ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
------------<br />
<br />
NGUYỄN VĂN THẮNG<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO<br />
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Chuyên ngành: Tôn giáo học<br />
Mã số: 60 22 03 09<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: Đỗ Thị Hòa Hới<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1<br />
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 8<br />
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 8<br />
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 9<br />
NỘI DUNG..................................................................................................... 10<br />
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT<br />
GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ<br />
VI..................................................................................................................... 10<br />
1.1. Khái quát những điều kiện cho sự du nhập và phát triển của Phật<br />
giáo Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI) ................................ 10<br />
1.1.1.Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội. ..................................................... 10<br />
1.1.2 Điều kiện Văn hóa, tín ngưỡng ............................................................ 18<br />
2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ đầu Công nguyên<br />
đến thế kỷ thứ VI. .......................................................................................... 27<br />
2.1.1. Thời gian và địa điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. ........... 27<br />
2.1.2 Diện mạo của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ<br />
thứ VI. ............................................................................................................ 33<br />
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 42<br />
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT<br />
NAM THỜI KỲ ĐẦU BẮC THUỘC VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÚNG<br />
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM ....... 45<br />
2.1. Ba đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu Bắc thuộc. ........... 45<br />
2.1.1.Đăc điểm hội nhập của Phật giáo với truyền thống yêu nước của<br />
người Việt từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ VI. ................................... 45<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm dân gian của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến<br />
thế kỷ thứ VI. .................................................................................................. 54<br />
2.2.3. Đặc điểm dung hợp Nho – Phật – Đạo của Phật giáo từ đầu công<br />
nguyên đến thế kỷ VI ................................................................................... 64<br />
2.2. Ảnh hƣởng của những đặc điểm trên đối với sự phát triển của Phật<br />
giáo Việt Nam. ............................................................................................... 72<br />
2.2.1.Những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam... 72<br />
2.2. Một số vấn đề tồn tại của Phật giáo Việt Nam giai đoạn từ đầu công<br />
nguyên đến thế kỷ VI cũng nhƣ trong các giai đoạn phát triển sau. ....... 81<br />
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 85<br />
KẾT LUẬN. ................................................................................................... 86<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN<br />
QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.............................................................................. 89<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo là tôn lớn giáo được truyền vào từ<br />
rất sớm. Với số lượng tín đồ, chức sắc lớn hơn các đạo Công giáo, đạo Cao Đài,<br />
Phật giáo Hòa Hảo, cùng với các yếu tố lịch sử để lại, cộng thêm những tác động<br />
của yếu tố thời đại, Phật giáo ở nước ta đang là vấn đề liên quan đến chính sách<br />
đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do đó việc nghiên cứu Phật giáo nói<br />
chung, lịch sử du nhập, hình thành các đặc trưng, đặc điểm Phật giáo Việt Nam<br />
nói riêng là rất cần thiết.<br />
Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã trên dưới 2000 năm, gắn bó đồng hành<br />
cùng dân tộc và có mối quan hệ khăng khít với văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội<br />
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo có mục đích<br />
cao cả là đem lại hạnh phúc cho chư Thiên và an lạc cho loài người. Trên nguyên<br />
tắc hooaf hợp, tùy thuận chúng sinh nên tuy là yếu tố văn hóa “ngoại sinh”<br />
nhưng được dân tộc Việt Nam đón nhận một cách tự nhiên, như cây có nước và<br />
được hấp thụ chuyển hóa tạo thành một bộ phận hữu cơ và tạo nên những nét đặc<br />
sắc trong văn hóa dân tộc. Phật giáo theo thời gian đã có sự tiếp thu, hấp thụ, ảnh<br />
hưởng sâu đậm trong ý thức tư tưởng của người Việt hình thành nên Phật giáo<br />
Việt Nam.<br />
Phật giáo với tư tưởng hòa đồng, cùng với tinh thần từ bi và trí tuệ đã trở<br />
thành điểm tựa vững chắc, một công cụ sắc bén để giữ gìn bản sắc dân tộc,<br />
chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc suốt hơn 1000 nam Bắc<br />
thuộc. trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử, tinh<br />
thần Phật giáo được vận dụng vào kế sách trị nước an dân. Bản thân Phật giáo<br />
cùng các vị cao tăng cũng có những đống góp đáng kể vào sự hưng thịnh của<br />
quốc gia, trường tồn của dân tộc.<br />
<br />
1<br />
<br />
Với những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, Phật giáo trở thành đối tượng<br />
nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều công trình có giá trị khoa học về Phật giáo<br />
cũng được công bố, nhất là những công trình nghiên cứu về những giai đoạn<br />
phát triển huy hoàng của phật giáo đặc biệt là giai đoạn Lí – Trần. Tuy nhiên, để<br />
có lịch sử huy hoàng như vậy chúng ta không thể không quan tâm đến buổi dầu<br />
lịch sử du nhập của Phật giáo. Bởi nó sẽ quyết định con đường vận động và phát<br />
triển của của Phật giáo ViêtNam trong những giai đoạn tiếp theo. Nhưng vì<br />
những lí do khách quan và chủ quan khác nhau, nên giai đoạn Phật giáo Việt<br />
Nam buổi dầu du nhập ít được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu.<br />
Nhìn chung, quá trình Phật giáo du nhập vào bất cứ quốc gia hay dân tộc nào<br />
(vào nước ta cũng vậy) là một quá trình mâu thuẫn và biện chứng diễn biến qua<br />
cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng: xu hướng bản địa hóa và xu hướng bảo vệ<br />
những giá trị cốt tủy của đạo.<br />
Đối với Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã qua khoảng 20 thế kỷ, có những<br />
thời kỳ đặc biệt thời Bắc thuộc, hai xu hướng dân tộc hóa và xu hướng bảo vệ<br />
giá trị cốt tủy của đạo lại hình như phát triển theo cùng một chiều, tương hỗ nhau<br />
tạo nên sự vận động phát triển thay vì đối kháng nhau. Chính sự phát triển cùng<br />
chiều này là nhân tố quyết định hình thành nên những xu hướng của đặc điểm<br />
Phật giáo Việt Nam thời kỳ này. Những đặc điểm này càng về sau càng rõ nét và<br />
có nhiều đóng góp cụ thể cho tiến trình dân tộc cũng như sự phát triển của Phật<br />
giáo.<br />
Với nhưng lí do nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Một số đặc điểm của Phật<br />
giáo Việt Nam trong thời Bắc thuộc”, làm đề tài luận văn thạc sĩ Tôn giáo học<br />
của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Phật giáo truyền vào nước ta từ đầu Công nguyên đến nay khoảng 2000 năm.<br />
Suốt chiều dài tồn tại, vận động và phát triển với lịch sử dân tộc Phật giáo để lại<br />
những dấu ấn đậm nét trên bình diện rộng lớn từ tư tưởng, tình cảm, phong tục<br />
<br />
2<br />
<br />