intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Củ Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

18
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Củ Chi" được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi. Từ đó, đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng trong những năm tới, phù hợp với định hướng hoạt động của toàn hệ thống BIDV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Củ Chi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CỦ CHI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ THỊ NGỌC TUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian qua và chưa từng công bố ở bất kỳ các nghiên cứu khác. Toàn bộ nội dung và số liệu phân tích, trình bày trong luận văn là tuyệt đối trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm toàn bộ về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyển
  4. ii LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa sau đại học đã tạo môi trường thuận lợi để tôi có thể học tập và nghiên cứu tại trường trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Hồ Thị Ngọc Tuyền. Cô đã dành nhiều thời gian quý báu đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tận tâm hướng dẫn, động viên giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cám ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn và cám ơn những anh chị em đồng nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Củ Chi đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho luận văn.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi Nội dung: Luận văn này được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi từ năm 2018 đến năm 2022. Qua đó, đánh giá được thực trạng hoạt động thanh toán của ngân hàng, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân cốt lõi, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục hạn chế, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh, gia tăng nguồn thu phí dịch vụ và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Với phương pháp định tính là chủ yếu, nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá số liệu thống kê được từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi qua các năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV Chi nhánh Củ Chi đã gặt hái được một vài thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn tồn tại một vài điểm hạn chế cần nhìn nhận có thể kể đến như: chưa đầu tư mở rộng mạng lưới thanh toán, các chương trình chăm sóc và khuyến mại thiếu sự quan tâm và thiết kế phù hợp, thiếu nhân sự cho công tác tư vấn, tiếp thị sản phẩm chuyên sâu, những bất cập trong quy trình xử lý, giải quyết khiếu nại cho người dùng,... Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng gợi mở và đưa ra các nhóm giải pháp như về nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, về nhân sự, về quy trình và giải pháp về công tác truyền thông, quảng cáo để giúp ngân hàng khắc phục hạn chế, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở những năm kế tiếp. Kết quả bài nghiên cứu này còn mang ý nghĩa thực tiễn đối với BIDV Củ Chi trong việc cải thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển nguồn thu phí dịch vụ và đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho chi nhánh. Từ khóa: ngân hàng BIDV, thanh toán không dùng tiền mặt, Củ Chi
  6. iv ABSTRACT Title: Non-cash payment activities at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Cu Chi Branch Abstract: This thesis was conducted to study the situation of non-cash payment activities of BIDV, Cu Chi branch from 2018 to 2022. Thereby, to evaluate the current status of payment activities of the bank. pointed out the limitations and core causes, thereby offering practical solutions to overcome the limitations, promote non-cash payment activities at the branch, increase service fee revenue and increase the compete with other banks in the area in the context of increasingly powerful digital technology today. With the main qualitative method, the research focuses on analyzing and evaluating the statistics obtained from non-cash payment activities at BIDV Cu Chi Branch over the years. The research results show that the non-cash payment activities of BIDV Cu Chi Branch have achieved some encouraging achievements, but there are still some limitations that need to be recognized, such as: investment in expanding the payment network, care and promotion programs lack attention and appropriate design, lack of personnel for specialized consulting and product marketing, inadequacies in the processing process. On that basis, the study also suggests and proposes groups of solutions such as improving the quality of payment services, human resources, processes and solutions on communication, advertising to help the bank overcome limitations and promote non-cash payment activities in the following years. The results of this study also have practical significance for BIDV Cu Chi in improving non-cash payment activities, developing service fee revenue and bringing maximum profit to the branch. Keywords: BIDV bank, non-cash payment, Cu Chi
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Ý nghĩa ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam HCSN Hành chính sự nghiệp KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại POS Point of Sale (Điểm chấp nhận thẻ) TKTT Tài khoản thanh toán TSC Trụ sở chính TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2 2.2. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2 2.3. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 6. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................4 7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................4 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .........................................................................4 9. Bố cục dự kiến của luận văn...................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................8
  9. vii 1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại ..................................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ...............................8 1.1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ...................................9 1.1.4. Rủi ro của thanh toán không dùng tiền mặt ...................................................11 1.1.5. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng............12 1.1.5.1. Thanh toán bằng Séc (Cheque – check) ......................................................12 1.1.5.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi ...........................................13 1.1.5.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu ....................................................................13 1.1.5.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (Bank Card) ..............................................14 1.1.5.5. Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử ..............................................15 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ....................16 1.2.1. Các chỉ tiêu về quy mô, hiệu quả ...................................................................16 1.2.1.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ....16 1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán của các hình thức TTKDTM ......16 1.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động TTKDTM ................................17 1.2.1.4. Tỷ trọng thu nhập TTKDTM.......................................................................17 1.2.1.5. Cơ cấu TTKDTM ........................................................................................17 1.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng ....................................................................................18 1.2.2.1. Sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng ........................................................18 1.2.2.2. Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ ................................................18 1.2.2.3. Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt .............18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................19
  10. viii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 ..........................................................................................................................20 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Củ Chi ............................................................................................................................20 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................................................20 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Củ Chi ....................................................................................21 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................21 2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức nhân sự..............................................................22 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .....................................................................................................27 2.1.4. Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .......................................................................32 2.2. Đánh giá tình hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi ..........................................................................................45 2.2.1. Kết quả đạt được.............................................................................................45 2.2.2. Tồn tại, hạn chế ..............................................................................................48 2.2.3. Nguyên nhân ...................................................................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH CỦ CHI ...........................................................................................................................56 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng BIDV giai đoạn 2021 – 2025 .......................................................................................................................56
  11. ix 3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi ..........................................................................................57 3.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ .....................................................57 3.2.2. Giải pháp về quy trình ....................................................................................58 3.2.3. Giải pháp về nhân sự ......................................................................................58 3.2.4. Giải pháp về truyền thông, quảng cáo ............................................................60 3.3. Kiến nghị ...........................................................................................................61 3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước .........................................................................61 3.3.2. Đối với Ngân hàng BIDV...............................................................................62 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ........................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................i
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Chi tiết việc bố trí và cơ cấu nhân sự cán bộ, lãnh đạo BIDV Chi nhánh Củ Chi ....................................................................................................................... 26 Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn, dư nợ, tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận trước thuế BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ................................................................ 27 Bảng 2.3. Số lượng tài khoản thanh toán tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................................................. 33 Bảng 2.4. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................................. 34 Bảng 2.5. Tỷ trọng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ............................. 36 Bảng 2.6. Bảng doanh số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ................................................................ 37 Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ................................................ 40 Bảng 2.8. Tỷ trọng lợi nhuận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022............................... 42 Bảng 2.9. Số lượng máy ATM và máy POS của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................................................. 43 Bảng 2.10. Tình hình biến động số lượng thẻ phát hành tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2019 – 2022 .............................................................................................. 44
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi ......................................................................................... 22 Hình 2.2. Tình hình biến động huy động vốn của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ..................................................................................................... 28 Hình 2.3. Tình hình biến động dư nợ tín dụng của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ..................................................................................................... 30 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ......... 31 Hình 2.5. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 .............................................................................................. 32 Hình 2.6. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán của BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ..................................................................................................... 35 Hình 2.7. Biến động doanh số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ..................................................... 38 Hình 2.8. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi giai đoạn 2018 – 2022 ................................................ 41
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu thế tất yếu của các nước trong khu vực và trên thế giới. Rahman và ctg (2020) cũng cho rằng xã hội không dùng tiền mặt và sự đổi mới công nghệ đang dần trở nên phổ biến rộng khắp thế giới. Thật vậy, ở nước ta hiện nay, việc các ngân hàng thương mại đầu tư mạnh mẽ, tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số hóa, thúc đẩy các sản phẩm thanh toán trên mạng, qua điện thoại di động như ví điện tử, các loại thẻ ngân hàng và điện thoại thông minh, thanh toán bằng mã QR Code… đã cho thấy xu hướng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế việc sử dụng phương tiện thanh toán truyền thống trong tiêu dùng, mua sắm của người dân đang ngày một đẩy mạnh. Thêm vào đó, thói quen của người dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch Covid-19. Nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ TTKDTM đã giúp người dân yên tâm, hạn chế tiếp xúc, an tâm phòng dịch mà vẫn đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của mình. Chính vì thế, tốc độ và tỷ lệ người dùng TTKDTM tăng vọt, hàng loạt những bài báo, cuộc nghiên cứu về các thành quả đạt được của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được khai thác nhiều hơn chứng tỏ sự quan tâm của xã hội đối với hoạt động thanh toán này. Đồng thời, những năm trở lại đây Huyện Củ Chi đang được sự quan tâm và định hướng phát triển bởi chính phủ từng bước hình thành và phát triển trung tâm đô thị mới Tây Bắc của TP.HCM. Cùng với lợi thế là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như Tây Bắc Củ Chi, Tân Phú Trung, Đông Nam Củ Chi… thu hút đông đảo nguồn lao động từ nhiều nơi cho thấy nhu cầu và tiềm năng phát triển rộng rãi nhiều phương thức thanh toán hiện đại của ngân hàng. Là một trong những những ngân hàng dẫn đầu về quy mô hoạt động trên địa bàn nhưng doanh số thu phí dịch vụ tại BIDV Củ Chi còn chiếm tỷ trọng thấp (dưới 10%) trong tổng nguồn thu hoạt động. Với định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng BIDV đối với việc thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả chủ trương và mục tiêu của quốc gia trong đẩy mạnh TTKDTM, Chi nhánh BIDV Củ Chi đã liên tục thực
  15. 2 hiện cải thiện các phương thức thanh toán truyền thống và tích cực triển khai, áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhằm cung cấp những trải nghiệm tiện ích, an toàn và hiệu quả cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Song, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế. Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi” làm đề tài cho luận văn cao học của mình với mong muốn đóng góp những giải pháp cụ thể và thiết thực để chi nhánh có thể thúc đẩy hoạt động TTKDTM phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả hơn trong những năm tới. 2. Mục tiêu của đề tài 2.2. Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Củ Chi. Từ đó, đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng trong những năm tới, phù hợp với định hướng hoạt động của toàn hệ thống BIDV. 2.3. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu thực trạng tình hình TTKDTM tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi. Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất những giải pháp phù hợp và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi. 3. Câu hỏi nghiên cứu Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi như thế nào? Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Củ Chi là gì?
  16. 3 Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi nên làm gì để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động TTKDTM gồm các phương tiện thanh toán hiện đại được ứng dụng công nghệ cao như các loại thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng...) và các dịch vụ ngân hàng điện tử (Mobile Banking, SmartBanking, IBank, Internet Banking…) tại Chi nhánh ngân hàng BIDV Củ Chi. Phạm vi không gian: Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Củ Chi. Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình TTKDTM tại BIDV Củ Chi qua bộ dữ liệu thu thập từ năm 2018 đến năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó, nghiên cứu tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa các thông tin thu thập được nhằm làm rõ cơ sở lý luận. Thông qua thống kê kết quả đạt được dựa trên tính toán số liệu, mức độ tăng trưởng… xác định mức độ hoạt động TTKDTM tại ngân hàng. Trên cở sở thông tin và số liệu thu thập được, nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động TTKDTM, đánh giá các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất và kiến nghị các giải pháp phù hợp gắn với bối cảnh và tình hình của chi nhánh. Số liệu thứ cấp: bao gồm tất cả các thông tin thu thập được về hoạt động TTKDTM của BIDV Củ Chi trong thời gian nghiên cứu kết hợp với nguồn dữ liệu chính thức từ những báo cáo về kết quả kinh doanh, hoạt động thanh toán, báo cáo tình hình sử dụng sản phẩm, dịch vụ… tại BIDV Củ Chi qua các năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022. Từ đó đánh giá thực trạng hoạt động và mức độ sử dụng các sản phẩm TTKDTM của khách hàng tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tổng hợp, phân tích, cập nhật các thông tin tập hợp được từ các báo cáo, nghiên cứu được công bố khác, những bài báo, trang web có liên quan, trên nền tảng phân tích tình trạng thực tế tại Ngân hàng để đánh giá những vấn đề tồn tại và nêu ra các giải pháp thiết thực, mang tính cụ thể góp phần nâng cao hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh.
  17. 4 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung luận văn được thực hiện thành các phần nhằm giải đáp những câu hỏi bài nghiên cứu đặt ra. Trong đó, phần thứ nhất, diễn giải các lý luận cơ bản hoạt động TTKDTM (định nghĩa, đặc điểm, các phương thức thanh toán và ý nghĩa của TTKDTM). Phần thứ hai, giới thiệu khái quát về mô hình hoạt động của ngân hàng và sơ lược về kết quả kinh doanh trong những năm qua; phân tích dữ liệu và nhận xét tình trạng TTKDTM tại BIDV Chi nhánh Củ Chi. Dựa trên nền tảng lý thuyết và dữ liệu phân tích, nhận xét thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TTKDTM tại ngân hàng ở phần thứ ba. 7. Đóng góp của đề tài Hoạt động TTKDTM đã được nghiên cứu nhiều khía cạnh bởi các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên với bối cảnh dịch Covid-19 vừa đi qua đã tác động không ít tới tình hình và sự thay đổi trong chiều hướng phát triển của dịch vụ. Vì thế, cần nhìn nhận đúng xu hướng chuyển đổi trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu của họ trong bối cảnh mới để có những giải pháp hợp lý, sát thực tế. Đồng thời, vấn đề TTKDTM được nhiều người nghiên cứu tuy nhiên đối với các khu vực huyện ven thành phố như Củ Chi thì chưa có những nghiên cứu sâu sắc và thực tế với số liệu mang tính cập nhật, nên đây vẫn là đề tài mang tính kế thừa và phát huy, bổ sung cho các nghiên cứu trước, làm công cụ để các ngân hàng tham khảo, sử dụng trong điều hành mục tiêu, chính sách của mình đối với đẩy mạnh TTKDTM trong thời gian tới. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Việc đẩy mạnh hoạt động TTKDTM từ lâu đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở nước ta và cả nước ngoài như: Manickam và ctg (2019), Kee và ctg (2021), Rahman và ctg (2020), Nguyễn Thị Kim Hồng (2019), Lê Đình Hạc (2020), Nguyễn Thanh Thảo (2020),… Đa số các nghiên cứu tập trung đánh giá tình hình hoạt động TTKDTM của các quốc gia khác nhau. Cụ thể: Manickam và ctg (2019) đã phát hiện ra rằng giao dịch không tiền mặt có ưu điểm chính là các giao dịch kỹ thuật số đảm bảo ghi lại tất cả mọi giao dịch kinh tế. Phương tiện số hóa gần như có thể kiểm soát các thị trường tiền đen vốn thường
  18. 5 gây tổn hại cho nền kinh tế quốc dân và giúp tăng thu nhập từ thuế của chính phủ. Những lợi thế đối với công dân trong nền kinh tế không tiền mặt là hạn chế được rủi ro mang theo tiền giấy và tránh được việc mất tiền. Giao dịch không dùng tiền mặt thuận tiện cho việc đặt hàng hóa, thanh toán và mọi giao dịch tài chính được dễ dàng tiến hành và quản lý từ nhà, văn phòng hay bất cứ đâu bằng điện thoại thông minh. Theo Kee và ctg (2021), các tổ chức tài chính cần có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng – những người gặp khó khăn trong tiếp xúc và làm quen với các phương tiện thanh toán mới vì nó sẽ giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng và mang lại hình ảnh tốt đẹp cho tổ chức. Mọi người vẫn nghĩ rằng hệ thống thanh toán online tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính có thể phát sinh trong quá trình giao dịch. Trong khi đó, Mukhopadhyay (2016) nghiên cứu được rằng nỗ lực phối hợp để làm cho các cá nhân nhận thức được những lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt là điểm khởi đầu. Việc lực lượng lao động làm việc trong khu vực có tổ chức sẽ giúp có dòng tiền ổn định vào tài khoản của họ và một ưu đãi về giảm thuế cho các cá nhân thực hiện thanh toán/chuyển tiền trong tài khoản nên được thúc đẩy mạnh mẽ. Chen và ctg (2019) chỉ ra rằng thanh toán không dùng tiền mặt, chẳng hạn như thẻ thanh toán và thanh toán kỹ thuật số, là những cách hiệu quả hơn để hoàn tất giao dịch khi so sánh với thanh toán bằng tiền mặt. Kết quả số liệu cho thấy mức độ thâm nhập ngân hàng trực tuyến và thâm nhập thẻ ghi nợ là những yếu tố quan trọng thúc đẩy TTKDTM, chính phủ nên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tài chính và các công ty có thể cố gắng cải thiện công nghệ tài chính. Theo Nguyễn Thanh Thảo (2020), hoạt động TTKDTM tại nước ta đã gặt hái được những kết quả tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, một số điểm còn tồn tại như thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, chưa hoàn thiện hành lang pháp lý trong thanh toán điện tử, trang thiết bị kỹ thuật và điều kiện về hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động TTKDTM chưa thật sự hiệu quả. Nguyễn Thị Kim Hồng (2019) cho rằng giải pháp trọng tâm của ngân hàng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo và các hoạt động marketing đến
  19. 6 người dân và các đơn vị trên địa bàn, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tăng cường công tác chăm sóc khách hàng là mấu chốt để đẩy mạnh hoạt động TTKDTM. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại cần đặt ra những giải pháp mới thích hợp và thách thức hơn để đẩy mạnh dịch vụ này. Trong khi đó, Nguyễn Thị Thùy Hương (2021) chỉ ra rằng bên cạnh những cải thiện về các chính sách, quy định và hạ tầng TTKDTM, ngân hàng đang dần có những ứng dụng công nghệ mới như: eKYC, mã phản hồi nhanh, xác thực vân tay, thanh toán phi tiếp xúc, xây dựng hệ sinh thái ngày càng đa dạng: kết nối thanh toán giữa ngân hàng di động (Mobile Banking) với các dịch vụ viễn thông, y tế, dịch vụ công, giao thông, điện lực… Nghiên cứu chỉ ra cụ thể và thuyết phục những nguyên nhân và hạn chế của nước ta đối với phát triển hoạt động TTKDTM, trong đó, tội phạm, gian lận trong giao dịch điện tử, thiết bị kỹ thuật kém hiệu quả, thông tin truyền thông chưa rộng rãi, vấn đề về chi phí phát hành thẻ,... được đề cập như những nguyên nhân chính. Bằng phương pháp định tính, Phan Thị Hoàng Yến và ctg (2022) đã chỉ ra một số nguyên nhân tác động đến sự phát triển bền vững của TTKDTM trong thời đại công nghệ kỹ thuật số; thực trạng hoạt động TTKDTM hiện nay, từ đó xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng: hành lang pháp lý, tâm lý của khách hàng, mức độ bảo mật thông tin và giao dịch, hạ tầng kỹ thuật và sự liên kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ thanh toán và hệ thống thanh toán. Qua khảo lược các nghiên cứu trước cho thấy vẫn còn một số khoảng trống nghiên cứu trong chủ đề về TTKDTM. Trước tiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa đi qua đã tác động không ít tới xu hướng phát triển của dịch vụ, TTKDTM cũng là một giải pháp tài chính giúp đẩy lùi và hạn chế dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong TTKDTM chưa đề cập nhiều và đánh giá sự phát triển của dịch vụ gắn với bối cảnh dịch Covid-19. Cùng với đó, BIDV Chi nhánh Củ Chi là ngân hàng có địa bàn hoạt động ở vùng ven thành phố và mạng lưới hoạt động phân bổ tại các xã xa trung tâm với tỷ lệ phát triển TTKDTM còn tương đối thấp. Với định hướng chiến lược và mục tiêu đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ thì TTKDTM đang là vấn đề cần nhiều giải pháp khả thi để áp dụng và thúc đẩy. Bên
  20. 7 cạnh đó, tác giả cũng chưa tìm thấy các bài viết hay nghiên cứu nào khác về hoạt động TTKDTM tại huyện Củ Chi nói chung và BIDV Củ Chi nói riêng nên đây là khía cạnh gợi mở và bổ sung thêm cho các nghiên cứu hiện tại. 9. Bố cục dự kiến của luận văn Bố cục bài nghiên cứu với các nội dung nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra bao gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản trong hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng thương mại. Trong đó, nêu ra định nghĩa của hoạt động TTKDTM, đặc điểm, vai trò, rủi ro, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các yếu tố đánh giá hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Củ Chi. Trong chương này sẽ tập trung đánh giá tiềm năng, thực trạng và nêu ra những thành quả đạt được cũng như những hạn chế cốt lõi của ngân hàng. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh TTKDTM tại BIDV Chi nhánh Củ Chi. Chương này sẽ trình bày những định hướng hoạt động của ngân hàng trong dịch vụ TTKDTM và những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những tồn tại và phát huy lợi thế của chi nhánh trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0