Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine Lở mồm long móng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là điều tra tình hình tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2013 – 2017, xác định tỷ lệ bảo hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò type O.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine Lở mồm long móng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM BẢO HOÀI ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TRÂU BÒ SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: THÚ Y HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM BẢO HOÀI ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TRÂU BÒ SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 8640101 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN PHƯỚC TS. TRẦN QUANG VUI HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là do bản thân tôi trực tiếp điều tra, thu thập và theo dõi với một thái độ hoàn toàn khách quan và trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Huế, ngày tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Bảo Hoài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Trần Quang Vui. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm – Đại Học Huế, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn TS. Trần Quang Vui, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Lãnh đạo chi cục, tập thể Trạm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, Chi cục Thú y vùng III, Lãnh đạo chi cục, tập thể Trạm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, Chi cục Thú y vùng VI, Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam, Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y Điện Bàn, đặc biệt là cán bộ thú y của 03 xã: Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang, Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Huế, ngày tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Bảo Hoài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine Lở mồm long móng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” đã được tiến hành từ tháng 8/2017 đến tháng 02/2018 tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu nghiên cứu là điều tra tình hình tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng (LMLM) trâu bò trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2013 – 2017, xác định tỷ lệ bảo hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vaccine LMLM trâu bò type O. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin điều tra và đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của 179 con trâu bò sau tiêm vaccine Lở mồm long móng type O tại 03 xã: Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine được xác định bằng phương pháp xét nghiệm kỹ thuật trung hòa virus theo mã số quy trình V615-10. Định type virus bằng phương pháp ELISA. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêm vaccine LMLM trâu bò tại 3 xã là 95,48%; tỷ lệ bảo hộ sau tiêm vaccine 21 ngày là 91,52%, 28 ngày là 88,13%, 70 ngày là 81,96%; tỷ lệ bảo hộ ở nhóm tuổi dưới 2 năm tuổi là 84,86%, 2 – 4 năm tuổi và trên 4 năm tuổi là 100%; tỷ lệ bảo hộ giữa con đực và con cái là tương đương nhau, lần lượt là 87,12 và 87,23; tỷ lệ bảo hộ ở nhóm có bổ sung thức ăn tinh là 96,72%, nhóm không bổ sung là 64,40%; hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine LMLM ở đợt 2 cao hơn (GMT = 8,42) so với đợt 1 (GMT = 8,01); virus gây bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là type O. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. VACCINE ............................................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về vaccine ......................................................................................... 4 1.1.2. Đặc tính cơ bản của một vaccine ........................................................................ 4 1.1.3. Phân loại vaccine ............................................................................................. 10 1.1.4. Nguyên lý sử dụng vaccine .............................................................................. 10 1.2. MIỄN DỊCH VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ ........................................... 11 1.2.1. Khái niệm về miễn dịch ................................................................................... 11 1.2.2. Các cơ quan miễn dịch ..................................................................................... 11 1.2.3. Cơ chế miễn dịch ............................................................................................. 17 1.2.4. Phân loại miễn dịch .......................................................................................... 18 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch .................................................. 19 1.2.6. Kết quả của sự kết hợp kháng nguyên kháng thể .............................................. 23 1.2.7. Hợp tác giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch ............................................. 24 1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BỆNH LMLM ......................................................... 24 1.3.1. Khái quát tình hình bệnh LMLM trên thế giới .................................................. 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3.2. Khái quát tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam .................................................. 26 1.3.3. Khái quát tình hình bệnh LMLM ở Quảng Nam ............................................... 29 1.4. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG........................................................................ 30 1.4.1. Loài vật mắc bệnh ............................................................................................ 30 1.4.2. Chất chứa virus ................................................................................................ 31 1.4.3. Đường xâm nhập và nhân lên của virus ............................................................ 31 1.4.4. Dịch tễ ............................................................................................................. 32 1.4.5. Cách sinh bệnh ................................................................................................. 33 1.4.6. Cách truyền lây ................................................................................................ 33 1.4.7. Triệu chứng, bệnh tích ..................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 36 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 36 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 36 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36 2.3.1. Phương pháp điều tra và chọn mẫu nghiên cứu ................................................ 36 2.3.2. Phương pháp định lượng kháng thể sau tiêm vaccine LMLM........................... 37 2.3.3. Phương pháp định type virus LMLM ............................................................... 38 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 39 3.1. TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG TRÂU BÒ CỦA 03 XÃ ĐIỆN PHONG, ĐIỆN TRUNG, ĐIỆN QUANG TỪ NĂM 2013 – 2017........... 39 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG THEO THỜI ĐIỂM LẤY MẪU ................................................................... 40 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG THEO NHÓM TUỔI .................................................................................... 42 3.4. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG THEO TÍNH BIỆT ....................................................................................... 44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.5. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG THEO THỨC ĂN BỔ SUNG ....................................................................... 46 3.6. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG THEO ĐỢT TIÊM PHÒNG.......................................................................... 49 3.7. ĐỊNH TYPE VIRUS GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 52 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52 4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 53 PHỤ LỤC I................................................................................................................ 56 QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG BẰNG KỸ THUẬT TRUNG HÒA TRÊN TẾ BÀO ĐỘNG VẬT.........................................56 PHỤ LỤC II .............................................................................................................. 63 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ĐỊNH TYPE VIRUS LMLM BẰNG KỸ THUẬT AgELISA................................................................................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - LMLM :Foot-and-Mouth Disease (Bệnh lở mồm long móng) - FMDV : Foot-and-Mouth Disease Virus (Virus lở mồm long móng) - OIE : World Organisation for Animal Health- Office des Epizooties (Tổ chức Thú y thế giới). - VIA : Virus infection associated - BHK : Baby Hamster Kidney - TCID50 : 50% Tissue Culture Infectious Dose - ELISA : Enzyme-Linked Immunosorbent Assay - EITB : Enzyme-linked immuno-electro-transfer blot - PBS : Phosphate Buffered Saline PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò qua các năm .............................. 39 Bảng 3.2. Hiệu giá kháng thể LMLM của trâu bò theo thời điểm lấy mẫu sau khi tiêm phòng vaccine ............................................................................................................ 40 Bảng 3.3. Hiệu giá kháng thể LMLM của trâu bò theo nhóm tuổi .............................. 43 Bảng 3.4. Hiệu giá kháng thể LMLM của trâu bò theo tính biệt ................................. 45 Bảng 3.5. Hiệu giá kháng thể LMLM của trâu bò theo chế độ dinh dưỡng ................. 48 Bảng 3.6. Hiệu giá kháng thể LMLM của trâu bò theo đợt tiêm phòng ...................... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò của 03 xã năm 2013 - 2017.... 40 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT theo thời điểm lấy mẫu .............................. 41 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT theo nhóm tuổi .......................................... 44 Biểu đồ 3.4. Tỷ bảo hộ và giá trị GMT theo tính biệt ................................................. 46 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT theo thức ăn bổ sung ................................. 47 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bảo hộ và giá trị GMT theo đợt tiêm phòng................................... 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai ... Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển có mang mầm bệnh mà còn lây lan qua đường hô hấp. Bệnh LMLM do virus hướng thượng bì gây ra, có đặc điểm là sốt và hình thành mụn nước ở miệng, chân và vú (Hoàng Thu Phương và cs, 2014). Dịch bệnh LMLM có thể lây lan nhanh và làm nhiều gia súc nhiễm bệnh trong thời gian ngắn. Trâu bò bệnh có thể mất khả năng cày kéo, ảnh hưởng đến sức sản xuất do vết thương ở móng làm gia súc khó đi lại. Gia súc non khi mắc bệnh có tỷ lệ chết cao do suy tim. Bệnh do một loại virus thuộc chi (giống) Aphthovirus họ Picornaviridae, thuộc nhóm virus ARN gây ra. Virus này có đặc điểm đề kháng tốt với các tác nhân môi trường và có cấu trúc kháng nguyên đa dạng gây khó khăn đối với việc quản lý tình hình dịch bệnh. Cho đến nay, 7 serotype virus lở mồm long móng đã được phát hiện, trong đó 3 serotype O, A và C gây bệnh ở châu Âu, 3 serotype SAT-1, SAT-2, SAT-3 gây bệnh ở châu Phi được phát hiện vào năm 1952 và 1 serotype là Asia-1 gây bệnh ở châu Á vào năm 1954. Tất cả 7 serotype đều giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về cấu trúc kháng nguyên nên không thể tạo miễn dịch chéo, tức kháng thể chống serotype này không có hiệu lực với kháng thể chống serotype khác. Vì vậy, việc xác định serotype virus bệnh lở mồm long móng gây bệnh tại mỗi địa phương là có ý nghĩa quan trọng để việc tiêm vaccine phòng bệnh có hiệu quả. Mặt khác, phòng bệnh là thực hiện đồng bộ và có hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể con vật. Trong số các biện pháp đó, phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất trong chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm. Trong tình hình hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều bệnh do virus gây ra và có thể lây truyền từ động vật sang người thì vấn đề sử dụng vaccine phòng bệnh càng trở nên có ý nghĩa trong việc phòng ngừa dịch bệnh cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mặc dù lợi ích của việc phòng bệnh bằng vaccine rất rõ ràng, cả về khía cạnh kinh tế và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm cũng như sức khỏe cho cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người chăn nuôi vẫn không chấp nhận dùng vaccine để phòng bệnh cho đàn vật nuôi của mình hoặc chỉ thực hiện tiêm phòng vaccine khi đàn vật nuôi có biểu hiện của bệnh. Có nhiều lý do PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 để giải thích cho vấn đề này, trong đó yếu tố kỹ thuật mang tính quyết định, đó là tính an toàn, hiệu quả của vaccine trong tiêm phòng. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở Quảng Nam xảy ra thường xuyên và có diễn biến phức tạp. Bệnh LMLM xuất hiện và lưu hành trên địa bàn tỉnh từ năm 1999 đến nay. Các đợt dịch xảy ra đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi nói riêng và kinh tế xã hội nói chung do phải áp dụng bắt buộc các biện pháp phòng chống dịch. Theo báo cáo của Chi cục Thú y Quảng Nam, từ năm 2001 đến năm 2011 đã có 9.618 con gia súc mắc bệnh LMLM, trong đó số con chết là 98 con, tiêu hủy bắt buộc là 1.623 con. Ngành Thú y đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống tổng hợp nhằm khống chế dịch bệnh, trong đó tiêm phòng vaccine được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng, khống chế và tiến tới thanh toán dịch bệnh. Mặc dù, chính quyền các cấp cùng với ngành chuyên môn đã có nhiều cố gắng tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng trong những năm qua vẫn đạt thấp. Tỷ lệ tiêm vaccine LMLM cho đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Nam, trung bình từ năm 2008-2012 đạt khoảng 35%, chưa đảm bảo tạo miễn dịch quần thể cho tổng đàn vì vậy dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là sau khi tiêm phòng gia súc vẫn mắc bệnh, điều này đã gây ra tâm lý e ngại cho người chăn nuôi cũng như gây khó khăn trong công tác tổ chức tiêm phòng. Vì vậy ngành chuyên môn cùng với chính quyền tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng mà không chú trọng đến việc đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng. Để có cơ sở tham mưu hiệu quả việc sử dụng vaccine và tạo niềm tin cho người chăn nuôi góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, chúng tôi thực hiện đề tài“Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là điều tra tình hình tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2013 – 2017, xác định tỷ lệ bảo hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine LMLM trâu bò type O. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học Kết quả xác định hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vaccine LMLM type O và kết quả định type virus gây bệnh LMLM trên trâu bò nuôi tại tỉnh Quảng Nam là dữ liệu khoa học cần thiết có thể làm căn cứ để tiếp tục triển khai các nghiên cứu khác có liên quan và đề xuất chiến lược sử dụng vaccine phòng bệnh LMLM trong tương lai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn loại vaccine LMLM phù hợp, có biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng cho đàn trâu bò nuôi tại địa phương và chỉ đạo tốt hơn công tác tiêm phòng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. VACCINE 1.1.1. Khái niệm về vaccine Vaccine là sản phẩm chứa kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu, khi được đưa vào cơ thể động vật sẽ tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể, được dùng với mục đích phòng bệnh (Nghị định 33/2005/NĐ-CP, 2005). 1.1.2. Đặc tính cơ bản của một vaccine - Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm: Trước tiên đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào hay cả hai. Tính này phụ thuộc kháng nguyên lẫn cơ thể nhận kích thích ấy. Trong thực nghiệm (sốc phản vệ thực nghiệm) đã cho thấy rõ là với cùng một kháng nguyên mà ở những con vật khác nhau sẽ cho đáp ứng khác nhau và trong thực tế cuộc sống cũng đã cho thấy có những bệnh riêng biệt người với vật. Vaccine đưa qua niêm mạc sẽ giúp sinh ra nhiều kháng thể IgA có hiệu lực để bảo vệ đường tiêu hoá, còn đưa vào trong da rất tốt cho đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào tuổi và vào tình trạng của cơ thể nhận là những cái mà chúng ta luôn luôn cần chú ý. - Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể Những khái niệm về hapten và chất mang tải đã giúp hiểu rõ về tính kháng nguyên. Bản thân hapten có phân tử lượng quá nhỏ không gây được phản ứng sinh kháng thể nên cần thiết phải liên kết với chất mang tải. Yếu tố gây bệnh có nhiều epitop khác nhau trong đó có cái rất nhỏ nên không có tính sinh kháng thể nếu để nguyên. Nếu muốn chúng có thể sinh ra kháng thể bảo vệ chống lại bệnh thì cần đổi chúng thành có tính kháng nguyên. Người ta phải kết hợp chúng với một protein mang tải vô hại. Thường hay dùng nhất là kết hợp với một vaccine khác như vaccine đậu mùa hay trộn nhiều vaccine với nhau. - Tính hiệu lực Các kháng thể tạo ra không phải kháng thể nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong sản xuất vaccine trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên “sinh tử” nghĩa là nếu đánh vào đó thì yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hay ít nhất cũng không còn khả năng sinh hại nữa. Trước đây, qua kinh nghiệm người ta đã biết được một số kháng nguyên sinh ra được kháng thể bảo vệ như các kháng thể chống độc tố uốn ván, bạch hầu. Hiện nay đang có những cố gắng phân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 lập kháng nguyên hay nhóm quyết định “sinh tử” ấy để làm cho vaccine được tinh khiết và thuần nhất hơn tiến tới có thể tổng hợp được chúng. Ví dụ như trong các loại kháng thể do virus viêm gan B sinh ra thì chỉ có kháng thể chống kháng nguyên bề mặt HBs là có tác dụng bảo vệ còn kháng thể chống vỏ nhân HBc không có tác dụng ấy. Tính hiệu lực hay khả năng bảo vệ có thể được đánh giá trên thực nghiệm nhưng cái chính vẫn là trên thực địa qua đánh giá sau tiêm chủng và khả năng phòng các dịch bệnh do yếu tố gây bệnh gây ra. Tính hiệu lực cần được đánh giá trên bình diện cá thể và trên bình diện nhóm (Herd immunity = miễn dịch quần thể). Trong việc đánh giá nhóm này thì hiệu lực của vaccine còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như việc bảo quản, vận chuyển và cách sử dụng vaccine. Tất cả đã tạo nên một môn khoa học mới gọi là vaccinology mà mục đích là nghiên cứu mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến lúc tiêu dùng, để tăng tính hiệu lực của vaccine trên bình diện nhóm. - Tính vô hại Đó là một đòi hỏi tất nhiên khi sử dụng vaccine. Cũng như đối với các thuốc điều trị khác, mọi vaccine phải được thử qua nhiều bước trong phòng thí nghiệm invitro trên tế bào, invivo trên các súc vật khác nhau rồi mới sử dụng đại trà. Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có, phải được xác định trước khi được đem ra dùng đại trà và vẫn còn phải được theo dõi cẩn thận. Đặc tính của kháng nguyên: Kháng nguyên có nhiều đặc tính khác nhau, trong đó có tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể. + Tính đặc hiệu Tính đặc hiệu của một kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng (trong trường hợp đáp ứng miễn dịch dịch thể) và có khả năng kết hợp đặc hiệu với các thụ thể bề mặt các lympho T (trong trường hợp miễn dịch tế bào). - Kháng nguyên nào thì kháng thể nấy, kháng nguyên gắn với kháng thể như chìa khóa khớp với ổ khóa. Như thế một kháng thể chống A chỉ phản ứng với kháng nguyên A. Ngược lại một kháng nguyên A chỉ được nhận biết bởi kháng thể chống A. - Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ cấu trúc của cả phân tử kháng nguyên quyết định mà do “nhóm quyết định” (epitope) của kháng nguyên quyết định, đó là những đoạn nhỏ hoặc một bộ phận nhỏ nằm trên bề mặt phân tử kháng nguyên quyết định. Nhóm quyết định kháng nguyên không những quyết định tính đặc hiệu sinh kháng thể tương ứng, mà còn là vị trí để kháng thể đó, hoặc lympho bào mẫn cảm có thể gắn với kháng nguyên một cách đặc hiệu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - Nếu kháng nguyên chỉ có một nhóm quyết định thì sẽ kích thích cơ thể sinh ra một loại kháng thể tương ứng và kháng nguyên đó chỉ kết hợp đặc hiệu và duy nhất với loại kháng thể đó mà thôi; còn nếu kháng nguyên có nhiều nhóm quyết định thì sẽ có nhiều kháng thể tương ứng được sinh ra, nhưng nhóm quyết định nào thì kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng của nhóm đó mà thôi. Có bao nhiêu nhóm quyết định kháng nguyên thì có bấy nhiêu loại kháng thể và kết hợp đặc hiệu độc lập với nhau. -Tổng số nhóm quyết định trong một kháng nguyên gọi là hóa trị của kháng nguyên đó. Hóa trị kháng nguyên biểu thị số lượng kháng thể mà kháng nguyên có khả năng kết hợp được, kháng nguyên có thể có hai hay nhiều hóa trị. - Tính đặc hiệu của kháng nguyên là rất nghiêm ngặt, tuy nhiên trong thực tế, hai kháng nguyên có thể có phản ứng chéo với nhau, như vậy giữa hai kháng nguyên này phải có một hoặc nhiều nhóm quyết định giống nhau hoặc gần giống nhau, Do đó, về mặt sinh học phân tử, có thể nói: Tính đặc hiệu của kháng nguyên - kháng thể là do sự tương đồng về cấu trúc hóa học, giữa một phân tử kháng thể với một nhóm quyết định kháng nguyên, mỗi một nhóm quyết định kháng nguyên chỉ có thể kết hợp với một phân tử kháng thể duy nhất, nhưng mỗi một phân tử kháng nguyên thì có thể kết hợp với vài loại kháng thể, nếu đó là phân tử kháng nguyên đa giá (có nhiều nhóm quyết định kháng nguyên trên bề mặt). Tình trạng mất phản ứng sau khi có những thay đổi cực nhỏ về cấu trúc hóa học của kháng nguyên đã chứng minh tính đặc hiệu ấy. Tính đặc hiệu của phản ứng miễn dịch đã được các công trình của K. Landsteiner (1930-1934) chứng minh qua các kháng nguyên nhân tạo gồm một protein gắn với những phân tử nhỏ mà ông gọi là hapten. Chỉ cần biến đổi vị trí của một gốc hay thay đổi gốc đó bằng một gốc khác là đáp ứng miễn dịch có thể thay đổi được. Phản ứng chéo Đối ngược với tính đặc hiệu là phản ứng chéo khi 2 kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau nhưng lại phản ứng với cùng một kháng thể. Nguyên nhân của phản ứng chéo: Có một cấu trúc giống hệt. Ở các loài khác nhau vẫn có thể có những nhóm quyết định kháng nguyên chung vì lý do tiến hóa hay ngẫu nhiên. Ví dụ như những chất của nhóm máu A và B với chất của một số vi khuẩn vô hại ở ruột, chúng có cấu trúc giống nhau đến mức chính là các vi khuẩn gây ra sản xuất kháng thể tự nhiên chống A và chống B ở những người có nhóm máu O. Trong trường hợp này cá thể có nhóm máu O sản xuất những kháng thể dị loại thực ra là để chống vi khuẩn nhưng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 đồng thời cũng là kháng thể đồng loài nếu đứng trên phương diện truyền máu hay khía cạnh khi không có hòa hợp mẹ-thai. Có một cấu trúc tương tự. Ví dụ nhóm máu B và kháng nguyên giả B xuất phát từ kháng nguyên A1. Đặc trưng của nhóm máu A1 là có một gốc tận cùng là N- acetylgalactosamin và của kháng nguyên B là galactose. Trong ung thư đại tràng khi có nhiễm vi khuẩn thì chất N-acetylgalactosamin có thể bị mất acetyl bởi desacetylase của vi khuẩn mà đổi thành galactosamin. Khi ấy kháng nguyên A1 được nhận biết bởi một số kháng thể chống B nên được gọi là giả B. Những kháng thể chống B ấy không phân biệt nổi OH của galactose và NH2 của galactosamin. + Tính kích thích sinh miễn dịch Kháng nguyên có khả năng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch (kháng thể). Người ta còn gọi khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể của kháng nguyên là tính kháng nguyên của kháng nguyên. Đáp ứng này có thể là tế bào hay dịch thể, dương tính (gây mẫn cảm tức có sinh kháng thể) hay âm tính (gây dung nạp tức không sinh kháng thể). Tính kháng nguyên của một chất có thể mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tính lạ của kháng nguyên Những chất càng lạ với cơ thể càng có tính kháng nguyên mạnh, tính kháng nguyên càng mạnh khi các loài càng xa nhau về nguồn gốc tổ tiên. Ví du: lấy huyết thanh của bò tiêm cho bò hoặc cho dê thì không kích thích sinh miễn dịch hoặc sinh miễn dịch yếu, nhưng nếu lấy huyết thanh của gà tiêm cho bò thì kích thích sinh miễn dịch tốt, vì gà và bò khác nhau xa về nguồn gốc. Cấu trúc phân tử kháng nguyên Những chất có phân tử lượng càng lớn và cấu trúc càng phức tạp thì tính sinh miễn dịch càng cao, thông thường phải có phân tử lượng từ 10.000 Da, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ như dextran, gelatin có phân tử lượng lớn nhưng không có tính kháng nguyên, trái lại insulin phân tử lượng chỉ có 6000, glucagon phân tử lượng 3800 lại có tính kháng nguyên cao. - Những chất có bản chất là protein phức tạp hoặc cấu tạo từ polysaccharide thì có tính sinh miễn dịch cao vì dễ bị đại thực bào nuốt và xử lý, còn những chất có bản chất là lipid, acid nucleic thì tính sinh miễn dịch yếu hoặc không có, những chất này muốn trở thành kháng nguyên phải được gắn với một "protein mang" có chứa các acid amin mạch vòng như tyrozin, tryptophan hoặc các acid amin mạch vòng khác. - Cấu trúc lập thể (không gian 3 chiều, 3-D) và khả năng tích điện của các phân tử kháng nguyên cũng có ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch, bởi vì trong quá trình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 chuyển hóa khi cấu trúc lập thể thay đổi sẽ để lộ ra những nhóm quyết định kháng nguyên mà trước đây chúng bị "che lấp" hoặc "dấu mình" và sự tích điện có vai trò chọn lọc các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tương ứng. Phương thức xâm nhập Những kháng nguyên mạnh khi đưa vào cơ thể một lần đều có khả năng kích thích sinh kháng thể, những kháng nguyên yếu phải đưa nhiều lần hoặc đưa số lượng nhiều hoặc phải kèm theo có chất bổ trợ mới có tính sinh miễn dịch tốt (chất bổ trợ có tác dụng làm tăng khả năng đại thực bào nuốt kháng nguyên). Đường đưa kháng nguyên và liều lượng kháng nguyên cũng phải phù hợp thì kháng thể mới được sản sinh nhiều. Đặc tính di truyền của cơ thể Cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến tính kháng nguyên của kháng nguyên, đây là một yếu tố quan trọng: cùng một kháng nguyên nhưng các cơ thể khác nhau có đáp ứng miễn dịch ở mức độ khác nhau. Theo Landsteiner cần phân biệt rõ tính kháng nguyên của kháng nguyên và tính kích thích sinh miễn dịch của kháng nguyên. Tính kháng nguyên của kháng nguyên là bản tính vốn có của kháng nguyên và phụ thuộc vào các yếu tố đã nói ở trên, còn tính sinh miễn dịch của kháng nguyên thì không những phụ thuộc vào tính kháng nguyên mà còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể ở mức độ có tính chất di truyền. Như vậy: tính sinh miễn dịch của kháng nguyên có thể hiểu là hoạt động của tính kháng nguyên và khả năng đáp ứng của cơ thể chủ. Sự hợp tác giữa các tế bào: Có hai loại tế bào trực tiếp tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, đó là: - Quần thể lympho B (Bursal Fabricius) chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể. - Quần thể lympho T (Thymus) chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Thực chất hai loại quần thể lympho này không hoạt động riêng lẻ mà có sự hợp tác liên quan chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau, mức độ của sự hợp tác giữa chúng phụ thuộc vào đặc tính của kháng nguyên khi xâm nhập. Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể với nhiều loại kháng nguyên, sự hỗ trợ của lympho T là một điều quan trọng. Nếu kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của quần thể lympho T thì mới có khả năng biệt hóa các tế bào lympho B thành tế bào lympho B chín, rồi thành tế bào plasma sản sinh kháng thể. Cụ thể là các lympho T hỗ trợ nhận PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 biết được kháng nguyên trước rồi mới giúp cho lympho B nhận mặt kháng nguyên, trong trường hợp này là sự hợp tác giữa lympho T và lympho B có tác dụng quyết định tới mức độ hình thành kháng thể trong đáp ứng miễn dịch dịch thể. Nếu kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức xâm nhập vào cơ thể thì chúng có khả năng trực tiếp tiếp xúc với các tế bào lympho B kích thích sinh ra kháng thể đặc hiệu mà không cần có sự hỗ trợ của lympho T. Ngoài sự hợp tác giữa hai quần thể lympho T và lympho B thì sự hợp tác giữa các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các tế bào khác cũng hết sức quan trọng. Những đặc tính khác + Tính gây dị ứng: Một số kháng nguyên dễ gây ra sản xuất kháng thể IgE hơn và do đó gây ra dị ứng type tức khắc. Các dị nguyên chính thường gặp là phấn hoa, nọc của một số sâu bọ có cánh màng, ... Đáp ứng miễn dịch chuyển thẳng từ IgM sang IgE. Tính chất này phụ thuộc vào cơ địa của cá thể. + Tính gây dung nạp: Một số kháng nguyên dễ tạo ra tình trạng dung nạp hơn là một số khác. + Tính tá chất: Một tá chất cho phép tăng cường độ của đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đã kết hợp với nó. Một số kháng nguyên bản thân đã có tính kích thích ấy. + Tính gây phân bào: Ngoài đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, kháng nguyên có thể kéo theo một tình trạng tăng gamma globulin huyết chung bằng kích thích sự phân chia của tế bào lympho B. Điều này thường hay thấy trong quá trình nhiễm khuẩn hay khi tiêm polysaccharide của vi khuẩn đường ruột (LPS), chất này hay được dùng trong thực nghiệm với mục đích phân bào. + Hiện tượng cạnh tranh giữa các kháng nguyên Hầu hết các loại kháng nguyên có bản chất là protein đều là kháng nguyên đa giá, trên mỗi phân tử thường chứa nhiều nhóm quyết định kháng nguyên, trong đó có những nhóm quyết định trội và nhóm quyết định không trội (nhóm quyết định lặn). Quyết định trội: Quyết định trội là những nhóm dễ dàng được các tế bào nhận biết và tiếp cận. Thường những nhóm quyết định nằm trên bề mặt phân tử kháng nguyên và có tính ưa nước cao là những nhóm quyết định trội. Chúng là những đoạn phân tử nằm ở một đầu tận cùng của chuỗi polypeptide hoặc chuỗi polysaccharide. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp phòng chống
89 p | 101 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin H5N1 Navet-vifluvac tại tỉnh Quảng Ninh
92 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu sự ô nhiễm Escherichia coli và Salmonella trên thịt lợn tươi, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn và đề xuất biện pháp khống chế tại thành phố Lào Cai
96 p | 64 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá hiệu lực của vaccine phòng bệnh
79 p | 88 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Care ở chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị
94 p | 72 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại ba huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị
82 p | 62 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Thú Y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị
85 p | 73 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh Sán lá gan ở bò tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị
70 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà tại Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng chế phẩm NanoSan phòng, trị bệnh
77 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Giải mã gen kháng nguyên H, phân tích đặc điểm phân tử và xác định phả hệ nguồn gốc của Canine Distemper virus gây bệnh Care ở chó tại Hà Nội
77 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị
82 p | 80 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị
93 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở gà, vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
80 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
78 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại huyện Hoài Đức - Hà Nội
85 p | 65 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
90 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị
81 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn