intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu sự tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ MẤT CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ MẤT CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Thạc sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
  4. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, khoa sau đại học của Nhà trường đã giảng dạy và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra các góp ý quý báu và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp nơi tôi làm việc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ và động viên, giúp tôi yên tâm nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty thương mại niêm yết của trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 công ty thương mại trong giai đoạn 2011-2021, nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng của dòng tiền, dòng tiền tuyệt đối đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn. Bằng cách sử dụng mô hình DFD-GMM cho thấy dòng tiền có tác động cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Cấu trúc vốn liên quan đến mức độ vốn chủ sở hữu và vốn nợ được phân phối bởi một công ty để cấu trúc lên giá trị tài sản. Mặc dù các khoản nợ và vốn chủ sở hữu có giá trị dương, nhưng một số nhược điểm của việc sử dụng chúng trở thành vô số vấn đề trong tài chính doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng các công ty có các mục tiêu về đòn bẩy, nhưng việc điều chỉnh các mục tiêu này không thường xuyên hoặc với tốc độ vừa phải do có chi phí điều chỉnh. Các công ty chỉ điều chỉnh cấu trúc vốn khi chi phí điều chỉnh nhỏ hơn lợi ích của việc tiến gần hơn đến đòn bẩy mục tiêu. Từ khóa: Dòng tiền, Đòn bẩy mục tiêu, Tốc độ điều chỉnh
  6. iv ABSTRACT The thesis studies the impact of cash flow imbalance on the adjustment of capital structure of listed trading companies on the Vietnamese stock market. Using data from financial statements of 25 commercial companies for the period 2011-2021, the study analyzes the influence of cash flow and absolute cash flow on capital structure adjustment. Through the use of the DFD-GMM model, it has been shown that cash flow has a positive impact on the material part of businesses. Capital structure refers to the amount of equity and debt distributed by a company to structure up asset value. While liabilities and equity have a positive effect, some of the disadvantages of using them become a multitude of problems in corporate finance. An increasing number of studies find empirical evidence that firms have leverage targets, but adjust these targets sporadically or at a moderate rate due to the cost of adjustment. Firms adjust their capital structure only when the costs of adjustment are less than the benefits of moving closer to target leverage. Keyword: Cash Flow, Speed of adjustment, Target Leverage.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt Generalized Method of 1 GMM Phương pháp hồi quy GMM Moments Phương pháp hồi quy bình phương 2 OLS Ordinary least squares nhỏ nhất 3 ROA Return on total assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở 4 ROE Return On Equity hữu 5 DN Doanh nghiệp 6 VCSH Vốn chủ sở hữu 7 CTV Cấu trúc vốn Sở Giao dịch Chứng khoán Thành 8 HOSE phố Hồ Chí Minh Sở Giao dịch Chứng khoán Thành 9 HNX phố Hà Nội 10 LNST Lợi nhuận sau thuế 11 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 12 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 13 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 14 BCTC Báo cáo tài chính 15 HĐKD Hoạt động kinh doanh 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 NDH Nợ dài hạn 19 NNH Nợ ngắn hạn 20 TSCĐ Tài sản cố định 21 DT Dòng tiền
  8. vi 22 ĐBTC Đòn bẩy tài chính 23 CTTM Công ty thương mại
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii ABSTRACT iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC HÌNH VẼ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Đóng góp của đề tài 5 1.7. Kết cấu của nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM 7 2.1. Các khái niệm cơ bản 7 2.1.1. Khái niệm sự mất cân đối dòng tiền 7 2.1.2. Khái niệm biến động dòng tiền 12 2.1.3. Khái niệm cấu trúc vốn 12 2.1.4. Khái niệm tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn 15 2.2. Nghiên cứu lý thuyết 15 2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) 15 2.2.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off Theory) 17 2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order theory) 21 2.3. Nghiên cứu thực nghiệm 22
  10. viii 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 22 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Giả thuyết nghiên cứu 34 3.2. Mô hình nghiên cứu 36 3.3. Dữ liệu nghiên cứu 41 3.4. Trình tự xử lý dữ liệu 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45 4.1. Thống kê mô tả biến 45 4.2. Phân tích hệ số tương quan 48 4.3. Phân tích hồi quy 50 4.3.1 Tác động của dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách 50 4.3.2. Tác động của CTV tới đòn bẩy thị trường 52 4.3.3. Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn 54 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 54 4.4.1. Tổng quan tình hình các công ty ngành thương mại Việt Nam 54 4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Một số khuyến nghị 59 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC xii
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Hình 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm 31 Bảng 3.1: Phương pháp xác định các biến trong mô hình 44 Bảng 3.2: Danh sách công ty trong mẫu nghiên cứu 46 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 49 Bảng 4.2: Phân tích hệ số tương quan 52 Bảng 4.3: Tác động của biến dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách 53 Bảng 4.4: Tác động của biến tuyệt đối dòng tiền tới đòn bẩy sổ sách 54 Bảng 4.5: Tác động của biến dòng tiền tới đòn bẩy thị trường 55 Bảng 4.6: Tác động của cấu trúc vốn tới đòn bẩy thị trường với biến 56 ngưỡng là trị tuyệt đối dòng tiền
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 2.1: Lưu chuyển dòng tiền 8 Hình 2.2: Lý thuyết đánh đổi tĩnh 17 Hình 2.3: Lý thuyết đánh đổi động 18 Hình 2.4: Lý thuyết trật tự phân hạng 19 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 40 Hình 4.1: Biểu đồ của đòn bẩy sổ sách 49 Hình 4.2: Biểu đồ của đòn bẩy thị trường 50 Hình 4.3: Biểu đồ của Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/ 50 Tổng tài sản Hình 4.4: Tốc độ điều chỉnh 57
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Cấu trúc vốn đề cập đến sự kết hợp cụ thể giữa nợ và VCSH được sử dụng để tài trợ cho tài sản và hoạt động của công ty. Với DN, VCSH đại diện vốn dài hạn, đắt đỏ nhưng linh hoạt về mặt tài chính, từ đó một công ty sẽ huy động vốn theo các điều khoản hợp lý khi cần vốn. Mặt khác, nợ là nguồn vốn rẻ hơn và có thời hạn, ràng buộc (về pháp lý) công ty thực hiện chi trả như đã cam kết theo lịch trình cố định với nhu cầu được tái cấp vốn trong tương lai với chi phí không xác định (Cerkovskis, 2022). CTV thực tế sẽ thay đổi dựa trên đặc điểm của từng tổ chức, ngành nghề mà tổ chức đó hoạt động, ảnh hưởng của những thay đổi kinh tế vĩ mô, các yếu tố văn hóa và tôn giáo. Các chuyên gia tài chính thường quan tâm đến việc tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng nợ hoặc sử dụng ĐBTC của tổ chức, trái ngược với việc xác định tỷ lệ nợ trên VCSH lý tưởng (García, 2021). Có thể xác định xem quyết định sử dụng vốn nợ hoặc VCSH của DN là phù hợp hay không dựa trên mối liên hệ giữa các yếu tố này với cấu trúc vốn. nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả của ĐBTC và gia tăng giá trị tài sản cho tổ chức (Doorasamy, 2021). Là một đất nước trong quá trình phát triển, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với quá trình cổ phần hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn. Trong bối cảnh này, các DN đã có nhiều nỗ lực trong việc khai thác các nguồn lực của xã hội để phát triển hoạt động. Một trong những nguồn lực đó là nguồn lực tài chính từ bên ngoài DN (Hoang và cộng sự., 2019). Thực tế cho thấy, mỗi một DN đều có mức độ và chính sách khai thác nguồn lực tài chính bên ngoài khác nhau và dẫn đến những hiệu quả khác nhau, thậm chí ngược chiều nhau. Như vậy, việc đưa ra một quyết định tài chính và lựa chọn mức đòn bẩy mục tiêu là cần thiết cho sự phát triển của DN Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay (Thai, 2017). Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ Lý thuyết đánh đổi động. Nhìn chung, họ đồng ý rằng các công ty áp dụng đòn bẩy mục
  14. 2 tiêu, nhưng các điều chỉnh đến gần mục tiêu là không thường xuyên hoặc với tốc độ vừa phải vì sự có mặt của chi phí điều chỉnh (Nguyen and Nguyen, 2015). Theo Singh (2016), các công ty thay đổi về cấu trúc vốn chỉ khi chi phí điều chỉnh nhỏ hơn lợi ích của việc điều chỉnh đến gần hơn đòn bẩy mục tiêu. Do đó, ngoài yếu tố mang tác động đến chi phí giao dịch, việc điều chỉnh chi phí cũng dựa trên các yếu tố tác động đến động lực tiếp cận thị trường vốn bên ngoài của các DN, chẳng hạn như cơ hội đầu tư và DT thực. Luận văn sẽ nghiên cứu tập trung vào tác động của DT thực lên sự điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu trong nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam. Trong kinh doanh, các DN có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên lựa chọn một CTV giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính (Das, 2017). Câu hỏi quan trọng được đặt ra là các DN sẽ kết hợp các nguồn vốn ra sao để đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý từ đó tối đa hóa lợi ích. Cùng với đó việc tìm ra yếu tố nào tác động đến cấu trúc vốn của công ty và mức độ tác động của mỗi yếu tố cũng là một vấn đề rất được quan tâm (Dao and Ta, 2020). Các CTTM là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. CTTM thực hiện chức năng phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường và nâng co chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp nhận phản hồi của khách hàng và đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, CTTM còn giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên một dây chuyện sản xuất và kinh doanh hiệu quả, tạo nên một mô hình kinh doanh đêm lại kết quae tốt cho tất cả các mô hình doanh nghiệp tham gia thị trường. CTTM có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân, bởi nó liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung, cầu và cả các loại chi phi sản xuất, vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng, điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành kinh tế và đời sống hàng ngày. CTTM có vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa,
  15. 3 hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động kinh doanh, CTTM đã làm tốt việc mang hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu giúp nâng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, CTTM có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường nước ngoài thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Các DN thương mại niêm yết đóng góp một phần lớn vào hoạt động của nền kinh tế và là một trong những tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tính chung thì vốn điều lệ tại ngày 31/12/2020 của trung bình mỗi DN niêm yết trên HOSE đã tăng khoảng 110% so với vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết lần đầu. Nhằm gia tăng sức cạnh tranh, uy tín và giá trị của mình, đạt được cấu trúc vốn phù hợp là một trong những phương hướng được chú trọng tại DN. Từ kết quả từ trên, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng tiền và cấu trúc vốn và dẫn đến những kết luận khác nhau ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào làm về các CTTM ở Việt Nam. Luận văn được thực hiện nhằm xác định “Tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam” trong giai đoạn 2011 – 2021. Qua đó đưa ra tham khảo để các DN tìm được ảnh hưởng của DT thực lên sự điều chỉnh đòn bẩy mục tiêu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tìm hiểu sự tác động của sự mất cân đối dòng tiền đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Xác định yếu tố nào giữa giá trị tuyệt đối của DT hay DT ròng ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam; - Xác định chiều hướng tác động của sự mất cân đối DT đến CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam; - Xác định tốc độ của sự điều chỉnh CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam.
  16. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi như sau: - Giá trị tuyệt đối của DT hay DT ròng ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của CTV? - Chiều hướng tác động của của sự mất cân đối DT đến CTV của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam ra sao? - Tốc độ điều chỉnh của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ tác động của sự mất cân đối DT lên sự điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty ngành thương mại niêm yết tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021. Về không gian, luận văn sử dụng mẫu gồm 25 công ty ngành thương mại Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội (HNX). Qua rà soát số liệu của các DN từ năm 2011 đến năm 2021, tác giả cũng đã tiến hành loại bỏ các ĐN không có đủ số liệu hoặc những bất thường để nâng cao độ chính xác của kết quả nghiên cứu, mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng những DN có đầy đủ dữ liệu phù hợp với mô hình. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nguồn thông tin được thu thập qua các bài nghiên cứu khoa học uy tín trong nước và nước ngoài. Số liệu thứ cấp được sử dụng và tính toán từ các thông cáo tài chính, tài liệu đại hội cổ đông của các công ty thương mại niêm yết tại Việt Nam từ năm 2011 – 2021 thông qua website vietstock.vn. Đề tài áp dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính dựa trên các lý thuyết tài chính của các học giả ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích định lượng sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào qua phần mềm Stata và Excel.
  17. 5 Luận văn áp dụng mô hình hồi quy ngưỡng bảng động và ước tính nó bằng một mô hình mới là phương pháp tiếp cận First-difference GMM, cho phép tính đồng nhất trong cả biến ngưỡng và bộ hồi quy. 1.6. Đóng góp của đề tài Đề tài có hai đóng góp lớn. Đầu tiên, theo hiểu biết của tác giả, tác giả sử dụng phương pháp tổng quát sai phân đầu tiên đã phát triển của GMM (ký hiệu là DFD- GMM) do Seo và Shin (2016) đề xuất để nghiên cứu ngưỡng ảnh hưởng của DT đến việc điều chỉnh đòn bẩy của DN. Cách tiếp cận mới không chỉ làm giảm lỗi lấy mẫu, nhưng cũng cho phép các biến hồi quy và biến ngưỡng là nội sinh đồng thời. Do đó, nó đã được sử dụng để kiểm tra hiệu ứng ngưỡng trong các lĩnh vực rộng lớn. Thật vậy, các nghiên cứu như Huibo (2021) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về tính đồng nhất của DT trong việc ảnh hưởng đến điều chỉnh đòn bẩy. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã bỏ qua tính đồng nhất của DT vì các hạn chế kỹ thuật trong việc ước tính mô hình hồi quy ngưỡng bảng động với biến ngưỡng (Ahmadimousaabad et al., 2013). Bằng cách sử dụng phương pháp này, tác giả có thể ước tính giá trị ngưỡng của DT, tốc độ điều chỉnh và các hệ số dài hạn của đòn bẩy các yếu tố quyết định nhất quán, ngay cả khi cả DT và các yếu tố quyết định là nội sinh. Thứ hai, tác giả cho rằng DT tuyệt đối tạo điều kiện cho việc gia giảm đòn bẩy của các công ty thương mại Việt Nam bằng cách giảm chi phí điều chỉnh. Hơn nữa, tác giả chỉ ra sự tương tác giữa biến giả của dấu hiệu DT và đòn bẩy trễ để điều tra tác động đồng thời của dấu hiệu và giá trị tuyệt đối của DT. Ưu điểm là nó cho phép tác giả xem xét các tác động của dấu hiệu của DT trong các chế độ khác nhau được phân loại theo các mức độ của DT tuyệt đối. 1.7. Kết cấu của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu Chương 1 giới thiệu về lý do nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cũng như phương pháo nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu. Thông qua chương này, người đọc sẽ hình dung tổng quát về đề tài được nghiên cứu. Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
  18. 6 Chương 2 giải thích khái niệm, cách đo lường cấu trúc vốn mục tiêu, đo lường sự mất cân đối DT và giới thiệu một số lý thuyết liên quan mất cân đối DT và cấu trúc vốn của các DN ngành thương mại tại Việt Nam. Chương này cũng khảo lược các nghiên cứu tiền nhiệm về tác động của mất cân đối DT đến cấu trúc vốn mục tiêu, yếu tố tác động đến cấu trúc vốn mục tiêu cũng như tốc độ điều chỉnh đến cấu trúc vốn mục tiêu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu, giải thích cách đo lường các biến và nêu ra các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra chương này cũng trình bày nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4 đưa ra kết quả đạt được khi triển khai chạy mô hình, qua đó nêu được ý nghĩa về mối tương quan giữa các biến nhận được từ kết quả đó. Kiểm định một lần nữa tính đúng đắn của mô hình triển khai để củng cố hoặc bác bỏ kết quả nhận được. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị Chương 5 là kết luận của việc kiểm tra thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi ĐBTC của các công ty thương mại niêm yết ở Việt Nam. Tính ra được tốc độ điều chỉnh đối với đòn bẩy mục tiêu cho các công ty thương mại niêm yết tại Việt Nam, DT đã ảnh hưởng đến mức điều chỉnh như thế nào. Ngoài ra, chương 5 cũng trình bày hạn chế của nghiên cứu này và những ý tưởng khai thác tiếp theo liên quan đến chủ đề này.
  19. 7 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm sự mất cân đối dòng tiền a. Khái niệm dòng tiền: DT còn gọi là lưu chuyển tiền tệ được định nghĩa là sự chuyển động ra hoặc vào của các khoản tiền trong DN, dự án hay là một sản phẩm tài chính trong khoảng thời gian hữu hạn. Việc lưu chuyển DT sẽ liên quan đến việc lưu chuyển DT ròng, DT thuần và DT thông minh. Mất cân đối DT là mất cân đối về tiền ra vào DN (Zhang et al., 2019). DT có ảnh hưởng to lớn tới các quyết định về kinh tế của DN. Các quyết định đầu tư được đưa ra qua việc nghiên cứu DT trong tương lai. DT còn thể hiện khả năng thanh toán của DN. Nhà kinh tế học Keynes (1937) nêu ra tính năng kinh tế đặc biệt của tiền đó chính là “tính thanh khoản”. Dễ dàng nhận thấy tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất của DN. Nhưng trong bối cảnh nhiều cạnh tranh và chi phí cơ hội ngày càng cao dẫn đến việc duy trì tính thanh khoản thường xuyên gây bất lợi cho DN. Tuy vậy, DN có thể tránh khỏi những tác động bất lợi cũng như những “cú sốc” về DT nhờ tính thanh khoản này (Keynes, 1937). Khái niệm về DT có thể được tìm hiểu qua DT vào, DT ra và DT ròng. DT ròng được tính bằng tổng số tiền vào trong bất kỳ loại trừ số tiền bỏ ra trong tương ứng. Khác với chỉ tiêu lợi nhuận đạt được trong kỳ tính theo phương pháp tổng hợp. DT vào được ghi nhận khi nó thực sự được nhận vào bởi công ty, tuy nhiên chưa thể chắn chắn rằng đó là khoản thu nhập của DN (Collings, 2016). Ngược lại, DT ra được ghi nhận khi khoản tiền được chi ra nhưng đó có thể không phải là chi phí của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mô tả biến động với ba hoạt động chính trong một DN thông thường: hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư. Như vậy, theo cơ sở kế toán tiền thực tế phát sinh (tiền mặt cơ bản) DT của hoạt động kinh doanh chỉ là tiêu chí có thể mang lại lợi nhuận cho hoạt động trong kỳ (Nour, Nour and Shokeira, 2012).
  20. 8 Lợi nhuận Cổ đông Khoản phải thu Chi phí Nguồn vay Thuế TIỀN [Gr Chứng khoản ab your Cổ tức reader’s attention Lãi with a Chi phí Nhà xưởng, hoạt động great quote thiết bị from the Khấu hao document Giá vốn or use this hàng bán space to Hàng tồn kho và chi phí sản xuất emphasize a key Nguồn: Nour, Nour và Shokeira (2012) point. To Hình 2.1. Lưu chuyển dòng tiền place this Cần nằm bắt đầy đủ các khoản mục tại báo cáo kết quả kinh doanh của một tổ text box chức để có cái nhìn toàn diện về lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, những khoản mục như: anywhere khấu hao được tính vào chi phí và trực tiếp tác động tới LNST. Tuy vậy, các khoản on the mục này không ảnh hưởng trực tiếp đến DT (Kusuma, 2014). Bên cạnh đó, các khoản page, just trảdrag it.] bảo hiểm, thanh toán cho bên cung cấp, hợp đồng dịch vụ bảo trì hoặc trước như tu sửa; được trả trước bằng tiền. Các khoản này có tác động đến DT, nhưng không ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty trong kỳ. DT ghi nhận trên BCLCTT được trình bày là các khoản thu, chi bằng tiền từ HĐKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính (Belobo and Pelser, 2014). DT từ hoạt động kinh doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2