Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phan Đình Phùng
lượt xem 18
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phan Đình Phùng" với mục tiêu phân tích thực trạng của hoạt động huy động vốn tại Agribank CN Phan Đình Phùng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại đơn vị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phan Đình Phùng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THỊ TUYẾT NHUNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THỊ TUYẾT NHUNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hiệu quả HĐV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN Phan Đình Phùng” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của cô PGS.TS. Lê Thị Tuyết Hoa Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là số liệu thực thế có nguồn gốc rõ ràng, các thông tin cung cấp trong luận văn trên là trung thực và các phân tích, nhận xét, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã được tham khảo. Ngày 28 tháng 02 năm 2023 Tác giả thực hiện luận văn Lưu Thị Tuyết Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân và kiến thức được trao dồi trên giảng đường, tác giả còn nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan tâm và hướng dẫn của các thầy cô giảng viên tại trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức thực tiển để tác giả có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy - người giảng viên hướng dẫn trực tiếp tác giả là PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa, cảm ơn cô đã rất tận tình hướng dẫn và đồng hành cùng tác giả trong suốt thời gian hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN Phan Đình Phùng đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân động viên, hỗ trợ giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Mặc dù, luận văn đã được hoàn thành trong khả năng của tác giả. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có ít nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và những lời chỉ bảo tận tình của thầy cô và các bạn. Học viên thực hiện Luận văn Lưu Thị Tuyết Nhung
- iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Phan Đình Phùng 2. Tóm tắt: Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ trọng yếu trong hoạt động NH vì vậy các NHTM luôn đặt ra mục tiêu tăng trưởng HĐV sao cho hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Theo xu hướng đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Agribank CN Phan Đình Phùng nói riêng luôn quan tâm để hiệu quả HĐV thông qua các chương trình hoạt động và đề án phát triển qua các năm qua. Tuy nhiên, hoạt động HĐV tại CN còn gặp nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh đặc biệt là HĐV giữa các NHTM trên địa bàn. Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích hiệu quả HĐV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN Phan Đình Phùng giai đoạn 2019-2021 nhằm làm rõ các hạn chế và tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại đơn vị. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo KQHĐKD tại Agribank CN Phan Đình Phùng giai đoạn 2019-2021. Đồng thời kết hợp thu thập số liệu sơ cấp từ bảng khảo sát thông tin KH về sản phẩm HĐV tại CN. Số liệu sơ cấp được tổng hợp kết quả từ bảng khảo sát được xây dựng theo thước đo Likert 5 bậc từ 1 đến 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn huy động tại CN tăng qua các năm, số lượng và doanh số huy động tăng tương ứng, tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn có nhiều chuyển dịch từ nguồn vốn huy động dân cư sang huy động tổ chức chiếm chủ yếu, đồng thời sự phân bổ theo kỳ hạn huy động chưa đảm bảo khả năng an toàn vốn khi sử dụng trong cho vay. Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV, chủ yếu về xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp trong thời gian tới với chính sách lãi suất, chính sách sản phẩm, chính sách quảng bá thương hiệu thông qua hoạt động marketing, chính sách đào tạo nhân sự và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động NH nhằm nâng cao sự hài lòng từ KH từ đó nâng cao hiệu quả HĐV. 3. Từ khóa: Hiệu quả huy động vốn, Agribank CN Phan Đình Phùng
- iv
- v ABSTRACT 1.Title: Effective capital mobilization at Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam Phan Dinh Phung Branch 2. Abstract: Capital mobilization is one of the key operations in banking activities, commercial banks always set the goal of increasing capital mobilization so that efficiency is the top goal in daily business activities. Following that trend, Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam in general and Agribank Phan Dinh Phung branch in particular have been focused on effectively mobilizing capital through operating programs and development projects through various branches past year. However, capital mobilization at the branch still faces many difficulties due to competition, especially capital mobilization among commercial banks in the area. The thesis focuses on analyzing the efficiency of capital mobilization at Bank for Agriculture and Rural Development Phan Dinh Phung branch in the period of 2019-2021 in order to clarify limitations and find out the causes leading to those limitations. From there, propose solutions and recommendations to improve the efficiency of capital mobilization at the unit. The thesis uses qualitative research methods, collects secondary data from business performance reports at Agribank Phan Dinh Phung branch in the period of 2019- 2021. Simultaneously, collecting primary data from the customer information survey about the capital mobilization product at the branch. Primary data is synthesized from the survey results built on a 5-point Likert scale from 1 to 5. The research results show that the mobilized capital at the branch increased over the years, the number and sales of mobilized increased respectively, however, the capital structure has shifted from the capital mobilized from the population to the mobilization of organizations. account for the majority, at the same time the allocation by term of mobilization has not yet ensured the capital adequacy when used in lending. To solve the above problem, the author has come up with a number of solutions to improve the efficiency of capital mobilization, mainly on building a business strategy that is suitable in the coming time with interest rate policy, investment policy and investment policy. products, policies to promote brands through marketing activities, policies to train personnel and apply digital technology to banking activities to improve customer satisfaction, thereby improving capital mobilization efficiency. 3.Keywords: Capital mobilization efficiency, Agribank Branch Phan Dinh Phung
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin CSKH Chăm sóc khách hàng HDV Huy động vốn KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHTC Khách hàng tổ chức NHTM Ngân hàng thương mại NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TGTK Tiền gửi tiết kiệm TGTT Tiền gửi thanh toán TMCP Thương mại cổ phẩn VIETCOMBANK Vietcombank
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii ABSTRACT ........................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................vi MỤC LỤC.........................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .........................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 3 Tổng hợp .................................................................................................................... 3 Thống kê mô tả........................................................................................................... 3 Khảo sát ..................................................................................................................... 3 Phân tích .................................................................................................................... 4 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 4 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................... 5 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................... 5 8. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................ 8 1.1. Hoạt động HĐV của NHTM................................................................................... 8
- viii 1.1.3.1. Vai trò đối với NHTM .......................................................................................... 13 1.1.3.2. Vai trò đối với nền kinh tế ................................................................................... 14 1.2.Hiệu quả HĐV của NHTM .................................................................................... 14 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐV của NHTM........................................ 19 1.4.Kinh nghiệm HĐV hiệu quả của một số NHTM .................................................. 22 1.4.1.1. Ngân hàng Citibank ............................................................................................. 23 1.4.1.2. Ngân hàng Standard Chartered .......................................................................... 24 1.4.2.1. Ngân hàng Vietcombank ..................................................................................... 24 1.4.2.2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............................................ 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG ............................................................................. 28 2.1.Tổng quan về Agribank CN Phan Đình Phùng ..................................................... 28 2.1.1.Quá trình ra đời và phát triển ................................................................................. 28 2.1.1.1 Giới thiệu về Agribank ..................................................................................... 28 2.1.1.2. Giới thiệu về Agribank CN Phan Đình Phùng ............................................... 29 2.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động ....................................................................................... 29 2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh chung của CN .................................................... 30 2.2.Hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng .............................................. 33 2.2.3.1. Tăng trưởng vốn huy động ............................................................................. 36 2.2.3.2. Cơ cấu vốn huy động ...................................................................................... 39 2.2.3.3. Chi phí HĐV ................................................................................................... 43 2.2.3.4. Tương quan giữa HĐV và cho vay vốn .......................................................... 44 2.3 Đánh giá hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng ............................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG ...................................................... 62 3.1.Định hướng phát triển của Agribank CN Phan Đình Phùng ................................. 62 3.1.1Định hướng chung.................................................................................................... 62 3.1.2Định hướng nâng cao hiệu quả HĐV ..................................................................... 63 3.1.2.1. Định hướng ......................................................................................... 63 3.1.2.2. Mục tiêu ......................................................................................... 64 3.2.Các giải pháp đề xuất với Agribank CN Phan Đình Phùng .................................. 64 3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......... 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 72
- ix KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 73 PHỤ LỤC 01 ..................................................................................................................... iii PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG .................................................... iii PHỤ LỤC 02: DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA GÓP Ý VÀ THẢO LUẬN CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................................................................ v
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Phan Đình Phùng ............ 31 Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ và thu dịch vụ ..................................... 32 Bảng 2.3 : Tăng trưởng VHĐ tại Agribank CN Phan Đình Phùng .................................. 36 Bảng 2.4 : Kết quả thực hiện kế hoạch HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng .......... 37 Bảng 2.5 : Số lượng nhân sự qua các năm tại Agribank CN Phan Đình Phùng............... 38 Bảng 2.6 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại Agribank CN Phan Đình Phùng ....... 40 Bảng 2.7 : Cơ cấu VHĐ theo đối tượng KH tại Agribank CN Phan Đình Phùng ........... 41 Bảng 2.8 : Cơ cấu VHĐ theo kỳ hạn tại Agribank CN Phan Đình Phùng ...................... 42 Bảng 2.9 : Chi phí HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng .......................................... 44 Bảng 2.10 : Tỷ lệ VHĐ so với dư nợ cho vay tại Agribank CN Phan Đình Phùng ......... 45 Bảng 2.11 : Lãi suất huy động bình quân và cho vay tại Agribank CN Phan Đình Phùng46 Bảng 2.13 : Bảng tổng hợp kết quả thu thập thông tin khảo sát ....................................... 48 Bảng 2.13 : Bảng phân tích điểm số các tiêu chí khảo sát ............................................... 49 Bảng 2.15 : Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát về yếu tố uy tín thương hiệu ..................... 50 Bảng 2.16 : Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát về yếu tố chất lượng sản phẩm ................. 51 Bảng 2.17 : Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát về yếu tố chất lượng phục vụ.................... 53
- xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Phan Đình Phùng ...................................... 29 Hình 2.1 : So sánh kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2019-2021 ................................. 31 Hình 2.2 : Tăng trưởng HĐV giai đoạn 2019-2021 tại Agribank CN Phan Đình Phùng 32 Hình 2.3 : Huy động vốn bình quân trên đầu người tại Agribank Phan Đình Phùng ...... 39 Hình 2.4 : Tỷ trọng HĐV theo đối tượng KH tại Agribank CN Phan Đình Phùng ......... 41 Hình 2.5 : Tỷ trọng tiền gửi phân theo kỳ hạn tại Agribank CN Phan Đình Phùng ........ 43
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Ngân hàng thương mại (NHTM) với chức năng là trung gian tài chính bao gồm hoạt động nhận tiền gửi và cho vay với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thỏa thuận. Do đó, nguồn vốn huy động là chủ lực cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua hoạt động HĐV, NHTM có thể đánh giá được uy tín và mức tín nhiệm của KH đối với NH, qua đó đưa ra các chính sách, biện pháp để nâng cao khả năng HĐV, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi ích tối đa cho NH. Nguồn vốn mà các NHTM huy động được hình thành chủ yếu từ việc các NH này sử dụng toàn bộ các nguồn lực hiện có để thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm (TGTK), tiền gửi thanh toán (TGTT)… do đó hoạt động này chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố trong và ngoài ngân hàng. Để thu hút và duy trì được lượng vốn huy động lớn và ổn định đòi hỏi các NHTM phải có kế hoạch, chiến lược trong việc khai thác và phân phối nguồn vốn hợp lý. Trải qua 34 năm xây dựng và phát triển, Agribank duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô mạng lưới, cơ cấu nguồn vốn, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động. Hiện nay, Agribank đang tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030, tái cơ cấu thành công tổ chức NH giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục duy trì vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để có thể hoàn thành các mục tiêu định hướng đề ra, Agribank luôn đặt vấn đề huy động và đảm bảo an toàn nguồn vốn lên hàng đầu, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Huy động vốn là hoạt động được Agribank CN Phan Đình Phùng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong năm 2020-2021, ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh kéo dài dẫn đến lãi suất huy động giảm, lãi suất trần bình quân tại Agribank năm 2020 là 7%/ năm giảm còn 5.5%/ năm vào năm 2021, dẫn đến việc khó khăn trong việc thu hút KH tiền gửi, đặc biệt đối với nhóm KH dân cư. Theo kết quả từ Báo cáo tái cơ cấu tại Agribank CN Phan Đình Phùng giai đoạn 2019-2021, tổng nguồn
- 2 vốn huy động tại CN có gia tăng qua các năm tuy nhiên nguồn vốn từ nhóm KH dân cư có mức tăng trưởng không tương ứng. Huy động vốn năm 2021 tăng 20% so với năm 2020, trong khi HĐV từ các tổ chức tăng lên 26% thì nguồn vốn huy động từ nhóm KH dân cư chỉ tăng 15%. Việc chênh lệch lớn về tỷ lệ vốn huy động giữa hai nhóm KH là tiếng chuông cảnh báo cho việc đảm bảo an toàn và hiệu quả trong HĐV tại CN. Sự phát triển của công nghệ số cùng sự ra đời các dịch vụ NH điện tử, làm cho các sản phẩm dịch vụ tại các NHTM trong địa bàn có nhiều thay đổi như tăng tiện ích, tiết kiệm thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí … làm cho một lượng lớn KH tiền gửi tại Agribank chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ tại các NHTM khác. Sự chuyển biến của công nghệ khi tích hợp nhiều sản phẩm dịch vụ NH, trong đó có TGTT, TGTK ứng dụng vào các thiết bị điện tử đã góp phần chuyển dịch cơ cấu vốn tại CN. Về khía cạnh khoa học, đã có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của hoạt động HĐV tại NHTM, như nghiên cứu của Cao Quỳnh (2017), Ninh Thị Thúy Ngân (2019), OlivierDe Jonghe và Cộng sự (2019), Ghosh, S. (2014). Baik, H., Han, S., Joo, S., & Lee, K. (2022). Hà, L. T. T. (2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên được thực hiện trong thời gian trước, thời điểm các công cụ tài chính NH chưa bị tác động nhiều bởi công nghệ và tình hình kinh tế xã hội như hiện nay, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid19. Đồng thời, học viên cũng chưa tìm thấy bài nghiên cứu nào về hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng. Vì vậy, qua bài luận văn này, học viên xin góp phần giải quyết vấn đề trên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại Agribank CN Phan Đình Phùng và xuất phát từ các khoảng trống trong các nghiên cứu trước, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Hiệu quả HĐV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN Phan Đình Phùng” để làm nội dung nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng của hoạt động HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại đơn vị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích về thực trạng của hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng, từ đó đánh giá được những hạn chế và tìm ra nguyên nhân;
- 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng như thế nào? Có những hạn chế gì và gây ra từ nguyên nhân gì? - Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng trong giai đoạn tới? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về hiệu quả HĐV được thực hiện với số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ 2019-2021. Phạm vi về không gian: Agribank CN Phan Đình Phùng. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tổng quát trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ sau: Tổng hợp Tổng hợp các tài liệu từ các nguồn tạp chí, sách, báo, luận án, báo cáo tài chính, thông cáo báo chí của các NHTM và các quy định, thông tư và luật liên quan để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả HĐV của NHTM, làm cơ sở cho phần nghiên cứu thực trạng tại CN Tổng hợp các bài nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hiệu quả HĐV tại các NHTM, tứ đó tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu trước và hướng đi cho đề tài luận văn. Thống kê mô tả Được sử dụng để thống kê các số liệu thứ cấp làm cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng Từ đó giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất Khảo sát
- 4 Được thực hiện để thu thập ý kiến từ KH sử dụng dịch vụ tại CN, tổng hợp và đưa ra các đánh giá chất lượng HĐV, tìm ra những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HĐV của Agribank CN Phan Đình Phùng dưới góc nhìn của KH. Thời gian khảo sát: từ tháng 09/2022 đến tháng 11/2022. Đối tượng khảo sát: là KH đã và đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tại Agribank CN Phan Đình Phùng. Phương thức khảo sát: thu thập thông tin trực tiếp KH tại quầy giao dịch, khảo sát online Mẫu khảo sát: Theo Hair và công sự (1998), kích thước mẫu khảo sát tối thiểu là bằng 5 lần tổng số câu hỏi khảo sát. Vì vậy nghiên cứu cần thu thập ít nhất 50 phiếu khảo sát. Để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả khảo sát, số phiếu được phát ra là 170 phiếu Thang đo: thang đo Likert 5 được dùng để đánh giá. Phân tích Phân tích tình hình hoạt động HĐV thực tế tại Agribank CN Phan Đình Phùng thông qua dữ liệu thứ cấp để từ đó rút ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại CN, giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích các mặt đạt được và chưa đạt được về chủ đề đang nghiên cứu tại đơn vị thông qua kết quả phân tích, khảo sát thực tế, từ đó đưa ra được những giải pháp để nâng cao hiệu quả HĐV tại CN. Đồng thời, đây là một nguồn thông tin hữu ích, thời gian nghiên cứu gần đây nhất, giúp cho CN NH có thêm thông tin hữu ích, qua đó đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ KH. Tuy đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện tại Agribank CN Phan Đình Phùng, nhưng cũng có thể dùng tham khảo để đưa giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại Agribank nói chung. 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7.1 Khảo lược các nghiên cứu trước
- 5 Về lĩnh vực nghiên cứu “ Hiệu quả HĐV” hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan như sau: Các nghiên cứu nước ngoài OlivierDe Jonghe và Cộng sự (2019), Bank capital (requirements) and credit supply: Evidence from pillar 2 decisions. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng về mối quan hệ giữa nguồn vốn và cấp tín dụng. Nghiên cứu phân tích các yêu cầu vốn cụ thể của NH thay đổi theo thời gian ảnh hưởng như thế nào đến việc cho vay. Ghosh, S. (2014). Risk, capital and financial crisis: Evidence for GCC banks. Borsa Istanbul Review, 14(3), 145-157. Bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa HĐV, rủi ro và cuộc khủng hoản tài chính. Bài nghiên cứu đưa ra nhận định “vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các thiệt hại khi có khủng hoản xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại NHTM”. Bài nghiên cứu trên được thực hiện trên việc khảo sát trong phạm vi 100 NH ở khu vực các nước tại khu vực Trung Đông nên chưa có tình ứng dụng tại Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp cho đề tài. Baik, H., Han, S., Joo, S., & Lee, K. (2022). A bank's optimal capital ratio: A time-varying parameter model to the partial adjustment framework. Journal of Banking & Finance, 142, 106548. Bài nghiên cứu đưa ra các dẫn chứng về việc thay đổi cấu trúc vốn ảnh hưởng đến cơ cấu NHTM. Bài viết còn tìm thấy bằng chứng thuyết phục về sự thay đổi cơ cấu trong hành vi của NH trong việc điều chỉnh tỷ lệ vốn xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Berger, A. N., Herring, R. J., & Szegö, G. P. (1995). The role of capital in financial institutions. Journal of Banking & Finance, 19(3-4), 393-430. Bài viết xem xét vai trò của vốn trong các tổ chức tài chính, tại sao nó lại quan trọng, nhu cầu vốn do thị trường tạo ra khác với các yêu cầu quy định và hình thức mà các yêu cầu quy định nên thực hiện như thế nào. Bài nghiên cứu còn đưa ra xu hướng lịch sử về vốn NH, các vấn đề trong việc đo lường vốn và một số hậu quả không mong muốn có thể xảy ra do yêu cầu vốn. Trong khuôn khổ này, chúng tôi đánh giá những đóng góp cho vấn đề đặc biệt này thúc đẩy tài liệu như thế nào và đề xuất các chủ đề cho nghiên cứu trong tương lai. Các nghiên cứu trong nước
- 6 Ninh Thị Thúy Ngân (2019), Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV của các NHTM . “Nghiên cứu phân tích tình hình HĐV và cơ cấu vốn tại các TCTD tại Việt Nam theo phương pháp thông kê số liệu được công bố trên Tổng cục thống kê từ năm 2016-2018. Bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp cụ thể: triển khai chính sách thu hút KH, thực hiện chính sách lãi suất hợp lý; mở rộng hoạt động kinh doanh và Marketing”. Cao Quỳnh (2017), Ngành NH: nhiều giải pháp huy động nguồn vốn. “Nghiên cứu chỉ ra các biện pháp HĐV từ việc thu thập thông tin tại các NH theo phương pháp định tính. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV chủ yếu là từ hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng đào tạo nhân sự để thỏa mãn sự hài lòng của KH và cuối cùng áp dụng công nghệ vào các sản phẩm để tăng tiện ích sử dụng”. Lê Cường, H. (2019). Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam–CN Cần Thơ. “Nghiên cứu được thực hiện với mục đích: Đánh giá thực trạng hiệu quả HĐV; Tìm hiểu nguyên nhân hạn chế hiệu quả HĐV; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐV kết hợp với phương pháp phân tích thống kê so sánh tổng hợp để tìm ra được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác HĐV của Vietinbank Cần Thơ. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết những nguyên nhân chủ quan từ phía NH, cụ thể: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và phân khúc cho vay KH để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn; Đánh giá tình hình nhân sự – đề xuất phương án cải thiện chất lượng nhân sự. Đánh giá mạng lưới cơ sở vật chất – đề xuất phương án di dời, cải tạo các điểm giao dịch; Cải thiện hình ảnh nâng cao uy tín thương hiệu Vietinbank Cần Thơ tại địa phương”. Hà, L. T. T. (2019). Hiệu quả HĐV tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN tỉnh Lâm Đồng. “Đề tài được thực hiện tại Agribank Lâm Đồng nhằm làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tiền gửi tại Agribank Lâm Đồng trong thời gian tới. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Qua phân tích, đánh giá nghiên cứu đã rút ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác HĐV tiền gửi của Agribank Lâm Đồng từ năm 2016-2018. Trên cơ sở đó, đề tài mang đến cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động HĐV tiền gửi hiện nay và đóng góp một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tiền gửi của Agribank Lâm Đồng”.
- 7 7.2 Khoảng trống của các nghiên cứu trước Qua các tài liệu tham khảo ở trên, tác giả có cái nhìn tổng quan về HĐV cũng như tác động của HĐV đến hoạt động tại NH. Bên cạnh đó, các tài liệu cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐV trong NH, đây được xem là tiền đề lý thuyết cho bài luận văn. Tuy nhiên, hầu hết các bài nghiên cứu trên chỉ đưa ra mối tương quan giữa HĐV và sử dụng vốn sao cho hiệu quả, đồng thời chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV. Bài nghiên cứu chưa có phân tích các yếu tố hình thành và tác động tới hiệu quả HĐV tại các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng. Bên cạnh đó việc phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ số trong sản phẩm NH chưa được đề cập phân tích, đây được xem là lỗ hỏng trong nghiên cứu trên. Đồng thời, học viên cũng chưa tìm thấy bài nghiên cứu nào về hiệu quả HĐV tại Agribank CN Phan Đình Phùng. Vì vậy, qua bài luận văn này, học viên xin góp phần giải quyết vấn đề trên. 8. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bài luận văn được thực hiện thành 3 phần tương ứng nhằm phân tích các yếu tố: cơ sở lý thuyết hình thành nên bài luận văn; phân tích số liệu thực tiễn và đưa ra các giải pháp thực hiện. Theo đó bài luận văn có kết cấu 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn