lên. Độ lệch của IQ là con số cho biết cá nhân có chỉ số trí tuệ 11
  19. cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu so với chỉ số IQ của những người cùng nhóm tuổi. Như vậy, bộ đánh giá trí thông minh Stanford – Binet chỉ có giá trị tại thời điểm đánh giá. Vì thực chất, trí thông minh có thể thay đổi trong cuộc đời con người, nhất là trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi. Những biến đổi của trí thông minh là hệ quả của sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường. Điểm trắc nghiệm trí tuệ cho biết dự báo về thành công song câu hỏi đặt ra là: Những người có điểm trí tuệ trắc nghiệm cao có thành công hơn những người có điểm trắc nghiệm trí tuệ thấp hơn hay không? Chúng ta chưa có đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn câu trả lời. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là những người có điểm trắc nghiệm trí tuệ cao hơn có số năm đi học nhiều hơn và có vị thế xã hội cao hơn. Điều đó có thể cho thấy rằng: Môi trường giáo dục có tác động quan trọng trong việc nâng cao trí thông minh của mỗi cá nhân trong xã hội. Bên cạnh chỉ số thông minh IQ, giới tâm lý học còn đưa ra một số chỉ số khác như: Thông minh cảm xúc (EQ), Chỉ số vượt khó (AQ), chỉ số đam mê (PQ), Thông minh xã hội (SQ) và thông minh sáng tạo (SQ). Vậy theo quan điểm của lý thuyết đa thông minh, liệu có một công cụ khoa học và tin cậy để đánh giá các thang bậc hoặc chỉ số của 8 loại hình trí thông minh do Howard Gardner đưa ra không? Câu trả lời tới nay là không. Về đánh giá các dạng năng lực trí thông minh ở HS, theo Thomas Armstrong, chẳng có một đại trắc nghiệm nào để lập một bảng thống kê đầy đủ về các dạng trí tuệ HS. Theo ông, công cụ tốt nhất để đánh giá các trí tuệ ở HS có lẽ là kĩ năng quan sát đơn thuần dựa theo sự mô tả 8 dạng trí tuệ lúc các em học và chơi. Còn theo TS. Trần Đình Châu, bên cạnh việc quan sát và trắc nghiệm HS thì cần tham khảo thêm các thông tin từ bảng điểm các năm trước của HS để biết các em có thiên hướng học tốt các môn nào, thông tin từ GV dạy các lớp trước, từ GV DH các bộ môn khác, từ cha mẹ HS, từ các HS cùng lớp...[5]. 12
  20. Quan điểm của Thomas Armstrong và TS. Trần Đình Châu là những gợi ý quan trọng để tham khảo và đề xuất một số công cụ đánh giá các năng lực trí thông minh của HS. Tất nhiên, mọi thước đo chỉ có tính tương đối song không thể phủ nhận rằng: Đánh giá trí thông minh của HS thông qua bài khảo sát hoặc bài kiểm tra là công cụ có nhiều ưu điểm, đặc biệt với đối tượng khảo sát đông và tiêu chí khảo sát nhiều như lượng HS của một lớp. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất việc đánh giá các loại hình trí thông minh của HS bằng 3 công cụ chính là: Trao đổi với GV bộ môn, quan sát lớp học và phiếu khảo sát trí thông minh của HS. 1.1.2 Giới thiệu lý thuyết đa thông minh 1.1.2.1 Đôi nét về Howard Gardner Howard Gardner sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943 ở Scranton, Pennsylvania. Cha mẹ ông đã chuyển từ Nurnberg Đức đến Mỹ năm 1938 với đứa con 3 tuổi, Eric. Ngay trước khi Howard Gardner ra đời, Eric đã thiệt mạng trong một tai nạn trượt tuyết. Hai sự kiện này có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và sự phát triển của ông. Ông không được tham gia nhiều hoạt động thể chất nguy hiểm nhưng lại được khuyến khích theo đuổi các ý tưởng sáng tạo và tri thức. Khi Howard Gardner bắt đầu phát hiện ra LS bí mật của gia đình (và nguồn gốc Do Thái), ông bắt đầu nhận thức rằng ông khác với cha mẹ và các bạn đồng trang lứa. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông lấy bằng đại học và tiếp đó là tiến sĩ năm 1971 tại đại học danh tiếng Harvard. Ban đầu, ông dự định sẽ học luật. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhà phân tâm học nổi tiếng Erik Erikson, ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu về trí thông minh của con người. 1.1.2.2 Sự ra đời của lý thuyết đa thông minh Sau một quá trình nghiên cứu với hai nhóm đối tượng: Nhóm trẻ em bình thường, có năng khiếu và nhóm người lớn nhưng có vấn đề về trí não, Howard Gardner đã có những cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình. Năm 1983: Lý thuyết đa thông minh được công bố. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2