Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tỷ lệ mang kháng thể chống dại ở đàn chó, tỷ lệ mang kháng thể ở nồng độ (hiệu giá) bảo hộ, ảnh hưởng của một số yếu tố đến đáp ứng miễn dịch dịch thể cho chó sau tiêm phòng và tỷ lệ chó mang virus dại (Lyssavirus) trong nước bọt trong thời gian nghiên cứu, trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hồng Sơn. Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực sự thật và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các luận điểm và dữ liệu trích dẫn từ các công bố đã nghiên cứu của người khác đều được dẫn nguồn gốc thích hợp rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Học viên Phan Ngọc Tuyết PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn khoa học này ngoài sự nỗ lực của bản thân, trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi kiến thức hữu ích, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong thực tiễn công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Sơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn và những kiến thức thầy đã truyền dạy, chỉ dẫn đã cho tôi học được nhiều kinh nghiệm trong khoa học cũng như trong cuộc sống. Tôi xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô, anh chị em tại phòng thí nghiệm Vi trùng - Truyền nhiễm, bộ môn Ký sinh - Truyền nhiễm, các thành viên trong nhóm đề tài nghiên cứu bệnh dại chó đã cùng kề vai sát cánh khắc phục khó khăn trong điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, thời gian mọi người bên nhau là những kỷ niệm thật khó quên. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Lãnh đạo chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y Minh Hóa, các anh chị em nhân viên, thú y viên cơ sở, các hộ gia đình nuôi chó trong 4 xã, huyện Minh Hóa đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn này. Do thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy, cô và những ai quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Học viên Phan Ngọc Tuyết PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 ở huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình với mục đích đánh giá vaccine phòng bệnh dại được chỉ định sử dụng thông qua xác định hiệu giá kháng thể chống dại ở đàn chó nhờ phương pháp HI và xác định chó mang virus dại nhờ phản ứng SSDHI trong hai đợt lấy máu và nước bọt mỗi loại 240 mẫu mỗi đợt trước hơn 2 tháng (đợt đầu) và sau 22 ngày (đợt sau) so với một đợt tiêm khảo sát vaccine dại. Trong tổng số 240 mẫu huyết thanh đợt đầu có 79 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 32,92%, chứng tỏ phần lớn đàn chó (161/240) chưa từng được tiêm vaccine dại, và vì vậy, chỉ có 41 mẫu đạt mức hiệu giá kháng thể 4log2 trở lên chiếm 17,08%, với cường độ miễn dịch đàn (GMT) chống dại là 3,37 HI. Cũng với 240 mẫu, trong đợt sau có 182 mẫu dương tính (75,83%) và 78 mẫu đạt mức hiệu giá bảo hộ (32,5%) tương ứng với cường độ miễn dịch đàn là 13,97 HI. Phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ bảo hộ sai khác có ý nghĩa thống kê giữa hai đợt (P~0), trong đó các mẫu ở đợt sau có tỷ lệ bảo hộ cao hơn, chứng tỏ đợt tiêm vaccine dại khảo sát đã làm nâng cao mức độ miễn dịch của đàn chó. Đáp ứng miễn dịch chống dại ở chó không phụ thuộc địa bàn, độ tuổi, giới tính hay giống chó. Kiểm định so sánh tỷ lệ cho thấy giữa các cặp tỷ lệ bảo hộ vào trước và sau tiêm vaccine dại khảo sát đều có sự khác biệt (P~0). Xét nghiệm SSDHI 480 mẫu nước bọt chó thu được qua 2 đợt lấy mẫu cho thấy chỉ có 3 mẫu dương tính trong số 240 mẫu đợt đầu, chiếm 1,25%, chỉ xê lệch hiệu giá 1log2, với cường độ nhiễm virus 1,009 HA. Không mẫu nào có virus dại trong số 240 mẫu nước bọt thu vào đợt sau, tức sau tiêm vaccine khảo sát 22 ngày. Đây có thể là do chỉ định giết hủy chó có SSDHI dương tính trong đợt đầu kết hợp việc tiêm phòng dại đã loại bỏ nguồn bệnh ở đàn chó. Tất cả 3 con chó mang virus dại phát hiện được là những con trong số 154 con chưa từng được tiêm vaccine phòng dại trong quá khứ, trong khi không có trường hợp SSDHI dương tính nào trong số 86 con đã được tiêm vaccine dại từ trước. Như vậy vaccine được chỉ định tiêm phòng dại ở địa bàn nghiên cứu có tác dụng tích cực. Bên cạnh đó, giết hủy những con chó có phản ứng SSDHI dương tính phối hợp tiêm vaccine dại là biện pháp hữu ích trong phòng chống bệnh dại cần được phát huy. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH .......................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 4. Những điểm mới của đề tài ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI ................................................................ 3 1.1.1. Lịch sử bệnh dại ................................................................................................. 3 1.1.2 Tình hình bệnh dại trên thế giới .......................................................................... 4 1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước ........................................................................... 5 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS GÂY BỆNH DẠI ......................................... 11 1.2.1. Nguồn gốc virus dại ......................................................................................... 11 1.2.2. Hình thái và cấu trúc của virus ......................................................................... 11 1.2.3. Bộ gen của virus .............................................................................................. 13 1.2.4. Các chủng và độc lực của virus ........................................................................ 13 1.2.5. Đặc tính nuôi cấy virus .................................................................................... 14 1.2.6. Phân lập virus .................................................................................................. 14 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC BỆNH DẠI ............................................ 15 1.3.1. Động vật cảm nhiễm ........................................................................................ 15 1.3.2. Nguồn truyền bệnh dại ..................................................................................... 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3.3. Mùa vụ và tuổi mắc bệnh ................................................................................. 16 1.3.4. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................. 16 1.3.5. Phương thức lây truyền .................................................................................... 17 1.3.6. Tính cảm nhiễm ............................................................................................... 17 1.4. THỂ BỆNH ........................................................................................................ 17 1.4.1. Thể điên cuồng................................................................................................. 17 1.4.2. Thể dại câm ..................................................................................................... 18 1.5. BỆNH TÍCH ....................................................................................................... 19 1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH DẠI ............................................ 20 1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................................... 20 1.6.2. Chẩn đoán tổ chức học ..................................................................................... 21 1.6.3. Chẩn đoán virus học trên kính hiển vi .............................................................. 21 1.6.4. Tiêm truyền động vật thí nghiệm...................................................................... 22 1.6.5. Chẩn đoán huyết thanh học .............................................................................. 22 1.6.6. Các loại vacine đang sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới.............................. 26 1.6.7. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh dại hiện nay ........................................... 30 1.7. PHÒNG BỆNH................................................................................................... 31 1.7.1. Vaccine phòng bệnh dại vô hoạt....................................................................... 31 1.7.2. Vaccine phòng dại nhược độc .......................................................................... 31 1.7.3. Vaccine phòng dại nhược độc .......................................................................... 32 1.7.4. Vaccine phòng dại Rabigen Mono.................................................................... 32 1.7.5. Vaccine phòng dại Rabisin ............................................................................... 32 1.7.6. Phòng bệnh ...................................................................................................... 33 1.8. ĐIỀU TRỊ BỆNH................................................................................................ 34 CHƯƠNG 2.NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 36 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 36 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.3.2. Bố trí thí nghiệm và lấy mẫu nghiên cứu .......................................................... 37 2.3.3. Phương pháp pha hóa chất ............................................................................... 38 2.4. PHẢN ỨNG XÉT NGHIỆM .............................................................................. 39 2.4.1. Phản ứng ngưng kêt hồng cầu (HA) và pha virus 4 HA .................................... 39 2.4.2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và pha kháng thể 4 log2 (hay 16 HI)41 2.4.3. Phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu (SSDHI) ................... 42 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................... 44 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 46 3.1. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN CHÓ NUÔI ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH............................................ 46 3.1.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại46 3.1.2. Ảnh hưởng của các độ tuổi đến mức kháng thể miễn dịch trong huyết thanh chó sau tiêm phòng dại ..................................................................................................... 48 3.1.3. Ảnh hưởng của giới tính đến đáp ứng miễn dịch ở chó sau tiêm vaccine phòng dại chỉ định ................................................................................................................ 49 3.14. Ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch do vaccine dại khảo sát ........ 51 3.2. TÌNH HÌNH CẢM NHIỂM VIRUS DẠI Ở ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA NỮA SAU NĂM 2017 VÀ ĐẦU NĂM 2018 ............................................................ 55 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại ................ 55 3.2.2. Ảnh hưởng của việc tiêm vaccine dại đến tỷ lệ nhiễm bệnh dại ở chó nuôi ...... 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 58 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 58 2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CFT Phương pháp kết hợp bổ thể GMT Geometric Mean Titre – Hiệu giá trung bình nhân HA Phản ứng ngưng kết hồng cầu HC Hồng cầu HI Haemagglutination inhibition – Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu IHA Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp Shifting Assay of Standarddized Direct Haemagglutination Inhibition – SSDHI Trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn SSIA Phản ứng xê lệch ngưng kết chuẩn gián tiếp VSDTTƯ Vệ sinh dịch tễ trung ương WHO The World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số người tiêm vắc-xin Dại và số ca tử vong do bệnh Dại tại Việt Nam 1991- 2016............................................................................................................................. 6 Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 – 2016 ............................................... 9 Bảng 1.3. Tình hình tiêm phòng dại trên chó ............................................................... 10 Bảng 2.1. Sơ đồ phản ứng ngưng kết hồng cầu............................................................ 40 Bảng 2.2. Sơ đồ phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu .............................................. 42 Bảng 2.3. Sơ đồ phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu (SSDHI): Thành phần của một trong số 11 dãy kiểm trên một khay vi chuẩn độ 12 dãy × 8 lỗ .... 43 Bảng 2.4. Sơ đồ phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu (SSDHI): Thành phần của một dãy đối chứng (duy nhất) trên một khay vi chuẩn độ 12 dãy × 8 lỗ kiểm tra hiệu giá đến 11 mẫu nước bọt như trình bày ở bảng 3. ................................... 44 Bảng 3.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch chống virus dại trên đàn chó nuôi ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt lấy mẫu xét nghiệm ................................................................ 46 Bảng 3.2. Hiệu giá kháng thể chống dại trong huyết thanh chó thuộc các độ tuổi khác nhau trước và sau tiêm vaccine ................................................................................... 48 Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm đáp ứng miễn dịch chống dại sau tiêm vaccine khảo sát ở chó đực và chó cái ...................................................................................................... 50 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giống chó nuôi ở các địa bàn đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động của vaccine khảo sát .......................................................................................... 52 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tiêm vaccine đến đáp ứng miễn dịch ở các giống chó và ảnh hưởng của các giống chó đến hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của vaccine khảo sát .... 54 Bảng 3.6. Tình hình nhiễm virus dại ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt xét nghiệm 55 Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm SSDHI phát hiện virus dại ở hai nhóm chó theo tình trạng tiêm vaccine trong quá khứ ......................................................................................... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 1.1. Nguy cơ bùng phát bệnh dại ở các nước trên thế giới, khu vực ................ 5 Biểu đồ 1.2. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất (2011 – 2015) .................. 8 Biểu đồ 1.3. Bản đồ phân bố chó nuôi và tỷ lệ tiêm phòng dại ở chó năm 2015 ......... 11 Hình 1.1. Hình thái virus dại ..................................................................................... 12 Hình 1.2. Hình ảnh cắt ngang của virus với các phần cấu tạo ..................................... 12 Hình 1.3. Thể bệnh tích chó dại ................................................................................. 19 Hình 1.4. Tiểu thể Negri ............................................................................................ 19 Hình 1.5. Vaccine dại ................................................................................................ 33 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ bảo hộ và cường độ miễn dịch của chó nuôi tại 4 xã thị trấn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình với virus dại trước và sau thời điểm tiêm vaccine dại khảo sát cuối năm 2017 ........................................................................................ 51 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giống chó nuôi đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động của vaccine ................................................................................................................ 53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do lyssavirus gây ra ở nhiều loài động vật máu nóng và người, bệnh dại lây sang người qua đường da và niêm mạc. thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã (Phạm Hồng Sơn, 2013a), Có khoảng 95% - 97% người bị bệnh dại chủ yếu là do chó dại cắn và 90% số trường hợp tử vong là do chó hay mèo cắn hoặc cào (Nguyễn Võ Hinh, 2009). Do vậy, tiêm chủng vaccine phòng bệnh dại cho chó là một biện pháp phòng bệnh mang tính quyết định nhằm ngăn ngừa sự truyền lây virus dại từ chó sang người. Hiện nay bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch nhưng không được coi là một ưu tiên. Điều này được cho “là một sự lãng quên đáng báo động đối với công tác phòng chống dịch bệnh quốc gia” (Viên Quang Mai, 2013), nhưng thực ra là do thiếu phương pháp thích hợp phát hiện mầm bệnh cũng như đánh giá miễn dịch phù hợp, áp dụng được trên diện rộng và với chi phí không quá cao để đưa ra công chúng những kết quả của những nỗ lực của việc áp dụng vaccine phòng dại ở chó khắp nơi trong cả nước. Như vậy, cần có những xét nghiệm khách quan để phát hiện mầm bệnh cũng như kháng thể chống virus dại. Sau những năm nghiên cứu gần đây, đến nay PGS.TS. Phạm Hồng Sơn, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng các nhóm nghiên cứu gần đây đã thành công với phương pháp xét nghiệm chẩn đoán mới phát hiện kháng nguyên virus trên nền tảng phản ứng ngưng kết hồng cầu động vật của một số virus (như Newcastle, dại) (Phạm Hồng Sơn, 2009; Phạm Hồng Sơn, 2011; Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2012; Phạm Hồng Sơn 2013b). Kỹ thuật chẩn đoán trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI) (Shifting Assay of Standardized Direct Haemagglutination Inhibition là một phương pháp vận dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) (Haemagglutination inhibition) kết hợp đối sánh phản ứng chuẩn, kinh phí thấp với tính chủ động cao do sử dụng nguyên liệu sẵn có. Với phát hiện hiện tượng ngưng kết của virus dại đối với hồng cầu ngan chúng ta đã có phương tiện xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh chó và phát hiện kháng nguyên virus dại để đánh giá tình hình cảm nhiễm virus dại ở đàn chó, góp phần trong công tác phòng chống bệnh dại cũng như đánh giá hiệu quả của “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới bệnh loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021” theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ” trong điều kiện huyện Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Huế, sự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Phạm Hồng Sơn, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI”. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá tỷ lệ mang kháng thể chống dại ở đàn chó, tỷ lệ mang kháng thể ở nồng độ (hiệu giá) bảo hộ, ảnh hưởng của một số yếu tố đến đáp ứng miễn dịch dịch thể cho chó sau tiêm phòng và tỷ lệ chó mang virus dại (Lyssavirus) trong nước bọt trong thời gian nghiên cứu, trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình cảm nhiễm bệnh dại và hiệu quả vaccine được chỉ định sử dụng hiện tại. 2) Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được hiệu quả của vaccine đang được chỉ định sử dụng hiện tại góp phần tránh được rủi ro do tiêm phòng bằng vaccine chất lượng không đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dại, đồng thời việc đánh giá thực trạng chó mang virus dại góp phần hạn chế rủi ro cho người đối với bệnh lây chung nguy hiểm này ở người. 4. Những điểm mới của đề tài Phương pháp mới phối hợp nguyên lý ngưng kết hồng cầu động vật bởi virus với sự ngăn trở ngưng kết bởi kháng thể đặc hiệu và đối sánh mẫu kiểm với đối chứng âm tính, lần đầu áp dụng tại địa phương nhằm nghiên cứu tình hình cảm nhiễm bệnh dại và tỷ lệ bảo hộ miễn dịch của chó đã được tiêm phòng dại, đề ra phương pháp phối hợp giết hủy chó mang trùng với tiêm phòng dại để khống chế bệnh dại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI 1.1.1. Lịch sử bệnh dại Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi một loại virus cấu trúc RNA có bao ngoài thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae. Căn bệnh được biết đến từ thế kỷ 3 trước công nguyên, những người thầy thuốc cổ phương Đông đã viết về một căn bệnh tương tự bệnh dại: bệnh sợ nước, sợ gió (Hydrophobia) mà người mà chó mắc phải (Phạm Sĩ Lăng và cs, 2009). Bệnh này cũng đã được người da đỏ, người Slavo, người Ả Rập và người Do Thái cổ biết tới trong y văn, đã chỉ rõ 5 dấu hiệu của bệnh này: mõm há, nước dãi chảy, tai rủ, đuôi cụp, giọng khàn và khuyến cáo nếu bắt gặp những con mắc bệnh này thì phải tiêu diệt bằng cung tên. Ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã người ta coi bệnh dại là sự trừng phạt của thượng đế vì sự bí mật của căn nguyên gây bệnh cũng như sự khủng khiếp của những triệu chứng lâm sàng (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012). Sự lan truyền tự nhiên của bệnh dại đã được công nhận vào cuối thế kỷ 16. Tuy vậy phương thức lây bệnh và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ nên việc điều trị bệnh dại vẫn chỉ giới hạn trong sự cầu nguyện, sợ hãi và bất lực (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Thành công lớn nhất trong lịch sử phát hiện virus dại gắn liền với tên tuổi nhà bác học Louis Pasteus, năm 1884 ông đã quyết định nghiền não tủy của chó mắc bệnh dại gây nhiễm dưới màng cứng não thỏ. Não thỏ dại là tác nhân mang hoạt tính sinh học gây bệnh. Nghiền và tiêm truyền tác nhân này trên não thỏ sau hơn 100 lần, ông đã tạo ra một virus biến đổi có ái tính thần kinh, bất hoạt một phần, có thời gian ủ bệnh được thu ngắn và cố định 6 - 7 ngày, ông gọi nó là “virus dại cố định”. Ông đã dùng hỗn dịch não tủy của thỏ bị nhiễm virus dại đã bất hoạt tiêm cho chó, sau đó dùng virus dại sống thử thách cho những con chó này và những kết quả thí nghiệm đã khích lệ Pasteur tìm ra cách sản xuất vaccine dại (Phạm Sĩ Lăng và cs, 1997). Ngày 6 tháng 7 năm 1885, lần đầu tiên Pasteur đã dùng vaccine não thỏ bất hoạt tiêm cho cậu bé Joseph Meister (Joseph Meister, 21/2/1876 – 24/6/1940) lúc đó 9 tuổi, bị một con chó lên cơn dại cắn với nhiều vết thương. Sau khi được điều trị 13 mũi tiêm vaccine dại của Pasteur, cậu bé đã được khỏi bệnh dại (Phạm Sĩ Lăng cs, 1997). Năm 1886, có khoảng 2500 người bệnh đã được điều trị bằng vaccine này và chỉ có 12 người bị chết. Nghiên cứu các tính chất của virus dại, nhà khoa học Babes và Negri đã phát hiện ra rằng khi nhân trong tế bào thần kinh ở động vật thực nghiệm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 virus dại thường kích thích tế bào tạo những hạt vùi hay còn được gọi là tiểu thể Negri (Phạm Sĩ Lăng cs, 1997). Năm 1963, Atanasiu cùng cộng sự đã nghiên cứu cấu trúc, hình thái của virus dại trên động vật thí nghiệm và trên nuôi cấy tế bào dưới kính hiển vi điện tử. Năm 1959 tiến sĩ Robert Kissling phát triển các xét nghiệm kháng thể huỳnh quang cho bệnh dại. Sinh học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ trong nghiên cứu bệnh dại. Vào những năm 80, người ta đã sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng để chẩn đoán các chủng virus dại gây bệnh ở người và động vật. Sau đó, bằng kỹ thuật PCR và sequencing người ta đã có thêm nhiều hiểu biết về trật tự sắp xếp các gene và trình tự nucleotide của virus dại và đã thu được nhiều tiến bộ trong sản xuất vaccine dại tái tổ hợp (Yousaf và cs, 2013; Phạm Sĩ Lăng và cs, 1997). 1.1.2 Tình hình bệnh dại trên thế giới Bệnh dại lưu hành ở trên 150 nước trên thế giới với 3,3 tỷ dân sống tại các vùng dịch lưu hành, chủ yếu ở các nước thuộc khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 60.000 người chết vì bệnh Dại (99% trường hợp tử vong này là do lây truyền vi rút Dại từ chó, cứ 10 người chết vì bệnh Dại thì có tới 04 trẻ em dưới 15 tuổi, 95% ca tử vong là ở châu Á và châu Phi) và 15 triệu người bị phơi nhiễm bệnh Dại phải đi điều trị dự phòng (trong đó 40% là trẻ em từ 5-14 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi), gây tổn thất kinh tế toàn cầu ước tính là 8,6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cũng theo WHO, nếu không được điều trị dự phòng, con số tử vong có thể lên tới hơn 330 nghìn người mỗi năm. Số ca tử vong tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi (40%), Châu Á (55%). Các nước có số ca tử vong do bệnh Dại cao là Ấn Độ (20.000 người), Trung Quốc (3.300), Bangladesh (1.500), Nepal (200). Trong khu vực Đông Nam Á, 8/11 nước có lưu hành bệnh dại (trừ Singapore, Malaysia và Brunei). Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tại các nước Châu Á, đặc biệt khu vực Đông Nam Á đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Ở Châu Á, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, trong đó riêng Trung Quốc là 15 triệu. Tại Châu Âu, số lượng người đi điều trị dự phòng hàng năm chỉ khoảng 71.500 người. Ở Châu Phi và Châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm vì bệnh dại rất cao: Ấn Độ hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vaccine dại (trong đó 40% là trẻ em). Năm 2000, Trung Quốc có số người chết vì bệnh dại là 226, năm 2007 con số này đã tăng lên 3.300 người chết. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nepal, Sri-Lanca, Bangladesh, Indonesia. Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết này chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam (Võ Thị Thu Yến, 2015). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Vùng có nguy cơ mức độ cảnh báo Vùng có nguy cơ thấp Vùng có nguy cơ cao bùng phát bệnh dại Vùng không có nguy cơ Biểu đồ 1.1. Nguy cơ bùng phát bệnh dại ở các nước trên thế giới, khu vực (WHO, 2017) 1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước 1.1.3.1. Tình hình bệnh dại trên người Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từ những năm 1974. Công tác tiêm phòng dại cho người sau khi bị động vật nghi dại cắn cũng đã được tổ chức thực hiện ở các tuyến cơ sở cấp tỉnh, thành phố, huyện/ thị (Phạm Sĩ Lăng và cs, 1997). Trong những năm gần đây, bệnh dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Từ đầu năm 2014 đến nay đã có 9 tỉnh, thành phố có báo cáo các trường hợp chó nghi mắc bệnh dại, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái. Theo thông tin của Bộ Y tế, tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2014, cả nước đã có 160.731 người bị chó cắn, phải đi điều trị dự phòng và đã có 28 người tử vong tại 16 tỉnh, thành phố (Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Kiên Giang). Thống kê sơ bộ cho thấy cả nước có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến nay đã phát hiện có 865 con chó bị bệnh dại, trong khi đó tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó tại các địa phương đạt tỷ lệ thấp (dưới 60%). Đặc biệt từ đầu năm 2014 đến nay, đã phát hiện rất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 nhiều trường hợp chó chó mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại, chó lạ, chó thả rông cắn người và cắn chó nuôi của người dân tại nhiều tỉnh phía Bắc gây tâm lý hoang mang trong xã hội, làm nhiều người chết và gây tổn thất kinh tế cho người bị chó cắn do phải đi điều trị dự phòng (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014). Mặc dù công tác điều trị dự phòng Dại cho người sau phơi nhiễm với động vât nghi mắc bệnh dại đã được tổ chức thực hiện ở nhiều địa phương, tuy nhiên hàng năm vẫn còn nhiều người tử vong do bệnh dại. Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), Bộ Y tế cho thấy liên tục trong 25 năm qua, năm nào cũng có người chết do bệnh dại và số người chết do bệnh dại hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong của các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam (Cục y tế dự phòng, 2017). Bảng 1.1. Số người tiêm vắc-xin Dại và số ca tử vong do bệnh Dại tại Việt Nam 1991-2016 (Cục y tế dự phòng, 2017) 1991 87.625 282 1992 145.272 404 - Chết vì bệnh dại: Tổng 5 năm có: 2001 người chết; Trung bình 400 ca/năm 1993 130.604 398 - Tiêm vắc-xin dại: 1.167.238 người; trung bình: 1994 361.877 505 233.448 người/năm 1995 441.860 412 1996 487.125 285 1997 537.228 160 - Chết vì bệnh dại: Tổng 5 năm có: 758 người chết; trung bình 152 ca/năm 1998 487.680 129 - Tiêm vắc-xin dại: 2.649.757 người; trung bình: 1999 569.558 94 529.951 người /năm 2000 568.166 90 2001 552.653 65 - Chết vì bệnh dại:Tổng 5 năm có: 314 người chết; 2002 637.185 47 trung bình 63 ca/năm - Tiêm vắc-xin dại: 3.018.624 người; trung bình: 2003 635.815 34 603.725 người /năm 2004 607.720 84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 2005 585.251 84 2006 567.173 82 2007 450.023 131 - Chết vì bệnh dại: Tổng 5 năm có: 450 người chết; trung bình 90 ca/năm 2008 380.450 91 - Tiêm vắc-xin dại: 1.981.249 người; trung bình: 2009 280.453 68 396.250 người/năm 2010 303.150 78 2011 342.731 110 2012 400.308 98 - Chết vì bệnh dại: Tổng 5 năm có: 458 người chết; trung bình 92 ca/năm 2013 371.153 105 - Tiêm vắc-xin dại: 1.900.409 người; trung bình: 2014 394.979 67 380.082 người/năm 2015 391.238 78 2016 325.325 64 Tổng 11.042.602 4045 Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho thấy liên tục trong khoảng 25 năm qua, năm nào cũng có người chết do bệnh dại và số người chết do bệnh này hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất só với số ca tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam. Năm 1996, công tác phòng chống bệnh dại được các cấp chính quyền quan tâm hơn và chương trình tiêm phòng vaccine dại cho người bị chó cắm được tổ chức với quy mô rộng tới nhiều quận/ huyện thông qua chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại. Đầu năm 2007, cả nước đã có 936 điểm tiêm phòng dại cho người và tại các điểm tiêm đã có sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ thống các Trung tâm Y tế dự phòng. Như vậy trong 12 năm từ 1996 – 2007, trung bình hàng năm có 107 ca tử vong do bệnh dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kì 1991 – 1995 (Cục y tế dự phòng, 2017). Tháng 10 năm 2010, địa bàn xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, Quảng Ninh, một người dân đã bị chó dại cắn và tử vong sau đó vì lên bệnh dại, do chủ quan khi bị chó dại cắn đã không đi tiêm phòng, cụ thể là nạn nhân đã hơn 1 tháng sau khi bị chó PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 dại cắn, có biểu hiện phát bệnh và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cứu chữa nhưng không qua khỏi. Tại địa phương này đã có 87 người bị chó dại cắn phải tiêm phòng. (Bách khoa toàn thư, 2014). Giai đoạn 2011 - 2015: giai đoạn triển khai thực hiện chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại, số ca tử vong có giảm xuống với trung bình khoảng 95 ca tử vong/năm với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng mỗi năm. Năm 2013, cả nước có khoảng 300.000 người bị chó dại tấn công, trong đó 99 người tử vong. Có 30% - 50% người sau khi bị chó dại cắn không tiêm vaccine. Năm 2013, tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước, có 1 con chó dại cắn 8 người, mỗi bệnh nhân có ít nhất 3 - 4 vết thương do chó dại cắn, có trường hợp đến 6 vết cắn. Năm 2015, cả nước có 78 trường hợp người bị tử vong do bệnh dại. Những năm gần đây bệnh này gây tử vong trên người nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ (Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang…), (Cục y tế dự phòng, 2017). 50 47 44 45 40 36 36 35 32 29 30 26 25 20 18 18 16 15 15 12 11 10 9 8 8 10 5 0 Biểu đồ 1.2. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất (2011 – 2015) Kết quả theo dõi và giám sát bệnh dại trên người trong các năm qua cho thấy: trong số người đến tiêm vaccine dại có 89,2% là do chó nhà cắn, 8,7% do mèo cắn, 1,6% do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vật khác như chuột, khỉ… cắn. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm 2016, cả nước đã ghi nhận 333.037 người bị chó cắn (giảm hơn 60 ngàn người so với năm 2015) phải đi điều trị dự phòng và đã có 64 người tử vong do bệnh dại (giảm 14 ca so với năm 2015). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 1.1.3.2. Tình hình bệnh dại ở động vật Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kết quả giám sát bệnh dại ở động vật từ năm 1991 - 1995 có 2600 ổ dịch dại ở động vật nuôi (chó, mèo), riêng năm 1996 có 587 ổ dịch làm chết 16.800 gia súc, trong đó 97% là chó, 3% là mèo và các gia súc khác. (cucthuy.gov.vn, 2016). Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 – 2016 Năm Số tỉnh Số huyện Số xã Số chó chết và tiêu hủy 2008 5 7 28 110 2009 2 4 8 25 2010 8 14 42 150 2011 5 6 11 58 2012 8 19 34 268 2013 10 20 27 260 2014 23 53 65 125 2015 27 52 63 85 2016 23 55 60 88 Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước trong giai đoạn từ năm 2008- 2014, mỗi năm có hàng trăm con chó dại được phát hiện trên 30 xã, 20 huyện, 10 tỉnh. Do công tác giám sát bệnh này còn yếu, nhiều địa phương không phát hiện được bệnh dại trên đàn chó, chỉ phát hiện sau khi có ca bệnh xảy ra trên người. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2015, cả nước có trên 09 triệu con chó nuôi, tuy nhiên số chó được tiêm phòng dại là 3,89 triệu con (chiếm tỷ lệ 42,9%). Cả nước có 17/ 63 tỉnh, thành phố tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó nuôi, 10/63 tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng đạt dưới 50% tổng đàn chó, đặc biệt có 8/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt dưới 10% tổng đàn chó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Bảng 1.3. Tình hình tiêm phòng dại trên chó Năm Tổng đàn chó Tỷ lệ tiêm phòng (%) 2011 8.585.856 37,8 2012 8.437.861 38,2 2013 8.239.877 44,2 2014 8.195.809 47 2015 9.080.802 42,9 2016 7.721.720 38,5 Việt Nam với vai trò là quốc gia dẫn đầu phòng, chống bệnh dại trong khu vực ASEAN đã tích cực triển khai Nghị định số 05/2007/NĐ –TTg của Chính phủ về việc phòng chống bệnh dại nhằm giảm thiểu số ca tử vong do dại và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2020 được nêu trong “Chiến lược loại trừ bệnh dại ASEAN” do Việt Nam là đầu mối xây dựng. Chiến lược này đã được hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN phê duyệt vào năm 2014 và đã được hội nghị Quan chức cao cấp Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 9/2015 tại Lâm Đồng, Việt Nam thông qua. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 (1/2016 – 24/4/2016), trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 16 con chó nghi nhiễm bệnh dại trên địa bàn 6 xã gồm: Hội Hoan, Gia Miễn, Nam La, Bắc La, Tân Việt, Tân Lang. Trong các con chó nghi nhiễm dại, nhiều con đã cắn chủ nhà, cắn các con chó khác trong thôn, thậm chí cắn cả lợn, gà (Báo cáo của Trạm Thú y huyện). (Đổ Hoạt, 2016). Trong năm 2016, có 23 tỉnh, thành phố báo cáo 95 trường hợp chó nghi mắc bệnh Dại, bao gồm: Bắc Cạn, Bắc Giang, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Kiên Giang, Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lai Châu, Bình Phước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Biểu đồ 1.3. Bản đồ phân bố chó nuôi và tỷ lệ tiêm phòng dại ở chó năm 2015 (Cục y tế dự phòng, 2017) 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS GÂY BỆNH DẠI 1.2.1. Nguồn gốc virus dại Virus dại (Rabies virus) thuộc chi Lyssavirus, họ Rhabdoviridae (họ này còn có Ephemerovirus và Vesiculovirus). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thống kê được 32 loài khác nhau thuộc chi này, ngoài ra còn có 4 loài được tạm thời xếp vào chi này do chưa xác định được vị trí phân loại của chúng. Ngoài virus dại, Lyssavirus còn có Lagos bat, Mokola virus, Duvenhage virus, European bat virus 1 (EBV1), EBV2 và Australian bat virus (ABV) (Phạm Hồng Sơn, 2013a). 1.2.2. Hình thái và cấu trúc của virus Virus dại thuộc nhóm RNA virus và dễ phân biệt với các virus cùng họ do có hình viên đạn khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp phòng chống
89 p | 101 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin H5N1 Navet-vifluvac tại tỉnh Quảng Ninh
92 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu sự ô nhiễm Escherichia coli và Salmonella trên thịt lợn tươi, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn và đề xuất biện pháp khống chế tại thành phố Lào Cai
96 p | 64 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá hiệu lực của vaccine phòng bệnh
79 p | 88 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Care ở chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị
94 p | 72 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại ba huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị
82 p | 62 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Thú Y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị
85 p | 73 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh Sán lá gan ở bò tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị
70 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà tại Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng chế phẩm NanoSan phòng, trị bệnh
77 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Giải mã gen kháng nguyên H, phân tích đặc điểm phân tử và xác định phả hệ nguồn gốc của Canine Distemper virus gây bệnh Care ở chó tại Hà Nội
77 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị
82 p | 80 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị
93 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở gà, vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
80 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
78 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại huyện Hoài Đức - Hà Nội
85 p | 65 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
90 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị
81 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn