Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và Biện pháp phòng trị
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là xác định đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở bò khỏe và bò nghi mắc bệnh Tụ huyết trùng bệnh Tụ huyết trùng bò tại các xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và Biện pháp phòng trị
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG THỊ CHUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở BÒ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT- HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG THỊ CHUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở BÒ TẠI HUYỆN THẠCH THẤT- HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Thú y Mã số:8 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. - Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện, nghiên cứu, viết luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Vương Thị Chung
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Thú y, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và Biện pháp phòng trị”. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa thú y, phòng Đào tạo cùng các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thú y, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Nhà trường, là những cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành các nội dung của đề tài. Tôi xin được chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, người thân, bạn bè của tôi đã luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Vương Thị Chung
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Những hiểu biết về vi khuẩn Pasteurella multocida ................................. 3 1.1. Hình thái .................................................................................................. 3 1.2. Đặc tính nuôi cấy .................................................................................... 3 1.3. Đặc tính sinh hóa..................................................................................... 3 1.4. Sức đề kháng ........................................................................................... 6 1.5. Kháng nguyên ......................................................................................... 6 1.2. Những hiểu hiểu biết về bệnh Tụ huyết trùng ở bò ................................ 7 1.2.1. Dịch tễ học .............................................................................................. 7 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 10 1.2.3. Bệnh tích ............................................................................................... 10 1.2.4. Chẩn đoán bệnh ..................................................................................... 11 1.2.5. Phòng và trị bệnh Tụ huyết trùng ở bò. ................................................ 12 .1. 3. Tình hình nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng ở bò trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................... 15 1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 15 1.3.2. Việt Nam ............................................................................................... 16
- iv Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 20 2.1. Đối Tượng nghiên cứu .......................................................................... 20 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 20 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 2.4. Nguyên vật liệu ..................................................................................... 20 2.4.1. Máy móc................................................................................................ 20 2.4.2. Dụng cụ ................................................................................................. 21 2.4.3. Môi trường - Hóa chất - Nguyên liệu ................................................... 21 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .................................................... 21 2.5.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng......................................................... 22 2.5.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocida ............................................................................................... 22 2.5.4. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ........................................................................................ 25 2.5.5. Phương pháp thử kháng sinh đồ ............................................................ 25 2.5.6. Phương pháp PCR (theo Nagai et al., 1994) ......................................... 26 2.5.7. Thử nghiệm phác đồ điều trị ................................................................. 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 3.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ......................................................................................................... 30 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất năm 2018 - 2019 ................................................................ 31 3.2.1. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 ......................................................................................... 31 3.2.2. Tỷ lệ bò mắc bệnh Tụ huyết trùng theo tháng trong năm 2018 và 2019 ... 34 3.2.3. Tỷ lệ bò mắc bệnh do bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi ..................... 37 3.2.4. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng ở bò mắc bệnh Tụ huyết trùng bò ....................................................................................... 39
- v 3.2.5. Tình hình tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng cho bò của huyện Thạch Thất ............................................................................................ 41 3.3. Phân lập và xác định đặc tính sinh vật hóa học của Pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất ............ 42 3.3.1. Kết quả phân lập và xác định đặc tính sinh vật hóa học của Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và từ các mẫu bệnh phẩm của trâu, bò nghi mắc bệnh .................................. 42 3.3.2. Kết quả xác định đặc tính sinh vật hóa học của Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe và từ các mẫu bệnh phẩm của trâu, bò nghi mắc bệnh ..................................................................... 45 3.3.3. Kết quả giám định vi khuẩn Pasterulla multocida bằng kỹ thuật PCR ....................................................................................................... 48 3.3.4. Kết quả xác định độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được ....................................................................... 49 3.3.5. Kết quả thử kháng sinh đồ các chủng Pasteurella multocida phân lập được ....................................................................................... 51 3.4. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng bò, đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất ......... 52 3.4.1. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh Tụ huyết trùng bò ........................................................................................................... 52 3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất ... 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56 1. Kết luận ....................................................................................................... 56 2. Đề nghị ........................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 Phụ lục ............................................................................................................ 67
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT P. multocida Pasteurella multocida DNA: deoxyribonucleic acid PCR: Polymerase Chain Reaction TB: Trung bình TLMBC: Tỷ lệ mắc bệnh chung TLTV: Tỷ lệ tử vong Cs: Cộng sự
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida .................................. 6 Bảng 2.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida ................................ 27 Bảng 2.2. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR phát hiện Pasterella multocida ............ 28 Bảng 3.1. Kết quả điều tra tổng đàn trâu, bò phân bố trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội................................................................... 30 Bảng 3.2. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 ...................................................................................... 32 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 ........................................... 34 Bảng 3.4. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 theo lứa tuổi................................................................. 37 Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng, chủ yếu của bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất ................................................................................. 40 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùngcho bò của huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 ........................................................ 41 Bảng 3.7. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ mẫu dịch ngoáy mũi bò khỏe tại huyện Thạch Thất......................................................................... 43 Bảng 3.8. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ bò nghi mắc bệnh Tụ huyết trùng tại huyện Thạch Thất .............................................................. 44 Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ............................................. 46 Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra khả năng lên men đường của các chủng vi khuẩn Pasterulla multocida phân lập được ............................................... 47 Bảng 3.11. Kết quả giám định vi khuẩn Pasteurella multocida bằng phản ứng PCR ............................................................................................................ 48 Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được trên chuột bạch .................................................. 49 Bảng 3.13. Kết quả kháng sinh đồ của các chủng Pasteurella multocida phân lập được...................................................................................................... 51 Bảng 3.14. Kết quả điều trị bệnh Tụ huyết trùng bò tại huyện Thạch Thất ............. 55
- viii Hình, sơ đồ Hình 3.1. Biểu đồ tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 ................................................................. 32 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng ở bò theo các tháng trong năm tại huyện Thạch Thất trong 2 năm 2018 và 2019 .............................. 35 Hình 3.3. Biểu đồ tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại huyện Thạch Thất năm 2018 và 2019 theo lứa tuổi ........................................................ 38 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ dương tính với Pasteurella multocida từ mẫu dịch ngoáy mũi bò khỏe tại huyện Thạch Thất ................................................. 43 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ dương tính với Pasteurella multocidatừ bò nghi mắc bệnh Tụ huyết trùng tại huyện Thạch Thất ................................................ 44
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Những năm qua ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có những bước phát triển đáng kể, nhằm cung cấp sức kéo, thịt và sữa... Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như: dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh Tụ huyết trùng. Bệnh Tụ huyết trùng ở bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida thuộc các type A, B, D, E gây ra hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng trong cơ thể, chủ yếu là phổi, tim và có thể cả ruột. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân. Bệnh Tụ huyết trùng bò có ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có thể gặp khắp các tỉnh thành, thường xảy ra lẻ tẻ, mang tính địa phương. Theo các báo cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa phương và kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010); tại tỉnh Hà Giang năm 2008 đã có 276 con trâu, 157 con bò chết vì bệnh Tụ huyết trùng, tương tự như vậy, tại tỉnh Cao Bằng trong năm 2008 đã có 455 con trâu, bò chết và năm 2009 có gần 400 con trâu bò chết do bệnh Tụ huyết trùng. Theo thông báo của Cục thú y, hiện nay ở Việt Nam có đến 30 đến 35 tỉnh thành có bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò chúng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát vào mùa mưa, lúc khí hậu nóng ẩm, và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng trâu, bò giảm sút và giết chết nhiều trâu, bò Huyện Thạch Thất là địa phương có nhiều hộ nuôi bò, đặc biệt là các xãvùng đồi gò bán sơn địa và các xã miền núi như: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung,... Tình hình bò mắc bệnh Tụ huyết trùng thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại cho người chăn nuôi tại địa phương. Vấn đề tìm được loại kháng sinh phù hợp giúp điều trị bệnh hiệu quả là đòi hỏi rất cấp thiết. Xuất phát từ
- 2 yêu cầu của thực tiễn sản xuất, căn cứ vào cơ sở khoa học và năng lực của cơ quan nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở bò khỏe và bò nghi mắc bệnh Tụ huyết trùng bệnh Tụ huyết trùng bò tại các xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Nội. - Giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được. - Lựa chọn được phác đồ điều trị bệnh Tụ huyết trùng hiệu quả tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài + Ý nghĩa khoa học: - Bổ sung tư liệu về đặc điểm dịch tễ bệnh Tụ huyết trùng ở bò huyện Thạch Thất (Hà Nội) vào bản đồ dịch tễ học của bệnh khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam. - Bổ sung tư liệu về kết quả phân lập, giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được. + Ý nghĩa thực tiễn: - Cơ sở để lựa chọn kháng sinhcó hiệu quả điều trị cao. Góp phần khống chế bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác phòng chống bệnh của cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi bò địa phương.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Những hiểu biết về vi khuẩn Pasteurella multocida 1.1. Hình thái Pasteurella multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ 2 đầu tròn, kích thước từ 0,6 - 2,5µm x 0,2 - 0,4 µm, vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào và bắt màu Gram âm (Smith JE., 1959). Trong cơ thể bệnh, vi khuẩn hình thành giáp mô nhưng khó quan sát và khi nhuộm vi khuẩn có hiện tượng bắt màu sẫm hơn ở hai đầu tế bào nên P.multocida được gọi là vi khuẩn lưỡng cực (Smith JE., 1959). Hình thái và kích thước của vi khuẩn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các điều kiện nuôi cấy khác nhau (Rimler R.B., 1992). Trong máu động vật, hình thái của vi khuẩn thường đồng nhất, còn khi phát triển trong môi trường nhân tạo vi khuẩn thường đa hình thái, hình trứng, hình cầu hoặc hình que. Khi nuôi cấy trong môi trường có cho thêm carbonhydrate, vi khuẩn thường kết lại thành chuỗi dài (Rosenbusch C. T, Merchant I. A., 1939). 1.2. Đặc tính nuôi cấy P. multocida là vi khuẩn yếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp từ 7,2-7,4. Mọc chủ yếu trên các môi trường nuôi cấy thông thường, môi trường có bổ sung huyết thanh hoặc máu thì vi khuẩn mọc tốt (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001). Tuy nhiên không mọc trên thạch MacConkey. Môi trường nước thịt: sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường đục vừa, mùi tanh đặc biệt như mùi nước dãi khô, lắc có vẩn như sương mù rồi lại mất, đáy ống có cặn nhày, trên mặt môi trường có màng mỏng. Môi trường thạch thường: sau 24 giờ nuôi cấy trên mặt thạch hình thành khuẩn lạc dạng S nhỏ, trong suốt, long lanh như giọt sương. Nuôi lâu khuẩn lạc có màu trắng ngà dính vào môi trường. P. multocida có thể phát triển thành khuẩn lạc dạng S, dạng R hay dạng M trong môi trường này. Khuẩn lạc dạng S (Smooth) là khuẩn lạc trơn, bóng láng, mặt vồng, có dung quang sắc cầu vồng, là dạng khuẩn lạc có độc lực mạnh, vi khuẩn thuộc dạng khuẩn lạc
- 4 này thường tạo thành lớp giáp mô nhiều hơn khuẩn lạc dạng xù xì. Khuẩn lạc dạng R (Rough) thường dẹt, có rìa nhám xù xì, trơn nhám, có dung quang màu xanh, có độc lực yếu hơn. Khuẩn lạc dạng M (Mucoid) ướt nhày, có kích thước to nhất, rìa khuẩn lạc nhẵn, dung quang sắc cầu vồng yếu hơn dạng S. Hình dạng khuẩn lạc có thể thay đổi, khi nuôi cấy lâu ngày khuẩn lạc tăng kích thước, nhớt và dính chặt vào mặt thạch, còn khi cấy chuyển nhiều lần thì giáp mô mất đi, kích thước khuẩn lạc nhỏ lại, không màu và trong suốt. Môi trường thạch máu: vi khuẩn không gây dung huyết, phát triển tốt, khuẩn lạc to hơn thạch thường. Đây là môi trường dùng để nhân và giữ giống vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001). Đặc trưng của vi khuẩn P. multocida là khuẩn lạc có mùi thơm ngọt và không gây dung huyết. Môi trường thạch - huyết thanh - huyết cầu tố: là môi trường dùng để phân lập, giám định, xác định độc lực của vi khuẩn. Môi trường này, khuẩn lạc hình thành có hiện tượng tán sắc (iridescent). Khi xem khuẩn lạc dưới kính hiển vi hai thị kính với độ phóng đại thấp (x20) và góc chiếu phản quang của ánh sáng đèn điện 450, tùy theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc của khuẩn lạc khác nhau.Vi khuẩn có độc lực cao thì khuẩn lạc của chúng quan sát thấy 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn có màu xanh lơ hay xanh lá mạ; 1/3 diện tích khuẩn lạc có màu vàng ánh kim hay màu da cam; gọi là khuẩn lạc Fg (Greenish Fluorescent). Vi khuẩn có độc lực vừa biểu hiện 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn có màu vàng ánh kim hay màu da cam, gọi là khuẩn lạc Fo (Orange Fluorescent). Vi khuẩn có độc lực yếu, khuẩn lạc của chúng không có hiện tượng tán sắc, không màu gọi là Nf (Not Fluorescent). Hiện tượng tán sắc của khuẩn lạc thấy rõ sau nuôi cấy 24 giờ, chúng sẽ mất đi nếu để qua 72 giờ nuôi cấy. Môi trường nước thịt pepton: sau cấy 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường, vài ngày sau môi trường trở nên trong, dưới đáy có cặn nhày, lắc khó tan. Để nuôi cấy vi khuẩn chế tạo vắc xin người ta thường sử dụng môi trường cơ bản có thêm đường sucrose, peptone và chất chiết men bia. Theo Namioka và Murata (1961), môi trường nuôi cây tốt nhất cho vi khuẩn P.
- 5 multocida là Yeast extract Pepton-L-Cystin (YPC) có thêm sucrose và natri sulfite (Na2SO3). Đây là môi trường giúp cho sự tái tạo giáp mô của vi khuẩn và cũng là môi trường phân lập, giữ giống và nhân giống. Môi trường Hottinger cũng rất tốt cho vi khuẩn Pasteurella phát triển. 1.3. Đặc tính sinh hóa Mỗi vi khuẩn có một phản ứng sinh hóa đặc trưng, vì vậy bước đầu cần giám định các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Đa số các chủng vi khuẩn P. multocida có khả năng lên men không sinh hơi đường galactose, glucose, mannose, sorbitol, mannit, sozbit, xylose và sucrose. Vi khuẩn P. multocida không lên men đường lactose, maltose, arabino, rammo, salixin, dunxin, adonit. P. multocida không làm tan chảy gelatin, không mọc trên môi trường khoai tây, không làm đông vón sữa. Các chủng vi khuẩn P. multocida có khả năng sinh indol và khi thay đổi thành phần của môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh indol sớm hay muộn.Vi khuẩn P. multocida sẽ mất đặc tính sinh indol khi cấy chuyển nhiều lần trên môi trường nhân tạo. Nhưng chúng sẽ có lại đặc tính này khi tăng cường giống bằng cách tiêm truyền cho bản động vật. Ngoài ra vi khuẩn này còn cho kết quả catalazavà oxydaza dương tính. Nhiều nghiên cứu đã cho biết đặc tính sinh hóa của các chủng P.multocida được phân lập từ các vùng khác nhau: Phùng Duy Hồng Hà (1990) đã nghiên cứu về khả năng lên men đường của P. multocida phân lập từ gia cầm bị bệnh Tụ huyết trùng tại Việt Nam, chúng có đặc tính hoá thông thường như lên men glucose, sucrose. Riêng đường sorbitol có 3 chủng luôn cho phản ứng âm tính, 3 chủng luôn cho phản ứng dương tính, 26 chủng còn lại cho kết quả thay đổi, lúc âm lúc dương. Nghiên cứu P.multocida trên lợn của Úc và Việt Nam của Trần Xuân Hạnh (2002) cho thấy khoảng 24,1% dương tính với đường lactose và 100% dương tính với đường sorbitol.
- 6 Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa chung của Pasteurella multocida (Theo Smith JE, 1959) Đặc tính sinh hóa Kết quả Dung huyết - Glucoza + Lactoza - H2 S - Catalaza + Oxidaza + Indol + Ureaza - Chú thích: “-”: âm tính, “+” : dương tính. Theo Hoàng Ðăng Huyến (2004) nghiên cứu về đặc tính sinh hóa của vi khuẩn P. multocida phân lập từ trâu, bò tại Bắc Giang và Phạm Thị Phương Lan và cộng sự (2012) xác định đặc tính sinh hóa các chủng vi khuẩn này tại hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng đều cho biết 100% các chủng P. Multocida đều lên men các đường glucose, mannitol, saccarose, fructose, galactose và sorbitol, không lên men đường lactose,mantose, arabinose.. 1.4. Sức đề kháng Vi khuẩn P. multocida có sức đề kháng yếu với các chất sát trùng thông thường, chúng không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể động vật, ánh sáng mặt trời và sức nóng. P. multocida có thể tồn tại trong đất ẩm, nền chuồng, trên đồng cỏ đến hàng tháng, có khi hàng năm. P. multocida bị tiêu diệt trong vài giây ở 1000C, 3-5 phút ở nước vôi 1% (Nguyễn Như Thanh, 2001). 1.5. Kháng nguyên Kháng nguyên của P. multocida có cấu trúc phức tạp và luôn thay đổi. Chúng bao gồm hai loại kháng nguyên là kháng nguyên vỏ và kháng nguyên thân. - Kháng nguyên vỏ (K) Kháng nguyên vỏ là một bản kháng nguyên, có bản chất là một polysaccarit, che phủ lớp kháng nguyên O. Kháng nguyên vỏ có tính kháng nguyên yếu không có khả năng tạo được sự bảo hộ chuột và thỏ khi thử thách bằng công cường độc. Bằng phương pháp bảo hộ chéo trên chuột bạch Robert
- 7 (1947) đã xác định P. Multocida có 4 loại kháng nguyên vỏ và được ghi lại theo số La mã là I, II, III và IV. Carter (1955) cũng xác định được 4 nhóm kháng nguyên K đánh theo chữ cái in hoa là A, B, C và D dựa vào phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu (Indirect Haemagglutination Test - IHA). Đến năm 1961, bằng phản ứng ngưng kết Carter đã xác định thêm type mới đặt tên là E, tác giả đề nghị bỏ type C và bổ sung thêm type F vào năm 1963. - Kháng nguyên thân (O) Kháng nguyên thân lipopolysaccharide của vi khuẩn P. multocida được Pirosky thông báo vào năm 1938. Kháng nguyên thân có 2 nhóm đặc hiệu và không đặc hiệu. Các chủng khác nhau sẽ khác nhau về kháng nguyên thân. Chỉ có serotyp B hầu như đồng nhất thuộc một nhóm kháng nguyên thân. Kháng nguyên thân có 2 hệ thống phân loại là phân loại theo Namioka và Murata (1961), kháng nguyên thân có 12 yếu tố và phân loại theo Heddleston (1972), kháng nguyên thân có 16 yếu tố. Lipopolysaccharide là kháng nguyên thân quan trọng, có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch cao và đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch dịch thể (Ryu H.I., Kim C.J., 2000). 1.2. Những hiểu biết về bệnh Tụ huyết trùng ở bò 1.2.1. Dịch tễ học a. Loài mắc bệnh Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) ít nhất có 6 dạng bệnh tụ huyết trùng khác nhau: Ở gà, trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh này đều thấy ở thỏ. Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê và cừu (Carter, 1959). Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ rừng, voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis, 1982). Nhiều tác giả đã khẳng định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã. De Alwis (1982) cho rằng loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm
- 8 hơn bò. Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò.Trâu, bò rừng cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987). Trâu thường chết khi gặp thể quá cấp hoặc cấp tính. Trong phòng thí nghiệm, mức độ mẫn cảm của động vật thí nghiệm với vi khuẩn P. multocida thuộc serotype B:2 giảm dần theo thứ tự thỏ, chuột bạch, trâu bò, chuột lang, bồ câu, lợn, ngựa, cừu và cuối cùng là dê. Chó, gà, vịt không mẫn cảm (Bain R.V.S et al., 1982). Ngoài ra, một số bệnh Tụ huyết trùng cũng đã được thông báo trên lạc đà và hươu. Một số ổ dịch Tụ huyết trùng trâu bò có thể xảy ra đồng thời với bệnh Tụ huyết trùng ở lợn và ngựa. Tại Quảng Ninh đã xác nhận xác lợn rừng chết trong ổ dịch Tụ huyết trùng trâu, bò (Bùi Quý Huy, 1988).Năm 2002, tại Kontum có ghi nhận một ổ dịch Tụ huyết trùng ở trâu, bò và lợn. Ổ dịch bắt đầu xảy ra ở lợn, sau đó lây sang cho trâu bò (Trần Xuân Hạnh, 2002). b. Tuổi mắc bệnh Với động vật mẫn cảm bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, tuy nhiên những con đang bú mẹ ít mắc hơn những con trưởng thành. De Alwis (1984) cho biết mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy ở bò và trâu tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là 3,5%, trong khi đó trâu, bò ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm là 30 - 32%, ngược lại trâu, bò trên 2 năm tuổi tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 3 - 5% toàn đàn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ chết của trâu, bò trong mỗi ổ dịch là 84% và 91% tập trung vào lứa tuổi 6 tháng đến 18 tháng. Bò 1 - 3 tuổi dễ mắc hơn bò già và khi mắc thì tỷ lệ chết cao hơn. Bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già (De Alwis M. C. L, 1984). Bê dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh. Trâu, bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh (Bùi Quý Huy, 1998). Cao Văn Hồng (2002) tại Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi. Hoàng Đăng Huyến (2004) cho biết tại Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi mẫn cảm với bệnh nhất.
- 9 c. Nguồn bệnh và phương thức truyền lây Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là những trâu, bò, lợn và gia cầm bị bệnh và mang trùng. Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, P.multocida thường tồn tại ở đường hô hấp trên nhưng đây không phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng độc lực và tác động gây bệnh. Cho đến nay không rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt trong một số cá thể của một quần thể hay nó còn tồn tại lâu dài một số con. Có nhiều cách lây bệnh khác nhau: Nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết xước trên da, bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc. Bệnh lây lan do việc giết mổ gia súc ốm, chó mèo và một số côn trùng hút máu như ruồi, mòng… cũng có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và sức miễn dịch của đàn (Phan Thanh Phượng, 1994). d. Phân bố và mùa vụ mắc bệnh Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc châu Á và châu Phi. Tại châu Á vi khuẩn gây bệnh thường thuộc serotype B:2 và ở châu Phi là serotype E:2 (Carter G. R., 1982). Tại Ấn Độ P. multocida gây bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò phân lập được thuộc serotype A:1 và A:3, A:1,3, A:4, B:2, D:1(Kumar A.A. et al., 1996; 2004). Ở một số nước tồn tại cả hai serotype B:2, E:2 như Sudan và Ai Cập. Tỷ lệ trâu bị bệnh là 45,2%; tỷ lệ bò bị bệnh (15,8%) thuộc về Sri-Lanka, một trong những nước có tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh cao nhất thế giới. Tại vùng Punjab thuộc Pakistan, tỉ lệ trâu bò mang trùng là 11%, tỷ lệ trâu bệnh là 9% và tỷ lệ tử vong lên tới 78%; ở bò tỷ lệ tương ứng có thấp hơn 4%, 2,5% và 62%. Bò thường bị bệnh vào mùa mưa, các mùa khác tỷ lệ bò bị bệnh Tụ huyết trùng chiếm rất nhỏ (Sheikh M.A. et al., 1996). Carter (1982) đã nghiên cứu và phát hiện bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại Nhật Bản, bệnh không thành dịch và biểu hiện dịch tễ không điển hình.
- 10 Nghiên cứu tại Namibia cho thấy, bệnh Tụ huyết trùng xảy ra ở trâu thường xuyên và nhiều hơn ở bò, đặc biệt là những vùng ẩm ướt, có nhiều đầm lầy, tập tính đằm mình của trâu càng tạo điều kiện cho khả năng gây nhiễm của P.multocida (Voigts A. et al., 1997). Tại Cameroon, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò lần đầu tiên được phát hiện tại vùng Maga ở giống bò Zebu. Khi phân lập thấy vi khuẩn gây bệnh thuộc serotype B:2, serotype này ít phổ biến tại châu Phi. Ở Việt Nam bệnh có ở khắp nơi, có tính chất lẻ tẻ địa phương. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm ở các vùng nóng ẩm, tập trung hơn vào mùa mưa từ tháng 6 - 9. Theo thống kê của Cục thú y, hàng năm nước ta có 30 - 35 tỉnh thành có bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò gây thiệt hại đáng kể. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ do khí hậu nóng ẩm và nhiều đầm lầy nên bệnh xảy ra nhiều hơn. Hiện nay bệnh gặp nhiều ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang. 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng Bệnh Tụ huyết trùng ở bò thường mắc ở ba thể gồm thể ác tính, cấp tính và mạn tính (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2011). Thể ác tính hay thể quá cấp tính có tần suất rất nhỏ. Bò bị bệnh ở thể này phát bệnh rất nhanh, con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-420C và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và chết trong vòng 24 giờ. Với bê có thể có triệu chứng thần kinh như giãy dụa ngã vật xuống rồi chết, có khi đang ăn chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi. Thể cấp tính xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian nung bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Xuất huyết niêm mạc mũi, mắt chảy nước mắt, nước mũi. Các hạch lympho đều sưng, hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó nên được gọi là bệnh “trâu, bò hai lưỡi”. Hạch lympho trước vai, trước đùi sưng, thủy thũng làm con vật đi lại khó khăn. Con vật thể hiện hội chứng hô hấp, thở mạnh do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp. Lúc sắp chết con vật nằm liệt, đái ra máu, thở khó khăn,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp phòng chống
89 p | 104 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin H5N1 Navet-vifluvac tại tỉnh Quảng Ninh
92 p | 54 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu sự ô nhiễm Escherichia coli và Salmonella trên thịt lợn tươi, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn và đề xuất biện pháp khống chế tại thành phố Lào Cai
96 p | 67 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá hiệu lực của vaccine phòng bệnh
79 p | 90 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Care ở chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị
94 p | 75 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại ba huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị
82 p | 64 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Thú Y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại huyện Thạch Thất - Hà Nội và biện pháp phòng trị
85 p | 73 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh Sán lá gan ở bò tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị
70 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà tại Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng chế phẩm NanoSan phòng, trị bệnh
77 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Giải mã gen kháng nguyên H, phân tích đặc điểm phân tử và xác định phả hệ nguồn gốc của Canine Distemper virus gây bệnh Care ở chó tại Hà Nội
77 p | 63 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó nghiệp vụ tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng và dùng thuốc điều trị
82 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do Leucocytozoon spp. ở gà thả vườn tại tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm phác đồ điều trị
93 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị
91 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở gà, vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
80 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (Spirocerca spp.) gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
78 p | 55 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng vệ sinh thú y ở một số cơ sở giết mổ lợn và mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại huyện Hoài Đức - Hà Nội
85 p | 69 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
90 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thú y: Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi ở lợn nuôi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị
81 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn