Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 10
download
Nghiên cứu các vấn đề về hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với TCTD, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HÀ HIỂU HUẾ TĂNG CƢỜNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HÀ HIỂU HUẾ TĂNG CƢỜNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ HOÀNG NGA Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Hà Hiểu Huế
- LỜI CẢM ƠN Trong những năm tháng học tập chƣơng trình đào tạo sau đại học tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã đƣợc trang bị những kiến thức vô cùng quý báu, làm hành trang bƣớc vào cuộc sống và hỗ trợ tôi trong quá trình công tác. Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn, tôi xin gửi gắm lời biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Giảng viên trong trƣờng đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn, cho tôi nhiều kiến thức trong suốt thời gian theo học lớp Tài chính ngân hàng 1, khóa 26. Xin cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Hoàng Nga đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn quyển luận văn. Trân trọng!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng với các tổ chức tín dụng ............................... 5 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng .................................................................................................. 6 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng .................. 11 1.2.1. Khái niệm, đối tƣợng và mục đích hoạt động TTGS của NHNN 11 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn TTGS....................................... 12 1.2.3. Phƣơng thức TTGS của NHNN đối với TCTD ............................ 13 1.2.4. Nội dung của hoạt động TTGS đối với TCTD tại NHNN Chi nhánh tỉnh trực thuộc Trung ƣơng .......................................................... 19 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động TTGS của NHNN...................... 22 1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động TTGS của NHNN ............... 24 1.3. Kinh nghiệm về TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang .............. 28 1.3.1. Kinh nghiệm về TTGS của một số NHNN Chi nhánh tỉnh đối với hoạt động của các TCTD tại một số địa phƣơng .................................... 28 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang .. 31
- Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 32 2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 32 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................... 34 2.2.1. Phƣơng pháp tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu .................................. 34 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát, điều tra ..................................................... 35 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ...................................................... 35 2.3.1. Phƣơng pháp so sánh .................................................................... 35 2.3.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ................................................. 37 2.3.3. Phƣơng pháp thống kê .................................................................. 38 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTGS ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG .................................... 39 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang và hoạt động của các TCTD trên địa bàn.............................................................................. 39 3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang ................ 39 3.1.2. Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................... 41 3.2. Khái quát về NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ............................. 45 3.2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 45 3.2.2. Khái quát về Thanh tra giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................................... 47 3.3. Thực trạng hoạt động TTGS tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 50 3.3.1. Quy trình và nội dung TTGS tại NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................................... 50 3.3.2. Thực trạng hoạt động TTGS tại NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn .................................................... 51
- 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến TTGS tại NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 74 3.4.1. Các yếu tố bên trong ..................................................................... 74 3.4.2. Các yếu tố bên ngoài ..................................................................... 84 3.5. Đánh giá về TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn .................................................................................... 85 3.5.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 85 3.5.2. Hạn chế.......................................................................................... 86 3.5.3. Nguyên nhân ................................................................................. 88 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TTGS ĐỐI VỚI CÁC TCTD CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG ............................................. 92 4.1. Định hƣớng hoạt động của ngành ngân hàng và hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ............................................................. 92 4.1.1. Định hƣớng hoạt động toàn ngành ngân hàng đến năm 2025 ...... 92 4.1.2. Định hƣớng hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh Tuyên Quang đến 2025 ................................................................................................. 94 4.1.3. Định hƣớng tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.................................................................................... 95 4.2. Giải pháp .............................................................................................. 97 4.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác TTGS.................. 97 4.2.2. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, bổ sung nguồn nhân lực thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Tuyên Quang ........................................................ 99 4.2.3. Các giải pháp về cải thiện phƣơng pháp thực hiện nghiệp vụ thanh tra, giám sát ........................................................................................... 101 4.2.4. Tăng cƣờng áp dụng Basel II trong hoạt động TTGS tại NHNN Chi nhánh tỉnh, hƣớng tới thực hiện Basel III ...................................... 108
- 4.3. Kiến nghị ............................................................................................ 109 4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .................................... 109 4.3.2. Đối với Chính phủ....................................................................... 111 KẾT LUẬN ................................................................................................... 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 113
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam 2. GSTX Giám sát từ xa 3. NH Ngân hàng 4. NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 5. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6. NHTW Ngân hàng Trung ƣơng 7. NV Nghiệp vụ 8. TCTD Tổ chức tín dụng 9. TMCP Thƣơng mại cổ phần 10. TTGS Thanh tra giám sát 11. TTNH Thanh tra ngân hàng 12. TTTC Thanh tra tại chỗ 13. TTV Thanh tra viên 14. TTVC Thanh tra viên chính i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Mạng lƣới TCTD trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 1 Bảng 3.1 42 năm 2018 Một số chỉ tiêu huy động, cho vay và nợ xấu 2 Bảng 3.2 43 2016-2018 Tình hình nhân sự của NHNN tỉnh Tuyên Quang 3 Bảng 3.3 46 tại thời điểm 31/12/2018 Lực lƣợng Thanh tra giám sát NHNN tỉnh Tuyên 4 Bảng 3.4 48 Quang 5 Bảng 3.5 Số liệu các chỉ tiêu đánh giá công tác TTGS 52 6 Bảng 3.6 Kết quả công tác giám sát từ xa năm 2015-2018 56 7 Bảng 3.7 Kết quả công tác thanh tra tại chỗ 58 8 Bảng 3.8 Số liệu các cuộc thanh tra chuyên đề 60 9 Bảng 3.9 Kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng 63 Tỷ lệ lựa chọn câu trả lời trong bảng khảo sát về 10 Bảng 3.10 67 hoạt động thanh tra Tỷ lệ lựa chọn câu trả lời trong bảng khảo sát về 11 Bảng 3.11 68 quy trình, phƣơng pháp TTGS 12 Bảng 3.12 Tỷ lệ lựa chọn câu trả lời về xử lý sau thanh tra 69 13 Bảng 3.13 Tỷ lệ trả lời về công tác giám sát 70 Kết quả khảo sát về năng lực, thái độ của thanh 14 Bảng 3.14 71 tra viên Tỷ lệ trả lời câu hỏi về năng lƣc, phẩm chất, trình 15 Bảng 3.15 74 độ của cán bộ thanh tra Giá trị trung bình và Tỷ lệ trả lời câu hỏi của cán 16 Bảng 3.16 bộ về quy trình, nội dung TTGS 76 17 Bảng 3.17 Kết quả khảo sát của lãnh đạo Chi nhánh 77 Kế hoạch trang cấp đủ các trang thiết bị, phƣơng 18 Bảng 4.1 96 tiện hoạt động cho Thanh tra, giám sát 19 Bảng 4.2 Dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị 97 ii
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Quy trình giám sát từ xa 16 2 Hình 1.2 Quy trình tiến hành cuộc thanh tra 19 Mô hình tổ chức của Cơ quan TTGS NHNN Việt 3 Hình 1.3 21 Nam 4 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của tác giả 33 Một số chỉ tiêu huy động, cho vay và nợ xấu 2016- 5 Hình 3.1 43 2018 6 Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh Tuyên Quang 46 Sơ đồ tổ chức bộ máy Thanh tra giám sát tại NHNN 7 Hình 3.3 49 Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Kết quả hoạt động của các TCTD trên địa bàn 2015- 8 Hình 3.4 64 2018 Mô tả mẫu nghiên cứu phiếu khảo sát dành cho các 9 Hình 3.5 65 TCTD Giá trị trung bình của các câu hỏi trong hoạt động 10 Hình 3.6 66 thanh tra Giá trị trung bình của các câu hỏi về quy trình, 11 Hình 3.7 67 phƣơng pháp TTGS Giá trị trung bình của các câu trả lời về xử lý sau 12 Hình 3.8 69 thanh tra Giá trị trung bình của các câu trả lời về công tác giám 13 Hình 3.9 70 sát Mẫu nghiên cứu dành cho công chức TTGS NHNN 14 Hình 3.10 73 Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Giá trị trung bình của các câu trả lời về năng lƣc, 15 Hình 3.11 74 phẩm chất, trình độ của cán bộ thanh tra Giá trị trung bình của câu trả lời về chế độ đãi ngộ, 16 Hình 3.12 75 phƣơng tiện làm việc iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với chính sách đổi mới và phát triển kinh tế tích cực của Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hệ thống các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến sâu sắc cả về chất và lƣợng, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập của đất nƣớc. Tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và rủi ro, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam, phải tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực hoạt động quản lý nhà nƣớc. Một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát (TTGS) ngân hàng, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, hệ thống ngân hàng Tuyên Quang đã phát triển mạnh mẽ với 07 chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội với địa bàn hoạt động ở khắp các huyện và thành phố, đạt đƣợc nhiều thành tựu, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; song bên cạnh đó sự phát triển không đồng đều giữa các ngân hàng dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số chi nhánh ngân hàng còn thấp, thẩm định cho vay chƣa chặt chẽ, kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng không thƣờng xuyên; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của NHNN....Điều này cũng ảnh hƣởng lớn tới hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh. Thời gian qua hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn đã phần nào góp phần đảm bảo cho hoạt động của các Chi 1
- nhánh ngân hàng trên địa bàn an toàn và hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là kênh dẫn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định trong công tác TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh liên quan đến: chất lƣợng công tác giám sát chƣa cao, chƣa phát huy đƣợc vai trò cảnh báo sớm và phát hiện đƣợc nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho các TCTD trên địa bàn tỉnh, các vấn đề về sự phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ... Do đó, cần phải có những biện pháp góp phần đẩy mạnh, tăng cƣờng hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề về hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với TCTD, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan tới vấn đề TTGS của NHNN tỉnh với các TCTD; (ii) Đánh giá (phân tích, mô tả) thực trạng về hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang với hoạt động của các TCTD trên địa bàn; (iii) Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị (kiến nghị). 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau: - Nội dung của hoạt động thanh tra, giám sát là gì? Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của TCTD? 2
- - Thực trạng thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn? Những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân? - Cần tiến hành những giải pháp gì để hoàn thiện thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD. Các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể: + Bộ phận thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. + Các Chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: thực trạng thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. + Về không gian: nghiên cứu thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các chi nhánh TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh. + Về thời gian: đánh giá thực trạng thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2018 và giai đoạn tới năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận - Sử dụng phƣơng pháp thu thập, đọc, tổng quan tài liệu; thực hiện đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin, chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận để thực hiện đề tài về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW) đối với Ngân hàng thƣơng mại (NHTM). - Để tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đối với các TCTD trên địa bàn: Sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo sơ kết, tổng kết của NHNN. 3
- - Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đồng thời vận dụng các phƣơng pháp khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp của một số thanh tra viên, thanh tra viên chính đã trực tiếp tham gia công tác thanh tra, giám sát ngân hàng thƣơng mại để nắm bắt thông tin và thu thập thêm ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp thực tiễn để khắc phục những bất cập, tồn tại một cách tốt nhất. 5. Kết quả dự kiến đạt đƣợc của đề tài - Về lý thuyết: Hệ thống hóa về mặt lý thuyết những cở sở lý luận về thanh tra, giám sát với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh với các TCTD trên địa bàn. - Về thực tế: Đánh giá chi tiết tình hình thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang với các TCTD trên địa bàn. Tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của nó tới hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, đƣa ra đƣợc giải pháp tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát với các TCTD. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng với tổ chức tín dụng. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang 4
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng luôn là vấn đề then chốt trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Trung ƣơng. Chủ đề này cho đến nay đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều và đi theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương với các tổ chức tín dụng - Nghiên cứu “Vai trò của thanh tra ngân hàng đối với sự tồn tại của ngân hàng thương mại: nghiên cứu trường hợp của United Bank of Africa” của tác giả Chinwe.L. Duaka, Khoa Kế toán, Đại học Ramat Polytechnic Maiduguri, Nigeria (tháng 5, 2015) đăng trên tạp chí Kinh doanh và Quản lý (IOSR-JBM). Tác giả đã nghiên cứu vai trò của thanh tra ngân hàng đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là với trƣờng hợp của UBA. Bài nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp đánh giá dựa trên bảng câu hỏi 5 thang điểm và chỉ ra việc thanh tra kiểm tra chƣa đạt đƣợc hiệu quả trong việc tạo ra sự ổn định của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, trong việc cải thiện các vấn đề quản trị của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, thanh tra kiểm tra sẽ làm giảm sự gia tăng nợ xấu, đồng thời để hoạt động thanh tra kiểm tra đƣợc hiệu quả cần phải gia tăng khối lƣợng và giá trị giao dịch trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại. - Bài nghiên cứu “Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng ở Châu Á: Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính” của hai tác giả Michael J.Zamorski and Minsoo Lee (Tháng 8, năm 2015) đăng trên Diễn đàn 5
- nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 trong đó có nguyên nhân do việc thanh tra, giám sát ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của hệ thống tài chính; bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á; thách thức đặt ra trong việc kết hợp thanh tra tài chính và hệ thống ngân hàng; đề xuất giải pháp. - Nghiên cứu “Giám sát ngân hàng: một nghiên cứu cần thiết trường hợp cụ thể của Ngân hàng Thương mại và Phát triển Lybia” (2007) của hai tác giả Atsede Woldie and Ihab M Dofan. Bài nghiên cứu dựa trên nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các quy định trong thanh tra giám sát ngân hàng ở Lybia. Trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu các công cụ và kỹ thuật mà Ngân hàng Trung ƣơng Lybia sử dụng để tìm ra các điểm yếu và ngăn chặn sự thất bại của hệ thống ngân hàng, ảnh hƣởng đến hệ thống tài chính. Nghiên cứu Ngân hàng Thƣơng mại và Phát triển - ngân hàng thuộc sở hữu tƣ nhân, phân tích các báo cáo thƣờng niên của ngân hàng này và sử dụng các biện pháp nhƣ phân tích chất lƣợng tài sản, thanh khoản, an toàn vốn, thu nhập và quản lý nguồn nhân lực để thấy đƣợc hoạt động của ngân hàng này đang rất tốt. Các ngân hàng thƣơng mại cần phải công bố thông tin đầy đủ, chính xác để ngân hàng trung ƣơng có thể thực hiện thanh tra kiểm tra theo tiêu chuẩn của Basel. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng a. Các bài báo khoa học liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng được công bố trên các Tạp chí: Tạp chí Kinh tế phát triển (Đại học kinh tế quốc dân), Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng,... trong các năm gần nhất 2015-2018: (1) Về quy trình, thủ tục, mô hình thanh tra giám sát: 6
- - “Mô hình tổ chức cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng - góc nhìn đa chiều từ quốc tế và một số hàm ý cho Việt Nam”, Thạc sỹ Lê Phƣơng Lan, Thạc sỹ Đỗ Thị Bích Hồng - Viện Chiến lƣợc Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc, tháng 6 năm 2017. Bài nghiên cứu phân tích bốn mô hình giám sát tài chính điển hình và lựa chọn các quốc gia áp dụng mô hình tƣơng ứng để rút ra ƣu, nhƣợc điểm của từng mô hình cũng nhƣ điều kiện áp dụng. Bài viết không tập trung chỉ ra Việt Nam nên áp dụng mô hình giám sát nào là phù hợp mà phân tích cơ cấu, tổ chức của bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng, việc phân bổ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị phòng ban, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam. - “Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng. Kinh nghiệm các nƣớc và bài học cho Việt Nam”, PGS.TS Đoàn Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 10 tháng 5-6 năm 2013. Bài viết đƣa ra cơ sở lý thuyết về cấu trúc, phạm vi và mức độ độc lập của hệ thống giám sát ngân hàng, kinh nghiệm ở một số nƣớc nhƣ Singapore, Úc..., đƣa ra thực trạng và bài học cho Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng. (2) Về thực trạng thanh tra, giám sát - “Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tiến sĩ Hà Thị Sáu và Thạc sỹ Vũ Mai Chi - Học viện Ngân hàng, đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 195, tháng 8 năm 2018. Bài nghiên cứu đã tập trung đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 2011-2017, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Qua bài nghiên cứu có thể thấy đƣợc toàn cảnh hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam từ năm 2011-2017 và những kết quả đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra một số tồn tại hạn chế, trên cơ sở đó đƣa ra khuyến nghị, giải pháp phù hợp. 7
- - “Thực trạng và giải pháp công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trong nƣớc ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Phụng và nhóm nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12 năm 2017. Qua bài nghiên cứu, tác giả và nhóm nghiên cứu đã đƣa ra thực trạng công tác thanh tra giám sát giai đoạn 2011-2015, kết quả đạt đƣợc, chỉ ra tồn tại hạn chế và nguyên nhân, đƣa ra định hƣớng và giải pháp phù hợp. - “Thanh tra, giám sát ngân hàng và vai trò ổn định tài chính của ngân hàng trung ƣơng: Thách thức và kiến nghị cho Việt Nam”, Tiến sĩ Lê Hải Mơ - Phó Viện trƣởng Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính và Tiến sĩ Lê Thị Thùy Vân - Trƣởng ban Phát triển thị trƣờng tài chính - Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính, tháng 12 năm 2016. Bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để luận giải, làm rõ những vấn đề từ lý luận đến thực tiễn của một số nƣớc về mô hình, phƣơng thức, các chuẩn mực thanh tra, giám sát ngân hàng và mối liên hệ với vai trò ổn định tài chính của ngân hàng trung ƣơng. Trên cơ sở kết hợp vận dụng phƣơng pháp chuyên gia, bài viết đánh giá, nhận diện những thách thức đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nhƣ thách thức trong lựa chọn mô hình ổn định tài chính ở Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. - “Một số bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Phan Diên Vỹ đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế quốc dân) số 220 (II) tháng 10 năm 2015. Bài nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014, chỉ ra một số hạn chế, bất cập, tồn tại trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam, từ đó đề xuất ra một số khuyến nghị, giải pháp phù hợp. (3) Về giải pháp tăng cƣờng cho hoạt động thanh tra, giám sát 8
- - “Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát ngân hàng”, Trần Đăng Phi - Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN Việt Nam, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 22 tháng 12 năm 2017. Bài viết đã nêu ra vai trò của công tác giám sát ngân hàng và yêu cầu hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng; sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng; kết quả nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng trong thời gian qua gồm có những bƣớc cụ thể nào; cuối cùng là kiến nghị về việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng. - “Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Thạc sỹ Nguyễn Thị Ái Linh - Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 7 năm 2017. Bài viết đã đƣa ra một số nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng, nêu thực trạng thanh tra giám sát giai đoạn 2011-2016 trong đó tập trung chỉ ra những giải pháp đã thực hiện để khắc phục những hạn chế của hoạt động thanh tra giám sát giai đoạn này. Từ đó, đề xuất những giải pháp cần tập trung để nâng cao hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng. - “Tăng cƣờng giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam”, PGS.TS Đoàn Thanh Hà - Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 2 năm 2016. Bài viết đã chỉ ra vai trò của công tác giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, các quy định và các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. b. Các Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường các trường Đại học trong 3 năm gần nhất tính đến thời điểm viết đề cương (2015-2017): - Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Hƣng Yên” (2016) của tác giả 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
97 p | 42 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 22 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn