Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Trường. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- VŨ THỊ THU TRANG KỸ NĂNG TỰ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31. 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan Hà Nội - 2015 1
- LỜI CẢM ƠN! Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, em đã hoàn thành chương trình học và Luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi tới toàn thể Ban Giám hiệu; các Phòng, Ban, Khoa; các cán bộ, giảng viên của Trường lòng biết ơn chân thành! Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Tâm lý đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu! Để có thể hoàn thành nghiên cứu này, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, chu đáo của Giảng viên, PGS.TS. Hoàng Mộc Lan – Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô! Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Học viên Vũ Thị Thu Trang 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Trang 3
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về mức độ kỹ năng tự lập kế hoạch học tập Bảng 2: Căn cứ để đăng ký môn học của sinh viên khi lập kế hoạch Bảng 3: Kỹ năng học tập trên lớp Bảng 4: Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Bảng 5: Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập Bảng 6: Mức độ kỹ năng học tập của sinh viên Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập 4
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập Biểu đồ 2: Mục đích học tập của sinh viên Biểu đồ 3: Hành động thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên 5
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Đối tuợng nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 4 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................. 4 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 4 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 7 1.2. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên ........................................................................................................ 9 1.2.1. Lý luận về kỹ năng và khái niệm kỹ năng ...................................... 9 1.2.2. Khái niệm tự quản lý ..................................................................... 18 1.2.3. Khái niệm hoạt động học tập ........................................................ 20 1.3. Khái niệm sinh viên ............................................................................ 23 1.4. Khái niệm kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên .... 24 1.4.1. Các mặt biểu hiện của kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên....................................................................................................26 1.2.3. Khái niệm hoạt động học tập ........................................................ 20 1.4.2. Quá trình hình thành và mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên ...................................................................................... 27 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên ................................................................................................ 28 1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 28 1.5.2. Yếu tố chủ quan.............................................................................31 6
- Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 32 2.1. Nghiên cứu lý luận .............................................................................. 32 2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 32 2.2.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương ....... 32 2.2.2. Một số đặc điểm khách thể nghiên cứu ........................................ 35 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 35 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 35 2.3.2. Phương pháp điều tra .................................................................... 36 2.3.3. Phương pháp quan sát ................................................................... 37 2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm ....................................................... 38 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu b ng thống kê toán học và các thang đánh giá ................................................................................... 38 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 41 3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập ........................................................................................ 41 3.2. Mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên ......... 45 3.2.1. Kỹ năng tự lập kế hoạch học tập ..................................................... 45 3.2.2. Kỹ năng học tập trên lớp ............................................................... 51 3.2.3. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu ...................................................... 57 3.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập ......................... 64 3.3. So sánh tƣơng quan mức độ kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên ............................................................................................... 67 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự quản lý học tập của sinh viên 69 3.4.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 71 3.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 76 1. Kết luận ................................................................................................... 79 2. Khuyến nghị ........................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... .... 83 PHỤ LỤC 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi bước chân vào các trường chuyên nghiệp, mỗi sinh viên phải đặt ra cho mình một kế hoạch học tập, một sự hướng đích trong thời gian nhất định, thời gian đó có là 3 năm đối với bậc học cao đẳng hoặc từ 4 đến 6 năm đối với bậc học đại học. Trong thời gian đó, đa phần các sinh viên sống xa gia đình và bố mẹ, vì thế việc tự quản lý hoạt động học tập trở nên rất cần thiết. Bởi vì đây chính là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành ở các em và cũng chính các em là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Với tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với cách học ở phổ thông, học tập ở bậc cao đẳng, đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng, phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hòa nhập và tự hoàn thiện chính bản thân. Hơn nữa, sinh viên luôn luôn phải tiếp nhận và làm việc với lượng thông tin lớn và cường độ cao vì vậy nếu không biết cách tự quản lý việc học tập sẽ dẫn đến kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà xã hội đặt ra và không phải sinh viên nào cũng biết cách tự quản lý việc học tập của mình. Đối với những sinh viên có nền tảng tốt từ phổ thông (được sự giáo dục của gia đình và nhà trường, có mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho việc học ...) thì việc tự quản lý trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Còn đối với sinh viên lười học, ham chơi thì đây thực sự là một điều hết sức khó khăn. Sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương cũng có các vấn đề như vậy. Có những sinh viên dù xa gia đình và phải vừa học vừa làm nhưng kết quả học tập rất tốt, nhưng ngược lại có những sinh viên lại chểnh mảng, ham chơi, thả lỏng mình vì vậy việc học tập hết sức khó khăn. Hơn nữa, họ là những sinh viên học trong một ngành còn rất mới, điều này cũng là một t hử thách hết sức lớn lao 1
- đối với bản thân họ, và trong điều kiện thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trong trường nhiều thầy/cô còn rất trẻ nên việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và thực hành còn có những hạn chế nhất định. Việc quan tâm tới từng sinh viên cũng có những khó khăn nhất định. Tất cả những điều đó đã phần nào tác động đến hoạt động học tập của sinh viên. Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương”. Nghiên cứu kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên sẽ góp phần bổ sung tài liệu phục vụ trực tiếp cho giảng dạy về lĩnh vực này, đồng thời giúp cho sinh viên chủ động thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Trường. 3. Đối tuợng nghiên cứu Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: 326 người, trong đó bao gồm: 300 sinh viên và 20 giảng viên giảng dạy và 6 cán bộ làm công tác quản lý trong Trường. 5. Giả thuyết nghiên cứu Kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương ở mức độ trung bình. Trong đó, yếu nhất là kỹ năng tự lập kế hoạch học tập và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Động cơ học tập và chương trình đào tạo là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. 2
- 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Cụ thể là tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, làm rõ các khái niệm sau: Kỹ năng, tự quản lý, hoạt động học tập, sinh viên, kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. - Đề xuất một số kiến nghị nh m nâng cao kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo chương trình đào tạo tín chỉ của Nhà trường, bao gồm các kỹ năng thành phần: Kỹ năng tự lập kế hoạch, kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá họat động học tập. - Khách thể nghiên cứu: + 300 sinh viên đang học tập ở 2 khóa (năm I, năm II) vì Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương mới đào tạo theo phương thức tín chỉ được 2 năm. Những sinh viên này đang học tập tại các khoa: Quản trị, Tài chính Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Công nghệ Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử của Trường. - Địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. - Thời gian nghiên cứu: 9/2012-9/2013 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra b ng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp xử lý thông tin b ng thống kê toán học 3
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Đầu thế kỷ XX, ở Mỹ tâm lý học hành vi ra đời, đại diện là J.Watson, E.C Tolman, K.Hull, B.F Skinner,…. mặc dù xuất phát từ quan niệm máy móc về con người, nhưng nghiên cứu về kỹ năng trong lý luận dạy học do B.F Skinner khởi xướng là một thành tựu lớn. Sau đó, A.Bandura (1961) – nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết học tập xã hội. Ông cho r ng, học tập bao giờ cũng diễn ra trong mối quan hệ với những người khác, trong xã hội. Khái niệm học tập xã hội nhấn mạnh đến mẫu hành vi chỉ dẫn hành vi của cá nhân (mẫu hành vi của bố, mẹ, anh chị em ruột, ngôi sao trong các lĩnh vực, người hùng…). Mẫu hành vi là một dạng kích thích, khi con người tiếp xúc sẽ bắt chước hoặc hạn chế thực hiện hành vi đó. Cá thể quan sát mẫu hành vi của người khác và quan sát kết quả do hành vi đó gây ra. Nếu hậu quả của mẫu hành vi không được xã hội chấp nhận, khích lệ (trừng phạt) thì hành vi đó sẽ bị từ bỏ. Các hành động của cá nhân theo mẫu hành vi nếu được khích lệ thì nó sẽ được lặp lại và là yếu tố chính quyết định hành vi học tập, kỹ năng của con người. Nghiên cứu về kỹ năng học tập ở phương Tây rất phát triển vào đầu thế kỷ XX, khi khoa học giáo dục chuyển từ quan điểm dạy học lấy người dạy làm trung tâm sang quan điểm lấy người học làm trung tâm. Có rất nhiều nghiên cứu cũng như lý thuyết bàn về vấn đề kỹ năng hợp tác trong học tập. Hai tác giả David W. Johnson và Roger T. Johnson đề cập rất chi tiết và cụ thể trong cuốn sách “Học tập hợp tác và học thuyết phụ thuộc xã hội: Học tập hợp tác (Cooperative learning and social interdependence theory: Cooperative learning)”. Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức về sự hợp tác học tập, các điều kiện và các yếu tố nâng cao hiệu quả của kỹ năng hợp tác trong học tập. Một số nghiên cứu khác đã khẳng định, kỹ năng hợp tác học tập hình thành và phát triển khi sinh viên làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung (Johnson, Johnson & 4
- Holubec, 1992, 1993). Các kỹ năng hợp tác trong học tập không chỉ thúc đẩy thành tích học tập cao hơn, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Putnam, Rynders, Johnson, và Johnson (1989) đã chứng minh r ng sinh viên được dạy các kỹ năng trong học tập dưới sự giám sát của giáo viên và có sự phản hồi về cá nhân như mức độ ít thành thạo tham gia thực hiện các kỹ năng đó thì các mối quan hệ xã hội của họ trở nên tích cực hơn. Đào tạo kỹ năng viết bài luận cho người học rất được chú trọng trong giảng dạy ở trường đại học. Barry J.Zimmerman, Sebastian Bonner, Robert Kovach (1997) nghiên cứu kỹ năng viết bài luận của sinh viên đã đưa ra nhận định r ng, mặc dù kỹ năng viết bài luận từ lâu đã được giảng dạy trong các lớp học tiếng Anh và các lớp ngôn ngữ, nhưng hiện nay nó cũng đang được giảng dạy và áp dụng trong chương trình học tập. Giáo viên khai thác kỹ năng viết ở sinh viên của mình b ng cách yêu cầu sinh viên viết các đoạn văn ngắn khi giao bài tập về nhà, cho các bài kiểm tra như viết các tiểu luận hoặc yêu cầu sinh viên làm báo cáo nghiên cứu khoa học. B ng cách sử dụng các kỹ năng tự điều chỉnh, luyện tập, với sự hướng dẫn của giáo viên sinh viên phát triển tốt kỹ năng viết của mình. Trong tác phẩm “Sinh viên học tập như thế nào” (How Students learn. England: Institute for Research and Deverlopment in Post-Compulsory Education 1995) Entwstle, Noel, and Hounsell, Dai, eds. đã đề cập đến một số cơ sở tâm lý của hoạt động học tập của sinh viên và phương pháp giảng dạy của giáo viên nh m hình thành và phát triển các kỹ năng học tập của sinh viên trong trường đại học. Lancaster, Otis Ewing trong cuốn “Hiệu quả dạy và học” (Effective Teaching and Learning, New York, Gorden and Breach 2002) đã khẳng định ý nghĩa to lớn của công tác quản lý học tập của sinh viên góp phần nâng cao tính tích cực hoạt động trí tuệ, chủ động trong việc lập kế hoạch ngay từ đầu cho cả chương trình học tập. Các tác giả cho r ng, quá trình nắm kiến thức mới không thể tiến hành b ng việc học thụ động, học thuộc các quy tắc, các kết luận và khái quát hóa. Nó được xây dựng trên cơ sở của việc cải tiến công tác học tập của sinh viên, của việc phân tích logic sâu sắc các yêu cầu, điều kiện học tập tích cực xây dựng kế hoạch, thực hiện 5
- kế hoạch học tập của sinh viên. Tác giả Menges, Robert J (1997) trong cuốn sách “ Kinh nghiệm dạy-học cho sinh viên đại học và người lớn” (Teaching-Leaning Expriences for College Students and Other Adults. Northwestern University) đã nghiên cứu và đưa ra chỉ dẫn về những nguồn lực dẫn đến thành công trong dạy-học và quản lý quá trình dạy-học về lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dạy- học. Trong cuốn sách “Sinh viên quản lý học tập” (Student managerment of learning, University of Michigan. 1997) các tác giả Zimmerma, Risemberg đã chỉ ra 6 thành phần chính của quản lý học tập và quy trình quản lý học tập của sinh viên giúp họ có được thành tích cao trong học tập. Tác giả Mann, Richard D và một số giảng viên trường đại học Michigan (Mỹ) đã nghiên cứu về động thái trong lớp học trong cuốn sách “ Lớp học ở trường đại học: mâu thuẫn, thay đổi và học tập” (The College Classroom: Conflict, Change and Leaning. New York. John Wiley and Sons. 2003), đã chỉ ra r ng sự chuẩn bị kiến thức ở nhà, các kiểu học tập ở sinh viên có liên quan đến sự tích cực tư duy tiếp thu bài giảng của giảng viên. Sinh viên trả lời câu hỏi với nhiều phương án khác nhau dựa trên phương pháp dạy thực hành của giảng viên. Đây là một phần của tâm lý học sư phạm về trang bị kỹ năng cho sinh viên như kỹ năng giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, tự quản lý bản thân, sáng tạo trong học tập. Ở Liên Xô (cũ) vào những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu kỹ năng được các nhà tâm lý học chú ý. Trong các công trình nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm, X.I.Kixegof đã phân tích khá sâu về kỹ năng. Tác giả phân biệt hai loại kỹ năng là kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao. Kỹ năng bậc thấp là kỹ năng nguyên phát được hình thành lần đầu qua các hoạt động giản đơn, nó là cơ sở để hình thành kỹ xảo. Kỹ năng bậc cao là kỹ năng nảy sinh lần thứ hai sau khi đã có tri thức, kỹ xảo, là khả năng vận dụng kiến thức tiếp thu được để thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hành động này ở một cấp độ, tiêu chuẩn xác định. A.V.Petropxki và V.A.Cruchetxki xem xét kỹ năng phức tạp trong điều kiện hoạt động không ổn định. Các ông nhấn mạnh cơ sở của việc hình thành kỹ năng là tri thức, kỹ năng đã có là do thực hiện các 6
- hành động tương tự trước đó mang lại. A.V. Petropxki cho r ng: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức và các khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định, được gọi là kỹ năng”. Theo A.V. Petropxki, kỹ năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được hình thành b ng con đường luyện tập, nó tạo khả năng hành động cho con người không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả khi điều kiện thay đổi. Có kỹ năng nghĩa là nắm được kỹ thuật hành động. Vì vậy, muốn có kỹ năng nhất thiết phải trải qua quá trình r n luyện. Mức độ thành thạo của kỹ năng phụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức về hành động đó và mức độ sử dụng trong hoạt động thực tiễn. Tác giả đã chỉ rõ, con đường hình thành kỹ năng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kỹ năng của mỗi cá nhân. Nếu con người không có tri thức về hành động cụ thể và không sử dụng tri thức đó thường xuyên trong cuộc sống thì rất khó có thể “biến” nó trở thành kỹ năng. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ năng học tập có một số tác giả như: Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy trong cuốn” Tâm lý học” (NXBGD HN 1989) cho r ng: các kỹ năng, kỹ thuật tổng hợp có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nghề nghiệp và lao động phổ thông cho học sinh. Đó là những kỹ năng như: tính toán, lập đồ thị, đồ án, đo đạc, lắp ráp, điều chỉnh, tổ chức...Các kỹ năng một phần được lĩnh hội trong quá trình học tập, một phần được lĩnh hội trong quá trình lao động. Trần Trọng Thuỷ nghiên cứu kỹ năng và khẳng định: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. Tác giả chưa đề cập đến kết quả khi thực hiện hành động. Đào Thị Oanh trong cuốn “Tâm lý học lao động” (NXB ĐHQGHN 2008) nhấn mạnh vai trò của kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động lao động, gắn liền sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo với quá trình dạy sản xuất cho người lao động. Các tác giả Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn cho r ng: Kỹ năng là một hệ thống các hành động thể lực và trí tuệ, các biện pháp và cách thức mà nhờ đó, một dạng hoạt động nào đó 7
- được thực hiện và đạt tới mục đích đề ra. Như vậy, để có kỹ năng yêu cầu cá nhân phải có sự kết hợp một hệ thống các hành động thể lực, trí tuệ, biện pháp, cách thức nh m đạt được mục đích đã đề ra. Trong hoạt động dạy học có một số tác giả nghiên cứu về kỹ năng như: Nguyễn Quang Uẩn, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1999) nghiên cứu hệ thống kỹ năng hoạt động sư phạm; Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu các kỹ năng giao tiếp sư phạm; Trần Quốc Thành - kỹ năng tổ chức trò chơi; Hình thành r n luyện những kỹ năng đọc, viết cho học sinh của các tác giả Dương Diệu Hoa, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thị Hạnh, các kỹ năng tự học của các tác giả Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu; Bồi dưỡng cho sinh viên đại học kỹ năng nghiên cứu khoa học tâm lý học của Phạm Viết Vượng; Kỹ năng học tập của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, kỹ năng tự học của Lê Khanh, Lê Thị Minh Loan (2008); Trần Hữu Luyến, Lê Nam Hải, Phạm Thị Thu Hoa...tập trung đi sâu phân tích một số kỹ năng của người học trong hoạt động học tập theo phương thức đào tạo từ xa, học ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học.... Nghiên cứu của Lê Nam Hải về “Kỹ năng học của sinh viên đại học đào tạo theo hình thức từ xa” (Nghiên cứu ở Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Huế) đã chỉ ra các kỹ năng quan trọng đối với sinh viên là: Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng tổ chức việc học, Kỹ năng kiểm tra đánh giá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Phương về “Kỹ năng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại Học viện Chính trị khu vực II”, tác giả đã hệ thống hoá lý luận về kỹ năng, kỹ năng học tập và vận dụng chúng để xác định kỹ năng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên cao cấp lý luận chính trị. Từ đó chỉ rõ ba nhóm kỹ năng cơ bản trong học tập các môn lý luận chính trị: nhóm kỹ năng học tập trên lớp, nhóm kỹ năng đọc tài liệu học tập, nhóm kỹ năng xêmina; nghiên cứu phát hiện thực trạng các kỹ năng đó. Trong bài viết được trích từ tài liệu "Những kỹ năng học tập cần thiết" do CEEA (Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) biên soạn, tháng 10/2010 của Nguyễn Kim Dung - Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, tác giả nhấn mạnh tới việc bắt đầu từ việc xây dựng thời khóa biểu/thời gian học tập hiệu quả, phù hợp 8
- tới việc lựa chọn các chiến thuật học tập, phương pháp học tập phù hợp…người học đều cần phải thực sự hiểu và tăng cường luyện tập, thực hành để có một kỹ năng học tập hiệu quả. Các nghiên cứu trên đều thừa nhận: kỹ năng là hành động được thực hiện có kết quả b ng cách vận dụng những tri thức và kỹ xảo đã có trong những điều kiện cụ thể. Phân tích một số nghiên cứu về kỹ năng trong những năm gần đây cho thấy các tác giả đã khẳng định được ý nghĩa, bản chất, vai trò của kỹ năng, chú ý nhiều đến kỹ năng học tập của sinh viên. Nhìn chung, các tác giả quan niệm: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới. Kiến thức là cơ sở của kỹ năng với điều kiện kiến thức đó phản ánh đầy đủ bản chất được thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động. Để có kỹ năng phải dựa vào kiến thức đã có và năng lực vận dụng chúng để phát hiện bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định. Khi kỹ năng của một hoạt động nào đó mới hình thành, cần xem xét ở mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Còn kỹ năng đã hình thành ổn định, con người sử dụng kỹ năng một cách sáng tạo trong các hoàn cảnh khác nhau. Nghiên cứu hình thành và phát triển kỹ năng, nhất thiết cần quan tâm đến cả mặt kỹ thuật của hành động và tri thức. 1.2. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên 1.2.1. Lý luận về kỹ năng và khái niệm kỹ năng 1.2.1.1. Lý luận về kỹ năng Hiện nay, có nhiều quan điểm trong và ngoài nước nghiên cứu về kỹ năng đứng trên bình diện nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi khái quát lại trên cơ sở hai hướng nghiên cứu chính: Quan niệm kỹ năng như mặt biểu hiện của năng lực, là khả năng thực hiện hoạt động. Theo K.K. Platonnov và V.V. Tsebuseva: Kỹ năng là năng lực của con người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện và những khoảng thời gian tương ứng. K.K. Platonnov đã rất chú ý đến năng lực 9
- của cá nhân khi thực hiện một công việc nào đó bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hành động. X.I.Kixegov, Nguyễn Minh Châu, Lê Văn Hồng, Trần Thị Thanh Hà coi kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức tiếp thu được để thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hành động này ở một cấp độ, tiêu chuẩn xác định. Xét một phương diện nào đó, khi xem xét kỹ năng như khả năng của mỗi cá nhân sẽ làm hạn chế ý nghĩa của luyện tập, r n luyện để hình thành kỹ năng. Một số tác giả quan niệm kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Các tác giả khẳng định r ng, người có kỹ năng phải có tri thức về hành động, có kinh nghiệm cần thiết và vận chúng vào hành động đạt kết quả. Trong quá trình hành động phải tính đến các điều kiện cho phép để hành động đạt kết quả. Tuy nhiên, nếu quan niệm kỹ năng là khả năng thực hiện thì chưa thống nhất với yêu cầu đặt ra của chính tác giả là có tri thức về hành động và kinh nghiệm cần thiết. Kỹ năng được hình thành và phát triển sẽ làm sâu sắc hơn sự hiểu biết về kiến thức trong mỗi cá nhân và khi đó kỹ năng như trình độ thực hiện hành động, hoạt động. Vì lẽ đó, nếu coi kỹ năng là khả năng, là năng lực thực hiện hành động của cá nhân khi dựa trên những tri thức, kỹ xảo sẽ không phản ánh đúng bản chất của kỹ năng. Quan niệm kỹ năng như là kỹ thuật, trình độ thực hiện hành động A.V.Cruchetxki (1981) trong cuốn “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm” cho r ng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người đã nắm vững”. Nghĩa là, khi nào con người nắm vững vấn đề khi đó họ sẽ có cách thức tiến hành hoạt động. Mặc dù tác giả chỉ ra r ng, người có kỹ năng là người có phương pháp khi thực hiện hoạt động nào đó nhưng tác giả chưa đề cập đến phương pháp ấy có mang lại kết quả trong hoạt động cụ thể hay không? Trên thực tế, cá nhân có cách thức thực hiện hành động tốt trong hoạt động cụ thể chưa chắc chắn đã mang lại kết quả tốt cho hoạt động đó bởi để có kết quả tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mặt khác, nếu chỉ có cách thức đúng trong hoạt động nhất định nào đó 10
- thì cũng không thể kết luận r ng cá nhân đó có kỹ năng trong tất cả các hoạt động tiếp theo. A.G.Covaliov (1994) trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” cho r ng, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Tác giả không đề cập đến kết quả của hành động bởi theo ông, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó quan trọng hơn cả là năng lực thực hiện hành động nào đó của con người chứ không đơn giản là con người có cách thức thực hiện hành động tốt thì sẽ thu được kết quả tương ứng. Điều mà ông nhấn mạnh chính là khi cá nhân tìm được phương thức hành động thích hợp với mục đích nhất định nào đó trong những điều kiện xác định của hoạt động, đó chính là kỹ năng. A.V.Petropxki cho r ng, kỹ năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được hình thành b ng con đường luyện tập, nó tạo khả năng hành động cho con người không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả khi điều kiện thay đổi. Có kỹ năng nghĩa là nắm được kỹ thuật hành động. Vì vậy, muốn có kỹ năng nhất thiết phải trải qua quá trình r n luyện. Mức độ thành thạo của kỹ năng phụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức về hành động đó và mức độ sử dụng trong hoạt động thực tiễn. Tác giả đã chỉ rõ, con đường hình thành kỹ năng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kỹ năng của mỗi cá nhân. Nếu con người không có tri thức về hành động cụ thể và không sử dụng tri thức đó thành thạo trong cuộc sống thì khó có thể biến nó trở thành kỹ năng. Các tác giả Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn cho r ng: Kỹ năng là một hệ thống các hành động thể lực và trí tuệ, các biện pháp và cách thức mà nhờ đó, một dạng hoạt động nào đó được thực hiện và đạt tới mục đích đề ra. Như vậy, để có kỹ năng yêu cầu cá nhân phải có sự kết hợp một hệ thống các hành động thể lực, trí tuệ, biện pháp, cách thức nh m đạt được mục đích đề ra. Khi con người đạt tới mức khái quát hệ thống như quan niệm trên được xem xét như cá nhân đó có trình độ thực hiện hành động. Trần Trọng Thủy nghiên cứu kỹ năng và khẳng định: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành 11
- động, có kỹ năng. Quan điểm trên, tác giả đề cao mặt kỹ thuật của hành động. Cá nhân chỉ cần có kỹ thuật để thực hiện hành động tức là đã có cách hành động và có kỹ năng. Tác giả chưa đề cập đến kết quả khi thực hiện hành động. Vì lẽ đó, nếu cá nhân có cách thức hành động nhưng trên thực tế chưa chắc cách thức đó mang lại kết quả hay không. Lã Văn Mến cho r ng: “Kỹ năng là sự thực hiện hợp lý và có kết quả ổn định một hành động với những điều kiện xác định”. Theo tác giả, kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, đồng thời là cơ sở của năng lực cá nhân. Có kỹ năng hành động, có nghĩa là hành động được thực hiện hợp lý (thực hiện đúng, đủ các thao tác và theo trật tự tối ưu). Hành động có kết quả ổn định và luôn gắn với điều kiện xác định, bởi chính điều kiện xác định loại thao tác và trật tự của chúng trong hành động. Khi điều kiện biến đổi với những mức độ khác nhau thì loại thao tác và trật tự của chúng cũng phải thay đổi ở mức độ tương xứng. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2007) quan niệm: “Kỹ năng là sự vận dụng đúng đắn những tri thức, giá trị liên quan vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động có kết quả”. Như vậy, theo tác giả chỉ khi nào cá nhân nắm rõ tri thức hành động (mục đích, yêu cầu thao tác, kỹ thuật hành động và phương thức thực hiện) và có thái độ vận dụng nó vào hoạt động cụ thể, khi đó cá nhân mới có kỹ năng trong hoạt động đó. Tóm lại, các tác giả xem xét kỹ năng như là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động của hoạt động và cho r ng con người chỉ cần có phương pháp, cách thức thực hiện đúng là có kỹ năng. Trên thực tế, để cá nhân có kỹ năng về một lĩnh vực nào đó, cá nhân cần hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện hành động một cách nhuần nhuyễn, thành thạo với cách thức tối ưu nh m mang lại kết quả nhất định. Kỹ năng thực hiện hành động cụ thể khi được tự động hóa thành kỹ xảo. Đây là kỹ năng ban đầu (hoặc gọi là kỹ năng sơ khởi). Kỹ năng thực hiện hoạt động trong thành phần gồm có kinh nghiệm, tri thức, phương thức (kỹ năng ban đầu) và khả năng liên kết chúng để giải quyết thành công hoạt động mang lại kết quả nhất định, đây chính là kỹ năng thứ phát. 12
- 1.2.1.2. Khái niệm kỹ năng Thuật ngữ kỹ năng dùng chỉ cá nhân thực hiện có kết quả một hành động trong một hoạt động nhất định nào đó. Chẳng hạn, khi nói đến một cá nhân biết thực hiện hành động tương ứng như: Kỹ năng đọc, viết, làm toán, học ngoại ngữ… hoặc cá nhân biết thực hiện một hoạt động trong lĩnh vực nào đó như: Kỹ năng tổ chức, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán.. hoặc khi nói đến khả năng thích ứng của con người trong môi trường xã hội, người ta nói đến kỹ năng sống… Trong đại từ điển Tiếng Việt (2001) có viết: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên (2008) đã định nghĩa về kỹ năng như sau: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. Một số nhà tâm lý học Xô Viết đưa ra các khái niệm về kỹ năng như sau: Theo A.G.Covaliop: “ Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động” A.V.Petopxki cho r ng “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra” Theo V.V.Tsebuseva: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó dựa trên những tri thức và kỹ xảo và được hoàn thiện lên cùng với chúng” Như vậy, dù cách phát biểu về kỹ năng khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất r ng kỹ năng được thể hiện b ng kết quả công việc và phải dựa trên những tri thức, kinh nghiệm đã có. Để có được kỹ năng, trước hết cá nhân phải có hiểu biết chính xác, đầy đủ về mục đích của hoạt động, nội dung của hoạt động, phương thức và các điều kiện để tiến hành hoạt động hay nói cách khác chính là tri thức về hoạt động ấy. Kế thừa quan điểm của các nhà tâm lý học, chúng tôi hiểu: Kỹ năng là sự thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức về phương thức thực hiện hành động phù hợp với những điều kiện hiện có nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 373 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 493 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 438 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 337 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 320 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 276 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 300 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 221 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 162 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 189 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 158 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 175 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 153 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 139 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 153 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn